Công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng vô cực hay, chi tiết - Vật lý lớp 11

Với Công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng vô cực Vật lý lớp 11 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ các Công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng vô cực từ đó biết cách làm bài tập Vật lý 11. Mời các bạn đón xem:

1 2,409 29/06/2022
Tải về


Công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng vô cực - Vật lý lớp 11

1. Định nghĩa

- Kính lúp là dụng cụ quang bỗ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ.

 Công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng vô cực hay, chi tiết - Vật lý lớp 11 (ảnh 1)

- Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ (hoặc hệ ghép tương đương với thấu kính hội tụ) có tiêu cự nhỏ (cỡ cm), có tác dụng tạo ảnh với góc trông lớn hơn góc trông vật nhiều lần.

Công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng vô cực hay, chi tiết - Vật lý lớp 11 (ảnh 1)

Cách sử dụng kính lúp

+ Đặt vật trong khoảng từ quang tâm O đến tiêu điểm vật chính F của kính lúp để có ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật.

+ Ngắm chừng: điều chỉnh khoảng cách từ vật đến thấu kính để ảnh  hiện ra trong giới hạn nhìn rõ của mắt.

+ Khi cần quan sát trong một thời gian dài, ta nên thực hiện cách ngắm chừng ở cực viễn để mắt không bị mỏi.

 - Số bội giác là đại lượng đặc trưng cho các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt, được xác định bằng thương số giữa góc trông ảnh qua dụng cụ quang học và góc trông trực tiếp vật:

Góc trông vật khi nhìn trực tiếp

Công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng vô cực hay, chi tiết - Vật lý lớp 11 (ảnh 1)

Góc trông vật khi nhìn qua kính lúp

Công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng vô cực hay, chi tiết - Vật lý lớp 11 (ảnh 1)

Sơ đồ tạo ảnh:

AB fL A'B'

2. Công thức – đơn vị đo

- Khi ngắm chừng ở vô cực: G=OCCf

Trong đó:

+ f là tiêu cự của kính lúp, có đơn vị cm hoặc m;

+ OCC là khoảng cực cận của mắt, thường lấy là 25 cm = 0,25 m;

+ G là số bội giác.

3. Mở rộng     

Trên thân kính lúp thường có ghi sẵn số bội giác (2x; 5x; 10x…)

Ví dụ: số 10X ở đây cho biết G = 10

 Công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng vô cực hay, chi tiết - Vật lý lớp 11 (ảnh 1)

Khi biết số bội giác của kính lúp, ta có thể xác định tiêu cự của kính lúp

f=OCCG

Trong đó:

+ G là số bội giác;

+ OCC là khoảng cực cận, thường lấy là 0,25 m;

+ f là tiêu cự của kính lúp, có đơn vị m.

Khi biết độ tụ của kính lúp D=1f, ta có thể tính số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực như sau:

G=OCCf=OCC.D

Trong đó:

+ G là số bội giác;

+ OCC là khoảng cực cận, thường lấy là 0,25 m;

+ f là tiêu cự của kính lúp, có đơn vị m;

+ D là độ tụ của kính lúp, có đơn vị dp.

4. Bài tập ví dụ

Bài 1: Một kính lúp có tiêu cự f = 5 cm. Tính số bội giác của kính lúp này khi ngắm chừng ở vô cực với mắt người bình thường, khoảng cực cận OCC = 25 cm.

Bài giải:

Áp dụng công thức G=OCCf=255=5

Đáp án: G = 5

Bài 2: Một kính lúp có độ tụ + 10 dp. Tính số bội giác của kính lúp này khi ngắm chừng ở vô cực với mắt người bình thường, khoảng cực cận OCC = 25 cm.

Bài giải:

Tiêu cự của kính lúp này là f=1D=110=0,1m=10cm

Số bội giác của kính lúp này là G=OCCf=2510=2,5

Đáp án: G = 2,5

Xem thêm tổng hợp công thức môn Vật lý lớp 11 đầy đủ và chi tiết khác:

Công thức tính số bội giác của kính lúp

Công thức tính số bội giác của kính hiển vi

Công thức tính số bội giác của kính thiên văn

Công thức tính ảnh ảo của thấu kính hội tụ

Công thức tính ảnh ảo

1 2,409 29/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: