Giải Toán 11 trang 140 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Toán 11 trang 140 trong Bài 2: Trung vị và tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 11 trang 140.

1 233 01/07/2023


Giải Toán 11 trang 140 Tập 1

Thực hành 2 trang 140 Toán 11 Tập 1: Một người thống kê lại thời gian thực hiện các cuộc gọi điện thoại của người đó trong một tuần ở bảng sau:

Thực hành 2 trang 140 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 11

a) Hãy ước lượng các tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên.

b) Hãy ước lượng các tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên.

Lời giải:

Tổng số cuộc gọi điện thoại là: 8 + 10 + 7 + 5 + 2 + 1 = 33 (cuộc gọi).

Gọi x1; x2; ...; x33 là số thời gian thực hiện cuộc gọi điện thoại sắp xếp theo thứ tự không giảm.

Ta có: x1; ...; x8 ∈ [0; 60), x9; ...; x18 ∈ [60; 120), x19; ...; x25 ∈ [120; 180), x26; ...; x30 ∈ [180; 240), x31; x32 ∈ [240; 300), x33 ∈ [300; 360).

Khi đó:

- Tứ phân vị thứ hai của dãy số liệu x1; x2; x3; ...; x33 là x17. Vì x17 ∈ [60; 120) nên tứ phân vị thứ hai của mẫu số liệu là:

Q2 = 60+332-810.(120-60)=111.

- Tứ phân vị thứ nhất của dãy số liệu x1; x2; x3; ...; x33 là x8 và x9 . Vì x8 ∈ [0; 60) và x9 ∈ [60; 120) nên tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu là: Q1 = 60.

- Tứ phân vị thứ nhất của dãy số liệu x1; x2; x3; ...; x33 là x25 và x26. Vì x25 ∈ [120; 180) và x26 ∈ [180; 200) nên tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu là: Q3 = 180.

Vậy tứ phân vị của mẫu số liệu là: Q1 = 60; Q2 = 111; Q3 = 180.

 

Vận dụng 2 trang 140 Toán 11 Tập 1: Một phòng khám thống kê số bệnh nhân đến khám bệnh mỗi ngày trong 4 tháng năm 2022 ở bảng sau:

Vận dụng 2 trang 140 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 11

a) Hãy ước lượng các tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên.

b) Quản lí phòng khám cho rằng có khoảng 25% số ngày khám có nhiều hơn 35 bệnh nhân đến khám. Nhận định trên có hợp lí không?

Lời giải:

Hiệu chỉnh bảng số liệu ta được:

Số bệnh nhân

[0,5; 10,5)

[10,5; 20,5)

[20,5; 30,5)

[30,5; 40,5)

[40,5; 50,5)

Số ngày

7

8

7

6

2

Tổng số số ngày có bệnh nhân đến khám là: 7 + 8 + 7 + 6 + 2 = 30.

Gọi x1; x2; ...; x30 lần lượt là số bệnh nhân đến khám bệnh được sắp xếp theo thứ tự không giảm.

Ta có: x1; ...; x7 ∈ [0,5; 10,5), x8; ...; x15 ∈ [10,5; 20,5), x16; ...; x22 ∈ [20,5; 30,5), x23; ...; x28 ∈ [30,5; 40,5), x29; x30 ∈ [40,5; 50,5).

Khi đó:

- Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu là x8 ∈ [10,5; 20,5) nên

Q1 = 10,5+304-78.(20,5-10,5)11,1.

- Tứ phân vị thứ hai của mẫu số liệu là trung bình cộng của x15 và x16. Vì x15 ∈ [10,5; 20,5) và x16 ∈ [20,5; 25,5) nên ta có: Q2 = 20,5.

- Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu là x24 ∈ [30,5; 40,5) nên

Q3 = 30,5+3.304-226.(40,5-30,5)31,3.

Bài tập

 

Bài 1 trang 140 Toán 11 Tập 1: Lương tháng của một số nhân viên văn phòng được ghi lại như sau (đơn vị: triệu đồng):

Bài 1 trang 140 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 11

a) Tìm tứ phân vị của dãy số liệu trên.

b) Tổng hợp lại dãy số liệu trên vào bảng tần số ghép nhóm theo mẫu sau:

Bài 1 trang 140 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 11

c) Hãy ước lượng tứ phân vị của số liệu ở bảng tần số ghép nhóm trên.

Lời giải:

Sắp xếp mẫu số liệu không giảm ta được:

6,5; 6,7; 6,7; 8,3; 8,4; 8,9; 9,2; 9,6; 9,8; 10,0; 10,0; 10,7; 10,9; 11,1; 11,2; 11,7; 11,9; 12,2; 12,5; 12,7; 13,1; 13,2; 13,6; 13,8.

Cỡ mẫu là n = 24 nên ta có:

Tứ phân vị thứ hai là trung bình cộng của giá trị thứ 12 và 13 ta được: Q2=10,7+10,92=10,8.

Tứ phân vị thứ nhất là trung bình cộng của giá trị thứ 6 và thứ 7 ta được:

Q1=8,9+9,22=9,05.

Tứ phân vị thứ ba là trung bình cộng của giá trị 18 và 19 ta được:

Q3=12,2+12,5212,35.

b) Ta có bảng tần số ghép nhóm:

Lương tháng

(triệu đồng)

[6; 8)

[8; 10)

[10; 12)

[12; 14)

Số nhân viên

3

6

8

7

c) Gọi x1; x2; ...; x24 là lương tháng của nhân viên một văn phòng theo thứ tự không giảm.

Ta có: x1; ...; x3 ∈ [6; 8), x4; ...; x9 ∈ [8; 10), x10; ...; x17 ∈ [10; 12), x18; ...; x24 ∈ [12; 14).

Khi đó:

- Tứ phân vị thứ hai của mẫu số liệu là trung bình cộng của x12 và x13. Vì x12; x13∈ [10; 12) nên Q2 = 10+242-98(12-10)=10,75.

- Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu là trung bình cộng của x6 và x7. Vì x6; x7 ∈ [8; 10) nên Q1=8+244-36(10-8)=9.

- Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu là trung bình cộng của x18 và x19. Vì x18; x19 ∈ [12; 14) nên Q3=12+3.244-177(14-12)12,3.

Xem thêm lời giải bài tập Toán 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Giải Toán 11 trang 136 Tập 1

Giải Toán 11 trang 137 Tập 1

Giải Toán 11 trang 138 Tập 1

Giải Toán 11 trang 140 Tập 1

Giải Toán 11 trang 141 Tập 1

1 233 01/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: