Lý thuyết Ôn tập học kỳ 1 (mới 2024 + Bài Tập) - Hóa học 9

Tóm tắt lý thuyết Hóa 9 Bài 24: Ôn tập học kỳ 1 ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 9 Bài 24.

1 2,683 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 9 Bài 24: Ôn tập học kỳ 1

Bài giảng Hóa 9 Bài 24: Ôn tập học kỳ 1

I. Sự chuyển đổi kim loại thành các loại hợp chất vô cơ

1) Kim loại → muối

Ví dụ: Mg → MgCl2

Phương trình hóa học:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

2. Kim loại → bazơ → muối (1) → muối (2)

Ví dụ: K → KOH → KCl → KNO3

Phương trình hóa học:

2K + 2H2O → 2KOH + H2

KOH + HCl → KCl + H2O

KCl + AgNO3 → AgCl ↓ + KNO3

3. Kim loại → oxit bazơ → bazơ → muối (1) → muối (2)

Ví dụ: Ba → BaO → Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 → BaSO4

Phương trình hóa học:

2Ba + O2 t0 2BaO

BaO + H2O → Ba(OH)2

Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O

Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HNO3

4. Kim loại → oxit bazơ → muối (1) → bazơ → muối (2) → muối (3)

Ví dụ: Cu → CuO → CuCl2 → Cu(OH)2 → CuSO4 → Cu(NO3)2

Phương trình hóa học:

2Cu + O2 t0 2CuO

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl

Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

CuSO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4 ↓ + Cu(NO3)2

II. Sự chuyển đổi các loại hợp chất vô cơ thành kim loại

1) Muối → kim loại

Ví dụ: Cu(NO3)2 → Cu

Phương trình hóa học:

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

2) Muối → bazơ → oxit bazơ → kim loại

Ví dụ: FeCl3 → Fe(OH)3 →Fe2O3 →Fe

Phương trình hóa học:

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl

2Fe(OH)3 t0 Fe2O3 + 3H2O

Fe2O3 + 3CO t02Fe + 3CO2

3) Bazơ → muối → kim loại

Ví dụ: Cu(OH)2 → CuSO4 →CuO

Phương trình hóa học:

Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

Fe + CuSO4 → FeSO4+ Cu

4) Oxit bazơ → kim loại

Ví dụ: CuO → Cu

Phương trình hóa học:

CuO + CO t0 Cu + CO2

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 24: Ôn tập học kì 1

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Thép là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2 – 5%.

B. Gang là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2 – 5%.

C. Nguyên liệu để sản xuất thép là quặng sắt tự nhiên (manhetit, hematit…), than cốc, không khí giàu oxi và một số phụ gia khác.

D. Các khung cửa sổ làm bằng thép (để lâu trong không khí ẩm) không bị ăn mòn.

Câu 2: Dãy chất gồm toàn oxit axit là

A. H2O, CaO, FeO, CuO.

B. CO2, SO3, Na2O, NO2.

C. SO2, P2O5, CO2, N2O5.

D. CO2, SO2, CuO, P2O5.

Câu 3: Khí nào sau đây có màu vàng lục?

A. CO2.

B. Cl2.

C. SO2.

D. H2.

Câu 4: Kim loại X có những tính chất hóa học sau:

- Phản ứng với oxi khi nung nóng.

- Phản ứng với dung dịch AgNO3.

- Phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 và muối của kim loại hóa trị II. Kim loại X là:

A. Cu.

B. Fe.

C. Al.

D. Na.

Câu 5: Thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để hoà tan vừa đủ 16,8 gam bột Fe là

A. 0,2 lít.

B. 0,1 lít.

C. 0,25 lít.

D. 0,3 lít.

Câu 6: Nhôm, sắt không tác dụng được với

A. Axit HNO3 đặc, nguội.

B. Lưu huỳnh.

C. Khí oxi.

D. Khí clo.

Câu 7: Trong công nghiệp, nhôm được điều chế theo cách

A. Điện phân nóng chảy Al2O3.

B. Cho Fe tác dụng với Al2O3.

C. Điện phân dung dịch muối nhôm.

D. Dùng than chì để khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.

Câu 8: Dẫn 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 20,0.

B. 40,0.

C. 30,0.

D. 15,0.

Câu 9: Oxit khi tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là

A. CuO.

B. P2O5.

C. MgO.

D. Na2O.

Câu 10: Hoà tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch NaOH dư. Sau phản ứng thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 6,075.

B. 4,05.

C. 8,1.

D. 2,025.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 25: Tính chất của phi kim

Lý thuyết Bài 26: Clo

Lý thuyết Bài 27: Cacbon

Lý thuyết Bài 28: Các oxit của cacbon

Lý thuyết Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat

1 2,683 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: