Lý thuyết Tính chất hóa học của muối (mới 2024 + Bài Tập) - Hóa học 9

Tóm tắt lý thuyết Hóa 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 9 Bài 9. 

1 6,438 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối

Bài giảng Hóa 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối

I. Tính chất hóa học của muối

1. Tác dụng với kim loại

Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

Lý thuyết Hóa 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 1: Đồng tác dụng với dung dịch AgNO3

2. Tác dụng với axit

Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.

Ví dụ:

AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

3. Tác dụng với dung dịch muối

Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Ví dụ:

AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓

BaCl2 + K2SO4 → 2KCl + BaSO4

Lý thuyết Hóa 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 2: Dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch NaCl

4. Tác dụng với dung dịch bazơ

Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

Ví dụ:

K2CO3 + Ba(OH)2 → 2KOH + BaCO3

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4

Lý thuyết Hóa 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 3: Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch CuSO4

5. Phản ứng phân hủy muối

Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…

Ví dụ:

2KClO3 t0 2KCl + 3O2 ↑

CaCO3 t0 CaO + CO2

2KMnO4 t0 K2MnO4 + MnO2 + O2

Lý thuyết Hóa 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 4: Nhiệt phân KMnO4 để điều chế khí oxi

II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch

1. Định nghĩa

Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi

Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.

Ví dụ:

CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2

K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra.

Chú thích: Phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.

Ví dụ:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối

Câu 1: Cho dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với muối natri sunfit, sau phản ứng thu được chất khí nào?

A. H2

B. CO2

C. SO2

D. NO2

Câu 2: Cho 300 ml KOH 2M vào dung dịch CuCl2 dư, sau phản ứng thu được lượng chất kết tủa là

A. 26,7 gam

B. 27,6 gam

C. 28,8 gam

D. 29,4 gam

Câu 3: Tính chất hóa học của muối là

A. Tác dụng với kim loại

B. Tác dụng với axit

C. Tác dụng với dung dịch bazơ

D. A, B, C đều đúng

Câu 4: Cho 90 gam dung dịch Ba(OH)2 5,7% vào dung dịch K2CO3 dư, sau phản ứng thu được m gam BaCO3. Giá trị của m là

A. 4,89 gam

B. 5,91 gam

C. 6,19 gam

D. 5,45 gam

Câu 5: Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, ta quan sát được hiện tượng là

A. Có khí thoát ra

B. Xuất hiện kết tủa màu trắng

C. Xuất hiện kết tủa xanh lam

D. Xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu

Câu 6: Cho 35 gam CaCO3 vào dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thu được bao nhiêu lít khí CO2 ở đktc?

A. 7,84 lít

B. 6,72 lít

C. 5,56 lít

D. 4,90 lít

Câu 7: Muối nào sau đây bị phân hủy ở nhiệt độ cao?

A. KClO3

B. KMnO4

C. CaCO3

D. A, B, C đều đúng

Câu 8: Cho các phát biểu sau:

(1) Muối tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới.

(2) Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

(3) Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

(4) Phản ứng trung hòa không thuộc loại phản ứng trao đổi.

Số phát biểu đúng

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 9: Cho 12,8 gam bột Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng là

A. 41,8 gam

B. 42,5 gam

C. 43,2 gam

D. 44.6 gam

Câu 10: Cho phương trình phản ứng:

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + Y + H2O

Vậy Y là

A. CO

B. H2

C. Cl2

D. CO2

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 10: Một số muối quan trọng

Lý thuyết Bài 11: Phân bón hóa học

Lý thuyết Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ

Lý thuyết Bài 13: Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

Lý thuyết Bài 15: Tính chất vật lý của kim loại

1 6,438 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: