Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 15 (mới 2024 + Bài tập): Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 9 Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 Bài 15.

1 812 lượt xem


Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)

A. Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)

I. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG THẾ GIỚI

- Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản phương Tây gắn bó chặt chẽ trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

- Làn sóng cách mạng dâng cao trên toàn thế giới.

- Tháng 3 – 1919, Quốc tế Cộng Sản được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của cách mạng thế giới.

- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc,.. tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam.

II. PHONG TRÀO DÂN TỘC, DÂN CHỦ CÔNG KHAI

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào dân tộc dân chủ nước ta phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp tham gia với hình thức phong phú.

- Các phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc:

+ Năm 1919, phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa.

+ Năm 1923, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của Pháp.

+ Thành lập Đảng Lập hiến.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) hay, ngắn gọn

Bùi Quang Chiêu – Người thành lập Đảng Lập Hiến

- Phong trào đấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản trí thức:

+ Thành lập những tổ chức chính trị: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên,..

+ Xuất bản sách báo, lập ra những nhà xuất bản tiến bộ.

+ Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) hay, ngắn gọn

Đám tang cụ Phan Châu Trinh

III. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN (1919 – 1925)

a. Hoàn cảnh:

- Năm 1920, công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật).

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) hay, ngắn gọn

Tôn Đức Thắng (1888 – 1980)

- Các cuộc đấu tranh của công nhân, thủy thủ Pháp và Trung Quốc ở Hương Cảng, Áo Môn, Thượng Hải đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào công nhân Việt Nam.

b. Các cuộc đấu tranh:

- Năm 1922, công nhân viên chức các sở công thương Bắc Kì đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.

- Năm 1924, diễn ra nhiều cuộc bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,…

+ 8 – 1925, cuộc bãi công của công nhân Ba Son ở cảng Sài Gòn nhằm ngăn cản Pháp chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân, thủy thủ Trung Quốc.

=> Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam – giai cấp công nhân đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích rõ ràng.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) hay, ngắn gọn

Công nhân Ba Son – tranh vẽ của học sĩ Huỳnh Phương Đông

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)

Câu 1. Đảng Lập Hiến là tổ chức chính trị của lực lượng xã hội nào ở Việt Nam?

A. Giai cấp công nhân

B. Giai cấp nông dân

C. Giai cấp thợ thủ công

D. Giai cấp tư sản và một số địa chủ lớn

Đáp án: D

Giải thích: Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã thành lập Đảng Lập Hiến năm 1923 do Nguyễn Phan Long và Bùi Quang Chiêu đứng đầu. (SGK SỬ 9/Tr.60)

Câu 2. Năm 1925 đã diễn ra sự kiện đấu tranh chính trị nào của tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam?

A. Phong trào “chấn hưng nội hóa” “bài trừ ngoại hóa”.

B. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu

C. Cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh

D. Cuộc mưu sát toàn quyền Đông Dương Méclanh

Đáp án: B

Giải thích: Tháng 6-1925, Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải và bí mật giải về nước, kết án tử hình. Trước sức ép đấu tranh của quần chúng, thực dân Pháp đã buộc phải đưa Phan Bội Châu ra xét tử công khai và thay đổi bản án từ tử hình sang khổ sai chung thân. (SGK SỬ 9/Tr.60)

Câu 3. Phong trào đấu tranh nào sau đây là của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?

A. Thành lập các tổ chức chính trị Việt Nam Nghĩa Đoàn, Hội Phục Việt

B. Phong trào “chấn hưng nội hóa” “bài trừ ngoại hóa”.

C. Xuất bản các tờ báo tiếng Pháp tiến bộ như Chuông rè, An Nam trẻ

D. Đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh.

Đáp án: B

Giải thích: Năm 1919, tư sản dân tộc Việt Nam đã phát động các phong trào đấu tranh chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (SGK SỬ 9/Tr.59)

Câu 4. Năm 1922, công nhân viên chức ở các sở công thương Bắc Kì đấu tranh đòi quyền lợi gì?

A. Tăng lương giảm giờ làm

B. Đòi tăng lương, đóng bảo hiểm

C. Chống đánh đập công nhân

D. Đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương

Đáp án: D

Giải thích: Năm 1922 công nhân, viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì vào đòi được nghỉ làm ngày chủ nhật có trả lương (SGK SỬ 9/Tr.60)

Câu 5. Tờ báo nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925?

A. Người nhà quê.

B. Tin tức.

C. Tiền phong.

D. Dân chúng.

Đáp án: A

Giải thích: Tờ báo Người nhà quê là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925

Câu 6. Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì thành lập tổ chức chính trị nào dưới đây?

A. Đảng Lập hiến.

B. Hội Phục Việt.

C. Đảng Thanh niên.

D. Việt Nam Nghĩa đoàn.

Đáp án: A

Giải thích: Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì thành lập tổ chức: Đảng Lập hiến

Câu 7. Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?

A. Thành lập Công hội (1920)

B. Cuộc đấu tranh của công nhân Bắc Kì (1923)

C. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (1925)

D. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930)

Đáp án: C

Giải thích: Cuộc bãi công của công nhân thợ máy xưởng Ba Son thắng lợi, đánh dấu bước ngoặt trong phong trào công nhân, công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác. (SGK SỬ 9/Tr.61)

Câu 8. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 là gì?

A. Đòi quyền lợi về kinh tế.

B. Đòi quyền lợi về chính trị.

C. Đòi quyền bầu cử.

D. Giải phóng dân tộc.

Đáp án: A

Giải thích: Trong những năm 1919 – 1924, công nhân Việt Nam đấu tranh chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế tăng lương, giảm giờ làm. (SGK SỬ 9/Tr.60)

THÔNG HIỂU

Câu 9. Sự kiện nào dưới đây không tác động đến phong trào đấu tranh ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công

B. Sự thành lập Quốc tế Cộng sản (1919)

C. Sự ra đời của các Đảng Cộng sản trên thế giới

D. Sự ra đời của trật tự hai cực Ianta.

Đáp án: D

Giải thích:

Những sự kiện trên thế giới có ảnh hưởng đến phong trào cách mạng ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm:

- Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917 đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức- cách mạng vô sản

- Sự ra đời của Quốc tế cộng sản (1919)- tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới

- Sự ra đời của các Đảng Cộng sản trên thế giới: Đảng cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921)…

Câu 10. Ý nào sau đây không thuộc điểm tích cực của phong trào dân tộc dân chủ công khai Việt Nam giai đoạn 1919-1925?

A. Diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh phong phú

B. Có sự tham gia đông đảo của các lực lượng xã hội

C. Đặt cơ sở cho các phong trào đấu tranh giai đoạn sau

D. Có sự đoàn kết với quốc tế

Đáp án: D

Giải thích: Phong trào dân tộc dân chủ công khai của Việt Nam trong giai đoạn 1919-1925 có một số điểm tích cực như: Mang ý thức dân tộc chống đế quốc, tay sai rõ nét, thu hút đông đảo các lực lượng xã hội tham gia ở cả trong và ngoài nước, diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, đặt cơ sở cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau…

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam trong những năm 1919 – 1925?

A. Sử dụng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình.

B. Thành lập Đảng Thanh niên để tập hợp lực lượng đấu tranh.

C. Phát động phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919).

D. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng lúa gạo của Pháp.

Đáp án: B

Giải thích: Thành lập Đảng Thanh niên để tập hợp lực lượng đấu tranh là hoạt động đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản.

Câu 12. Đặc điểm của phong trào công nhân giai đoạn 1919 - 1924 là

A. phong trào thể hiện ý thức chính trị.

B. phong trào đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế.

C. phong trào chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế và chính trị, tự giác.

D. phong trào đấu tranh chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế, mang tính tự phát.

Đáp án: D

Giải thích: Đặc điểm của phong trào công nhân giai đoạn 1919 - 1924 là phong trào đấu tranh chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế, mang tính tự phát.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây là nhân tố chủ quan góp phần đưa tới sự bùng nổ phong trào yêu nước Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

B. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông dâng cao.

C. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.

D. Phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây phát triển mạnh.

Đáp án: C

Giải thích: Nhân tố chủ quan góp phần đưa tới sự bùng nổ phong trào yêu nước Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là: tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.

Câu 14. Cuộc đấu tranh nào của tầng lớp tiểu tư sản trí thức được ví “như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”?

A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Điện Quảng Châu (Trung Quốc).

B. Cuộc đấu tranh đòi thả tự do cụ Phan Bội Châu.

C. Phong trào đấu tranh đòi để tang cụ Phan Châu Trinh.

D. Khởi nghĩa Yên Bái.

Đáp án: A

Giải thích: Tháng 6/1924, Tâm Tâm xã cử Phạm Hồng Thái tổ chức cuộc ám sát toàn quyền Đông Dương Méc-lanh ở khách sạn Sa Diện (Quảng Châu- Trung Quốc) nhưng không thành công. Phạm Hồng Thái đã anh dũng hi sinh trên dòng Châu Giang. Sự kiện này được Trần Dân Tiên ví “như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” vì nó đã cổ vũ, thúc đẩy phong trào tiến lên, mở màn thời đại đấu tranh mới của dân tộc

Câu 15. Bao trùm trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa

A. toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.

B. nông dân với địa chủ phong kiến.

C. giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.

D. nông dân, công nhân với chính quyền đô hộ.

Đáp án: A

Giải thích: Bao trùm trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.

1 812 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: