Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 25 (mới 2024 + Bài tập): Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 9 Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 Bài 25.

1 1,795 21/12/2023


Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

A. Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

1.1. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lươc bùng nổ (19/12/1946)

a. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ

-Thực dân Pháp tìm cách phá hoại Hiệp đinh sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước 14/9/1946 để tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam lần nữa.

- Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12/1946 thực dân Pháp liên tục gây ra những cuộc xung đột vũ trang.

- Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ buộc ta phải giao quyền kiểm soát cho chúng.

- Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp 2 ngày 18 và 19/12 tại Vạn Phúc (Hà Nội) quyết định phát dộng toàn quốc kháng chiến.

- Ngày 19/12/1946, Chủ tichhj Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.

- Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch HCM, nhân dân cả nước nhất tề đứng lên chống Pháp. Đêm 19/12/1946, tiếng súng kháng chiến bắt đầu.

b. Đường lối kháng chiến chống Pháp của ta

- Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp xâm lược được thể hiện qua 3 văn bản:

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.

+ Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Trinh.

-Nôi dung: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự ực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

1.2. Cuộc chiến đấu ở các dô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

- Mở đầu kháng chiến toàn quốc là cuộc chiến đấu của nhân dân ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc tao thế trận chiến đấu lâu dài.

- Hà Nội mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Đến ngày 17/2/1947, Trung đoàn Thủ đô rút khỏi vòng vây của địch ra căn cứ an toàn.

- Tại các thành phố Nam Định, Huế, Đà Nẵng,…quần chúng chủ ddoonhj tiến công, giam địch cuối cùng chủ động rút khỏi thành phố ra căn cứ an toàn. Riêng tại Vinh, ngay từ đầu cuộc chiến đấu buộc địch phải đầu hàng.

- Phối hợp với nhân dân phía Bắc còn có nhân dân ở các tỉnh phía Nam.

1.3. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài

- Cuối tháng 10/1946, sau chuyến thăm của Chủ tịch HCM tại Pháp và cuộc xung đột ở Hải Phòng, Lạng Sơn, công việc chuẩn bị cho kháng chiến được đẩy mạnh nhằm đưa máy móc, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, lương thực, thực phẩm đến nơi an toàn.

- Đồng thời ta thực hiện “Tiêu thổ kháng chiến”, vận động nhân dân tản cư.

→ Cả nước nhanh chóng chuyển sang thời chiến, bước vào cuộc chiến đấu lâu dài.

- Về chính tri: Chính phủ chia nước ta thành 12 khu hành chính và quân sự.

- Về quân sự: mọi người dân từ 18 đến 45 đều tham gia dân quân, sau đó là đội du kích, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực. Vũ khí vừa chế tạo vừa lấy của địch.

- Về kinh tế: Chính phủ ban hành các chính sách duy trì và phát triển sản xuất, thành lập “Nha tiếp tế”.

- Về giáo dục: Phong trào Bình dân học vu tiếp tục được đẩy mạnh.

1.4. Chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông năm 1947

a. Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc

*Âm mưu của Pháp

- Đầu năm 1947, Pháp đã chiếm đóng ở các đô thị phía Bắc, nhưng vấp phải cuộc chiến tranh du kích từ ta.

- Trước tình hình đó, Pháp quyết tâm dồn toàn bộ lực lượng tấn công vào căn cứ địa Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não, kết thúc chiến tranh.

→ Pháp vẫn thực hiện âm mưu đánh nhanh thắng nhanh.

-Tháng 3/1947, chính phủ Pháp cử Bô-la-éc làm Cao ủy Đông Dương, lập ra “Mặt trận quốc gia thống nhất” tiến tới thành lập Chính phủ bù nhìn trung ương.

- Pháp huy động 120000 quân cùng nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại tấn công vào Việt Bắc, khóa biên giới Việt-Trung, ngăn cản cách mạng Việt Nam với thế giới.

- Pháp tấn công lên Việt Bắc theo 3 đường:

+ Ngày 7/10/1947, một binh đoàn của Pháp nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn và chiếm thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn.

+ Cùng ngày 1 binh đoàn lính bộ từ Lạng Sơn đánh lên Cao Bằng rồi xuống Bắc Cạn. Căn cứ bị bao vây từ phái Đông và phía Bắc.

+ Ngày 9/10/1947, 1 binh đoàn lính bộ và lính thủy đánh ngược sông Hồng, sông Lô và sông Gâm lên thị xã Tuyên Quang, bao vay phái Tây căn cứ.

b. Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc

-Ngay từ khi Pháp thực hiện cuộc tấn công lên căn cứ Việt Bắc, Đảng đã ra chỉ thị phải quyết tâm làm thất bại âm mưu của địch.

- Đối với cánh quân dù tại Bắc Cạn, ta thực hiện bao vây, tấn công và cô lập.

- Đối với cánh quân bộ từ Lạng Sơn ta phục kích trên dường số 4, điểm trọng yếu là đèo Bông Lau.

- Đối với cánh quân thủy, ta phục kích và chặn đánh ở 2 vị trí Đoan Hùng và Khe Lau.

- Phối hợp với quân chiến đấu ở Việt Bắc, quân dân ta trên các chiến trường toàn quốc hoạt động mạnh, góp phần kiềm chế quân địch.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) hay, ngắn gọn

Lược đồ chiến dịch việt Bắc thu- đông 1947

→ Kết quả: Trải qua 75 ngày đêm chiến đấu ta đã làm thất bại âm mưu của Pháp, bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc và cơ quan đầu não, biến Việt Bắc thành mô chon giặc Pháp.

1.5. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện

- Sau thất bại Việt Bắc, thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” nhằm chống lại cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện của ta.

- Về phía ta thực hiện phương châm “ đánh lâu dài”, tăng cường hiệu lực của chính quyền từ Trung ương đến địa phương, đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện.

- Về quân sự, ta động viên nhân dân thực hiện cũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.

- Về chính trị và ngoại giao:

+ Tiến hành bầu cử tại Nam Bộ.

+ Tháng 6/1949, Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất.

+ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới. Bước đầu đã có Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác đặt quan hệ ngoại giao với ta.

-Về kinh tế: phá hoại kinh tế địch, đẩy mạnh xây dựng và bảo veeh nền kinh tế dân chủ nhân dân.

- Về văn hóa, giáo dục: Tháng 7/1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục, hướng giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc, đặt nền móng cho kháng chiến dân chủ nhân dân.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

Câu 1: Sau khi kí hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) thực dân Pháp có thái độ và hành động như thế nào?

A. Nghiêm chỉnh thi hành hiệp định

B. Chuẩn bị rút quân về nước

C. Tiếp tục câu kết với Trung Hoa Dân Quốc chống phá cách mạng Việt Nam

D. Tìm cách phá hoại hiệp định, gây xung đột vũ trang

Đáp án: D

Giải thích: Mặc dù đã kí hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) nhưng thực dân Pháp vẫn tìm cách phá hoại hiệp định, gây xung đột vũ trang ở nhiều nơi như Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Bộ…để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam một lần nữa. (SGK SỬ 9/Tr.103)

Câu 2: Ngày 19-12-1946, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Ban thường vụ trung ương Đảng ra bản chỉ thị toàn dân kháng chiến

B. Ban thường vụ trung ương Đảng ra bản chỉ thị kháng chiến- kiến quốc

C. Hồ Chí Minh đọc "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến".

D. Việt Nam thương lượng với Pháp về vấn đề đình chiến ở Việt Nam

Đáp án: C

Giải thích: Trước hành động bội ước, xâm lược của thực dân Pháp, tối ngày 19-12-1946, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến". (SGK SỬ 9/Tr.104)

Câu 3: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong văn kiện lịch sử nào?

A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến

B. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi

C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

D. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam

Đáp án: C

Giải thích: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946). (SGK SỬ 9/Tr.104)

Câu 4: Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là gì?

A. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

B. Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

C. Trường kì,tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

D. Toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

Đáp án: A

Giải thích: Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) mà Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xác định là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. (SGK SỬ 9/Tr.104)

Câu 5: Cuộc chiến đấu nào của quân nhân Việt Nam đã tạo điều kiện để cả nước đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài?

A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

B. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông

C. Chiến dịch Biên giới thu- đông

D. Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ

Đáp án: A

Giải thích: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài, bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. (SGK SỬ 9/Tr.105)

Câu 6: Binh đoàn nào của quân đội Pháp đảm nhận nhiệm vụ đổ bộ bất ngờ, đánh chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới cuối năm 1947?

A. Binh đoàn bộ binh

B. Binh đoàn thủy quân lục chiến

C. Binh đoàn dù

D. Binh đoàn hỗn hợp bộ binh và thủy quân lục chiến

Đáp án: C

Giải thích: Sáng sớm ngày 7-10-1947, binh đoàn quân dù do Sôvanhắc chỉ huy đổ quân xuống chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới…(SGK SỬ 9/Tr.107)

Câu 7: Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947, thực dân Pháp đã chuyển sang thực hiện âm mưu gì?

A. “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

B. tiếp tục chiến lược đánh nhanh thắng nhanh.

C. tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.

D. kí với Mĩ hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.

Đáp án: A

Giải thích: Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”, thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. (SGK SỬ 9/Tr.108)

Câu 8: Quốc gia đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quốc gia nào?

A. Trung Quốc

B. Liên Xô

C. Cộng hòa Dân chủ Đức

D. Tiệp Khắc

Đáp án: A

Giải thích: Quốc gia đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (18-1-1950), tiếp đó là Liên Xô rồi lần lượt các nước khác.. (SGK SỬ 9/Tr.109)

THÔNG HIỂU

Câu 9: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc- thu đông 1947?

A. Buộc thực dân Pháp phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài.

B. Việt Nam giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

C. Mở ra giai đoạn phát triển mới trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

D. Chứng tỏ sự đúng đắn trong đường lối kháng chiến của Đảng.

Đáp án: B

Giải thích: Chiến dịch Việt Bắc- thu đông 1947 là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta giành được thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp. Căn cứ Việt Bắc vẫn được giữ vững, bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành. Chiến thắng này đã chứng minh sự đúng đắn về đường lối kháng chiến lâu dài của Đảng. Làm thất bại âm mưu “Đánh nhanh thắng nhanh” buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

Câu 10: Văn kiện lịch sử nào không phản ánh đường lối kháng chiến của Việt Nam trong những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?

A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến

B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

C. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi

D. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam

Đáp án: D

Giải thích: Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi là những văn kiện lịch sử quan trong về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Câu 11: Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947) đã

A. làm thất bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

B. làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.

C. mở ra bước phát triển lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

D. làm thất bại bước đầu kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Đáp án: D

Giải thích: Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947) đã làm thất bại bước đầu kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Câu 12: Thắng lợi nào của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 - 1954)?

A. Cuộc chiến đấu trong các đô thị năm 1946.

B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.

C. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

D. Chiến dịch Thượng Lào xuân – hè năm 1953.

Đáp án: B

Giải thích: Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 – 1954)

Câu 13: Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích của Pháp khi mở cuộc tấn công lên Việt Bắc năm 1947?

A. Giành lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ.

B. Giành thắng lợi quân sự để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

C. Tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của Việt Nam.

D. Khóa chặt biên giới Việt – Trung, ngăn chặn liên lạc của Việt Nam với quốc tế.

Đáp án: A

Giải thích: Khi tiến hành cuộc tấn công lên Việt Bắc lần thứ nhất, Pháp vẫn nắm giữ quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ).

Câu 14: Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang

A. phòng ngự.

B. đánh phân tán.

C. đánh tiêu hao.

D. đánh lâu dài.

Đáp án: D

Giải thích: Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài

Câu 15: Loại quả nào đã được quân dân Việt Nam sử dụng như một loại vũ khí trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?

A. Bưởi

B. Dừa

C. Cam

D. Chanh

Đáp án: A

Giải thích: Để dụ địch vào trận địa mai phục trên sông Lô, trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, quân dân ở Đoan Hùng đã sử dụng những quả bưởi sơn đen giả làm thủy lôi.

1 1,795 21/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: