Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 19 (mới 2024 + Bài tập): Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 9 Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 Bài 19.

1 2,216 21/12/2023


Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

A. Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

1.1. Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)

- Cuộc khủng hoảng thế giới (1929-1933) tác động một cách tiêu cực đến Việt Nam.

+ Kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam vốn phụ thuộc vào Pháp nay càng suy sụp hơn nữa: nông nghiệp và công nghiệp sa sút nghiêm trọng, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, đắt đỏ.

+ Xã hội: Pháp tăng cường bóc lột Việt Nam, gia sức đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân do vậy tinh thần cách mạng của nhân dân ta càng lên cao.

1.2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh

* Phong trào quy mô toàn quốc

-Phong trào đấu tranh của quần chúng bùng lên mạnh mẽ từ năm 1929 trên cả 3 miền Bắc-Trung-Nam. Tiêu biểu là:

+Các cuộc đấu tranh của công nhân: cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy cưa Bến Thủy (Vinh),…

+ Các cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra ở Thái Bình, Hà Nam, Nghê Tĩnh, … đòi giảm sưu thuế, chia lại ruộng đất,…

-Kỷ niện Quốc tế lao động, phong trào lan rộng ra khắp toàn quốc, xuất hiện truyền đơn, cờ Đảng.

-Hình thức: mít ting, biểu tình tuần hành ở các thành phố lớn…

* Đỉnh cao Xô viết Nghệ- Tĩnh

- Diễn biến:

+Tháng 9/1930 phong trào đấu tranh quyết liệt, đấu tranh với mục đích chính trị kết hợp với kinh tế.

+Hình thức: Tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công vào cơ quan chính quyền địa phương.

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 hay, ngắn gọn

Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh(1930-1931)

- Kết quả:

+ Chính quyền địch ở một số huyện xã bị tê liệt, tan rã

+ Chính quyền Xô viết ra đời ở một số huyện. Đây là lần đầu tiên nhân dân được nắm chính quyền ở một số huyện xa thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

-Từ giữa năm 1931 phong trào lắng xuống do sự đàn áp khủng khiếp của thực dân Pháp.

-Ý nghĩa:

+ Phong trào chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường , oanh liệt và khả năng cách mạng to lớn của quần chúng.

+ Là lần tập dượt đầu tiên cho Cách mạng Tháng Tám sau này.Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 hay, ngắn gọn

Tập thể họa sĩ sáng tác: Nguyễn Đức Nùng, Trần Đình Thọ, Nguyễn Sỹ Ngọc, Nguyễn Văn Tỵ, Huỳnh Văn Thuận, Phạm Văn Đôn – Xô Viết Nghệ Tĩnh. 1957. Sơn mài

1.3. Lực lượng cách mạng được phục hồi

- Từ cuối năm 1931, phong trào cách mạng bị đàn áp, khủng bố. Nhưng trong các nhà tù, các Đảng viên và những người yêu nước vẫn hoạt động, tìm cách liên lạc với các cơ sở Đảng bên ngoài.

- Cuối năm 1934 đầu 1935, hệ thống tổ chức Đảng được khôi phục, các phong trào dần được phục hồi.

- Đại hội Đảng lần thứ nhất (3/1935) họp ở Ma Cao (Trung Quốc) chuẩn bị cho một cao trào mới.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

Câu 1. Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, thực dân Pháp đã thực hiện biện pháp gì?

A. Tăng cường bóc lột nhân dân lao động Pháp

B. Tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương

C. Trút gánh nặng sang các nước thuộc địa

D. Tăng cường bóc lột nhân dân lao động ở Pháp và các nước thuộc địa

Đáp án: D

Giải thích: Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, thực dân Pháp đã đẩy mạnh bóc lột nhân dân lao động trong nước, đồng thời thực hiện chính sách trút gánh nặng khủng hoảng sang các nước thuộc địa. (SGK SỬ 9/Tr.72)

Câu 2. Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1929-1933 là gì?

A. Khủng hoảng trầm trọng

B. Phát triển mạnh mẽ

C. Phát triển chậm

D. Phát triển xen lẫn khủng hoảng

Đáp án: A

Giải thích: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 từ các nước tư bản đã lan sàn các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt Nam. Từ năm 1930 nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng. (SGK SỬ 9/Tr.72)

Câu 3. Phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển lên đến đỉnh cao ở địa phương nào?

A. Hà Nội

B. Nam Định

C. Nghệ An. Hà Tĩnh

D. Sài Gòn

Đáp án: C

Giải thích: Phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển lên đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh. (SGK SỬ 9/Tr.73)

Câu 4. Giai cấp, tầng lớp nào giữ vai trò động lực của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?

A. Công nhân và trí thức.

B. Công nhân và tiểu tư sản.

C. Công nhân, nông dân và trí thức.

D. Công nhân và nông dân.

Đáp án: D

Giải thích: Công nhân và nông dân giữ vai trò động lực của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam

Câu 5. Mục tiêu đấu tranh của phong trào 1930 -1931 là gì?

A. chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày

B. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh

C. chống đế quốc, chống phong kiến giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày

D. đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào những khẩu hiệu đấu tranh của nhân dân trong phong trào này như: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”, ‘Đả đảo phong kiến”, “Ruộng đất về tay dân cày” có thể thấy mục tiêu đấu tranh của phong trào này là chống đế quốc và chống phong kiến để giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày. (SGK SỬ 9/Tr.74)

Câu 6. Ngày 12/9/1930 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập

B. Nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) nổi dậy đấu tranh

C. Việt Nam Quốc dân đảng phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái

D. Cuộc bãi công của hơn 1000 công nhân xưởng đóng tàu Ba Son

Đáp án: B

Giải thích: Pháp cho máy bay ném bom tàn sát đẫm máu cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) ngày 12/9/1930. (SGK SỬ 9/Tr.75)

Câu 7. Cuối năm 1931, tình hình cách mạng Việt Nam như thế nào?

A. vô cùng khó khăn

B. phát triển vượt bậc

C. lệ thuộc vào Pháp, Nhật

D. được Liên Xô giúp đỡ

Đáp án: A

Giải thích: Cuối năm 1931, cách mạng Việt Nam bước vào thời kì vô cùng khó khăn. (SGK SỬ 9/Tr.75)

Câu 8. Phong trào cách mạng Việt Nam dần dần được phục hồi vào khoảng những năm?

A. Cuối năm 1933 đầu năm 1934

B. Cuối năm 1934 đầu năm 1935

C. Cuối năm 1935 đầu năm 1936

D. Cuối năm 1936 đầu năm 1937

Đáp án: B

Giải thích: Cuối năm 1934 đầu năm 1935, hệ thống tổ chức Đảng trong nước nói chung được phục hổi, phong trào cách mạng Việt Nam dần dần được phục hồi. (SGK SỬ 9/Tr.75)

THÔNG HIỂU

Câu 9. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam những năm 1929 – 1933 là mâu thuẫn giữa

A. địa chủ phong kiến với tư sản.

B. nông dân với địa chủ phong kiến.

C. giai cấp vô sản với tư sản.

D. dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.

Đáp án: D

Giải thích: Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam những năm 1929 – 1933 là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.

Câu 10. Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã không thực hiện chính sách nào dưới đây trong thời gian tồn tại?

A. Quần chúng được tự do tham gia các đoàn thể, tự do hội họp

B. Chia lại ruộng công, xóa nợ cho người nghèo

C. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân

D. Tiến hành bầu cử chính quyền các cấp

Đáp án: D

Giải thích:

Trong thời gian tồn tại, chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thi hành nhiều chính sách để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, điều hành mọi mặt đời sống xã hội.

+ Về chính trị: quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.

+ Về kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.

+ Về văn hóa- xã hội: chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc…bị xóa bỏ; thành lập các đội tự vệ vũ trang…(SGK SỬ 9/Tr.75)

Câu 11. Căn cứ vào đâu để khẳng định Xô Viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?

A. Thời gian tồn tại của chính quyền Xô Việt Nghệ- Tĩnh

B. Tổ chức bộ máy chính quyền

C. Các chính sách của chính quyền Xô Viết

D. Quy mô của chính quyền Xô Viết

Đáp án: C

Giải thích: Những chính sách mà chính quyền Xô Viết Nghệ- Tĩnh thực hiện trong suốt thời gian tồn tại (bãi bỏ các thứ thuế vô lý, chia lại ruộng đất công cho nông dân, thực hiện rộng rãi các quyền tự do dân chủ, xây dựng nền văn hóa mới…) đã chứng tỏ rằng Xô Viết Nghệ- Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu khiến cho phong trào cách mạng 1930 - 1931 bị dập tắt là gì?

A. Đảng cần có thêm thời gian để điều chỉnh đường lối

B. Mục tiêu đấu tranh đã đạt được

C. Hoạt động khủng bố, đàn áp khốc liệt của thực dân Pháp

D. Phong trào quần chúng bị chia rẽ

Đáp án: C

Giải thích: Hoảng sợ trước phong trào quần chúng lên cao, thực dân Pháp đã tiến hành khủng bố, đàn áp khốc liệt: cho quân đốt phá, triệt hạ làng mạc, sử dụng thủ đoạn chia rẽ mua chuộc, bắt giam, tử hình hàng vạn cán bộ đảng viên, chiến sĩ yêu nước. (SGK SỬ 9/Tr.75)

Câu 13. Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là

A. chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.

B. tạo tiền đề trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

C. hình thành khối liên minh công nông binh cho cách mạng Việt Nam.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam được công nhận là một phân bố độc lập.

Đáp án: A

Giải thích: Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.

Câu 14. Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh?

A. Nghệ- Tĩnh có số lượng công nhân đông, dễ dàng đoàn kết công- nông đấu tranh

B. Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng cộng sản Đông Dương.

C. Pháp không bố trí lực lượng quân đồn trú tại Nghệ - Tĩnh

D. Truyền thống đấu tranh của khu vực Nghệ- Tĩnh

Đáp án: C

Giải thích: Bên cạnh những nguyên nhân chung còn có những nguyên nhân riêng thúc đẩy phong trào cách mạng 1930-1931 lại phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh như: đây là khu vực có truyền thống đấu tranh từ xưa, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khiến cho đời sống người dân ở đây vô cùng cực khổ nên tinh thần đấu tranh của họ rất triệt để, do sự quan tâm chỉ đạo của Đảng. Đảng đã cử đồng chí Nguyễn Phong Sắc trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ở đây.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các chính sách của chính quyền Xô Việt thực hiệ trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục?

A. Khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ

B. Giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng

C. Tuyên truyền văn minh Phương Tây

D. Bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan

Đáp án: C

Giải thích: Về văn hóa- xã hội: chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc…bị xóa bỏ; thành lập các đội tự vệ vũ trang…(SGK SỬ 9/Tr.75)

1 2,216 21/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: