Lý thuyết Sắt (mới 2024 + Bài Tập) - Hóa học 9

Tóm tắt lý thuyết Hóa 9 Bài 19: Sắt ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 9 Bài 19.

1 3678 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Hóa 9 Bài 19: Sắt

Bài giảng Hóa 9 Bài 19: Sắt

I. Tính chất vật lí

Sắt là kim loại màu trắng xám, khi ở dạng bột có màu đen.

Sắt có tính nhiễm từ (bị nam châm hút và sắt cũng có thể nhiễm từ trở thành nam châm). Khối lượng riêng D = 7,86g/cm3, nóng chảy ở 1539°C.

Sắt dẻo nên dễ rèn.

Lý thuyết Hóa 9 Bài 19: Sắt | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 1: Kim loại sắt

II. Tính chất hóa học

Sắt có những tính chất hóa học của kim loại

1. Tác dụng với nhiều phi kim

Sắt tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với nhiều phi kim tạo thành muối.

Ví dụ:

3Fe + 2O2 to Fe3O4 (oxit sắt từ, sắt có hóa trị II và III)

2Fe + 3Cl2 to 2FeCl3 (sắt(III) clorua)

Fe + S to FeS (sắt(II) sunfua)

Lý thuyết Hóa 9 Bài 19: Sắt | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 2: Sắt cháy trong khí clo

2. Tác dụng với dung dịch axit

- Sắt tác dụng với dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng tạo thành muối sắt (II)giải phóng H2.

- Phương trình hóa học:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Lý thuyết Hóa 9 Bài 19: Sắt | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 3: Axit sunfuric loãng tác dụng với sắt

Chú ý:

- Sắt không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.

- Khi sắt phản ứng với HNO3 loãng, H2SO4 đặc, nóng sản phẩm thu được chứa muối sắt(III) và không giải phóng H2.

Ví dụ:

2Fe + 6H2SO4 (đặc) to Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Fe + 4HNO3 (đặc) to Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

3. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn

- Sắt tác dụng được với dung dịch muối của các kim loại kém hoạt động hơn tạo thành dung dịch muối sắt và giải phóng kim loại trong muối.

Ví dụ:

Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Lý thuyết Hóa 9 Bài 19: Sắt | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 4: Đinh sắt tác dụng với dung dịch CuSO4

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 19: Sắt

Câu 1: Sắt không phản ứng với

A. Dung dịch HCl.

B. Dung dịch H2SO4.

C. H2SO4 đặc, nóng.

D. H2SO4 đặc, nguội.

Câu 2: Kim loại sắt không tác dụng với dung dịch nào dưới đây?

A. H2SO4 đặc nóng, dư.

B. ZnSO4.

C. CuSO4.

D. HNO3 loãng, dư.

Câu 3: Sắt có

A. Màu trắng bạc, nhẹ, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt kém.

B. Màu trắng bạc, nặng, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

C. Màu trắng xám, nặng, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

D. Màu trắng xám, nhẹ, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

Câu 4: Để chuyển FeCl3 thành Fe(OH)3, người ta dùng dung dịch

A. HCl.

B. NaOH.

C. H2SO4.

D. AgNO3.

Câu 5: Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat.

Hiện tượng xảy ra là:

A. Không có hiện tượng gì cả.

B. Bạc được giải phóng, nhưng sắt không biến đổi.

C. Không có chất nào sinh ra, chỉ có sắt bị hoà tan.

D. Sắt bị hoà tan một phần, bạc được giải phóng.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được m gam muối clorua. Giá trị của m là

A. 3,25.

B. 2,80.

C. 5,08.

D. 6,5.

Câu 7: Hoà tan 16,8 gam kim loại vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Biết trong muối thu được sau phản ứng kim loại có hóa trị II. Kim loại đem hoà tan là

A. Mg.

B. Zn.

C. Al.

D. Fe.

Câu 8: Một tấn quặng manhetit chứa 81,2% Fe3O4. Khối lượng Fe có trong quặng là

A. 858 kg.

B. 885 kg.

C. 588 kg.

D. 688 kg.

Câu 9: Clo hoá 33,6 gam một kim loại A ở nhiệt độ cao thu được 97,5 gam muối ACl3. A là kim loại

A. Al.

B. Fe.

C. Cr.

D. Cu.

Câu 10: Khi cho sắt phản ứng với HNO3 phản ứng nào sau đây biểu diễn đúng?

A. Fe + 4HNO3Fe(NO3)3 + NO + 2H2O.

B. Fe + 6HNO3Fe(NO3)3 + 3NO + 3H2O.

C. Fe + 4HNO3Fe(NO3)3 + 2NO + 2H2O.

D. Fe + 8HNO3Fe(NO3)3 + 5NO + 4H2O.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 20: Hợp kim sắt: gang, thép

Lý thuyết Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Lý thuyết Bài 22: Luyện tập chương 2: Kim loại

Lý thuyết Bài 24: Ôn tập học kỳ 1

Lý thuyết Bài 25: Tính chất của phi kim

1 3678 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: