Lý thuyết Tính chất hóa học của bazơ (mới 2024 + Bài Tập) - Hóa học 9

Tóm tắt lý thuyết Hóa 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 9 Bài 1.

1 6,227 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ

Bài giảng Hóa 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ

I. Phân loại bazơ

Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia bazơ thành 2 loại:

- Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm): LiOH, NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, ….

- Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3

II. Tính chất hóa học của bazơ

1) Tác dụng với chất chỉ thị màu.

- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

- Dung dịch bazơ làm phenolphtalein không màu đổi sang màu đỏ.

Ví dụ:

Lý thuyết Hóa 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 1: Tác dụng của bazơ với chất chỉ thị màu.

2) Tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit

Tổng quát: Dung dịch bazơ (kiềm) + oxit axit → muối + nước

Ví dụ:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 ↓ + H2O

3) Tác dụng của bazơ với axit:

Tổng quát: Bazơ + axit → muối + nước

Ví dụ:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

Phản ứng giữa bazơ và axit được gọi là phản ứng trung hòa.

4) Tác dụng của dung dịch bazơ với dung dịch muối

Dung dịch bazơ tác dụng được với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

Ví dụ:

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3 (↓) + 2NaOH

Lý thuyết Hóa 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 2: Kết tủa Cu(OH)2 tạo thành sau phản ứng

5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

Ví dụ:

Cu(OH)2 t0 CuO + H2O

2Fe(OH)3 t0 Fe2O3 + 3H2O

Lý thuyết Hóa 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 3: Cu(OH)2 bị nhiệt phân hủy.

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazo

Câu 1: Tính chất hóa học của bazơ là

A. Tác dụng với chất chỉ thị màu

B. Tác dụng với oxit axit, axit

C. Tác dụng với dung dịch muối

D. A, B, C đều đúng

Câu 2: Để nhận biết dd KOH và dd Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là:

A. Phenolphtalein

B. Quỳ tím

C. dd H2SO4

D. dd HCl

Câu 3: Cho các bazơ sau: KOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2, Cu(OH)2. Những bazơ tác dụng được với dung dịch HCl là

A. KOH, Cu(OH)2

B. Ca(OH)2, Zn(OH)2

C. Mg(OH)2, Al(OH)3

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Cho 200ml dung dịch Ca(OH)2 1M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 22,2 gam

B. 24,2 gam

C. 25,4 gam

D. 23,6 gam

Câu 5: Cho các chất dưới đây, dãy chất nào toàn là dung dịch kiềm?

A. NaOH, KOH, Mg(OH)2

B. Cu(OH)2, Zn(OH)2, Ba(OH)2

C. Al(OH)3, Ca(OH)2, KOH

D. Ca(OH)2, NaOH, KOH

Câu 6: Cho 24,8 gam natri oxit (Na2O) tác dụng với nước, thu được 0,4 lít dung dịch bazơ (NaOH) xM. Giá trị của x là

A. 1M

B. 2M

C. 3M

D. 4M

Câu 7: Cặp chất không tồn tại trong một dung dịch (chúng xảy ra phản ứng với nhau) là

A. CuSO4 và KOH

B. CuSO4 và NaCl

C. MgCl2 và Ba(NO3)2

D. AlCl3 và Mg(NO3)2

Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn m gam Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 32 gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 42,8 gam

B. 43,2 gam

C. 44,5 gam

D. 45,1 gam

Câu 9: Nhóm các chất vừa tác dụng với H2SO4 vừa tác dụng được với dung dịch KOH là

A. NaOH, Ca(OH)2

B. Zn(OH)2, Al(OH)3

C. Mg(OH)2, KOH

D. Ba(OH)2, Cu(OH)2

Câu 10: Cho 150 ml dung dịch Ba(OH)2 4M vào 200 ml dung dịch H2SO4 2M. Khối lượng kết tủa thu được là

A. 90,8 gam

B. 91,6 gam

C. 92,4 gam

D. 93,2 gam

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Một số bazơ quan trọng

Lý thuyết Bài 9: Tính chất hóa học của muối

Lý thuyết Bài 10: Một số muối quan trọng

Lý thuyết Bài 11: Phân bón hóa học (12401)

Lý thuyết Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ

1 6,227 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: