50 bài tập về Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R (có đáp án 2023) - Vật lí 11

Với Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải môn Vật lý lớp 11 gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R. Mời các bạn đón xem:

1 2,715 04/02/2023
Tải về


Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải - Vật lý lớp 11

1. Lí thuyết

Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R: I=UABRtd
hay
UAB=VAVB=IRtd

a, Đoạn mạch AB gồm các điện trở mắc nối tiếp.

Xét đoạn mạch gồm các điện trở R1;R2;...Rn ghép nối tiếp:

Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

+ Cường độ dòng điện trong mạch: I=I1=I2=...=In

+ Hiệu điện thế toàn mạch: UAB=U1+U2+...+Un

+ Điện trở tương đương: Rtd=R1+R2+...+Rn

b, Đoạn mạch AB gồm các điện trở mắc song song.

Xét đoạn mạch gồm các điện trở R1;R2;...Rn ghép song song:

Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

+ Cường độ dòng điện trong mạch: I=I1+I2+...+In

+ Hiệu điện thế toàn mạch: UAB=U1=U2=...=Un

+ Điện trở tương đương: 1Rtd=1R1+1R2+...+1Rn

Trong đó:

I1;I2;...;In lần lượt là cường độ dòng điện của điện trở R1;R2;...Rn, đơn vị A

U1; U2; ...;Unlần lượt là hiệu điện thế của điện trở R1;R2;...Rn, đơn vị V

UAB là hiệu điện thế toàn mạch AB, đơn vị V

Rtdlà điện trở tương đương của toàn mạch, đơn vị Ω

Cường độ dòng điện được đo bằng cách mắc Ampe kế nối tiếp với mạch. Ampe kế thường có điện trở rất nhỏ.

Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

Hiệu điện thế thường được đo bằng cách mắc Vôn kế song song với mạch. Vôn kế thường có điện trở rất lớn.

Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

c, Mạch điện hỗn hợp

Mạch điện hỗn hợp bao gồm đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song.

- Đoạn mạch hỗn hợp gồm loại đoạn mạch hỗn hợp tường minh và đoạn mạch hỗn hợp không tường minh.

- Đoạn mạch hỗn hợp tường minh là loại đoạn mạch có thể thấy rõ đoạn mạch nối tiếp và song song. Ví dụ một số mạch hỗn hợp tường minh đơn giản như hình vẽ:

Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

- Đoạn mạch hỗn hợp không tường minh cũng là một loại mạch điện mắc hỗn hợp, song cách mắc khá phức tạp, không đơn giản để phân tích cách mắc các bộ phận trong mạch điện được ngay. Ta cần tìm lại cách mắc để về một mạch điện tương đương đơn giản hơn.

Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

d, Mạch cầu cân bằng

Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

- Nhận biết: Đặt một hiệu điện thế UAB0 ta nhận thấy I5 = 0 (A)

- Mạch cầu cân bằng có đặc điểm:

+ Về điện trở:  R1R3=R2R4R1R2=R3R4

+ Về dòng điện: I1 = I2; I3 = I4 hoặc I1I3=R3R1;I2I4=R4R2

+ Về hiệu điện thế: U1 = U3; U2 = U4 hoặc U1U2=R1R2;U3U4=R3R4

+ Có thể vẽ lại đoạn mạch gồm:

R1ntR2//R3ntR4

Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

hoặc R1//R3ntR2//R4

Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

2. Các dạng bài tập

Dạng 1: Điện trở tương đương của các loại đoạn mạch

1. Phương pháp giải

a) Một số quy tắc chuyển mạch

(1) Chập các điểm cùng điện thế: Ta có thể chập 2 hay nhiều điểm có cùng điện thế thành một điểm khi biến đổi mạch điện tương đương. Ví dụ: các điểm ở hai đầu dây nối, khóa K đóng, ampe kế có điện trở không đáng kể, hai điểm nút ở hai đầu điện trở R5 trong mạch cầu cân bằng…

(2) Bỏ điện trở: Ta có thể bỏ các điện trở khác 0 ra khỏi sơ đồ khi biến đổi mạch điện tương đương nếu cường độ dòng điện qua các điện trở này bằng 0. Ví  dụ: Các vật nằm trong mạch hở, một điện trở khác 0 mắc song song với một dây dẫn có điện trở bằng 0 (điện trở bị nối tắt), vôn kế có điện trở vô cùng lớn (lí tưởng).

(3) Mạch tuần hoàn: Nếu một mạch điện có các mắt xích giống hệt nhau lặp đi lặp lại một cách tuần hoàn thì điện trở tương đương sẽ không thay đổi nếu ta thêm vào (hoặc bớt đi) một mắt xích.

b) Phương pháp chuyển mạch

     Đối với những mạch điện hỗn hợp phức tạp có nhiều nút thì học sinh có thể làm theo những bước sau:

     + Bước 1: Đặt tên cho các điểm nút trong mạch điện (nếu mạch điện chưa có). Chú ý những điểm nằm trên cùng dây nối chỉ lấy 1 điểm.

     + Bước 2: Tìm trên mạch điện các điểm có điện thế bằng nhau để chập các điểm đó lại với nhau. Tìm những điện trở có thể bỏ ra khỏi mạch theo quy tắc chuyển mạch 1 và 2.

     + Bước 3: Xác định điểm đầu và điểm cuối của mạch điện.

     + Bước 4: Liệt kê các điểm nút của mạch điện theo hàng ngang.

    + Bước 5: Lần lượt đặt hai đầu các điện trở vào hai điểm tương ứng trong mạch điện.

     + Bước 6: Vẽ lại mạch điện (nếu cần).

c) Phương pháp giả chung cho các bài toán

Bước 1: Đưa mạch về mạch tường minh và đọc cách mắc các thiết bị điện trong mạch.

Bước 2: Áp dụng các công thức xác định cường độ dòng điện trong mạch, hiệu điện thế toàn mạch và điện trở tương đương của các loại đoạn mạch ở phần lí thuyết.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó R1=5Ω,R2=12Ω,R3=2Ω,R4=9Ω,R5=4Ω. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch đó? (Chọn đáp án gần đúng nhất).

 Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

A. 2Ω 

B. 3Ω

C. 4Ω

D. 5Ω

Lời giải chi tiết

Mạch điện bao gồm {[R3ntR5R4]ntR1}R2

Ta có R3 mắc nối tiếp với R5 nên ta có: R35=R3+R5=2+4=6Ω

R35 song song với R4 nên ta có:

1R345=1R35+1R4=16+19R345=3,6Ω

R1 nối tiếp với R345 nên: R1345=R1+R345=5+3,6=8,6Ω

R2 song song với R1345 nên:

1Rtd=1R2+1R1345=112+18,6Rtd5Ω

Chọn đáp án D

Ví dụ 2: Cho mạch điện như hình vẽ:

Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

 

 

  

 

Trong đó R1=1Ω;R2=3Ω,R3=2Ω,R4=6Ω;R5=5Ω,UAB=8V. Tính I qua các điện trở?

A. I1=I2=2A,I3=I4=1A

B. I1=I3=2A;I2=I4=1A

C. I1=I2=1A;I3=I4=2A

D. I1=I3=1A;I2=I4=2A

Lời giải chi tiết

Ta có: R1R2=R3R413=26 suy ra mạch AB là mạch cầu cân bằng => I5=0A(bỏ qua R5)

Khi đó mạch điện ban đầu tương đương với mạch điện: R1ntR2R3ntR4

Cường độ dòng điện qua điện trở R1R2là:

I1=I2=UABR12=UABR1+R2=81+3=2A

Cường độ dòng điện qua điện trở R3 R4 là:

I3=I4=UABR34=UABR3+R4=82+6=1A

Chọn đáp án A

Ví dụ 3: Cho mạch điện như hình vẽ:

Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

Trong đó: R1=2Ω;R2=10Ω;R3=4Ω;R4=R5=8Ω. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB? (chọn đáp án gần đúng nhất).

A. 6,1Ω

B. 7,1Ω

C. 8,1Ω

D. 9,1Ω

Lời giải chi tiết

Nhận thấy giữa hai điểm M và N không có điện trở => Ta có thể chập lại thành một điểm. Khi đó mạch điện trở thành:

Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

Cấu trúc đoạn mạch: R1nt(R2R4)nt(R3R5)

R2R4 suy ra R24=R2.R4R2+R4=10.810+8=409Ω

R3R5 suy ra R35=R3.R5R3+R5=4.84+8=83Ω

Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là: Rtd=R1+R24+R35=2+409+83=8299,1Ω

Chọn đáp án D

Dạng 2: Tìm số chỉ của Ampe kế và Vôn kế

1. Lý thuyết

- Ampe kế lí tưởng: là Ampe kế có điện trở bằng 0Ω. Ampe kế mắc nối tiếp với thiết bị điện để đo cường độ đòng điện chạy qua nó. Vì thế số chỉ của ampe kế là độ lớn của cường độ dòng điện chạy qua thiết bị điện.

- Vôn kế lí tưởng là vôn kế có điện trở vô cùng lớn và dòng điện không qua vôn kế. Vôn kế mắc song song với thiết bị điện để đo hiệu điện thế giữa hai đầu thiết bị điện. Vì thế số chỉ của Vôn kế là độ lớn của hiệu điện thế giữa hai đầu thiết bị điện đó.

- Qui tắc bỏ ampe kế và vôn kế ra khỏi đoạn mạch:

+ Hai điểm ở hai đầu Ampe kế lý tưởng xem như bị nối tắt từ là khi đó hai điểm này được xem là trùng nhau và cần lưu ý vẽ lại mạch điện tương đường trong trường hợp này.

+ Vôn kế lý tưởng có thể được bỏ hẳn ra khỏi mạch khi giải bài toán.

+ Trường hợp Ampe kế và Vôn kế không lí tưởng thì ta xem Ampe kế và Vôn kế như một điện trở thuần khi giải mạch điện.

2. Phương pháp giải

Bước 1: Đưa mạch về mạch tường minh đơn giản và đọc mạch dựa theo quy tắc chuyển mạch (nên đặt tên cho các giao điểm hay còn gọi là nút).

Bước 2: Sử dụng mạch điện tương đương để tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế liên quan đến Ampe kế hoặc vôn kế.

Bước 3: Quay lại mạch gốc để xác định số chỉ của Ampe kế và Vôn kế với lưu ý:

- Đối với ampe kế: sử dụng phương pháp điện thế nút (Định luật Kirchhoff)

Tổng các cường độ dòng điện đi tới một nút bằng tổng các cường độ dòng điện đi khỏi nút đó.

(Nút của mạch điện là điểm giao nhau của ba mạch rẽ trở lên. Kí hiệu tên cho mỗi nút, chọn chiều và kí hiệu cường độ dòng điện chạy qua mỗi đoạn mạch giữa hai nút liên tiếp).

- Đối với vôn kế: Sử dụng qui tắc 3 điểm

UMN=UMA+UAN với các điểm A, M, N bất kì.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho đoạn mạch điện như hình vẽ, trong đó các điện trởR1=3Ω;R2=4Ω;R3=12Ω. Các Ampe kế có điện trở không đáng kể. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch UAB=6V. Xác định số chỉ của các Ampe kế?

Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

 

 

 

A. Ampe kế 1 chỉ 2A, Ampe kế 2 chỉ 3,5A

B. Ampe kế 1 chỉ 2A, Ampe kế 2 chỉ 3,75A

C. Ampe kế 1 chỉ 3A, Ampe kế 2 chỉ 4A

D. Ampe kế 1 chỉ 3A, Ampe kế 2 chỉ 4,25A

Lời giải chi tiết

Áp dụng định luật Kirchhoff cho mạch điện ban đầu, ta có:

IA1+I1=IIA1=I-I1

IA2+I3=I=>IA2=II3

Vì Ampe kế có điện trở không đáng kể nên:

+ Điểm A và C có cùng điện thế => Chập C và A lại.

+ Điểm B và D có cùng điện thế => Chập D và B lại.

Mạch điện được vẽ lại như sau:

Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

 

 

 

 

Ta có: R1R2R3

Điện trở tương đương của toàn mạch là:

1Rtd=1R1+1R2+1R3=13+14+112Rtd=1,5Ω

Cường độ dòng điện trong mạch là:

I=URtd=61,5=4A

Khi đó I1=UR1=63=2A; I2=UR2=64=1,5A; I3=UR3=612=0,5A

Số chỉ Ampe kế 1 là: IA1=II1=42=2A

Số chỉ Ampe kế 2 là: IA2=II3=40,5=3,5A

Chọn đáp án A

Ví dụ 2: Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó các điện trởR1=20Ω;R2=R3=R4=30Ω;. Ampe kế có điện trở không đáng kể, cường độ dòng điện chạy trong mạch chính là I = 1A. Tìm số chỉ của các ampe kế?

Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

 

 

 

A. 0,25A

B. 0,5A

C. 0,75A

D. 0A

Lời giải chi tiết

Áp dụng định luật Kirchhoff cho mạch điện ban đầu, ta có:

IA1+I1=IIA1=I-I1

Vì Ampe kế có điện trở không đáng kể nên:

+ A và C có cùng điện thế -> Chập C và A lại.

+ B và D có cùng điện thế -> Chập D và B lại.

Mạch điện được vẽ lại như sau:

Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

 

 

 

 

Ta có: [(R1R2)ntR4]R3, suy ra:

R12=R1.R2R1+R2=20.3020+30=12ΩR124=R12+R4=12+30=42ΩRtd=R124.R3R124+R3=42.3042+30=17,5Ω

Hiệu điện thế toàn mạch: U=I.Rtd=1.17,5=17,5V

Suy ra I4=I12=I124=UR124=17,542=512A

Cường độ dòng điện qua R1 là:

I1=U1R1=U12R1=R12.I12R1=12.51220=0,25A

Số chỉ Ampe kế: IA=II1=10,25=0,75A

Chọn đáp án C

Ví dụ 3: Cho mạch điện như hình vẽ:

Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

Trong đó: R1=2Ω;R2=4Ω và hiệu điện thế toàn mạch là U = 12V, điện trở Ampe kế không đáng kể, điện trở Vôn kế vô cùng lớn. Xác định số chỉ của Vôn kế?

A. 4V

B. 8V

C. 12V

D. 16V

Lời giải chi tiết

Ta có: R1ntR2 nên suy ra Rtd=R1+R2=2+4=6Ω

Cường độ dòng điện trong mạch là: Im=URtd=126=2A

Vôn kế đo hiệu điện thế của R2 suy ra Vôn kế chỉ 2. 4 = 8V

Chọn đáp án B

3. Bài tập vận dụng

Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó:R1=R2=5Ω;R3=R5=10Ω;R4=4Ω;U=18V. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua mạch?

 Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

A. Rtd=15Ω;I=1,2A

B. Rtd=18Ω;I=1A

C. Rtd=20Ω;I=0,9A

D. Rtd=25Ω;I=0,72A

Chọn đáp án A

Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó UAB=20V;R1=R2=R3=R4=5Ω, điện trở Ampe kế không đáng kể, điện trở Vôn kế vô cùng lớn. Xác định số chỉ của Ampe kế và Vôn kế?

Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

 

 

 

A. Ampe kế chỉ 1,5A; Vôn kế chỉ 8V

B. Ampe kế chỉ 1,5A; Vôn kế chỉ 10V

C. Ampe kế chỉ 1,6A; Vôn kế chỉ 8V

D. Ampe kết chỉ 1,6A; Vôn kế chỉ 10V

Chọn đáp án C

Bài 3: Tính điện trở tương đương của đoạn mạch sau, biết rằng R1=2Ω;R2=R3=4Ω;R4=1Ω

 Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

A. Rtd=1,4Ω

B. Rtd=2,4Ω

C. Rtd=3,4Ω

D. Rtd=4,4Ω

Chọn đáp án C

Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ:

R1=12Ω;R2=R3=R4=10Ω;RA=0Ω. Xác định điện trở tương đương của toàn mạch?

 Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

A. 103Ω

B. 5Ω

C. 6Ω

D. 203Ω

Chọn đáp án D

Bài 5: Cho đoạn mạch điện như hình vẽ. Trong đó R1=20Ω;R2=10Ω;R3=4Ω;R4=10Ω. Xác định điện trở tương đương của toàn mạch? (Chọn đáp án gần đúng nhất).

 Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

A. 25,8Ω

B. 26,8Ω

C. 27,8Ω

D. 28,8Ω

Chọn đáp án A

Bài 6: Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó, R1=8Ω;R2=6Ω;R3=1Ω;R4=R5=4Ω. Cường độ dòng điện qua R3 là 0,2A. Tính cường độ dòng điện qua R2?

 Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

A. 13A

B. 2330A

C. 1330A

D. 1A

Chọn đáp án B

Bài 7: Cho mạch điện như hình vẽ, trong đóR1=R2=6Ω;R3=10Ω;R4=20Ω;R5=1Ω,RA=0Ω. Xác định điện trở tương đương của đoạn mạch? (chọn đáp án gần đúng nhất)

Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)  

A. 8,5Ω

B. 9,5Ω

C. 10,5Ω

D. 11,5Ω

Chọn đáp án B

Bài 8: Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó R1=R2=R3=R4=R5=8Ω;UAB=20V. Xác định cường độ dòng điện qua R1 R2?

 Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

A. I1=2,5A;I2=53A

B. I1=2,5A;I2=2A

C. I1=53A;I2=2,5A

D. I1=2A;I2=2,5A

Chọn đáp án C

Bài 9: Hiệu điện thế giữa hai đầu một mạch điện gồm 2 điện trở R1=5Ω;R2=10Ω ghép nối tiếp với nhau bằng một hiệu điện thế U =15V. Xác định cường độ dòng điện qua điện trở R1?

Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

A. 0,6A

B. 0,8A

C. 1A

D. 1,2A

Chọn đáp án C

Bài 10: Hiệu điện thế giữa hai đầu một mạch điện gồm 2 điện trở R1=2Ω;R2=3Ω ghép song song nhau bằng 6V. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 R2 là bao nhiêu?

Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R và cách giải (ảnh 1)

A. I1=3A;  I2=2A

B. I1=2A;  I2=3A

C. I1=0,2A;  I2=0,3A

D. I1=0,3A;  I2=0,2A

Chọn đáp án A

Xem thêm các dạng bài tập Vật lý lớp 11 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Bài tập Định luật Ôm cho toàn mạch và cách giải 

Bài tập tính điện năng, công suất điện và cách giải

Ghép các nguồn điện thành bộ và cách giải

Bài tập Đại cương về dòng điện không đổi và cách giải

1 2,715 04/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: