Đại học Ngân hàng TP HCM tăng chỉ tiêu xét điểm đánh giá năng lực năm 2021
Đại học Ngân hàng TP HCM tăng chỉ tiêu xét điểm đánh giá năng lực năm 2021, mời các bạn đón xem:
Đại học Ngân hàng TP HCM tăng chỉ tiêu xét điểm đánh giá năng lực năm 2021
Tuyển 3.280 chỉ tiêu, Đại học Ngân hàng TP HCM dành 330 chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức.
Trường tuyển 7 ngành: Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Kinh tế quốc tế, Hệ thống thông tin quản lý, Luật kinh tế và Ngôn ngữ Anh. Với 3.280 chỉ tiêu, trường phân bổ ở 3 chương trình đào tạo: chương trình đại trà 2.165 chỉ tiêu; chất lượng cao 950; quốc tế song bằng 165. Ngoài ra, trường cũng tuyển 235 chỉ tiêu chương trình liên kết quốc tế do đại học đối tác cấp bằng.
Các phương thức tuyển sinh cơ bản được duy trì như năm ngoái, có thay đổi số lượng chỉ tiêu.
Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn là phương thức tuyển sinh chủ yếu, chiếm gần 80%, áp dụng cho 1.925 chỉ tiêu đại trà, 570 chất lượng cao và 80 chỉ tiêu chương trình quốc tế song bằng.
Phương thức ưu tiên xét tuyển và xét học bạ theo quy chế tuyển sinh của trường chiếm 12% tổng chỉ tiêu, gồm 290 chỉ tiêu chất lượng cao, 85 chỉ tiêu chất lượng cao và 85 quốc tế song bằng.
Phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức chiếm khoảng 8% tổng chỉ tiêu, với 240 chỉ tiêu chương trình đại trà và 90 chỉ tiêu chất lượng cao. Năm ngoái, phương thức này tuyển 150 chỉ tiêu đại trà.
Riêng chương trình liên kết quốc tế áp dụng phương thức xét kết quả học tập THPT kết hợp phỏng vấn.
So với năm ngoái, tổng chỉ tiêu tuyển sinh tăng 30 với nhiều ngành mới: chuyên ngành Quản trị Logistic và chuỗi cung ứng thuộc ngành Quản trị kinh doanh; chuyên ngành Công nghệ Tài chính (Fintech) thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng; chuyên ngành Khoa học dữ liệu trong kinh doanh thuộc ngành Hệ thống thông tin quản lý.
Chương trình đào tạo các ngành chất lượng cao cũng được điều chỉnh và cập nhật theo các định hướng đào tạo mới như: định hướng E-Business của ngành Quản trị kinh doanh, định hướng Digital Accounting của ngành Kế toán, định hướng Fintech của ngành Tài chính - Ngân hàng.
Học phí chương trình đại học chính quy năm học 2020-2021 của trường là 4,9 triệu đồng mỗi học kỳ; chương trình chất lượng cao 16,75 triệu mỗi học kỳ. Với chương trình đại học chính quy quốc tế song bằng và liên kết quốc tế do đại học đối tác cấp bằng, tổng học phí tối đa là 212,5 triệu đồng toàn khó học, đã gồm học phí tiếng Anh, chương trình chính khoá, kỹ năng mềm.
Xem thêm các chương trình khác:
- Đại học Nam Cần Thơ (DNC)
- Đại học Cần Thơ (TCT)
- Đại học Tây Đô (DTD)
- Đại học FPT Cần Thơ (FPT)
- Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ (KCC)
- Đại học Y Dược Cần Thơ (YCT)
- Đại học Thủ Dầu Một (TDM)
- Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU)
- Đại học Kinh tế kỹ thuật Bình Dương (BETU)
- Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương (DKB)
- Đại học Bình Dương (DBD)
- Đại học Ngô Quyền (Sĩ quan Công binh) (SNH)
- Đại học Đồng Tháp (SPD)
- Đại học Kiên Giang (TKG)
- Đại học Cửu Long (DCL)
- Đại học Xây dựng Miền Tây (MTU)
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long (VLU)
- Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU)
- Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU)
- Đại học Công nghệ Miền Đông (MIT)
- Đại học Lạc Hồng (DLH)
- Đại học Công nghệ Đồng Nai (DCD)
- Đại học Nguyễn Huệ (Sĩ quan Lục quân 2) (LBH)
- Đại học Đồng Nai (DNU)
- Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai (LNS)
- Đai học Tiền Giang (TTG)
- Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An (DLA)
- Đại học Tân Tạo (TTU)
- Đại học An Giang (TAG)
- Đại học Trà Vinh (DVT)
- Phân hiệu Đại học Quốc gia TP HCM tại Bến Tre (QSP)