Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 28 (mới 2024 + Bài tập): Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 Bài 28.

1 2,308 21/12/2023


Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam

A. Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam

1.1. Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương

- Pháp rút khỏi miền Bắc (5/1955) nhưng cuộc hiệp thương Tổng tuyển cử chưa được tiến hành.

- Mĩ thay thế Pháp và đưa chính quyền tay sai lên nắm quyền ở miền Nam .

- Âm mưu chia cắt VN, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mĩ.

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam hay, ngắn gọn

Đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tiếp quản thủ đô

1.2. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960)

a. Hoàn thành cải cách ruộng đất

* Kết quả:

- Qua 5 đợt cải cách ruộng đất ta thu được 81 vạn héc-ta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ cho hơn 2 triệu hộ nông dân.

- Bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi, giai cấp địa chủ bị đánh đổ, khối liên minh công nông được củng cố.

* Ý nghĩa: góp phần thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh.

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam hay, ngắn gọn

Nông dân được chia ruộng trong cải cách ruộng đất

b. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

- Về nông nghiệp: nông dân hang hái khai khẩn ruộng đất hoang, tăng them trâu bò, sắm sử nông cụ.

→ Kết quả: Đến cuối năm 1957, sản lượng nông nghiệp tăng vượt mức chiến tranh thế giới thứ 2, về cơ bản nạn đói được giải quyết.

- Về công nghiệp: nhanh chóng phục hồi các cơ sở công nghiệp quan trọng, xây dựng them nhiều nhà máy.

→ Kết quả: Đến cuối năm 1957, miền Bắc có tất cả 97 nhà máy, xí nghiệp do Nhà nước quản lí.

- Về thủ công nghiệp: có nhiều mặt hàng tiêu dùng được sản xuất them, bảo đảm chu cầu tối thiểu đời sống, giải quyết một phần công việc cho người lao động.

→ Kết quả: Đến cuối năm 1957, số thợ thủ công ở miền Bắc tăng gấp 2 lần so với trước Chiến tranh thế giới thứ 2.

- Về thương nghiệp:

+ Hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán được mở rộng, cung cấp nhiều mặt hàng cho người dân.

+ Giao lưu hàng hóa giữa các địa phương ngày càng phát triển, hoạt động ngoại thương dần tập trung trong tay Nhà nước.

→ Kết quả: Đến cuối năm 1957, miền Bắc đặt quan hệ buôn bán với 27 nước.

- Về giao thông vận tải: một số tuyến đường sắt được khôi phục, sủa chữa và làm mới hàng nghìn km đường ô tô, xây dựng them nhiều bến cảng. Đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.

c. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế- văn hóa

* Cải tạo quan hệ sản xuất:

- Từ năm 1958 đến năm 1960, miền Bắc tiến hành cảo tạo quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa .

- Kết quả cải tạo là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, thúc đẩy sản xuất phát triển. Hình thức Hợp tác xã đã đảm bảo đời sống cho nhân dân, phục vụ cho cả chiến đấu ở miền Nam.

- Trọng tấm kinh tế miền Bắc là phát triển nên kinh tế quốc doanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn.

* Bước đầu phát triển kinh tế- văn hóa:

Đạt được nhiều thành tựu: đến cuối 1960 căn bản xóa mù chữ cho người miền xuôi dưới 50 tuổi, hệ thống giáo dục Phổ thông được hoàn thiện căn bản, nhiều trường học và cơ sở y tế được mở ra…

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam hay, ngắn gọn

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng (7-1960)

1.3. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới đồng khởi (1954-1960)

a. Đấu tranh chống chế độ Mĩ diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954- 1959)

- Đảng ta chủ trương chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị

- Mở đầu là phong trào hòa bình đã lôi cuốn hàng triệu người tham gia.

b. Phong trào Đồng khởi (1959-1960)

- Từ 1957-1959, Mĩ - Diệm mở rộng chính sách "tố cộng, diệt cộng".

- Phong trào cách mạng miền Nam kết hợp giữa chính trị và vũ trang giành chính quyền.

- Diễn biến: ngày 17/1/1960 phong trào đồng khởi nổ ra ở Bến Tre, lan rộng khắp Nam Bộ, trung Trung Bộ.

- Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam hay, ngắn gọn

Lược đồ phong trào “Đồng Khởi”

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam hay, ngắn gọn

Nhân dân nổi dậy ở Trà Bồng (Quảng Ngãi năm 1959)

1.4. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965).

a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)

* Hoàn cảnh:

- Miền Bắc giành thắng lợi to lớn trong cải tạo và phát triển kinh tế.

- Miền Nam thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có bước phát triển nhảy vọt.

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam hay, ngắn gọn

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng

* Nội dung:

- Nhiệm vụ:

+ Miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN.

+ Miền Nam tiến hành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

→ Cách mạng 2 miền có mối quan hệ khăng khít với nhau. CMXHCN miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp CM cả nước.

- Mục tiêu: Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước tiến tới thống nhất đất nước.

- Đề ra đường lối chung của cách mạng XHCN ở miền Bắc và nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965).

- Bầu ra BCH Trung ương mới do Hồ Chí Minh là Chủ tịch , Lê Duẩn là Bí thư thứ I

* Ý nghĩa:

- Đánh dấu 1 bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Đẩy mạnh cách mạng hai miền đi lên.

b. Miền Bắc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1961 -1965):

* Mục tiêu:

Xây dựng bước đầu cơ sỏ vật chất cho chủ nghĩa xã hội

* Thành tựu:

+ Công nghiệp:

- Công nghiệp nặng: khu gang thép Thái Nguyên, nhiệt điện Uông Bí.

- Công nghiệp nhẹ: khu CN Việt Trì, Thượng Đình (Hà Nội), dệt 8/3 ..

+ Nông nghiệp:

- Ưu tiên phát triển các nông, lâm trường quốc doanh, áp dụng KHKT vào sản xuất, năng suất nông nghiệp tăng cao

+ Thương nghiệp: Thương nghiệp quốc doanh đã chiếm lĩnh trên thị trường.

+ Giao thông vận tải: Mạng lưới GT được xây dựng, củng cố và hoàn thiện.

+ Văn hóa GD:

- VH,GD, y tế phát triển.

* Tác dụng :

Miền bắc có những thay đổi lớn về XH và con người, trơ thành hậu phương lớn cho MN.

1.5. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược” Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 -1965).

a. Chiến lược” Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam :

- Âm mưu “Dùng người Việt, trị người Việt”

- Hành động:

+Tăng cường quân ngụy.

+ Sử dụng chiến thuật “Trực thăng vận” và “Thiết xa vận” do cố vấn Mĩ chỉ huy.

+ Thực hiện những cuộc càn quét để tiêu diệt CM miền Nam.

+ Lập “ấp chiến lược”.

+ Tăng cường bắn phá miền Bắc, phong tỏa biên giới .

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam hay, ngắn gọn

Chiến thuật “trực thăng vận” của Mĩ

b. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

* Chủ trương của ta:

Kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, tiến công và nổi dậy trên 3 vùng chiến lược với 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự,binh vận).

* Thắng lợi của ta:

+ Quân sự:

- Năm 1962, ta đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh...

- Trên mặt trận chống phá bình định, ta và địch đấu tranh giằng co giữa lập và phá ấp chiến lược. Kết quả đến cuối năm 1964, đầu năm 1965 ta phá được 2/3 số ấp chiến lược Mĩ lập nên.

- Ngày 2/1/1963, thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam hay, ngắn gọn

Phá “ấp chiến lược” khiêng nhà về nơi ở cũ

+ Chính trị:

- Từ 8/5/1963, phong trào ở các đô thị lớn phát triển.

- Ngày 1/11/1963, chính quyền Diệm – Nhu bị lật đổ.

- Giai đoạn 1964 – 1965, tiến công chiến lược trên các chiến trường Miền Nam.

→ Quân ta làm phá sản chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam

Câu 1. Sự kiện nào đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương?

A. Chiến thắng Điện Biên Phủ

B. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954

C. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ

D. Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương

Đáp án: D

Giải thích: Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương được kí kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đối với ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. (SGK SỬ 9/Tr.128)

Câu 2. Ngày 10 – 10 – 1954 diễn ra sự kiện quan trọng gì ở Việt Nam?

A. Pháp rút khỏi Hà Nội, bộ đội Việt Nam vào tiếp quản thủ đô

B. Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô

C. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng

D. Pháp rút quân khỏi miền Nam

Đáp án: A

Giải thích: Ngày 10-10-1954, Pháp rút khỏi Hà Nội, quân đội Việt Nam tiến vào tiếp quản thủ đô trong không khí tưng bừng của ngày chiến thắng. (SGK SỬ 9/Tr.129)

Câu 3. Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là gì?

A. Người cày có ruộng

B. Không một tấc đất bỏ hoang

C. Tăng gia sản xuất

D. Tấc đất, tấc vàng

Đáp án: A

Giải thích: Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là “người cày có ruộng”. (SGK SỬ 9/Tr.129)

Câu 4. Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của quân dân miền Nam Việt Nam đã dấy lên phong trào

A. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

B. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

C. “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”.

D. “Quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược”.

Đáp án: A

Giải thích: Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của quân dân miền Nam Việt Nam đã dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

Câu 5. Chiến thắng nào dưới đây khẳng định quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ?

A. An Lão (Bình Định).

B. Ba Gia (Quảng Ngãi).

C. Bình Giã (Bà Rịa).

D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).

Đáp án: D

Giải thích: Ấp Bắc (Mĩ Tho) đã khẳng định quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ

Câu 6. Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp là 3 xã thuộc huyện nào của tỉnh Bến Tre?

A. Mỏ Cày

B. Châu Thành

C. Giồng Trôm

D. Ba Tri

Đáp án: A

Giải thích: Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp là 3 xã thuộc huyện Mỏ Cày của tỉnh Bến Tre - nơi diễn ra cuộc Đồng khởi tiêu biểu ở miền Nam trong những năm 1959-1960. (SGK SỬ 9/Tr.135)

Câu 7. Tổ chức chính trị nào được ra đời ở miền Nam Việt Nam từ trong phong trào Đồng Khởi?

A. Đảng Lao động Việt Nam

B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

C. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam

D. Trung ương cục miền Nam

Đáp án: B

Giải thích: Từ trong phong trào Đồng Khởi, ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch). Mặt trận đoàn kết toàn dân chống Mỹ - Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản để trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam. (SGK SỬ 9/Tr.135)

Câu 8. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định vai trò, vị trí của miền Bắc như thế nào?

A. Quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam

B. Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước

C. Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước

D. Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam

Đáp án: C

Giải thích: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. (SGK SỬ 9/Tr.136)

THÔNG HIỂU

Câu 9. Mĩ thay chân Pháp ở miền Nam sau năm 1954 không nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây?

A. Chia cắt lâu dài Việt Nam

B. Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương

C. Làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản

D. Thúc đẩy phát triển của kinh tế và khai hóa văn minh cho miền Nam Việt Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Pháp rút khỏi miền Nam, Mĩ nhanh chóng thay chân, lập nên chính quyền Ngô Đình Diệm âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam; biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á; làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, phản công phe xã hội chủ nghĩa từ phía Nam. (SGK SỬ 9/Tr.129)

Câu 10. Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) không mang ý nghĩa nào sau đây?

A. Xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến

B. Đưa nông dân trở thành người làm chủ nông thôn

C. Khối liên minh công- nông được củng cố

D. Củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ

Đáp án: D

Giải thích: Sau cải cách ruộng đất đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền Bắc Việt Nam: giai cấp địa chủ phong kiến cơ bản bị xóa bỏ, nông dân trở thành người làm chủ nông thôn. Qua đó khối liên minh công- nông được củng cố vững chắc. Cải cách ruộng đất không mang ý nghĩa củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ. (SGK SỬ 9/Tr.135)

Câu 11. Một trong những nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ là

A. Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

B. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

C. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

D. Hoàn thành cải cách ruộng đất, cải tạo quan hệ sản xuất.

Đáp án: C

Giải thích: Một trong những nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 12. Đâu không phải là mục tiêu của phong trào đấu tranh chính trị- hòa bình ở miền Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)?

A. Đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

B. Bảo vệ hòa bình

C. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng

D. Chống khủng bố, chống chiến dịch tố cộng, diệt cộng

Đáp án: D

Giải thích: Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Trung ương Đảng chủ trương đấu tranh chính trị chống Mĩ- Diệm để đòi chúng thi hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. (SGK SỬ 9/Tr.133)

Câu 13.

“Cách một dòng sông mà đó thương đây nhớ

Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa...”

Hai câu thơ trên nhắc đến hiện tượng gì trong lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-197?

A. Đất nước bị chia cắt thành hai miền

B. Kháng chiến chống Mĩ trên cả nước

C. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước

D. Cuộc tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực sau chiến tranh

Đáp án: A

Giải thích: Hai câu thơ trên nhắc đến việc Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau với ranh giới là vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải do âm mưu của đế quốc Mĩ

Câu 14. Phong trào “Đồng khởi” (1939 - 1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang

A. giữ vững và phát triển thể tiến công.

B. gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất.

C. chuyển dần sang đấu tranh chính trị.

D. chuyển hẳn sang tiến công chiến lược.

Đáp án: B

Giải thích: Phong trào “Đồng khởi” (1939 - 1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất.

Câu 15. Âm mưu chủ yếu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong thủ đoạn dồn dân lập “ấp chiến lược” là nhằm

A. củng cố quyền lực cho chính quyền Sài Gòn.

B. xây dựng miền Nam thành những khu biệt lập để dễ kiểm soát.

C. đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, các ấp.

D. tách dân khỏi cách mạng, thực hiện chương trình bình định toàn miền Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Âm mưu chủ yếu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong thủ đoạn dồn dân lập “ấp chiến lược” là nhằm tách dân khỏi cách mạng, thực hiện chương trình bình định toàn miền Nam.

1 2,308 21/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: