Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 3 (mới 2024 + Bài tập): Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 9 Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 Bài 3.

1 1,416 21/12/2023


Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa

A. Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa

I. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 60 CỦA THẾ KỈ XX

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng ... hay, ngắn gọn

Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh

- Được tin phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, nhiều nước Đông Nam Á nổi dậy khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, tiêu biểu là: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.

- Phong trào đấu tranh nhanh chóng lan sang các nước Nam Á và Bắc Phi, nhiều nước nổi dậy giành độc lập như: Ấn Độ (1946 – 1950), Ai Cập (1952), An-giê-ri (1954 – 1962),…

- Năm 1960, 17 nước châu phi tuyên bố độc lập.

- Ngày 1 – 1 – 1959, các mạng Cu-ba thắng lợi.

=> Những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc về cơ bản bị sụp đổ.

II. GIAI ĐOẠN TỪ NHỮNG NĂM 60 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng ... hay, ngắn gọn

Lược đồ châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai

- Những năm 60 của thế kỉ XX nổ ra phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bich và Ghi-nê Bit-xao lật đổ thống trị của thực dân Bồ Đào Nha.

- Chính quyền mới ở Bồ Đào Nha tuyên bố trao trả độc lập cho Ghi-nê Bit-xao (9 – 1974), Mô-dăm-bich (6 – 1975) và Ăng-gô-la (11 – 1975).

=> Là thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

III. GIAI ĐOẠN TỪ NHỮNG NĂM 70 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX

- Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), tập chung ở Rô-đê-đi-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.

- Chính quyền của người da đen lần lượt được thành lập ở Rô-đê-đi-a năm 1980 (nay là Cộng hòa Dim-ba-bu-ê) và Tây Nam Phi năm 1990 (nay là Cộng hòa Nam-mi-bi-a).

- Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ở Cộng hòa Nam Phi.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng ... hay, ngắn gọn

Biểu tình đòi xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc

=> Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa

Câu 1. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân cơ bản sụp đổ vào khoảng thời gian nào?

A. Giữa những năm 50 của thế kỉ XX

B. Giữa những năm 60 của thế kỉ XX

C. Giữa những năm 70 của thế kỉ XX

D. Giữa những năm 80 của thế kỉ XX

Đáp án: B

Giải thích: Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc địa chỉ còn 5,2 triệu km2 với 35 triệu dân, tập trung chủ yếu ở miền Nam Phi. (SGK SỬ 9/Tr.13)

Câu 2. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, những nước nào ở khu vực Đông Nam Á giành được độc lập sớm nhất?

A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.

B. Việt Nam, Myanma, Lào.

C. Inđônêxia, Lào, Thái Lan.

D. Philippin, Thái Lan, Singapo.

Đáp án: A

Giải thích: Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra sớm nhất ở 3 nước Indonexia, Việt Nam, Lào. Cuộc đấu tranh diễn ra mạnh mẽ, 3 nước lần lượt tuyên bố độc lập. Indonexia (17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945) và Lào (12/10/1945) . (SGK SỬ 9/Tr.13)

Câu 3. Năm 1960 ở châu Phi đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Tổ chức Liên minh châu Phi ra đời.

B. An-giê-ri giành được độc lập từ tay Pháp.

C. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.

D. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ở Nam Phi.

Đáp án: C

Giải thích: Năm 1960, 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập. Lịch sử thế giới đã ghi nhận đây là “Năm châu Phi”. (SGK SỬ 9/Tr.13)

Câu 4. Năm 1975, Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích giành lại nền độc lập từ tay của

A. phát xít Nhật.

B. phát xít Italia.

C. thực dân Tây Ban Nha.

D. thực dân Bồ Đào Nha.

Đáp án: D

Giải thích: Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích nhằm đánh đổ ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha (SGK SỬ 9/Tr.14). Năm 1975, Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích giành được độc lập.

Câu 5. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng của nó là

A. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

B. chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

C. chế độ phân biệt chủng tộc.

D. chế độ đẳng cấp Vác-na.

Đáp án: C

Giải thích: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng của nó là chế độ phân biệt chủng tộc, tập trung ở 3 nước miền Nam châu Phi là Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi. (SGK SỬ 9/Tr.14)

Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân - đế quốc đã sụp đổ đến tận gốc rễ?

A. Cách mạng Cuba giành thắng lợi.

B. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.

C. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ hoàn toàn.

D. Môdămbích và Ănggôla tuyên bố độc lập.

Đáp án: C

Giải thích: Năm 1993, Hiến pháp Nam Phi quy định chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ hoàn toàn. Hình thức tồn tại cuối cùng của chủ nghĩa thực dân - đế quốc bị xóa bỏ hoàn toàn. (SGK SỬ 9/Tr.14)

Câu 7. Tháng 9/1974 Bồ Đào Nha đã tuyên bố trao trả độc lập cho

A. Ghi-nê Bít-xao.

B. Mô-dăm-bích.

C. Việt Nam

D. Lào

Đáp án: A

Giải thích: Tháng 9/1974 Bồ Đào Nha đã tuyên bố trao trả độc lập cho Ghi nê - Bít - xao (SGK SỬ 9/Tr.14)

Câu 8. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, ở châu Phi, chế độ phân biệt chủng tộc tập trung ở các quốc gia nào?

A. Ăng - gô - la, Rô-đê-di-a, Cộng hòa Nam Phi

B. Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi, Cộng hòa Nam Phi

C. Tây Nam Phi, Cộng hòa Nam Phi, Mô - dăm - bích

D. Tây Nam Phi, Rô-đê-di-a, Mô - dăm - bích

Đáp án: B

Giải thích: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng của nó là chế độ phân biệt chủng tộc, tập trung ở 3 nước miền Nam châu Phi là Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi. (SGK SỬ 9/Tr.14)

Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân các nước Mỹ Latinh phải đối mặt với khó khăn nào?

A. Chế độ phân biệt chủng tộc.

B. Chủ nghĩa thực dân cũ.

C. Chế độ đẳng cấp vác-na.

D. Chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ.

Đáp án: D

Giải thích: Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thiết lập chế độ độc tài thân Mĩ ở Mĩ Latinh, nhằm thực hiện âm mưu biến Mĩ Latinh thành sân sâu của mình => nhân dân Mĩ Latinh tiếp tục phải đấu tranh chống lại sự bành trướng của Mĩ.

Câu 10. Quốc gia nào dưới đây được coi lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mêhicô.

B. Brazin.

C. Cuba.

D. Chilê.

Đáp án: C

Giải thích: Ngày 1/1/1959 cuộc cách mạng của nhân dân Cuba dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Cát-xtơ-rô thắng lợi. Chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ. (SGK SỬ 9/Tr.13)

Câu 11. Nhiệm vụ nào được đặt ra cho các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập?

A. xây dựng và phát triển đất nước.

B. Thực hiện liên kết khu vực.

C. Chống chế độ phân biệt chủng tộc.

D. Đấu tranh để xóa bỏ chế độ phân biệt đẳng cấp.

Đáp án: A

Giải thích: Sau khi giành được độc lập, lịch sử các dân tộc Á, Phi và Mĩ Latinh đã sang một chương mới với nhiệm vụ to lớn là củng cố nền độc lập, xây dựng và phát triển đất nước nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. (SGK SỬ 9/Tr.14)

Câu 12. Yếu tố nào quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.

B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.

C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.

D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Đáp án: B

Giải thích: Trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), mâu thuẫn xã hội ở các nước châu Á phát triển gay gắt, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc. Trong khi đó, các lực lượng dân tộc ở các nước này ngày càng trưởng thành. Đây là yếu tố quyết định nhất đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau năm 1945.

Câu 13. Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” vì

A. Ai Cập giành được độc lập

B. 17 nước Châu Phi giành độc lập

C. tất cả các nước Châu Phi giành độc lập

D. phong trào đấu tranh bắt đầu bùng nổ ở Châu Phi

Đáp án: B

Giải thích: Năm 1960, 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập. Lịch sử thế giới đã ghi nhận đây là “Năm châu Phi”. (SGK SỬ 9/Tr.13)

Câu 14. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh

A. Sự xác lập trật tự 2 cực I-an-ta

B. Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu.

C. Mĩ và Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh lạnh.

D. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây.

Đáp án: D

Giải thích: - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước tư bản phương Tây đều suy yếu do phải gánh chịu những hậu quả nặng nề (trừ Mĩ). Đây chính là điều kiện khách quan thuận lợi để phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và phát triển mạnh.

Câu 15. Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc với quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới 2 cực I-an-ta

B. thúc đẩy Mĩ phải chấm dứt chiến tranh lạnh với Liên Xô

C. góp phần hình thành các liên minh liên kết kinh tế

D. thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa

Đáp án: A

Giải thích: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ khiến cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị tan rã thành từng mảng, hàng trăm quốc gia độc lập ra đời, làm tăng sức mạnh của phe chủ nghĩa xã hội mở ra một bước “đột phá” góp phần làm “xói mòn” trật tự hai cực Ianta.

1 1,416 21/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: