Đại học RMIT (RMU): Thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn, học phí, chương trình đào tạo (2022)

Cập nhật thông tin tuyển sinh trường Đại học RMIT năm 2022 mới nhất bao gồm mã trường, chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh, thời gian xét tuyển, đối tượng tuyển sinh, điểm chuẩn các năm...Mời các bạn đón xem:

1 355 lượt xem

Thông tin tuyển sinh trường Đại học RMIT

Video giới thiệu trường Đại học RMIT

Giới thiệu

Thông tin tuyển sinh

1. Đối tượng tuyển sinh

  • Thi sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

2. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trên cả nước.

3. Phương thức tuyển sinh

  • Yêu cầu học thuật:
  • Tốt nghiệp chương trình trung học phổ thông quốc gia với điểm trung bình lớp 12 từ 7.0/10.0.
  • Yêu cầu tiếng Anh:
  • Hoàn thành lớp Cao cấp (Advanced) của Chương trình tiếng Anh cho Đại học tại RMIT Việt Nam; hoặc hoàn thành một trong các loại chứng chỉ tiếng Anh dưới đây:
  • IELTS (Học thuật) 6.5 (không kỹ năng nào dưới 6.0).
  • TOEFL iBT 79 (điểm tối thiểu từng kỹ năng: Đọc 13, Nghe 12, Nói 18, Viết 21).
  • Pearson Test of English (Học thuật) 58 (không kỹ năng giao tiếp nào dưới 50).
  • C1 Advanced (còn được gọi là Cambridge English: Advanced (CAE)) hoặc C2 Proficiency (còn được gọi là Cambridge English: Proficiency (CPE)) 176 (không kỹ năng nào dưới 169).

* Ghi chú:

- Kết quả học tập và kết quả thi tiếng Anh được công nhận trong vòng 2 năm kể từ ngày hoàn thành cho đến ngày nhập học tại RMIT, trừ khi có yêu cầu khác.

- Nếu bạn đạt được nhiều kết quả tiếng Anh thông qua nhiều hình thức khác nhau, kết quả mới nhất sẽ được dùng để xét tuyển.

4. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

  • Theo quy định của Bộ GD & ĐT năm 2022.

5. Tổ chức tuyển sinh

  • Tại Điều 6 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ chức tuyển sinh.

6. Chính sách ưu tiên

  • Tại điều 7, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 về ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Trong đó, quy định chính sách cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022.

7. Học phí

8. Hồ sơ đăng kí xét tuyển

  • Hồ sơ xét tuyển bao gồm:
  • Phiếu đăng kí xét tuyển.
  • Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp đối với những thí sinh đã tốt nghiệp trước.
  • Bản sao học bạ PTTH.
  • Giấy báo kết quả thi THPT quốc gia.
  • Giấy tờ ưu tiên (nếu có).
  • 2 ảnh 4x6 và 2 phong bì có dán sẵn tem và ghi rõ họ tên địa chỉ số điện thoại liên lạc để nhà trường có thể thông báo kết quả xét tuyển.

9. Lệ phí xét tuyển

  • Lệ phí xét tuyển: 30.000 đồng/nguyện vọng.

10. Thời gian đăng kí xét tuyển

  • Có 03 kỳ nhập học mỗi năm tại RMIT Việt Nam:
  • Tháng 02.
  • Tháng 06 - 07.
  • Tháng 10.

11. Ký hiệu mã ngành, chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển

STT

Ngành đào tạo

Điều kiện xét tuyển

1

Kinh tế và Tài chính

Xét tuyển theo Yêu cầu và điều kiện riêng của trường

2

Quản trị Nguồn nhân lực

3

Kinh doanh Quốc tế

4

Quản trị

5

Quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics

6

Digital Marketing

7

Kinh doanh Kỹ thuật số

8

Thiết kế (Truyền thông số)

9

Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo

10

Sản xuất Phim Kỹ thuật số

11

Ngôn ngữ

12

Truyền thông chuyên nghiệp

13

Quản trị Doanh nghiệp Thời trang

14

Tâm lý học

15

Hàng không

16

Công nghệ Thông tin

17

Quản trị Du lịch và Khách sạn

18

Kỹ thuật Phần mềm

19

Kỹ thuật Điện tử và Hệ thống Máy tính

20

Kỹ thuật Robot và Cơ điện tử

21

Công nghệ Thực phẩm và Dinh dưỡng

12. Thông tin tư vấn tuyển sinh

(1) Thí sinh xem nội dung chi tiết Đề án tuyển sinh năm 2022 và các thông báo bổ sung khác tại website Trường Đại học RMIT: https://www.rmit.edu.vn/

(2) Thí sinh có thể liên lạc với nhà trường qua địa chỉ sau:

Điểm chuẩn các năm

Điểm chuẩn năm 2023 của trường Đại học RMIT

Trong năm 2023, trường đưa ra thông báo tuyển sinh dựa trên tiêu chí xét tuyển riêng như sau:

– Thí sinh phải đảm bảo điều kiện đã Tốt Nghiệp THPT.

– Điểm trung bình cuối năm lớp 12: Nếu học ngành Công nghệ thông tin điểm trung bình phải từ 7.0 trở lên và Thiết kế (hệ thống đa truyền thông) thì điểm toán phải từ 7.0 trở lên.

– Phải đạt được một trong ba chương trình Tiếng Anh dưới đây:

  • Bằng IELTS phải từ 6.5 và không có kỹ năng nào dưới 6.0.
  • Bằng TOEFL 580 trở lên và điểm viết từ 4.5.
  • Hoàn tất chương trình tiếng Anh cao cấp hoặc dự bị Đại Học tại ĐH RMIT Việt Nam.

Điểm chuẩn năm 2022 – 2023 của trường Đại học RMIT

Khác với tất cả các trường Đại học và Cao đẳng khác, trường RMIT chỉ dựa vào yếu tố là Học thuật và tiếng Anh để xét tuyển mà không xét tuyển theo điểm chuẩn thi THPT. 

* Đối tượng: Thí sinh tốt nghiệp THPT.

* Phương thức xét tuyển:
– Đối với học thuật: Thí sinh phải tốt nghiệp THPT  với học lực lớp 12 từ 7.0 trở lên.
– Yêu cầu về tiếng Anh:
+ Điểm IELTS học thuật trừ 6.5 trở nên, mọi kỹ năng đều từ 6.0 trở lên.
+ Điểm IELTS là 97, điểm tối đa cho từng kỹ năng nghe, nói, đọc, viết lần lượt là 12, 18, 13 và 21.
+ Pearson Test of English học thuật cần đạt từ 58 điểm trở lên, không có kỹ năng nào trong tiếng Anh giao tiếp thấp hơn 50 điểm.
+ Advanced (CAE) hoặc Proficiency (CPE) đạt ít nhất là 176 điểm, không có kỹ năng nào ít hơn 169 điểm.

Học phí

A. Học phí RMIT chương trình Đại học 2023

1. Khoa Kinh doanh & Quản trị

Khoa Kinh doanh và Quản trị gồm các chương trình đào tạo là: Kinh doanh, Kinh tế & tài chính, Kinh doanh quốc tế, Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics, Kinh doanh kỹ thuật số, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị Du lịch & Khách sạn, Digital Marketing.

Học phí RMIT của các ngành thuộc khoa Kinh doanh và Quản trị như sau:

  • Số tín chỉ: 96 tín chỉ/năm; 288 tín chỉ/toàn chương trình.

  • Số môn học: 8 môn/năm; 24 môn/toàn chương trình.

  • Học phí mỗi năm: 300.596.000 VNĐ/năm.

  • Tổng học phí toàn chương trình: 901.786.000 VNĐ.

2. Khoa Truyền thông & Thiết kế

Khoa Truyền thông & Thiết kế gồm các chương trình đào tạo là: Truyền thông Chuyên nghiệp, Quản lý & Kinh doanh Thời trang, Quản trị doanh nghiệp Thời trang, Thiết kế (Truyền thông số), Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo, Sản xuất phim kỹ thuật số, Thiết kế game và Ngôn ngữ.

Học phí RMIT của các ngành thuộc khoa Truyền thông & Thiết kế (trừ Sản xuất phim kỹ thuật số) như sau:

  • Số tín chỉ: 96 tín chỉ/năm; 288 tín chỉ/toàn chương trình.

  • Số môn học: 8 môn/năm; 24 môn/toàn chương trình.

  • Học phí mỗi năm: 300.596.000 VNĐ/năm.

  • Tổng học phí toàn chương trình: 901.786.000 VNĐ.

Học phí RMIT của ngành Sản xuất phim kỹ thuật số như sau:

  • Số tín chỉ: 96 tín chỉ/năm; 288 tín chỉ/toàn chương trình.

  • Số môn học: 8 môn/năm; 24 môn/toàn chương trình.

  • Học phí mỗi năm: 312.163.000 VNĐ/năm.

  • Tổng học phí toàn chương trình: 936.487.000 VNĐ.

3. Khoa chuyên về Khoa học, Kỹ thuật & Công nghệ

Khoa Khoa học, Kỹ thuật & Công nghệ gồm các chương trình đào tạo là: Công nghệ thông tin, Điện & Điện tử, Kỹ sư phần mềm, Robot & Cơ điện tử, Tâm lý học, Hàng không, Công nghệ Thực phẩm & Dinh dưỡng.

Học phí RMIT các ngành Công nghệ thông tin, Tâm lý học, Hàng không, Công nghệ Thực phẩm & Dinh dưỡng là:

  • Số tín chỉ: 96 tín chỉ/năm; 288 tín chỉ/toàn chương trình.

  • Số môn học: 8 môn/năm; 24 môn/toàn chương trình.

  • Học phí mỗi năm: 300.596.000 VNĐ/năm.

  • Tổng học phí toàn chương trình: 901.786.000 VNĐ.

Học phí RMIT các ngành Điện & Điện tử, Kỹ sư phần mềm, Robot & Cơ điện tử là:

  • Số tín chỉ: 96 tín chỉ/năm; 384 tín chỉ/toàn chương trình.

  • Số môn học: 8 môn/năm; 32 môn/toàn chương trình.

  • Học phí mỗi năm: 300.596.000 VNĐ/năm.

  • Tổng học phí toàn chương trình: 1.202.381.000 VNĐ.

B. Học phí RMIT Chương Trình Tiếng Anh

Lớp Tiếng Anh cho Đại học của RMIT gồm các chương trình sau: Lớp căn bản (Beginner), Sơ cấp (Elementary), Tiền trung cấp (Pre-Intermediate), Trung cấp (Intermediate), Trên trung cấp (Upper-Intermediate), Tiền cao cấp (Pre-Advanced), Cao cấp (Advanced).

Học phí RMIT của lớp Tiếng Anh cho Đại học ở RMIT như sau:

  • Thời gian học mỗi lớp: 10 tuần.

  • Học phí mỗi lớp: 54.148.000 VNĐ; riêng lớp Căn bản có học phí 40.611.000 VNĐ.

  • Tổng học phí toàn chương trình: 365.499.000 VNĐ.

C. Học phí RMIT Chương Trình UniSTART

UniSTART là chương trình học thuật cung cấp lộ trình học tập chuyển tiếp lên hệ cử nhân dành cho những sĩ tử chưa đáp ứng được điều kiện đầu vào về mặt học thuật của đại học RMIT. UniSTART hướng đến mục tiêu cung cấp đầy đủ hành trang để sinh viên không còn e dè môi trường đại học mà trở nên vững vàng, tự tin và độc lập.

Trong UniSTART, khả năng ngôn ngữ lẫn khối kiến thức của người học được cải thiện rõ rệt nhờ có một môi trường linh hoạt, luôn đem đến trải nghiệm tốt nhất cho học sinh. Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, người học còn được rèn giũa để phát triển những kỹ năng mềm cần thiết ở giảng đường như kỹ năng phản biện, tư duy logic và đọc hiểu.

Học phí  RMIT UniSTART chương trình học thuật được tính như sau:

  • Thời gian đào tạo: 12 tuần.

  • Tổng học phí: 36.000.000 VNĐ.

D. Học phí RMIT Chương Trình Dự bị Đại học (Foundation)

Học phí RMIT chương trình Dự bị Đại học được tính như sau:

  • Thời gian đào tạo: kéo dài 1 năm gồm 2 học kỳ, mỗi kỳ học 4 môn.

  • Về chuyên môn: sẽ có 2 hướng đi là Kinh doanh hoặc Nghệ thuật, Thiết kế và Kiến trúc.

  • Học phí toàn bộ chương trình: 255.974.000 VNĐ.

Sau khi hoàn thành chương trình Dự bị Đại học và đat đủ điểm, học sinh có thể học tiếp chương trình đại học tại RMIT Việt Nam hoặc Úc. 

E. Học phí RMIT Chương Trình Sau Đại Học

Chương trình cấp chứng chỉ Sau Đại học này gồm có 2 chuyên ngành là Quản trị Kinh doanh và Kinh doanh Quốc tế. Hai ngành này có cùng thời gian đào tạo, cùng số tín chỉ và học phí cũng tương tự nhau.

Học phí RMIT của hai ngành này được tính như sau:

  • Số tín chỉ: 48 tín chỉ.

  • Số môn học: 4 môn, mỗi môn cần khoảng 36 giờ giảng dạy trên lớp và nhiều giờ tự học.

  • Tổng học phí: 205.133.000 VNĐ.

F. Học phí Thạc Sĩ RMIT

1. Khoa Kinh doanh & Quản trị

Có hai chương trình đào tạo là ngành Kinh doanh Quốc tế và Quản trị Kinh doanh, bao gồm 16 môn học. Tuy nhiên, nếu học viên có bằng cấp cử nhân hay cao hơn thuộc nhóm ngành kinh doanh trong vòng 10 năm trở lại thì chỉ cần học 12 môn.

Học phí RMIT chương trình Thạc sĩ khoa Kinh doanh & Quản trị là:

  • Số tín chỉ: 144 tín chỉ cho 12 môn và 192 tín chỉ cho 16 môn.
  • Tổng học phí: 615.398.000 VNĐ cho 12 môn và 820.531.000 VNĐ cho 16 môn.

2. Khoa chuyên về Khoa học, Kỹ thuật & Công nghệ

Gồm có hai chương trình đào tạo là Thạc sĩ Trí tuệ Nhân tạo và Thạc sĩ An toàn Thông tin.

Học phí RMIT chương trình Thạc sĩ khoa Khoa học, Kỹ thuật & Công nghệ là:

  • Số tín chỉ: 96 tín chỉ/năm, 192 tín chỉ/toàn chương trình.
  • Số môn học: 8 môn/năm và 16 môn/toàn chương trình.
  • Tổng học phí: 307.699.000 VNĐ/năm và 820.531.000 VNĐ/toàn chương trình.

G. Học phí Tiến Sĩ RMIT

Gồm có ba chương trình đào tạo là Tiến sĩ Kinh doanh, Tiến sĩ Quản lý và Tiến sĩ Kỹ thuật (Điện và Điện tử).

Học phí RMIT chương trình Tiến sĩ tại trường đại học RMIT là: 

  • Học phí Tiến sĩ Kinh doanh và Tiến sĩ Quản lý: 300.950.000 VNĐ.
  • Học phí Tiến sĩ Kỹ thuật Điện và Điện tử: 385.498.000 VNĐ.

H. Các loại phụ phí khi học tại RMIT

Ngoài học phí RMIT, sinh viên theo học tại trường đại học này cần phải đóng các khoản bắt buộc phụ thu khác như:

  • Loại bảo hiểm y tế cấp cho sinh viên quốc tế: 5.700.000 VNĐ/học kỳ. Tại RMIT Việt Nam, mỗi năm học sẽ bao gồm 3 học kỳ, thông thường các ngành học ở RMIT kéo dài 3 năm. Do đó số tiền bảo hiểm này có thể lên đến 51.300.000 VNĐ.
  • Bảo hiểm y tế bắt buộc: 563.420 VNĐ/năm.
  • Phí kiểm đếm: 360.000 VNĐ, đây là loại phí áp dụng cho sinh viên thanh toán học phí bằng tiền mặt trực tiếp mỗi kỳ tại quầy thu ngân của RMIT.
  • Một số loại phí phụ thu khác như: phí in ấn; phí sử dụng thư viện; phí in bảng điểm; phí xác nhận đăng ký môn học, sao y bằng tốt nghiệp hoặc bảng điểm; phí in thẻ sinh viên; phí dự lễ tốt nghiệp; phí dịch vụ giám thị coi thi; phí trễ hạn và phụ thu hành chính; Phí thuê thiết bị, phòng thu, không gian sáng chế và phòng lab thời trang.

Chương trình đào tạo

STT

Ngành đào tạo

Điều kiện xét tuyển

1

Kinh tế và Tài chính

Xét tuyển theo Yêu cầu và điều kiện riêng của trường

2

Quản trị Nguồn nhân lực

3

Kinh doanh Quốc tế

4

Quản trị

5

Quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics

6

Digital Marketing

7

Kinh doanh Kỹ thuật số

8

Thiết kế (Truyền thông số)

9

Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo

10

Sản xuất Phim Kỹ thuật số

11

Ngôn ngữ

12

Truyền thông chuyên nghiệp

13

Quản trị Doanh nghiệp Thời trang

14

Tâm lý học

15

Hàng không

16

Công nghệ Thông tin

17

Quản trị Du lịch và Khách sạn

18

Kỹ thuật Phần mềm

19

Kỹ thuật Điện tử và Hệ thống Máy tính

20

Kỹ thuật Robot và Cơ điện tử

21

Công nghệ Thực phẩm và Dinh dưỡng

Một số hình ảnh

Fanpage trường

Xem vị trí trên bản đồ