Lý thuyết Hai mặt phẳng vuông góc – Toán 11 Kết nối tri thức

Với lý thuyết Toán lớp 11 Bài 25: Hai mặt phẳng vuông góc chi tiết, hay nhất và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 11.

1 1,578 25/01/2024


Lý thuyết Toán 11 Bài 25: Hai mặt phẳng vuông góc - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Hai mặt phẳng vuông góc

1. Góc giữa hai mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc

- Cho hai mặt phẳng (P) và (Q). Lấy các đường thẳng a, b tương ứng vuông góc với (P), (Q). Khi đó, góc giữa a và b không phụ thuộc vào vị trí của a, b và được gọi là góc giữa hai mặt phẳng (P) và (Q).

- Hai mặt phẳng (P) và (Q) được gọi là vuông góc với nhau nếu góc giữa chúng bằng 900.

Chú ý: Nếu φ là góc giữa hai mặt phẳng (P) và (Q) thì 00φ900.

Nhận xét:

Lý thuyết Hai mặt phẳng vuông góc (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 11 (ảnh 1)

Cho hai mặt phẳng (P) và (Q) cắt nhau theo giao tuyến Δ. Lấy hai đường thẳng m, n tương ứng thuộc (P), (Q) và cùng vuông góc với Δ tại một điểm O (nói cách khác, lấy một mặt phẳng vuông góc với Δ, cắt (P), (Q) tương ứng theo các giao tuyến m, n). Khi đó, góc giữa (P) và (Q) bằng góc giữa m và n. Đặc biệt, (P) vuông góc với (Q) khi và chỉ khi m vuông góc với n.

2. Điều kiện để hai mặt phẳng vuông góc

Hai mặt phẳng vuông góc với nhau nếu mặt phẳng này chứa một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng kia.

3. Tính chất của hai mặt phẳng vuông góc

- Với hai mặt phẳng vuông góc với nhau, bất kì đường thẳng nào nằm trong mặt phẳng này mà vuông góc với giao tuyến cũng vuông góc với mặt phẳng kia.

Nhận xét: Cho hai mặt phẳng (P) và (Q) vuông góc với nhau. Mỗi đường thẳng qua điểm O thuộc (P) và vuông góc với mặt phẳng (Q) thì đường thẳng đó thuộc mặt phẳng (P).

- Nếu hai mặt phẳng cắt nhau và cùng vuông góc với một mặt phẳng thứ ba thì giao tuyến của chúng vuông góc với mặt phẳng thứ ba đó.

4. Góc nhị diện

- Hình gồm hai nửa mặt phẳng (P), (Q) có chung bờ a được gọi là một góc nhị diện, kí hiệu là [P,a,Q]. Đường thẳng a và các nửa mặt phẳng (P), (Q) tương ứng được gọi là cạnh và các mặt của góc nhị diện đó.

Lý thuyết Hai mặt phẳng vuông góc (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 11 (ảnh 2)

Mỗi đường thẳng a trong một mặt phẳng chia mặt phẳng thành hai phần, mỗi phần cùng với a là một nửa mặt phẳng bờ a.

- Từ một điểm O bất kì thuộc cạnh a của góc nhị diện [P,a,Q], vẽ các tia Ox, Oy tương ứng thuộc (P), (Q) và vuông góc với a. Góc xOy được gọi là một góc phẳng của góc nhị diện [P,a,Q] (gọi tắt là góc phẳng nhị diện). Số đo của góc xOy không phụ thuộc vào vị trí của O trên a, được gọi là số đo của góc nhị diện [P,a,Q].

Lý thuyết Hai mặt phẳng vuông góc (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 11 (ảnh 3)

Mặt phẳng chứa góc phẳng nhị diện xOy của [P,a,Q] vuông góc với cạnh a.

Chú ý:

- Số đo của góc nhị diện có thể nhận giá trị từ 00 đến 1800. Góc nhị diện được gọi là góc vuông, nhọn, tù nếu nó có số đo tương ứng bằng, nhỏ hơn, lớn hớn 900.

- Đối với hai điểm M, N không thuộc đường thẳng a, ta kí hiệu [M, a, N] là góc nhị diện có cạnh a và các mặt tương ứng chứa M, N.

- Hai mặt phẳng cắt nhau tạo thành bốn góc nhị diện. Nếu một trong bốn góc nhị diện đó là góc nhị diện vuông thì các góc nhị diện còn lại cũng là góc nhị diện vuông.

5. Một số hình lăng trụ đặc biệt

a) Hình lăng trụ đứng

Lý thuyết Hai mặt phẳng vuông góc (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 11 (ảnh 4)

Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có các cạnh bên vuông góc với mặt đáy.

Hình lăng trụ đứng có các mặt bên là các hình chữ nhật và vuông góc với mặt đáy.

b) Hình lăng trụ đều

Lý thuyết Hai mặt phẳng vuông góc (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 11 (ảnh 5)

Hình lăng trụ đều là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều.

Hình lăng trụ đều có các mẳ bên là các hình chữ nhật có cùng kích thước.

c) Hình hộp đứng

Lý thuyết Hai mặt phẳng vuông góc (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 11 (ảnh 6)

Hình hộp đứng là hình lăng trụ đứng, có đáy là hình bình hành.

Hình hộp đứng có các mặt bên là các hình chữ nhật.

d) Hình hộp chữ nhật

Lý thuyết Hai mặt phẳng vuông góc (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 11 (ảnh 7)

Hình hộp chữ nhật là hình hộp đứng có đáy là hình chữ nhật.

Hình hộp chữ nhật có các mặt bên là hình chữ nhật. Các đường chéo của hình hộp chữ nhật có độ dài bằng nhau và chúng cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

e) Hình lập phương

Lý thuyết Hai mặt phẳng vuông góc (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 11 (ảnh 8)

Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có tất cả các cạnh bằng nhau,

Hình lập phương có các mặt là các hình vuông.

Chú ý: Khi đáy của hình lăng trụ đứng (đều) là tam giác, tứ giác, ngũ giác,… đôi khi ta cũng tương ứng gọi rõ là hình lăng trụ đứng (đều) tam giác, tứ giác, ngũ giác,…

6. Hình chóp đều và hình chóp cụt đều

Hình chóp đều là hình chóp có đáy là đa giác đều và các cạnh bên bằng nhau.

Chú ý: Tương tự như đối với hình chóp, khi đáy của hình chóp đều là tam giác đều, hình vuông, ngũ giác đều,… đôi khi ta cũng gọi rõ chúng tương ứng là chóp tam giác đều, tứ giác đều, ngũ giác đều,…

Lý thuyết Hai mặt phẳng vuông góc (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 11 (ảnh 9)

Hình gồm các đa giác đềuA1A2An.B1B2Bn và các hình thang cân A1A2B2B1,A2A3B3B2,,AnA1B1Bn được gọi là một hình chóp cụt đều (nói đơn giản là hình chóp cụt được tạo thành từ hình chóp đều S.A1A2An sau khi cắt đi chóp đều SB1B2Bn), kí hiệu là A1A2AnB1B2Bn.

- Các đa giác A1A2An,B1B2Bn được gọi là hai mặt đáy,

- Các hình thang A1A2B2B1,A2A3B3B2,,AnA1B1Bn được gọi là các mặt bên;

- Các đoạn thẳng A1B1,A2B2,,AnBn được gọi là các cạnh bên;

- Các cạnh của hai mặt đáy được gọi là các cạnh đáy của hình chóp cụt.

Đoạn thẳng HK nối hai tâm của đáy được gọi là đường cao của hình chóp cụt đều. Độ dài của đường cao được gọi là chiều cao của hình chóp cụt.

Sơ đồ tư duy Hai mặt phẳng vuông góc

Lý thuyết Hai mặt phẳng vuông góc (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 11 (ảnh 1)

B. Bài tập Hai mặt phẳng vuông góc

Đang cập nhật ...

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 26: Khoảng cách

Lý thuyết Bài 27: Thể tích

Lý thuyết Bài 28: Biến cố hợp, biến cố giao, biến cố độc lập

Lý thuyết Bài 29: Công thức cộng xác suất

Lý thuyết Bài 30: Công thức nhân xác suất cho hai biến cố độc lập

1 1,578 25/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: