50 bài tập về Hiện tượng nhiệt điện, suất điện động nhiệt điện (có đáp án 2023) - Vật lí 11

Với Hiện tượng nhiệt điện, suất điện động nhiệt điện và cách giải bài tập môn Vật lý lớp 11 gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Hiện tượng nhiệt điện, suất điện động nhiệt điện và cách giải bài tập. Mời các bạn đón xem:

1 1231 lượt xem
Tải về


Hiện tượng nhiệt điện, suất điện động nhiệt điện và cách giải bài tập - Vật lý lớp 11

1. Phương pháp giải

- Áp dụng công thức tính suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện: 

E=αT.(T1T2)

Trong đó:

+ E là suất điện động nhiệt điện (V)

+ αT là hệ số nhiệt điện động (V/K)

+ T1, T2 nhiệt độ đầu nóng và đầu lạnh hơn của cặp nhiệt điện (K)

- Chú ý: + 1 μV/K = 10-6 V/K

              + Nếu nhiệt độ được tính bằng oC thì suất điện động nhiệt điện có thể tính bằng công thức: E=αT.(t1t2)

              Trong đó t1, t2 là nhiệt độ của hai đầu mối hàn, đươc đo bằng oC

2. Bài tập ví dụ

Bài 1: Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động αT = 6,5 μV/K được đặt trong không khí ở t1 = 20o C, còn đầu kia được nung nóng ở nhiệt độ t2.

a) Tìm suất điện động nhiệt điện khi t2 = 200 oC

b) Để suất điện động nhiệt điện là 2,6 mV thì nhiệt độ t2 là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

a) Suất điện động nhiệt điện khi t2 = 200 oC là:

E=αT.(T1T2)=αT.(t2t1)=6,5.106.(20020)=1170.106V=1,17mV

b) Ta có: E=αT.(T1T2)=αT.(t2t1)

=> t2=EαT+t1=2,6.1036,5.106+20=420oC

Bài 2: Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động αT = 65 μV/K được đặt trong không khí ở 20oC, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 320oC. Tính suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện đó.

Hướng dẫn giải:

Suất điện động nhiệt điện khi t2 = 200 oC là:

E=αT.(T1T2)=6,5.106.(32020)=1950.106V=1,95mV

Bài 3: Nhiệt kế điện thực chất là một cặp nhiệt điện dùng để đo nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp mà ta không thể dùng nhiệt kế thông thường để đo được. Dùng nhiệt kế điện có hệ số nhiệt điện động αT = 42 μV/K để đo nhiệt độ của một lò nung với một mối hàn đặt trong không khí ở 20 oC còn mối hàn kia đặt vào lò thì thấy milivôn kế chỉ 50,2 mV. Tính nhiệt độ của lò nung.

Hướng dẫn giải:

Chú ý đổi nhiệt độ T2 = 20 + 273 = 293 K

Ta có: E=αT.(T1T2)

=> T1=EαT+T2=50,2.10342.106+293=1488K=1215Co

Bài 4: Cặp nhiệt điện Sắt – Constantan có hệ số nhiệt điện động αT = 50,4 μV/K và điện trở trong r = 0,5Ω. Nối cặp nhiệt điện này với điện kế G có điện trở RG = 19,5 Ω. Đặt mối hàn thứ nhất vào trong không khí ở nhiệt 27 oC, nhúng mối hàn thứ hai vào trong bếp điện có nhiệt độ 327 oC. Cường độ dòng điện chạy qua điện kế G là

Hướng dẫn giải:

+ Suất nhiệt điện động:

E=αT.(T1T2)=50,4.106(32727)=0,01512V

+ Dòng điện qua điện kế:

I=ERG+r=0,0151219,5+0,5=0,000756A

3. Bài tập tự luyện

Câu 1: Một dây bạch kim ở 20 0C có điện trở suất ρ0=10,6.108Ω.m. Tính điện trở suất ρ của dây bạch kim này ở 1220 0C. Giả thiết điện trở suất của dây bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tăng bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở không đổi α=3.103K1.

A. 42,4.10-8Ω.m.

B. 27,6.10-8Ω.m.

C. 2,3.10-8Ω.m.

D. 48,8.10-8Ω.m.

Đáp án D

Câu 2: Một bóng đèn 220V- 40W có dây tóc làm bằng vôn-fram. Điện trở của bóng đèn dây tóc ở 20 0C là R0 = 121Ω. Cho biết hệ số nhiệt điện trở của vônfram là α=4,5.103K1. Nhiệt độ của dây tóc khi bóng đèn sáng bình thường là:

A. 20200C. 

B. 22200C. 

C. 21200C. 

D. 19800C.

Đáp án A

Câu 3: Một bóng đèn 220V-100W có dây tóc làm bằng vôn-fram. Khi sáng bình thường nhiệt độ bóng đèn là 2000 0C. Biết nhiệt độ của môi trường là 20 0C và hệ số nhiệt điện trở là α=4,5.103K1. Điện trở của bóng đèn khi sáng bình thường và khi không thắp sáng lần lượt là

A. 560 Ω và 56,9 Ω.       

B. 460 Ω và 45,5 Ω.        

C. 484 Ω và 48,8 Ω.        

D. 760 Ω và 46,3 Ω.

Đáp án C

Câu 4: Một sợi dây đồng có điện trở R ở 20 0C. Biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là 4,3.10-3 K -1. Để điện trở của dây tăng gấp 100/99 lần thì nhiệt độ phải

A. Giảm xuống còn 17,7 0C.               

B. Tăng lên đến 22,3 0C.

C. Tăng lên đến 20,2 0C.           

D. Giảm xuống còn – 17,7 0C.

Đáp án B

Câu 5: Một hợp kim có hệ số nhiệt điện trở bằng 6,7610-3 K-1. Một dòng điện có cường độ 0,37A chạy qua điện trở trên ở nhiệt độ 52 0C. Khi nhiệt độ của điện trở này bằng 20 0C, dòng điện chạy qua điện trở sẽ có cường độ bằng bao nhiêu nếu ta giữ hiệu điện thế hai đầu điện trở ổn định?

A. 0,8A.     

B. 0,45A.   

C. 0,6A.     

D. 0,5A.

Đáp án B

Câu 6: Một bóng đèn ở 27 0C có điện trở 45Ω, ở 2123 0C có điện trở 360 Ω. Tính hệ số nhiệt điện trở của dây tóc bóng đèn.

A. 0,0034K-1.       

B. 0,016K-1.

C. 0,012K-1.

D. 0,00185K-1.

Đáp án A

Câu 7: Người ta cần một điện trở 100 Ω bằng một dây nicrom có đường kính 0,4 mm. Điện trở suất nicrom ρ = 110.10-8 Ωm. Đoạn dây phải dùng có chiểu dài bằng:

A. 8,9 m.             

B. 10,05 m.

C. 11,4 m.             

D. 12,6 m.

Đáp án C

Câu 8: Một dây kim loại dài 1 m, đường kính 1 mm, có điện trở 0,4 Ω. Chiều dài của một dây cùng chất đường kính 0,4 mm khi dây này có điện trở 125 Ω là:

A. 40 m.             

B. 50 m.

C. 60 m.             

D. 70 m.

Đáp án B

Câu 9: Một dây kim loại dài 1 m, tiết diện 1,5 mm2 có điện trở 0,3 Ω. Giá trị điện trở của một dây cùng chất dài 4 m, tiết diện 0,5 mm2 là:

A. 0,1 Ω.             

B. 0,25 Ω.

C. 3,6 Ω.             

D. 4 Ω.

Đáp án C

Câu 10: Hai dây đồng hình trụ cùng khối lượng và ở cùng nhiệt độ. Dây A dài gấp đôi dây. Điện trở của chúng liên hệ với nhau như thế nào?

A. RA = RB/4.             

B. RA = 2RB.

C. RA = RB/2.             

D. RA = 4RB.

Đáp án B

Câu 11: Một đường ray xe điện bằng thép có diện tích tiết diện bằng 56 cm2. Hỏi điện trở của đường ray dài 10 km bằng bao nhiêu? Cho biết điện trở suất của thép bằng 3.10-7 Ωm.

Đáp án: 0,54 Ω

Câu 12: Một dây dẫn có đường kính 1 mm, chiều dài 2m và điện trở 50 mΩ. Hỏi điện trở suất của vật liệu?

Đáp án: 1,96.10-8 Ωm

Câu 13: Đường kính của một dây sắt bằng bao nhiêu để nó có cùng điện trở như một dây đồng có đường kính 1,20 mm và cả hai dây có cùng chiều dài. Cho biết điện trở suất của đồng và sắt lần lượt là 9,68.10–8 Ωm; 1,69.10–8 Ωm.

Đáp án: 2,87mm

Câu 14: Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 150 Ω. Dây điện trở của biến trở là một hợp kim nicrom có tiết diện 0,11 mm2 và được quấn đều xung quanh một lõi sứ tròn có đường kính 2,5 cm. Biết điện trở suất của nicrom là 1,1.10-6 Ωm

a) Tính số vòng dây của biến trở này.

b) Biết dòng điện lớn nhất mà dây có thể chịu được là 2A. Hỏi có thể đặt vào hai đầu dây này một hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu để biến trở không bị hỏng.

Đáp án: a) 191 vòng; b) 300V

Câu 15: Một dây đồng dài l1 = 1m. Tìm chiều dài l2 của dây nhôm để hai dây đồng và nhôm có cùng khối lượng và điện trở. Đồng có điện trở suất ρ1 = 1,7.10-8 Ωm, khối lượng riêng D1 = 8,9.103 kg/m3, nhôm có điện trở suất ρ2 = 2,8.10-8 Ωm, khối lượng riêng D2 = 2,7.103 kg/m3.

Đáp án: 1,48m

Câu 16: Để mắc đường dây tải điện từ địa điểm A đến địa điểm B ta cần 1000 kg dây đồng có điện trở suất 1,69.10-8 Ωm. Muốn thay dây đồng bằng dây nhôm 2,82.10-8 Ωm mà vẫn đảm bảo chất lượng truyền điện thì phải dùng bao nhiêu kg nhôm? Cho biết khối lượng riêng của đồng là 8900 kg/m3 và của nhôm là 2700 kg/m3.

Đáp án: 506 kg

Câu 17: Suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện phụ thuộc vào

A. Độ chênh lệch nhiệt độ 2 mối hàn.

B. Nhiệt độ mối hàn.

C. Độ chênh lệch nhiệt độ 2 mối hàn và bản chất hai kim loại làm cặp nhiệt điện.

D. Nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại làm cặp nhiệt điện.

Đáp án C

Câu 18: Chọn một đáp án đúng:

A. Suất điện động suất hiện trong cặp nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của hạt tải điện trong mạch có nhiệt độ không đồng nhất sinh ra.

B. Cặp nhiệt điện bằng kim loại có hệ số nhiệt điện động lớn hơn của bán dẫn.

C. Cặp nhiệt điện bằng kim loại có hệ số nhiệt điện động nhỏ hơn của bán dẫn.

D. Hệ số nhiệt điện động phụ thuộc vào bản chất chất làm cặp nhiệt điện.

Đáp án B

Câu 19: Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động aT = 48 (mV/K), được đặt trong không khí ở 20 oC, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ t oC, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là E = 6 (mV). Nhiệt độ của mối hàn còn lại là

A. 125 K.   

B. 398 K.    

C. 418 K.    

D. 145 K.

Đáp án A

Câu 20: Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện 65µV/K đặt trong không khí ở 20 oC, còn mối kia được nung nóng đến nhiệt độ 232 oC. Suất nhiệt điện của cặp này là:

A. 13,9mV.             

B. 13,85mV.                    

C. 13,87mV.                   

D. 13,78mV.

Đáp án D

Câu 21: Khi nhúng một đầu của cặp nhiệt điện vào nước đá đang tan, đầu kia vào nước đang sôi thì suất nhiệt điện của cặp là 0,860 mV. Hệ số nhiệt điện động của cặp này là:

A. 6,8 µV/K.                      

B. 8,6 µV/K.                     

C. 6,8 V/K.             

D. 8,6 V/K.

Đáp án B

Câu 22: Nối cặp nhiệt điện đồng – constantan với milivôn kế để đo suất nhiệt điện động trong cặp. Một đầu mối hàn nhúng vào nước đá đang tan, đầu kia giữ ở nhiệt độ t oC khi đó milivôn kế chỉ 4,25 mV, biết hệ số nhiệt điện động của cặp này là 42,5µV/K. Nhiệt độ t trên là:

A. 100oC.               

B. 1000oC.           

C. 10oC.                 

D. 200oC.

Đáp án A

Câu 23: Dùng một cặp nhiệt điện sắt – Niken có hệ số nhiệt điện động là 32,4 µV/K có điện trở trong r = 1Ω làm nguồn điện nối với điện trở R = 19Ω thành mạch kín. Nhúng một đầu vào nước đá đang tan, đầu kia vào hơi nước đang sôi. Cường độ dòng điện qua điện trở R là:

A. 0,162A.              

B. 0,324A.              

C. 0,5A.                  

D. 0,081A.

Đáp án A

Câu 24: Có hai cặp nhiệt điện giống hệt nhau, mỗi cặp được nối với một milivôn tạo thành mạch kín. Hai mối hàn của hai cặp nhiệt điện này đều được giữ ở nhiệt độ cao T1. Mối hàn còn lại của cặp nhiệt điện thứ nhất và thứ hai được giữ ở các nhiệt độ thấp tương ứng là 20C và 120C thì thấy số chỉ của milivôn kế nối với cặp nhiệt điện thứ nhất lớn gấp 1,2 lần số chỉ của milivôn kế nối với cặp nhiệt điện thứ hai. Nhiệt độ T

A. 285K.    

B. 289,8K.  

C. 335K.    

D. 355K.

Đáp án C

Câu 25: Hai cặp nhiệt điện đồng - constantant và sắt - constantan có hệ số nhiệt điện động tương ứng là α1 = 42,5 μV/K và α2 = 52 μV/K. Hiệu nhiệt độ ở đầu nóng và đầu lạnh của cặp đồng - constantan lớn hơn 5,2 lần hiệu nhiệt độ đầu nóng và đầu lạnh của cặp sắt - constantan. So sánh các suất điện động nhiệt điện E1 và E2 trong hai cặp nhiện điện này?

A. E1 = 4,25 E2.    

B. E2 = 4,25 E1.    

C. E1 = 42,5/52 E2.

D. E2 = 42,5/52 E1.

Đáp án A

Câu 26: Nối cặp nhiệt điện sắt – constantan có điện trở là r với một điện kế có điện trở là RG thành một mạch kín. Nhúng một mối hàn của cặp nhiệt này vào nước đá đang tan và đưa mối hàn còn lại vào trong lò điện. Khi đó số chỉ điện kế là I. Cho biết hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện là αT. Nếu Ir+rGα=600K thì nhiệt độ bên trong lò là

A. 6400C.   

B. 6000C.   

C. 8730C.   

D. 9130C.

Đáp án C

Câu 27: Nối cặp nhiệt điện sắt-constantan với một milivôn kế thành một mạch kín. Giữ một mối hàn của cặp nhiệt điện trong không khí ở 250C, nhúng mối hàn còn lại vào trong lò điện. Khi đó milivôn kế chỉ 31,2 mV. Biết hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện là 52 µV/K. Nhiệt độ bên trong lò điện có giá trị

A. 5750C.   

B. 6250C.    

C. 8480C.   

D. 8980C.

Đáp án B

Câu 28: Nối cặp nhiệt điện sắt – constantan có điện trở là 0,8Ω với một điện kế có điện trở là 20Ω thành một mạch kín. Nhúng một mối hàn của cặp nhiệt điện này vào nước đá đang tan và đưa mối hàn còn lại vào trong lò điện. Khi đó điện kế chỉ 1,72 mA. Cho biết hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện là 52μV/K. Nhiệt độ bên trong lò điện là

A. 913 K.   

B. 640 K.    

C. 686 K.    

D. 961 K.

Đáp án D

Câu 29: Dùng một cặp nhiệt điện Sắt – Niken có hệ số nhiệt điện động là 32,4 µV/K có điện trở trong r = 1 Ω làm nguồn điện nối với điện trở R = 4 Ω thành mạch kín. Nhúng một đầu vào nước đá đang tan, đầu kia vào hơi nước đang sôi. Cường độ dòng điện qua điện trở R là

A. 6,48.10-4A.      

B. 0,81A.   

C. 8,1.10-4A.        

D. 0,648A.

Đáp án A

Xem thêm các dạng bài tập Vật lý lớp 11 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

1 1231 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: