Lý thuyết Tính chất của phi kim (mới 2024 + Bài Tập) - Hóa học 9

Tóm tắt lý thuyết Hóa 9 Bài 25: Tính chất của phi kim ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 9 Bài 25.

1 5288 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Hóa 9 Bài 25: Tính chất của phi kim

Bài giảng Hóa 9 Bài 25: Tính chất của phi kim

I. Phi kim có những tính chất vật lí nào?

- Ở điều kiện thường: Phi kim có thể tồn tại ở trạng thái rắn như lưu huỳnh, cacbon, photpho …; trạng thái lỏng như: brom …; trạng thái khí như: oxi, nitơ, hiđro ….

- Phần lớn phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp.

- Một số phi kim độc như clo, brom, iot.

II. Phi kim có những tính chất hóa học nào?

1. Tác dụng với kim loại

- Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit

Ví dụ:

2Cu + O2 t0 2CuO

3Fe + 2O2 t0 Fe3O4

Lý thuyết Hóa 9 Bài 25: Tính chất của phi kim | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 1: Dây sắt cháy trong bình chứa khí oxi

- Các phi kim khác tác dụng với kim loại tạo thành muối

Ví dụ:

2Na + Cl2 t0 2NaCl

Fe + S t0 FeS

Lý thuyết Hóa 9 Bài 25: Tính chất của phi kim | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 2: Na cháy trong khí clo.

2. Tác dụng với hiđro

- Oxi tác dụng với hiđro tạo thành hơi nước

Phương trình hóa học:

2H2 (k) + O2 (k) t0 2H2O (h)

- Các phi kim khác (như C; S; Cl2; Br2…) tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí

Ví dụ:

H2 (k) + Cl2 (k) as 2HCl (k) (khí hiđro clorua)

Khí hiđro clorua tan trong nước tạo thành axit clohiđric và làm quỳ tím hóa đỏ.

Lý thuyết Hóa 9 Bài 25: Tính chất của phi kim | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 3: Khí hiđro tác dụng với khí clo.

3. Tác dụng với oxi

Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit

Ví dụ:

S (r) + O2 (k) t0 SO2 (k)

4P (r) + 5O2 (k) t0 2P2O5 (r)

Lý thuyết Hóa 9 Bài 25: Tính chất của phi kim | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 4: Photpho cháy trong oxi

4. Mức độ hoạt động của phi kim

Mức độ hoạt động mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năngmức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.

Các phi kim như flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động hóa học mạnh, trong đó flo là phi kim mạnh nhất. Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn.

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 25: Tính chất của phi kim

Câu 1: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái

A. Rắn

B. Lỏng

C. Khí

D. Cả A, B, C

Câu 2: Tính chất vật lý của phi kim

A. Dẫn nhiệt tốt

B. Dẫn điện tốt

C. Dẫn điện, dẫn nhiệt kém

D. Chỉ tồn tại ở trạng thái rắn

Câu 3: Đốt cháy 6,2 gam photpho bình chứa khí oxi, thu được m gam điphotpho pentaoxit. Giá trị của m là

A. 11,8 gam

B. 12,6 gam

C. 13,4 gam

D. 14,2 gam

Câu 4: Dãy gồm các nguyên tố phi kim là

A. C, Mg, P, Ca

B. S, Fe, Na, N

C. P, C, S, Si

D. Cu, Fe, Cl, I

Câu 5: Phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit là

A. P

B. Cl2

C. Br2

D. I2

Câu 6: Cho 4,6 gam natri tác dụng hết với V lít khí oxi ở đktc, sau phản ứng thu được natri oxit. Giá trị của V là

A. 1,12 lít

B. 2,24 lít

C. 3,36 lít

D. 4,48 lít

Câu 7: Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với

A. Kim loại và hiđro

B. Oxi và kim loại

C. Hiđro và oxi

D. Oxi.

Câu 8: Hai phi kim tác dụng với nhau tạo sản phẩm không làm đổi màu giấy quỳ ẩm là

A. Hiđro và clo

B. Photpho và oxi

C. Lưu huỳnh và oxi

D. Hiđro và oxi

Câu 9: Cho 19,5 gam kim loại M hóa trị II tác dụng với khí clo dư thì thu được 40,8 gam muối. Kim loại M là

A. Zn

B. Fe

C. Mg

D. Cu

Câu 10: Ở điều kiện thường, phi kim nào sau đây tồn tại ở thể khí?

A. Lưu huỳnh

B. Clo

C. Cacbon

D. Photpho

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 26: Clo

Lý thuyết Bài 27: Cacbon

Lý thuyết Bài 28: Các oxit của cacbon

Lý thuyết Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat

Lý thuyết Bài 30: Silic. Công nghiệp silicat

1 5288 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: