Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 33 (mới 2024 + Bài tập): Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 9 Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 Bài 33.

1 554 lượt xem


Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)

A. Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)

I. ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG

a. Hoàn cảnh lịch sử:

- Trong nước: Đạt nhiều thành tựu, tiến bộ đáng kể trên các lĩnh vực, song cũng gặp không ít khó khăn và yếu kém, đưa đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng.

- Thế giới:

+ Tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, những thay đổi của tình hình thế giới và trong quan hệ giữa các nước.

+ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng hoảng.

=> Đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tiến hành đổi mới.

b. Đường lối đổi mới của Đảng

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000) hay, ngắn gọn

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986)

- Đường lối đổi mới của Đảng đề ra đầu tiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) và được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991), lần thứ VIII (6/1996), lần thứ IX (4/2001).

- Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

- Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, gắn với đổi mới chính trị, trọng tâm là đổi mới kinh tế.

II. VIỆT NAM TRONG 15 NĂM THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI (1986 – 2000)

a. Thành tựu:

- Đường lối đổi mới được sự hưởng ứng rộng rãi, nhanh chóng đi vào cuộc sống và đạt nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực.

- Kế hoạch 5 năm (1986 – 1990):

+ Tập chung thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

+ Kết quả: Đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, hàng hóa dồi dào, kinh tế đối ngoại phát triển, hàng xuất khẩu tăng 3 lần.

- Kế hoạch 5 năm (1991 – 1995):

+ Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm 8,2%, lạm phát được đẩy lùi.

+ Kinh tế đối ngoại phát triển, thị trường xuất nhập khẩu mở rộng, vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

+ Hoạt động khoa học và công nghệ gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thích nghi với cơ chế thị trường.

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000) hay, ngắn gọn

Công trình thủy điện Y-a-ly

- Kế hoạch 5 năm (1996 – 2000):

+ Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm 7%.

+ Nông nghiệp phát triển, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữa vững ổn định kinh tế, xã hội.

+ Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển.

+ Khoa học và công nghệ chuyển biến tích cực, giáo dục đào tạo phát triển.

+ Tình hình chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng , an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại không ngừng mở rộng.

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000) hay, ngắn gọn

Lễ kết nạp Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN (7 – 1995)

b. Ý nghĩa của những thành tựu:

- Tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổ bộ mặt đất nước và cuộc sống của nhân dân.

- Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

c. Những khó khăn, yếu kém:

- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.

- Một số vấn đề văn hóa, xã hội còn bức xúc và gay gắt, chậm được giải quyết.

- Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)

Câu 1. Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam trước khi tiến hành công cuộc đổi mới (từ năm 1986) là gì?

A. Khủng hoảng trầm trọng

B. Phát triển nhanh

C. Phát triển không ổn định

D. Chậm phát triển

Đáp án: A

Giải thích: Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt nhiều thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước kết là về kinh tế – xã hội. Tình hình này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải tiến hành đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. (SGK SỬ 9/Tr.174)

Câu 2. Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra tại đại hội nào?

A. Đại hội V

B. Đại hội VI

C. Đại hội VII

D. Đại hội VIII

Đáp án: B

Giải thích: Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12-1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6-1991), Đại hội VIII (6-1996) và Đại hội IX (4-2001). (SGK SỬ 9/Tr.175)

Câu 3. Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) là gì?

A. Chính trị

B. Kinh tế

C. Văn hoá

D. Xã hội

Đáp án: B

Giải thích: Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng và văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế. (SGK SỬ 9/Tr.175)

Câu 4. Mục tiêu nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 1986 – 1990 là gì?

A. tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu

B. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu

C. Sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu

D. Thực hiện bằng được ba chương trình kinh tế lớn.

Đáp án: D

Giải thích: Trong kế hoạch 5 năm 1986 – 1990 cả nước tập trung sức người sức của nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình kinh tế lớn: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. (SGK SỬ 9/Tr.175)

Câu 5. Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986) Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương hình thành cơ chế kinh tế nào?

A. Thị trường

B. Tập trung

C. Bao cấp

D. Kế hoạch hóa

Đáp án: A

Giải thích: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986) Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương hình thành cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. (SGK SỬ 9/Tr.175)

Câu 6. Nhân vật lịch sử nào là người có công khởi xướng, mở đầu cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986?

A. Lê Duẩn

B. Trường Chinh

C. Nguyễn Văn Linh

D. Đỗ Mười

Đáp án: C

Giải thích: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (1986-1991) là người có công khởi xướng, mở đầu cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Năm 1987 ông đã phát biểu và viết nhiều bài quan trọng làm sáng tỏ quan điểm đổi mới, đặc biệt là những vấn đề ông nêu ra dưới tiêu đề “Những việc cần làm ngay” mang bút danh N.V.L đã tạo luồng sinh khí mới trong xã hội: Dân chủ, công khai, nói thẳng, nói thật có tác dụng thúc đẩy các cấp, các ngành, các tổ chức giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong thực tế cuộc sống hàng ngày, đấu tranh chống tiêu cực tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nếp nghĩ, cánh làm của mỗi người.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng mục tiêu của Đảng cộng Sản Việt Nam đề ra trong kế hoạch 5 năm 1996 – 2000?

A. Tăng trưởng kinh tế nhanh.

B. Bảo đảm an ninh quốc phòng.

C. Cải thiện đời sống nhân dân.

D. Tăng trưởng kinh tế chậm nhưng chắc.

Đáp án: A

Giải thích: Trong kế hoạch 5 năm (1996 – 2000) mục tiêu đề ra là tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi bới giải qyết những vấn đề bức xúc xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân. (SGK SỬ 9/Tr.177)

Câu 8. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) được diễn ra tại đâu?

A. Sài Gòn - Gia Định

B. Đà Nẵng

C. Hà Nội

D. Hải Phòng

Đáp án: C

Giải thích: Đường lỗi đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) họp tại Hà Nội. (SGK SỬ 9/Tr.177)

THÔNG HIỂU

Câu 9. Quan điểm đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12/1986) không có nội dung nào dưới đây?

A. Lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm.

B. Đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những biện pháp phù hợp.

C. Không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

D. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.

Đáp án: A

Giải thích: Quan điểm đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12/1986) lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.

Câu 10. Những thành tựu Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 1986 - 1990 chứng tỏ điều gì?

A. Đường lối đổi mới là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp.

B. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.

C. Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế.

D. Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn, cần phải có những bước đi phù hợp.

Đáp án: A

Giải thích: Những thành tựu Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 1986 - 1990 chứng tỏ: đường lối đổi mới là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp.

Câu 11. Đâu không phải là nội dung của Ba chương trình kinh tế được thực hiện trong kế hoạch 5 năm 1986-1990?

A. Lương thực- thực phẩm.

B. Hàng nhập khẩu.

C. Hàng tiêu dùng.

D. Hàng xuất khẩu.

Đáp án: B

Giải thích: Trong kế hoạch 5 năm 1986-1990, cả nước tập trung sức người, sức của nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của Ba chương trình kinh tế lớn là lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. (SGK SỬ 9/Tr.175)

Câu 12. Đâu không phải là những khó khăn và tồn tại của Việt Nam sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000)?

A. Kinh tế phát triển chưa bền vững

B. Một số vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết

C. Tình trạng quan liêu, tham nhũng

D. Đất nước vẫn trong tình trạng khủng hoảng.

Đáp án: D

Giải thích: Bên cạnh những thành tựu và tiến bộ, sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam còn gặp phải nhiều khó khăn, tồn tại như: kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, một số vấn đề văn hóa, xã hội còn bức xúc và gay gắt, chậm được giải quyết, tình trạng tham những, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ Đảng viên rất nghiêm trọng. (SGK SỬ 9/Tr.178)

Câu 13. Thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp khi tiến hành công cuộc đổi mới là gì?

A. Tự túc được một phần lương thực

B. Trở thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới

C. Trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất Đông Nam Á

D. Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu

Đáp án: B

Giải thích: Thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp khi tiến hành công cuộc đổi mới là ta đã đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cho người dân, trở thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới với các mặt hàng chủ lực như lúa gạo, cà phê, điều, hồ tiêu,…

Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội ở Việt Nam trong những năm 1976-1985 là gì?

A. Do tác động của cuộc cải cách giá lương tiền

B. Do ta mắc phải những sai lầm trong chủ trương, chính sách lớn

C. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

D. Do chính sách bao vây, cấm vận của Mĩ

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội ở Việt Nam trong những năm 1976-1985 là do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.

Câu 15. Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay là

A. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

C. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

D. không ngừng củng cố tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

Đáp án: A

Giải thích: Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

1 554 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: