Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 10 (mới 2024 + Bài tập): Các nước Tây Âu
Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 9 Bài 10: Các nước Tây Âu ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 Bài 10.
Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 10: Các nước Tây Âu
A. Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 10: Các nước Tây Âu
I. TÌNH HÌNH CHUNG
- Các nước Tây Âu bị chiến tranh tranh tàn phá nặng nề.
- Năm 1948 – 1951, 16 nước Tây Âu phải nhận viện trở của Mĩ theo “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (Kế hoạch Mác-san) do Mĩ đề ra.
Các nước nhận viện trợ từ Kế hoạch Mác-san
- Nền kinh tế các nước châu Âu nhanh chóng được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
- Về đối nội: giai cấp tư sản cầm quyền tìm cách tu hẹp các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ các các cải cách tiến bộ thực hiện trước đó, ngăn cản phong tào công nhân và dân chủ.
- Về đối ngoại:
+ Nhiều nước Tây Âu tiến hành chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị với các nước thuộc địa trước đây nhưng đều thất bại.
+ Thời kì Chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra nhằm chống Liên Xô và các nước XHCN.
- Nước Đức bị chia thành 4 khu vực chiếm đóng.
Bốn khu vực chiếm đóng của bốn nước: Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô
+ Ba khu vực do Anh, Pháp, Mĩ chiếm đóng hợp nhất thành Cộng hòa Liên bang Đức (9-1949).
+ Khu vực phía Đông do Liên Xô cai quản thành lập Cộng hòa Dân chủ Đức (10-1949).
- Mĩ, Anh, Pháp tích cực giúp đỡ Cộng Hòa liên bang Đức khôi phục nền kinh tế, đưa Cộng Hòa liên bang Đức gia nhập NATO.
- Nền kinh tế Cộng Hòa liên bang Đức phát triển nhanh chóng, vươn lên đứng thứ ba trong giới tư bản.
- Ngày 3-10-1990, nước Đức thống nhất, trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất châu Âu.
II. SỰ LIÊN KẾT KHU VỰC
Lược đồ Liên minh châu Âu (năm 2007)
- Từ năm 1950, khi nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục dần xuất hiện xu hướng liên kết khu vực.
+ Tháng 4 – 1951, 6 nước Pháp,CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan thành lập “Cộng đồng than thép châu Âu”.
+ Tháng 3 – 1957, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” ra đời.
- Nguyên nhân dẫn đến sự liên kết khu vực;
+ Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt, liên kết để mở rộng thị trường, khắc phục những nghi kị, chia rẽ về chính trị.
+ Liên kết để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ, cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
- Tháng 7 – 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập thành Cộng đồng châu Âu (EC).
- Tháng 12 – 1991, các nước EC họp hội nghị cấp cao tại Ma-xtrich, thông qua hai quyết định quan trọng:
+ Xây dựng thị trường châu âu với liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất. Ngày 1 – 1 – 1999, phát hành đồng EURO.
+ Xây dựng liên minh chính trị, mở rộng liên kết chính sách đối ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung.
- Năm 1993, Cộng đồng châu Âu được đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU), trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.
B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10: Các nước Tây Âu
Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) nền kinh tế Tây Âu có đặc điểm gì?
A. Hoàn toàn kiệt quệ
B. Phát triển mạnh mẽ
C. Phát triển không ổn định
D. Không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.
Đáp án: A
Giải thích: Sau chiến tranh, nền kinh tế của các nước này hoàn toàn kiệt quệ. Ở Pháp, năm 1945 sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38%, nông nghiệp chỉ bằng 50% so với năm 1938. Ở Italia, tổn thất khoảng 1/3 của cải quốc gia.(SGK SỬ 9/Tr.40)
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện mà các nước Tây Âu phải chấp nhận để được hưởng viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác - san?
A. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
B. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp.
C. Hạ thuế quan đối với hang hóa Mĩ
D. Gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
Đáp án: A
Giải thích: Các nước Tây Âu phải không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ. (SGK SỬ 9/Tr.41)
Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu có thái độ như thế nào đối với vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa cũ?
A. Trao trả nền độc lập cho các nước thuộc địa.
B. Thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới
C. Tái xâm lược các nước thuộc địa.
D. Công nhận quyền tự trị của các thuộc địa.
Đáp án: C
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ II, các nước tư bản Tây Âu tìm mọi cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây như Anh quay lại Ấn Đô, Pháp quay lại xâm lược Đông Dương…(SGK SỬ 9/Tr.41)
Câu 4. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra nhằm mục đích chống lại
A. phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
B. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
C. phong trào công nhân ở các nước tư bản Âu – Mĩ.
D. phong trào hòa bình, dân chủ ở các nước tư bản.
Đáp án: B
Giải thích: Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra năm 1949 nhằm mục đích chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. (SGK SỬ 9/Tr.41)
Câu 5. Năm 1990, ở nước Đức đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A. Bức tường Béc-lin sụp đổ
B. Nước Đức tái thống nhất
C. Hai nước Đức thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau
D. Hai nước Đức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau
Đáp án: B
Giải thích: Ngày 3-10-1990, Cộng hòa Dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hòa Liên Bang Đức thành nước Đức thống nhất. Ngày nay, Đức là một quốc gia có thế lực kinh tế, quân sự lớn mạnh nhất Tây Âu. (SGK SỬ 9/Tr.42)
Câu 6. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, trong hoạt động kinh tế của các nước Tây Âu có điểm gì nổi bật?
A. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực.
B. Sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực.
C. Mở rộng hoạt động thương mại với các nước Đông Âu.
D. Mở rộng quan hệ kinh tế với khối SEV.
Đáp án: B
Giải thích: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ năm 1950 khi nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục, một xu hướng ngày càng nổi bật là sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực. Biểu hiện: Sự ra đời của “Cộng đồng than – thép châu Âu” (4-1951), “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (3-1957) rồi thành lập “Cộng đồng kinh tế châu Âu”. (SGK SỬ 9/Tr.42)
Câu 7. Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)?
A. Hiệp ước Rôma
B. Hiệp ước Ma-xtrích
C. Định ước Henxinki
D. Hiệp ước Lisbon
Đáp án: B
Giải thích: Ngày 7-12-1991, các nước thành viên EC kí Hiệp ước Ma-xtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1-1-1993 đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU). (SGK SỬ 9/Tr.43)
Câu 8. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời nhằm mục đích gì?
A. Hình thành một thị trường chung, tự do thuế quan, nhân công, tư bản
B. Cạnh tranh với khối SEV
C. Nâng cao vị thế của Tây Âu trên trường quốc tế
D. Cạnh tranh với Mĩ
Đáp án: A
Giải thích: Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời nhằm hình thành một thị trường chung để xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa 6 nước, tiến tới thực hiện tự do lưu thông về nhân công và tư bản… Đồng thời có một chính sách thống nhất trong nông nghiệp và giao thông. (SGK SỬ 9/Tr.42)
THÔNG HIỂU
Câu 9. Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức nào được đánh giá là liên minh kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh?
A. Liên minh châu Âu (EU)
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
C. Liên hợp quốc
D. Cộng đồng châu Âu (EC)
Đáp án: A
Giải thích: Tới nay, Liên minh Châu Âu là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhấ thế giới. (SGK SỬ 9/Tr.43)
Câu 10. Quốc gia nào là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ở châu Âu?
A. Hy Lạp
B. Đức
C. Thổ Nhĩ Kì
D. Áo
Đáp án: B
Giải thích: Năm 1949, trên lãnh thổ nước Đức đã hình thành hai nhà nước đi theo 2 con đường đối lập nhau, có sự chi phối của Mĩ và Liên Xô. Sự tồn tại hai nhà nước Đức và sự phân đôi Béclin làm cho nước Đức trở thành một tâm điểm đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Xô - Mĩ. (SGK SỬ 9/Tr.41)
Câu 11. Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức mang tính chất gì?
A. Liên minh quân sự - chính trị.
B. Liên minh giáo dục, văn hóa, y tế.
C. Liên minh về khoa học - kỹ thuật.
D. Liên minh kinh tế - chính trị.
Đáp án: D
Giải thích: Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức có tính chất là liên minh kinh tế - chính trị chung của các nước châu Âu. Tính chất này cũng phù hợp với mục tiêu khi thành lập EU. (SGK SỬ 9/Tr.43)
Câu 12. Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận.
B. Tinh thần lao động tự lực của các nước Tây Âu.
C. Được sự giúp đỡ từ Liên Xô.
D. Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Macsan.
Đáp án: D
Giải thích: Năm 1948 16 nước Tây Âu đã nhận viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Macsan (SGK SỬ 9/Tr.41)
Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những chính sách đối nội của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thu hẹp các quyền tự do, dân chủ.
B. Ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ.
C. Tăng các khoản trợ cấp, phuc lợi xã hội.
D. Ngừng quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản.
Đáp án: C
Giải thích:
Chính sách đối nội của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
+ Thu hẹp các quyền tự do, dân chủ.
+ Ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ.
+ Ngừng quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản.
Câu 14. Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực.
B. Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu.
C. Chạy đua vũ trang, tham gia Chiến tranh lạnh chống các nước XHCN.
D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định chính trị, xã hội
Đáp án: D
Giải thích: Chính sách đối nội của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. (SGK SỬ 9/Tr.41)
Câu 15. Đâu không phải là nhân tố thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự tương đồng về kinh tế- văn hóa
B. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
C. Nhu cầu thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ
D. Giải quyết bất đồng giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
Đáp án: D
Giải thích: Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh, có một nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã có liên hệ mật thiết với nhau. Tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật và xu thế liên kết quốc tế. Nhu cầu thắt chặt sự tin cậy lẫn nhau để khắc phục những nghi kị, chia rẽ trong lịch sử; đồng thời cũng là để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. (SGK SỬ 9/Tr.42)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 9 (sách mới)
- Soạn văn 9 (ngắn nhất)
- Văn mẫu 9 (sách mới) | Để học tốt Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 9 (sách mới) | Giải bài tập Toán 9 Tập 1, Tập 2
- Giải sbt Toán 9
- Lý thuyết Toán 9
- Các dạng bài tập Toán lớp 9
- Giáo án Toán lớp 9 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 9 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 9 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Sinh học 9 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 9
- Giải vở bài tập Sinh học 9
- Lý thuyết Sinh học 9
- Giải sbt Sinh học 9
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9
- Giải sbt Vật Lí 9
- Lý thuyết Vật Lí 9
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 9
- Giải vở bài tập Vật lí 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Lý thuyết Công nghệ 9