Công thức tính hiệu suất của nguồn điện hay nhất - Vật lý lớp 11
Với Công thức tính hiệu suất của nguồn điện Vật lý lớp 11 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ các công thức tính hiệu suất của nguồn điện từ đó biết cách làm bài tập Vật lý 11. Mời các bạn đón xem:
Công thức tính hiệu suất của nguồn điện - Vật lý lớp 11
1. Định nghĩa
Mạch điện một chiều đầy đủ gồm có nguồn điện, dây dẫn và các thiết bị tiêu thụ điện như điện trở hay bóng đèn. Phần đoạn mạch điện không chứa nguồn được gọi là mạch ngoài, phần đoạn mạch điện chỉ chứa nguồn gọi là mạch trong.
Ví dụ:
Nguồn điện bao giờ cũng có điện trở trong, vì vậy, khi có dòng điện chạy trong mạch thì điện năng do nguồn điện cung cấp sẽ được tiêu thụ ở cả mạch ngoài và ở mạch trong. Công của nguồn điện bằng tổng điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài và ở mạch trong. Trong đó, phần điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài là điện năng tiêu thụ có ích, phần điện năng tiêu thụ ở mạch trong là điện năng hao phí.
Hiệu suất của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho mức độ sử dụng hữu ích điện năng do nguồn điện cung cấp, được tính bằng tỉ số điện năng tiêu thụ có ích và công của nguồn điện, tính theo đơn vị phần trăm.
2. Công thức – Đơn vị đo
Công thức tính hiệu suất
Trong đó:
+ H là hiệu suất của nguồn điện, có đơn vị %;
+ Aich là điện năng tiêu thụ có ích, là điện năng tiêu thụ trên mạch ngoài, có đơn vị Jun (J);
+ Ang là công của nguồn điện, có đơn vị Jun (J);
+ U là hiệu điện thế trên hai đầu mạch ngoài, có đơn vị vôn (V);
+ ξ là suất điện động của nguồn điện, có đơn vị vôn (V);
+ I là cường độ dòng điện trong toàn mạch, có đơn vị ampe (A);
+ t là thời gian dòng điện chạy trong mạch, có đơn vị giây (s).
3. Mở rộng
Sử dụng công thức tính công suất tiêu thụ điện P và công suất của nguồn, ta có thể tính được hiệu suất của nguồn như sau:
Trong trường hợp mạch ngoài chỉ gồm điện trở RN thì hiệu suất của nguồn còn được tính bằng công thức:
Khi biết hiệu suất của nguồn ta có thể suy ra điện năng tiêu thụ có ích hoặc công của nguồn điện.
4. Ví dụ minh họa
Bài 1: Mắc một điện trở 14 Ω vào hai cực của một nguồn điện co điện trở trong là 1 Ω thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 8,4 V.
a) Tính cường độ dòng điện trong mạch và suất điện động của nguồn.
b) Tính hiệu suất của nguồn điện.
Bài giải:
a) Áp dụng định luật Ôm cho mạch ngoài, cường độ dòng điện là:
Suất điện động của nguồn điện là: ξ = I. (R + r) = 0,6. (14 + 1) = 9 (V)
b) Hiệu suất của nguồn điện là:
Bài 2: Một acquy có suất điện động 2V, điện trở trong r = 1 Ω, và cứ mỗi giây nó chuyển một điện lượng 2,4 C từ cực âm sang cực dương của nguồn.
a) Tính điện năng mà acquy cung cấp trong một giờ.
b) Nối hai cực acquy với một điện trở R = 9 Ω thì công suất tiêu thụ trên mạch ngoài là bao nhiêu? Tính hiệu suất của acquy.
Bài giải:
a) Điện năng của acquy cung cấp trong một giờ là: Ang = q.ξ = 2,4 . 2 = 4,8 J
b) Khi nối hai cực acquy với điện trở 9 Ω thì cường độ dòng điện trong mạch là:
Công suất tiêu thụ của mạch ngoài là: P = R.I2 = 9.0,22 = 0,36 (W)
Công suất của nguồn là: Png = I.ξ = 0,2.2 = 0,4 (W)
Hiệu suất của nguồn là:
Bài 3: Một nguồn điện có suất điện động 12 V và điện trở trong 2 W. Nối điện trở R vào hai cực của nguồn điện thành mạch kín thì công suất tiêu thụ trên điện trở R bằng 16 W. Tính giá trị của điện trở R và hiệu suất của nguồn.
Bài giải:
Công suất tiêu thụ trên điện trở R là:
P = I2R = ()2R
ð 16 =R
ð R2 - 5R + 4 = 0
ð R = R1 = 4 W hoặc R = R2 = 1 W.
Khi R = R1 = 4 Ω thì H == 67%
Khi R = R2 = 1 W thì H == 33%.
Xem thêm tổng hợp công thức môn Vật lý lớp 11 đầy đủ và chi tiết khác:
Công thức tính hiệu suất ấm điện, bếp điện khi đun nước
Công thức định luật ôm cho toàn mạch
Công thức tính cường độ dòng điện khi đoản mạch
Công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 11 | Giải bài tập Hóa học 11 Học kì 1, Học kì 2 (Sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Hóa 11
- Giải sbt Hóa học 11 (sách mới) | Sách bài tập Hóa học 11
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 11
- Giáo án Hóa học lớp 11 mới nhất
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 11 (sách mới)
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 11 (sách mới)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Lịch sử 11 | Giải bài tập Lịch sử 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch Sử 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 11
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11