Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 18 (mới 2024 + Bài tập): Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 Bài 18.

1 1,676 21/12/2023


Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

A. Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

1.1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930)

* Hoàn cảnh:

- Các phong trào đấu tranh trong nước như: phong trào công nhân, phong trào nông dân, phong trào bãi khó của học sinh, sinh viên diễn ra rầm rộ, tạo một làn sóng đấu tranh cách mạng khắp nơi.

- Ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau.

→ yêu cầu bức thiết là có 1 ĐCS thống nhất trong cả nước để lãnh đạo cách mạng VN.

-Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Đảng đã diễn ra tại Hương Cảng (Trung Quốc) (Từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930)

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời hay, ngắn gọn

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)

* Nội dung hội nghị:

- Hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng duy nhất lấy tên Đảng cộng sản VN.

- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt , Điều lệ tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo → Đây là những Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

* Ý nghĩa.

- Hội nghị có ý nghĩa như 1 đại hội thành lập Đảng.

1.2 Luận cương chính trị (10/1930)

- Tháng 10/1930 Ban Chấp hành Trung ương lâm thời họp hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (T.Quốc)

- Nội dung hội nghị:

+ Đổi tên Đảng CSVN thành Đảng cộng sản Đông Dương.

+ Cử Trần Phú làm Tổng bí thư.

+ Thông qua Luận cương chính trị của ĐCS Đông Dương do Trần Phú soạn thảo.

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời hay, ngắn gọn

Trần Phú (1930)

* Nội dung của luận cương chính trị.

-Tính chất: Cách mạng VN trải qua 2 giai đoạn: CM tư sản dân quyền và cách mạng XHCN.

- Đảng phải coi trọng việc vận động đa số quần chúng... phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa nhất là vô sản Pháp.

1.3. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.

- Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN

- Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng VN, khẳng định giai cấp CN đủ sức lãnh đạo cách mạng VN, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.

- Cách mạng VN trở thành 1 bộ phận của cách mạng thế giới.

-Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính chất tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam và dân tộc.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Câu 1. Lịch sử Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng từ ngày 6-1 đến 8-2 -1930?

A. Khởi nghĩa Yên Bái

B. Đại hội lần thứ nhất hội Việt Nam cách mạng thanh niên

C. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản

D. Hội nghị trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam

Đáp án: C

Giải thích: Từ ngày 6 - 1 đến ngày 8 - 2 - 1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì. . (SGK SỬ 9/Tr. 69)

Câu 2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?

A. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng

B. Đông Dương cộng sản Đảng, Việt Nam cộng sản Đảng

C. Đông Dương cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

D. Việt Nam cộng sản, Đảng Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

Đáp án: A

Giải thích: Tại Hội nghị hợp nhất Đảng năm 1930 có sự tham gia của hội viên tổ chức Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng. (SGK SỬ 9/Tr. 69)

Câu 3. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 diễn ra ở

A. Tân Trào (Tuyên Quang).

B. Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc).

C. Quảng Châu (Trung Quốc).

D. Ma cao (Trung Quốc).

Đáp án: B

Giải thích: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 diễn ra ở Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc).

Câu 4. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 quyết định thành lập một đảng duy nhất lấy tên là

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Đảng Lao động Việt Nam.

C. Đảng Dân chủ Việt Nam.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương.

Đáp án: A

Giải thích: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 quyết định thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 5. Ai là tác giả của Luận cương chính trị (10-1930) ncuar Đảng Cộng sản Đông Dương?

A. Nguyễn Ái Quốc

B. Nguyễn Văn Cừ

C. Trần Phú

D. Lê Hồng Phong

Đáp án: C

Giải thích: Tại hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo. (SGK SỬ 9/Tr. 70)

Câu 6. Tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam là

A. Việt Nam Quốc dân đảng.

B. Tân Việt Cách mạng đảng.

C. Việt Nam Quang phục hội.

D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Đáp án: D

Giải thích: Tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 7. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất (tháng 10/1930) đã cử ai làm Tổng bí thư?

A. Nguyễn Ái Quốc.

B. Trường Chinh.

C. Trần Phú.

D. Hà Huy Tập.

Đáp án: C

Giải thích: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất (tháng 10/1930) đã cử Trần Phú làm Tổng bí thư

Câu 8. Hội nghị thành lập Đảng sộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu?

A. Quảng Châu (Trung Quốc)

B. Hương Cảng (Trung Quốc)

C. Vân Nam (Trung Quốc)

D. Khâm Thiên (Hà Nội)

Đáp án: B

Giải thích: Từ ngày 6 - 1 đến ngày 8 - 2 - 1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì. . (SGK SỬ 9/Tr. 69)

THÔNG HIỂU

Câu 9. Những hạn chế trong hoạt động của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 là gì?

A. chưa thực hiện đoàn kết quốc tế

B. chưa tập hợp được khối liên minh công - nông

C. nội bộ chia rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng của quần chúng

D. làm cho phong trào cách mạng Việt Nam đi chệch hướng cách mạng vô sản

Đáp án: C

Giải thích: Sau khi ra đời, các tổ chức cộng sản đã nhanh chóng phát triển cơ sở trong nhiều địa phương và trực tiếp lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Tuy nhiên, các tổ chức đó đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, thậm chí công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng trong cả nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn. Đây là hạn chế lớn nhất trong hoạt động của các tổ chức cộng sản năm 1929. (SGK SỬ 9/Tr. 69)

Câu 10. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có tác động như thế nào đến việc giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng ở Việt Nam?

A. Mở đường cho việc giải quyết khủng hoảng đường lối ở Việt Nam

B. Xác định một con đường cứu nước mới cho dân tộc

C. Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam

D. Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Đáp án: C

Giải thích: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. (SGK SỬ 9/Tr. 70)

Câu 11. Sự kiện nào đánh dấu công nhân Việt Nam chuyển hoàn toàn từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?

A. Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son.

B. Sự thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

C. Sự ra đời các tổ chức cộng sản cuối năm 1929.

D. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930).

Đáp án: D

Giải thích: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930) đánh dấu công nhân Việt Nam chuyển hoàn toàn từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì từ đây giai cấp công nhân đã có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn. Công nhân Việt Nam đã giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình.

Câu 12. Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định

A. quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới.

B. nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.

C. vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản.

D. phương pháp, hình thức đấu tranh cách mạng.

Đáp án: B

Giải thích: Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng (không đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên vị trí hàng đầu).

Câu 13. Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930?

A. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất

B. Soạn thảo chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt để Hội nghị thông qua

C. Thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh.

D. Triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản

Đáp án: C

Giải thích:

- Trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3 - 2 - 1930) Nguyễn Ái Quốc đã có công lao to lớn trong việc triệu tập, chủ trì và thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, soạn thảo chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, được hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. (SGK SỬ 9/Tr. 70)

- Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh được thành lập vào năm 1941.

Câu 14. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm nhiều văn kiện, ngoại trừ

A. Chính cương vắn tắt.

B. Sách lược vắn tắt.

C. Bản án chế độ thực dân Pháp.

D. Điều lệ tóm tắt.

Đáp án: C

Giải thích: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm nhiều văn kiện, ngoại trừ Bản án chế độ thực dân Pháp.

Câu 15. Đảng Cộng sản ra đời do tác động của nhiều yếu tố, yếu tố nào sau đây không đúng?

A. Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam

B. Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng

C. Sự phổ biến chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam

D. Sự phát triển tự giác phong trào công nhân Việt Nam

Đáp án: B

Giải thích: Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng minh chứng cho sự thất bại của cuộc đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản, không phải là một nhân tố/ yếu tố đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

1 1,676 21/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: