Lý thuyết Phân bón hóa học (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 11
Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 Bài 12: Phân bón hóa học ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 11 Bài 12.
Lý thuyết Hóa 11 Bài 12: Phân bón hóa học
Bài giảng Hóa 11 Bài 12: Phân bón hóa học
Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất mùa màng.
Có 3 loại phân bón hóa học chính thường dùng là: phân đạm, phân lân và phân kali.
I. Phân đạm
- Phân đạm là những hợp chất cung cấp nitơ cho cây trồng dưới dạng ion nitrat và ion amoni .
- Tác dụng: kích thích quá trình sinh trưởng của cây, tăng tỉ lệ protein thực vật.
- Độ dinh dưỡng đánh giá bằng % về khối lượng của N trong phân.
1. Phân đạm amoni
- Là các muối amoni: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3, …
Hình 1: Đạm amoni sunfat
- Điều chế: cho amoniac tác dụng với axit tương ứng.
Thí dụ:
NH3 + HCl → NH4Cl
- Dùng bón cho các loại đất ít chua.
2. Phân đạm nitrat
- Là các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2, …
Hình 2: Phân đạm NaNO3
- Điều chế: cho axit nitric tác dụng với muối cacbonat.
Thí dụ:
CaCO3+2HNO3→Ca(NO3)2+CO2↑+H2O
- Amoni có môi trường axit, còn nitrat có môi trường trung tính.
⇒ Vùng đất chua bón nitrat, vùng đất kiềm bón amoni.
3. Urê
- Công thức phân tử: (NH2)2CO, chứa khoảng 46%N.
Hình 3: Đạm urê
- Điều chế: CO2+2NH3(NH2)2CO+H2O
- Đạm urê tan tốt trong nước, dễ chảy nước do hút hơi ẩm từ không khí.
- Trong đất, nhờ tác dụng của vi sinh vật, urê bị phân hủy cho thoát ra NH3 hoặc chuyển dần thành muối cacbonat khi tác dụng với nước:
(NH2)2CO+2H2O→(NH4)2CO3
II. Phân kali
- Cung cấp nguyên tố kali cho cây dưới dạng ion K+.
Hình 4: Phân kali đỏ (kali clorua)
- Tác dụng: thúc đẩy nhanh quá trình tạo ra chất đường, tăng cường sức chống sâu bệnh, chống rét và chịu hạn của cây.
- Độ dinh dưỡng đánh giá bằng hàm lượng % K2O.
III. Phân lân
- Phân lân cung cấp P dưới dạng ion photphat ().
- Cần thiết cho cây ở thời kỳ sinh trưởng, thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và trao đổi năng lượng của cây.
- Độ dinh dưỡng đánh giá bằng hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó.
- Nguyên liệu sản xuất: quặng photphoric và apatit.
- Những loại phân lân thường dùng: supephotphat, phân lân nung chảy,…
1. Superphotphat:
Thành phần chính là Ca(H2PO4)2.
Có hai loại supephotphat: supephotphat đơn và supephotphat kép
a) Superphotphat đơn
Hình 5: Supephotphat đơn
- Chứa 14-20% P2O5.
- Sản xuất bằng cách cho quặng photphorit hoặc apatit tác dụng với axit sunfuric đặc:
Ca3(PO4)2+2H2SO4→2CaSO4↓+Ca(H2PO4)2.
b) Super photphat kép
Hình 6: Supephotphat kép
- Chứa 40-50% P2O5 vì chỉ có Ca(H2PO4)2.
- Sản xuất qua 2 giai đoạn:
Điều chế axit photphoric:
Ca3(PO4)2+3H2SO4→3CaSO4↓+2H3PO4
Cho axit photphoric tác dụng với quặng photphorit hoặc apatit:
Ca3(PO4)2+4H3PO4→3Ca(H2PO4)2
2. Phân lân nung chảy:
Hình 7: Một số loại phân lân nung chảy
- Thành phần: hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie.
- Chứa 12-14% P2O5.
- Sản xuất phân lân nung chảy bằng cách nung hỗn hợp bột quặng apatit, đá xà vân (thành phần chính là magie silicat) và than cốc ở nhiệt độ trên 1000oC trong lò đứng.
Hình 8: Nguyên liệu sản xuất phân lân nung chảy
- Phân lân nung chảy không tan trong nước, thích hợp cho lượng đất chua.
IV. Một số loại phân bón khác
1. Phân hỗn hợp và phân phức hợp
- Là loại phân bón chứa đồng thời 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng cơ bản.
+ Phân hỗn hợp: chứa cả 3 nguyên tố N, P, K gọi là phân NPK.
Ví dụ: nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và KNO3.
Hình 9: Phân bón NPK
+ Phân phức hợp: là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hóa học của các chất.
Ví dụ: Amophot là hỗn hợp của các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 thu được khi cho NH3 tác dụng với H3PO4.
Hình 10: Phân bón phức hợp
2. Phân vi lượng
- Phân vi lượng cung cấp cho cây các nguyên tố như B, Zn, Mn, Cu, Mo, … ở dạng hợp chất.
Hình 11: Một số loại phân bón vi lượng
- Cây trồng chỉ cần một lượng nhỏ loại phân bón này để tăng khả năng kích thích quá trình sinh trưởng và trao đổi chất, quang hợp,…
Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 12: Phân bón hóa học
Câu 1: Công thức nào sau đây là một loại phân đạm?
A. (NH2)2CO.
B. Ca3(PO4)2.
C. K2SO4.
D. Ca(H2PO4)2.
Đáp án: A
Giải thích:
Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng hoặc
(NH2)2CO là đạm urê.
Câu 2: Chọn câu đúng?
A. Phân đạm là những hợp chất cung cấp N cho cây trồng.
B. Phân đạm là những hợp chất cung cấp P và N cho cây trồng.
C. Phân lân là những hợp chất cung cấp K cho cây trồng.
D. Phân kali là những hợp chất cung cấp K và P cho cây trồng.
Đáp án: A
Giải thích:
Câu 3: Trong các loại phân bón: NH4Cl, (NH2)2CO, (NH4)2SO4, NH4NO3. Phân nào có hàm lượng đạm cao nhất?
A. (NH2)2CO.
B. (NH4)2SO4.
C. NH4Cl.
D. NH4NO3.
Đáp án: A
Giải thích:
Phân Urê (NH2)2CO có hàm lượng đạm cao nhất.
Hàm lượng đạm của phân đạm bằng hàm lượng %N trong phân.
(NH2)2CO (%N = 46,67%); (NH4)2SO4 (%N = 21,21%);
NH4Cl (%N = 26,17%); NH4NO3 (%N = 35%).
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(1). Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm của kali trong phân.
(2). Phân lân có hàm lượng photpho nhiều nhất là supephotphat kép (Ca(H2PO4)2).
(3). Nguyên liệu để sản xuất phân lân là quặng photphorit và đolomit.
(4). Bón nhiều phân đạm amoni sẽ làm cho đất chua.
(5). Thành phần chính của phân lân nung chảy là hỗn hợp muối photphat và silicat của canxi và magie.
(6). Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.
(7). Phân lân cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat ( ) và ion amoni ().
(8). Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 6
C. 4
D. 7
Đáp án: C
Giải thích:
Các phát biểu đúng: 2, 4, 5, 6.
(1) sai vì độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm của K2O trong phân.
(3) sai vì nguyên liệu để sản xuất phân lân là quặng photphorit và quặng apatit.
(7) sai vì phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat () và ion amoni ().
(8) sai vì amophot là hỗn hợp các muối(NH4)2HPO4 và NH4H2PO4.
Câu 5: Urê có công thức hóa học là (NH2)2CO, đây là một loại phân bón hóa học quan trọng và phổ biến trong nông nghiệp. Urê thuộc loại phân bón hóa học nào sau đây?
A. phân đạm.
B. phân NPK.
C. phân lân.
D. phân kali.
Đáp án: A
Giải thích: Urê thuộc loại phân đạm vì cung cấp nguyên tố nitơ cho cây trồng.
Câu 6: Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là:
A. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
B. NH4H2PO4 và Ca(H2PO4)2.
C. NH4NO3 và Ca(H2PO4)2.
D. Ca3(PO4)2 và (NH4)2HPO4.
Đáp án: A
Giải thích:
Amophot là hỗn hợp các muối(NH4)2HPO4 và NH4H2PO4.
Câu 7: Phân supephotphat kép thực tế sản xuất thường chỉ ứng với 40% P2O5. Hàm lượng % của canxi đihiđrophotphat trong phân bón này là
A. 65,9%.
B. 69%.
C. 71,3%.
D. 73,1%.
Đáp án: A
Giải thích:
Giả sử có 100 gam phân bón
Mà thành phần chính của phân supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.
Bảo toàn nguyên tố P ta có:
Câu 8: Các nhận xét sau:
(a) Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua.
(b) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho.
(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.CaSO4.
(d) Người ta dùng loại phân bón chứa nguyên tố kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây.
(e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3.
(f) Amophot là một loại phân bón phức hợp.
Số nhận xét sai là
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Đáp án: D
Giải thích:
Nhận xét sai: b, c
+ Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng P2O5.
+ Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2
Câu 9: Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ cao, kim loại Al khử được Fe2O3.
(b) Điện phân nóng chảy NaCl, thu được khí Cl2 ở anot.
(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.
(d) Đốt sợi dây thép trong khí Cl2 xảy ra ăn mòn điện hóa học.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Đáp án: D
Giải thích: (d) sai vì đốt sợi dây thép trong khí Cl2 xảy ra ăn mòn hóa học.
Câu 10: Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của nguyên tố nào sau đây?
A. Nitơ.
B. Photpho.
C. Kali.
D. Cacbon.
Đáp án: A
Giải thích: Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của nguyên tố N.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 13: Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng
Lý thuyết Bài 16: Hợp chất của cacbon
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 11 (sách mới)
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 11 (sách mới)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Lịch sử 11 | Giải bài tập Lịch sử 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch Sử 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 11
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11