Lý thuyết Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (mới 2024 + Bài Tập) - Hóa học 9

Tóm tắt lý thuyết Hóa 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 9 Bài 21.

1 4,091 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Bài giảng Hóa 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

I. Thế nào là sự ăn mòn kim loại?

- Kim loại bị ăn mòn do kim loại tác dụng với những chất mà nó tiếp xúc trong môi trường (nước, không khí, đất …). Những chất này (oxi, axit …) đã tác dụng với kim loại hoặc hợp kim, đặc biệt là hợp kim sắt tạo gỉ sắt có mầu nâu, xốp, giòn và làm cho đồ vật bằng sắt bị ăn mòn.

- Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.

Lý thuyết Hóa 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 1: Vỏ tàu thủy bị gỉ.

II. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại?

1) Ảnh hưởng của các chất trong môi trường

Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.

Lý thuyết Hóa 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 2: Ảnh hưởng của thành phần các chất trong môi trường đến sự ăn mòn kim loại

2) Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ càng cao sự ăn mòn kim loại xảy ra càng nhanh.

Ví dụ: Thanh sắt trong bếp than bị ăn mòn nhanh hơn so với thanh sắt để ở nơi khô ráo, thoáng mát.

III. Làm thể nào để bảo vệ các đồ vật kim loại không bị ăn mòn?

Có các biện pháp để bảo vệ kim loại như sau:

1) Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường

- Sơn, mạ, bôi dầu mỡ... lên trên bề mặt kim loại. Các chất này bền, bám chặt vào bề mặt kim loại, ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường (không khí, hơi nước …).

Lý thuyết Hóa 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 3: Sơn lên kim loại

- Để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng như: lau bếp dầu, bếp gas…, rửa sạch sẽ dụng cụ lao động và tra dầu mỡ cũng làm cho kim loại bị ăn mòn chậm hơn.

2) Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn

Ví dụ như cho thêm vào thép một số kim loại như crom, niken làm tăng độ bền của thép với môi trường.

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Câu 1: Ăn mòn kim loại là

A. Sự phá hủy kim loại do tác dụng hóa học của môi trường.

B. Sự phá hủy kim loai do tác dụng lí học của môi trường.

C. Sự phá hủy kim loại do tác dụng của lực cơ học.

D. Sự phá hủy kim loại do tác quá trình phân hủy bởi nhiệt.

Câu 2: Đinh sắt không bị ăn mòn trong trường hợp nào sau đây?

A. Để đinh sắt trong không khí khô.

B. Ngâm đinh sắt trong ống nghiệm đựng nước có hòa tan khí oxi.

C. Ngâm đinh sắt trong ống nghiệm đựng nước muối.

D. Ngâm đinh sắt trong ống nghiệm đựng nước có nhỏ vài giọt axit HCl.

Câu 3: Nhôm không bị ăn mòn trong môi trường

A. dung dịch axit.

B. dung dịch kiềm.

C. không khí.

D. dung dịch muối.

Câu 4: Cần phải vệ sinh sạch, lau khô các vật dụng đồ dùng bằng kim loại khi sử dụng để

A. hạn chế sự ăn mòn.

B. không làm bẩn các đồ dùng khác.

C. không gây hại cho người sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường.

D. kim loại sáng, đẹp.

Câu 5: Khí nào trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại?

A. O2.

B. CO2.

C. H2O.

D. N2.

Câu 6: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh trong môi trường

A. không khí khô.

B. trong nước cất.

C. nước có hòa tan khí oxi.

D. dung dịch muối ăn.

Câu 7: Sắt là kim loại rất dễ bị gỉ. Hàng năm, trên toàn thế giới có đến hàng triệu tấn thép biến thành sắt gỉ. Để hạn chế sự phá hủy này người ta thường sử dụng những biện pháp nào trong những biện pháp được đề ra dưới đây?

1. Chế tạo hợp kim gang.

2. Chế tạo hợp kim thép không gỉ.

3. Phủ lên bề mặt sắt một kim loại bền như thiếc, kẽm.

4. Phủ một lớp sơn chống gỉ lên bề mặt sắt.

5. Bôi lên bề mặt một lớp dầu, mỡ.

A. 1, 2, 3, 4, 5

B. 1, 2, 3

C. 2, 3, 4, 5

D. 3, 4, 5

Câu 8: Cho các phát biểu sau đây về ăn mòn hoá học:

(1) Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện một chiều.

(2) Kim loại tinh khiết không bị ăn mòn hoá học.

(3) Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.

(4) Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá-khử.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Câu 9: Những vật bằng gang, bị ăn mòn trong tự nhiên tạo thành lớp gỉ sắt có màu nâu đỏ đó là

A. Fe3O4.

B. Fe2O3.nH2O.

C. FeO và Fe2O3.

D. Fe(OH)2.

Câu 10: Natri là kim loại hoạt động mạnh, bị ăn mòn rất nhanh. Để natri không bị ăn mòn người ta ngâm natri trong

A. Nước.

B. Dầu hỏa.

C. Rượu etylic.

D. Dung dịch H2SO4 loãng.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 22: Luyện tập chương 2: Kim loại

Lý thuyết Bài 24: Ôn tập học kỳ 1

Lý thuyết Bài 25: Tính chất của phi kim

Lý thuyết Bài 26: Clo

Lý thuyết Bài 27: Cacbon

1 4,091 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: