Lý thuyết Tính chất vật lý của kim loại (mới 2024 + Bài Tập) - Hóa học 9

Tóm tắt lý thuyết Hóa 9 Bài 15: Tính chất vật lý của kim loại ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 9 Bài 15.

1 4,232 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 9 Bài 15: Tính chất vật lý của kim loại

Bài giảng Hóa 9 Bài 15: Tính chất vật lý của kim loại

Kim loại có những tính chất vật lý sau:

I. Tính dẻo

Kim loại có tính dẻo.

Nhờ có tính dẻo, kim loại có thể dát mỏng, kéo thành sợi,... tạo nên các đồ vật khác nhau.

Các kim loại khác nhau có độ dẻo khác nhau. Những kim loại có tính dẻo cao là Au, Ag, Al, Cu, ...

Lý thuyết Hóa 9 Bài 15: Tính chất vật lý của kim loại | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 1: Lá vàng siêu mỏng 0,0001 mm

II. Tính dẫn điện

Kim loại có tính dẫn điện.

Nhờ có tính dẫn điện mà một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện. Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. Những kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, Cu, Al, Fe,...

Chú ý: Không nên sử dụng dậy điện trần hoặc dây điện đã hỏng lớp bọc cách điện để tránh bị điện giật hay cháy do chập điện…

Lý thuyết Hóa 9 Bài 15: Tính chất vật lý của kim loại | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 2: Lõi dây dẫn điện được làm từ kim loại

III. Tính dẫn nhiệt

Kim loại có tính dẫn nhiệt.

Nhờ có tính dẫn nhiệt mà một số kim loại được dùng để làm dụng cụ nấu ăn.

Kim loại nào dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.

Lý thuyết Hóa 9 Bài 15: Tính chất vật lý của kim loại | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 3: Đồ gia dụng từ kim loại

IV. Ánh kim

Kim loại có ánh kim (vẻ sáng lấp lánh).

Nhờ có ánh kim mà một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí như vàng, bạc...

Lý thuyết Hóa 9 Bài 15: Tính chất vật lý của kim loại | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 4: Đồ trang sức chế tác từ kim loại

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại

Câu 1: Kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau do có

A. Tính dẻo.

B. Tính dẫn điện.

C. Tính dẫn nhiệt.

D. Ánh kim.

Câu 2: Tính chất không phải tính chất vật lí của kim loại là

A. Tính dẫn nhiệt.

B. Tính cách điện.

C. Ánh kim.

D. Tính dẻo.

Câu 3: Trong các kim loại sau, kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là

A. Đồng (Cu).

B. Kẽm (Zn).

C. Sắt (Fe).

D. Vonfam (W).

Câu 4: Trong các kim loại sau đây, kim loại dẫn điện tốt nhất là

A. Đồng (Cu).

B. Kẽm (Zn).

C. Bạc (Ag).

D. Magie (Mg).

Câu 5: Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo máy bay là do nhôm có

A. Nhiệt độ nóng chảy cao.

B. Có tính dẻo.

C. Nhẹ và bền.

D. Dẫn điện tốt.

Câu 6: Một mol đồng (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm) có thể tích 7,2 cm3 thì khối lượng riêng tương ứng là

A. 7,86 g/cm3.

B. 8,39 g/cm3.

C. 8,89 g/cm3.

D. 8,98 g/cm3.

Câu 7: Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất)?

A. Liti (Li).

B. Na (Natri).

C. Kali (K).

D. Rubiđi (Rb).

Câu 8: Kim loại thường được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là các kim loại

A. Ag, Cu.

B. Au, Pt.

C. Au, Al.

D. Ag, Al.

Câu 9: 1 mol kali ( nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm ), khối lượng riêng 0,86 g/ cm3, có thể tích tương ứng là:

A. 45,35 cm3.

B. 44,35 cm3.

C. 43,35 cm3.

D. 42,35 cm3.

Câu 10: Kim loại ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường là

A. Na.

B. Rb.

C. Hg.

D. K.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại

Lý thuyết Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Lý thuyết Bài 18: Nhôm

Lý thuyết Bài 19: Sắt

Lý thuyết Bài 20: Hợp kim sắt: gang, thép

1 4,232 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: