Lý thuyết Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn (mới 2024 + Bài Tập) - Hóa học 9

Tóm tắt lý thuyết Hóa 9 Bài 32: Luyện tập chương 3: Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 9 Bài 32.

1 3110 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Hóa 9 Bài 32: Luyện tập chương 3: phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn

Bài giảng Hóa 9 Bài 32: Luyện tập chương 3: phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn

Kiến thức cần nắm vững

1. Tính chất hóa học của phi kim

Lý thuyết Hóa 9 Bài 32: Luyện tập chương 3: phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Phương trình hóa học minh họa cho sơ đồ, ứng với phi kim là lưu huỳnh:

(1) S + H2 to H2S

(2) S + Fe to FeS

(3) S + O2 to SO2

2. Tính chất hóa học của 1 số phi kim cụ thể

a. Tính chất hóa học của clo

Lý thuyết Hóa 9 Bài 32: Luyện tập chương 3: phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Các phương trình hóa học minh họa cho sơ đồ:

(1) Cl2 + H2 to 2HCl

(2) 3Cl2 + 2Fe to 2FeCl3

(3) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

(4) Cl2 + H2O HCl + HClO

b. Tính chất hóa học các hợp chất của cacbon

Lý thuyết Hóa 9 Bài 32: Luyện tập chương 3: phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Phương trình hóa học minh họa cho sơ đồ:

(1) C + CO2 to 2CO

(2) C + O2 to CO2

(3) CO + CuO to Cu + CO2

(4) CO2 + C to 2CO

(5) CaO + CO2 to CaCO3

(6) CO2 + 2NaOH (dư) → Na2CO3 + H2O

CO2 dư + NaOH → NaHCO3

(7) CaCO3 to CaO + CO2

(8) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

3. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

a. Cấu tạo của bảng tuần hoàn

- Ô nguyên tố

- Chu kỳ

- Nhóm

b. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Trong một chu kỳ, khi đi từ đầu đến cuối chu kỳ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

+) Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 electron.

+) Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.

- Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

+) Số lớp electron của nguyên tử tăng dần.

+) Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.

c. Ý nghĩa bảng tuần hoàn

Biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và ngược lại.

Lý thuyết Hóa 9 Bài 32: Luyện tập chương 3: phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 32: Luyện tập chương 3: Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Câu 1: Cho 0,4 gam khí hidro tác dụng vừa đủ với khí clo, sau phản ứng thu được m gam HCl. Giá trị của m là

A. 10,9 gam

B. 12,8 gam

C. 13,5 gam

D. 14,6 gam

Câu 2: Để phân biệt CO2 và SO2 người ta dùng dịch nào sau đây?

A. Nước brom

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch NaOH

D. Dung dịch Ca(OH)2

Câu 3: Chất nào sau đây là muối cacbonat trung hòa?

A. NaHCO3

B. Ca(HCO3)2

C. Ba(HCO3)2

D. CaCO3

Câu 4: Đốt cháy 24,8 gam photpho bình chứa khí oxi, thu được m gam điphotpho pentaoxit. Giá trị của m là

A. 56,8 gam

B. 57,2 gam

C. 54,4 gam

D. 55,4 gam

Câu 5: Phương trình phản ứng nào sau đây đúng?

A. K2CO3 + Ca(OH)2 → 2KOH + CaCO3

B. K2CO3 + Ca(OH)2 → 2K2O + CaCO3

C. K2CO3 + Ca(OH)2 → 2KOH + CaO +CO2

D. K2CO3 + Ca(OH)2 → 2K2O + CaCO3 +H2O

Câu 6: Cho 34,8 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, nóng, dư. Thể tích khí ở đktc thu được là

A. 6,56 lít

B. 4,48 lít

C. 8,96 lít

D. 17,92 lít

Câu 7: Để có thể khắc chữ và hình trên thuỷ tinh người ta dùng dung dịch nào dưới đây?

A. Dung dịch HF

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch HBr

D. Dung dịch HI

Câu 8: Công đoạn chính để sản xuất thủy tinh theo thứ tự lần lượt là

A. Trộn, nung, làm nguội, ép, thổi

B. Trộn, ép, thổi, làm nguội, nung

C. Trộn, thổi, làm nguội, nung, ép

D. Nung, thổi, trộn, làm nguội, ép

Câu 9: Cho 16,8 gam NaHCO3 vào lượng dư dung dịch HCl, sau phản ứng thu được V lít khí CO2 ở đktc. Giá trị của V là

A. 2,24 lít

B. 3,36 lít

C. 4,48 lít

D. 5,60 lít

Câu 10: Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần

A. K, Na, Li, Rb

B. Li, K, Rb, Na

C. Na, Li, Rb, K

D. Li, Na, K, Rb

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Lý thuyết Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

Lý thuyết Bài 36: Metan

Lý thuyết Bài 37: Etilen

Lý thuyết Bài 38: Axetilen

1 3110 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: