Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 1 (mới 2024 + Bài tập): Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 9 Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 Bài 1.

1 1632 lượt xem


Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

A. Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

I. Liên Xô

1.1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh

- Sau Chiến tranh tranh thế giới thứ hai, Liên Xô chịu những tổn thất nặng nề về người và của, làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.

Những thiệt hại nặng nề Liên Xô phải gánh chịu sau Chiến tranh thế giới thứ hai

- Năm 1946, Liên Xô bước vào khôi phục và phát triển đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950).

- Thành tựu

+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng, vượt mức trước thời hạn 9 tháng.

+ Các chỉ tiêu chính đều vượt mức kế hoạch dự định.

+ Đến năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, so với mức trước chiến tranh. Nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.

+ Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX hay, ngắn gọn

Quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô

1.2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX)

- Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội với việc thực hiện các kế hoạc 5 năm lần thứ năm (1951 – 1955), lần thứ 6 (1956 – 1960), lần thứ 7 (1959 – 1966),..

- Phương hướng chính:

+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

+ Thực hiện thâm canh trong phát triển nông nghiệp.

+ Đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật.

+ Tăng cường sức mạnh quốc phòng.

- Thành tựu:

+ Trong hai thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%.

+ Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ… + Về khoa học – kĩ thuật: gặt hái được những thành công vang dội.

• Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX hay, ngắn gọn

Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô

• Năm 1961, phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất,…

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX hay, ngắn gọn

Nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin (1934 – 1968)

+ Về đối ngoại:

• Chủ trương duy trì hòa bình thế giới, thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước.

• Ủng hộ các cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức.

• Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới.

II. ĐÔNG ÂU

1.1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

* Hoàn cảnh:

- Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Âu bị phát xít Đức chiếm đóng và nô dịch.

- Khi Hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu truy kích phát xít Đức, nhân dân Đông Âu đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX hay, ngắn gọn

Hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai

* Diễn biến:

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX hay, ngắn gọn

Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

- Từ cuối năm 1944 đến năm 1946, một loạt các nước dân chủ nhân được thành lập.

- Từ năm 1945 đến năm 1949, các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân.

+ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân.

+ Tiến hành cải cách ruộng đất và quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn.

+ Thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân.

1.2. Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX)

- Từ năm 1949, các nước Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Nhiệm vụ:

+ Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản.

+ Đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể thông qua hình thực hợp tác xã, tiến hành công nghiệp hóa.

+ Xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

- Thành tựu:

+ Tới đầu những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu đã trở thành những nước công – nông nghiệp.

+ Bộ mặt đất nước thay đổi căn bản và sâu sắc.

II. SỰ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

* Nguyên nhân:

- Các nước Đông Âu xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải có sự hợp tác cao hơn và đa dạng hơn với Liên Xô.

* Quá trình hình thành:

- Ngày 8 – 1 – 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập, nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN, đạt được nhiều thành tích.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX hay, ngắn gọn

Bản đồ các nước thành viên SEV (màu đỏ) tính đến tháng 11 năm 1986

=> Đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN.

- Tháng 5 – 1955, Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập là một liên minh mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước XHCN Đông Âu.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

Câu 1. Công cuộc khôi phục kinh tế lần thứ 4 của Liên Xô diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 1945 đến năm 1949.

B. Từ năm 1946 đến năm 1950.

C. Từ năm 1949 đến năm 1950.

D. Từ năm 1949 đến năm 1955.

Đáp án: B

Giải thích: Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai tuy với tư thế của người chiến thắng những Liên Xô đã phải chịu những tổn thất nặng nề. Để khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, Liên Xô đã đề ra và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1946-1950)

Câu 2. Chiến lược phát triển kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ 2 là

A. tiếp tục phát triển thương nghiệp.

B. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

C. tiếp tục phát triển nông nghiệp.

D. ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ.

Đáp án: B

Giải thích:

Phương hướng chính của các kế hoạch dài hạn Liên Xô thực hiện trong những năm 50-70 của thế kỉ XX là:

- Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng - nền tảng của kinh tế quốc dân.

- Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.

- Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật.

- Tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước

Câu 3. Trong những năm 50-60 của thế kỉ XX nền kinh tế Kiên Xô phát triển mạnh

A. chiếm 20% sản lượng công nghiệp toàn thế giới

B. chiếm 20% sản lượng nông nghiệp toàn thế giới

C. chiếm 25% sản lượng điện toàn thế giới

D. chiếm 30% sản lượng than toàn thế giới

Đáp án: A

Giải thích: Trong những năm 50-60 của thế kỉ XX nền kinh tế Kiên Xô phát triển mạnh chiếm 20% sản lượng công nghiệp toàn thế giới (SGK Lịch sử 9 - trang 4).

Câu 4. Trong những năm 1945 - 1973, Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật, tiêu biểu như:

A. chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người bay quanh Trái Đất

B.nhiều rô-bốt nhất thế giới, chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo

C. chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người lên Mặt Trăng

D. chế tạo bom nguyên tử, nhiều tàu sân bay lớn, chế tạo nhiều rô-bốt nhất thế giới

Đáp án: A

Giải thích: Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền bom nguyên tử của Mỹ. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Năm 1961 phóng con tàu Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất

Câu 5. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Âu

A. là thuộc địa của phát xít Đức.

B. là các nước phát xít.

C. bị các nước phát xít chiếm đóng.

D. đều bị lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu.

Đáp án: D

Giải thích: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu

Câu 6. Trong thời kì chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Âu bị nước nào chiếm đóng?

A. Đế quốc Pháp.

B. Đế quốc Anh.

C. Phát xít Đức.

D. Hồng quân Liên Xô.

Đáp án: C

Giải thích: Trong thời kì chiến tranh các nước Đông Âu bị phát xít Đức chiếm đóng và nô dịch tàn bạo

Câu 7. Một trong những mục tiêu của hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) khi thành lập là:

A. viện trợ, giúp đỡ Liên Xô khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

B. tăng cường hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

C. chống lại sự bao vây cấm vận về kinh tế của Mỹ và các nước Tây Âu.

D. viện trợ kinh tế cho các nước Đông Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

Đáp án: B

Giải thích: Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ra đời nhằm đẩy mạnh sự hợp tác giúp đỡ giữa các nước xã hội chủ nghĩa vfa đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Câu 8. Các nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu ra đời

A. trước khi chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra.

B. trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

C. trong những năm 1944-1946, khi hồng quân Liên xô vào truy kích quân đội Đức

D. trong những năm 1944-1945, khi liên quân Mỹ - Anh vào truy kích quân đội Đức

Đáp án: C

Giải thích: Các nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu ra đời trong những năm 1944-1946, khi hồng quân Liên xô vào truy kích quân đội Đức

THÔNG HIỂU

Câu 9. Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, Liên Xô bắt tay vào khôi phục kinh tế và xây dựng XHCN trong hoàn cảnh đất nước như thế nào?

A. Giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến.

B. Vừa hoàn thành thắng lợi Chính sách Kinh tế mới.

C. Chịu tổn thất nặng nề do Chiến tranh thế giới thứ hai gây nên.

D. Nhận được nhiều viện trợ từ Mĩ và các nước Tây Âu

Đáp án: C

Giải thích: Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai tuy với tư thế của người chiến thắng những Liên Xô đã phải chịu những tổn thất nặng nề. Hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 7000 làng mạc bị phá hủy

Câu 10. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử mang lại ý nghĩa như thế nào?

A. Phá vỡ thế độc quyền bom nguyên tử của Mỹ.

B. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc số 1 thế giới.

C. Khẳng định vai trò của Liên Xô trong việc dẫn dắt các nước XHCN.

D. Khẳng định vai trò giúp đỡ các nước Đông Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

Đáp án: A

Giải thích: Trong giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh từ năm 1946 - 1950, Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó nổi bật ở lĩnh vực khoa học - kĩ thuật là sự kiện năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

Câu 11. Liên Xô phải thực hiện khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ 2 vì

A. bị các nước phương Tây bao vây, cấm vận.

B. các thế lực phản động chống phá.

C. khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh.

D. chiến đấu chống thù trong giặc ngoài.

Đáp án: C

Giải thích:

Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai tuy với tư thế của người chiến thắng những Liên Xô đã phải chịu những tổn thất nặng nề: 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 32000 làng mạc bị phá hủy, sản xuất đình trệ…

=> Liên Xô buộc phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946 - 1950)

Câu 12. Yếu tố nào quyết định đến sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 - 1950)

A. Là nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ 2.

B. Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường.

C. Liên Xô nhận sự viện trợ, giúp đỡ từ Mĩ.

D. Liên Xô có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Đáp án: B

Giải thích: Trong vòng hơn 20 năm, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô đạt được những thành tựu rực rỡ, vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công này là nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân Xô Viết đối với Đảng và Nhà nước Liên Xô. Nếu Đảng và Nhà nước Liên Xô đưa ra các kế hoạch khôi phục kinh tế những không có sự ủng hộ của nhân dân thì khó có thể thực hiện thành công.

Câu 13. Cơ sở của sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước Đông Âu là các nước này cùng chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của

A. các Đảng Cộng sản và tư tưởng Mác Lênin.

B. giai cấp tư sản.

C. giai cấp nông dân.

D. tầng lớp trí thức tiểu tư sản.

Đáp án: A

Giải thích: Cơ sở của sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước Đông Âu đều chung một mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và cùng chung hệ tư tưởng Mác Lênin.

Câu 14. Thành tựu nổi bật trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước Đông Âu giai đoạn 1950-1970 là

A. tự phóng được vệ tinh nhân tạo.

B. đi đầu thế giới về công nghệ điện hạt nhân.

C. từ những nước nghèo trở thành các nước công nghiệp phát triển.

D. từ những nước nghèo trở thành các quốc gia công - nông nghiệp

Đáp án: D

Giải thích: Sau 20 năm xây dựng đất nước (1950 - 1970), cùng với sự giúp đỡ của Liên Xô, các nước Đông Âu thu được nhiều thành tựu to lớn. Tới đầu những năm 70 của thế kỉ XX Các nước Đông Âu trở thành các quốc gia công - nông nghiệp

1 1632 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: