Lý thuyết Dãy hoạt động hóa học của kim loại (mới 2024 + Bài Tập) - Hóa học 9

Tóm tắt lý thuyết Hóa 9 Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại cơ ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 9 Bài 16.

1 6,273 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 9 Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Bài giảng Hóa 9 Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại

I. Dãy hoạt động hóa học của kim loại được xây dựng như thế nào?

- Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau, người ta sắp xếp kim loại thành dãy, theo chiều giảm dần mức độ hóa học.

- Các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học :

K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au

Lý thuyết Hóa 9 Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 1: Cách nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại

II. Dãy hoạt động hóa học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?

Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết:

1. Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải.

Lý thuyết Hóa 9 Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

2. Những kim loại đứng trước Mg là những kim loại mạnh (K, Na, Ba,..), tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng H2.

Phương trình hóa học minh họa:

2K + 2H2O → 2KOH + H2

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Lý thuyết Hóa 9 Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 2: Canxi tác dụng với nước

3. Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit giải phóng khí H2.

Phương trình hóa học minh họa:

3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2 (↑)

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (↑)

Lý thuyết Hóa 9 Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 3: Nhôm tác dụng với H2SO4 loãng

4. Kim loại đứng trước (trừ Na, K...) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

Phương trình hóa học minh họa:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

Hình 4: Đồng tác dụng với dung dịch AgNO3

Lý thuyết Hóa 9 Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Câu 1: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là

A. Na, Mg, Zn.

B. Al, Zn, Na.

C. Mg, Al, Na.

D. Pb, Al, Mg.

Câu 2: Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại là

A. Al , Zn, Fe

B. Zn, Pb, Au

C. Mg, Fe, Ag

D. Na, Mg, Al

Câu 3: Dãy hoạt động hóa học của kim loại không cho biết

A. Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải.

B. Kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ đều phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2.

C. Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng, …) giải phóng khí H2.

D. Kim loại đứng trước (trừ Na, K,…) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

Câu 4: Từ Cu và hoá chất nào dưới đây để thu được CuSO4 ?

A. MgSO4

B. Al2(SO4)3

C. H2SO4 loãng

D. H2SO4 đặc, nóng

Câu 5: Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là ZnSO4, có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại

A. Zn.

B. Mg.

C. Fe.

D. Cu.

Câu 6: Nếu hoà tan hết cùng một khối lượng Al và Zn bởi dung dịch HCl thì

A. Al giải phóng hiđro nhiều hơn Zn .

B. Zn giải phóng hiđro nhiều hơn Al.

C. Al và Zn giải phóng cùng một lượng hiđro.

D. Lượng hiđro do Al sinh ra bằng 2,5 lần do Zn sinh ra .

Câu 7: Ngâm một lá kẽm (Zn) trong 20 gam dung dịch muối CuSO4 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa thì dừng phản ứng. Khối lượng lá kẽm đã tham gia phản ứng là

A. 8,125 gam.

B. 0,8125 gam.

C. 2,125 gam.

D. 0,2125 gam.

Câu 8: Ngâm lá sắt (Fe) có khối lượng 56 gam vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy lá sắt ra rửa nhẹ cân được 57,6 gam . Vậy khối lượng bạc (Ag) sinh ra là

A. 10,8 gam.

B. 21,6 gam.

C. 1,08 gam.

D. 2,16 gam.

Câu 9: Cho 4,8 gam kim loại M có hóa trị II vào dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 4,48 lít khí hiđro (ở đktc). Vậy kim loại M là

A. Ca.

B. Mg.

C. Fe.

D. Ba.

Câu 10: Cho 1 viên natri (Na) vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xảy ra là

A. Viên natri tan dần, sủi bọt khí, dung dịch không đổi màu.

B. Viên natri tan dần,không có khí thoát ra, có kết tủa màu xanh.

C. Viên natri tan, có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa màu xanh.

D. Không có hiện tượng.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 18: Nhôm

Lý thuyết Bài 19: Sắt

Lý thuyết Bài 20: Hợp kim sắt: gang, thép

Lý thuyết Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Lý thuyết Bài 22: Luyện tập chương 2: Kim loại

1 6,273 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: