Công thức tính độ tụ hay, chi tiết - Vật lý lớp 11

Với Công thức tính độ tụ Vật lý lớp 11 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ các công thức tính độ tụ từ đó biết cách làm bài tập Vật lý 11. Mời các bạn đón xem:

1 887 29/06/2022
Tải về


Công thức tính độ tụ - Vật lý lớp 11

1. Định nghĩa

Độ tụ là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng hội tụ ánh sáng của thấu kính.

2. Công thức – đơn vị đo

Công thức độ tụ: D=1f

Trong đó:

+ D là độ tụ

+ f là tiêu cự của thấu kính, có đơn vị là mét (m).

Đơn vị của độ tụ là điôp, kí hiệu là dp : 1 dp = 1 m-1.

Qui ước:

+ thấu kính hội tụ: f > 0 ; D > 0

+ thấu kính phân kì: f < 0; D < 0

3. Mở rộng     

3.1. Riêng với thấu kính mỏng, khi biết các bán kính cong của thấu kính, ta có thể tính độ tụ bởi công thức:

D=(n-1).1R1+1R2

Trong đó:

+ D là độ tụ, D > 0 với thấu kính hội tụ; D< 0 với thấu kính phân kì. Đơn vị đo của D là diop (dp).

+ n là chiết suất tỉ đối của vật liệu làm thấu kính với môi trường xung quanh thấu kính.

+ R1 và R2 là các bán kính của các mặt thấu kính, có đơn vị mét (m), với quy ước:

R1, R2 > 0 đối với các mặt lồi,

R1, R2 < 0 đối với các mặt lõm,

R1, R2 = 0 đối với các mặt phẳng.

3.2. Với hệ hai thấu kính mỏng đồng trục ghép sát, ta có thể xác định độ tụ của thấu kính tương đương bởi công thức:

D = D1 + D2

Trong đó:

+ D là độ tụ thấu kính tương đương, có đơn vị dp;

+ D1 và D2 lần lượt là độ tụ của các thấu kính trong hệ ghép sát đồng trục, có đơn vị dp.

3.3. Với mắt người bình thường, vật sáng ở trước mắt luôn cho ảnh hiện trên võng mạc, nên độ tụ của thể thủy tinh được xác định bằng công thức

D=1d+1OV

Trong đó:

+ D là độ tụ của mắt, có đơn vị dp;

+ d là khoảng cách từ vật đến mắt, có đơn vị mét (m);

+ OV là khoảng cách từ mắt đến võng mạc, có đơn vị mét (m).

3.4. Trong trường hợp biết vị trí vật và ảnh tạo bởi thấu kính, ta có thể dùng công thức thấu kính để xác định độ tụ của thấu kính:

D=1f=1d+1d'

Trong đó:

+ D là độ tụ của thấu kính, có đơn vị dp;

+ d là khoảng cách từ vật đến thấu kính, có đơn vị mét (m);

+ d’ là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính, có đơn vị mét (m).

4. Bài tập ví dụ

Bài 1: Một thấu kính có tiêu cự f = 20 cm. Tính độ tụ của thấu kính này, cho biết đây là loại thấu kính gì?

Bài giải:

Đổi f = 20 cm = 0,2 m

Độ tụ của thấu kính này là D=1f=10,2=5 (dp)

Đây là thấu kính hội tụ (D>0).

Đáp án: D = 5 dp

Bài 2: Mắt một người bình thường có thể nhìn một vật ở xa vô cùng mà không phải điều tiết, ảnh hiện trên võng mạc cách thể thủy tinh 2,5 cm. Tính độ tụ của mắt khi đó.

Bài giải:

Áp dụng công thức

D=1d+1OV=1+10,025=40 (dp)

Đáp án: D = 40 dp

Bài 3: Hệ 2 thấu kính ghép sát, gồm có thấu kính hội tụ có tiêu cự f1 = 20 cm và thấu kính phân kì có tiêu cự f2 = - 10 cm. Tính độ tụ của thấu kính tương đương.

Bài giải:

Đổi f1 = 20 cm = 0,2 m; f2 = - 10 cm = - 0,1 m

Áp dụng công thức về độ tụ của hệ thấu kính ghép sát:

D = D1 + D21f1+1f2=10,2+1-0,1

=-5(dp)

Đáp án: D = - 5dp

Xem thêm tổng hợp công thức môn Vật lý lớp 11 đầy đủ và chi tiết khác:

Công thức tính độ tụ của thấu kính

Công thức tính độ tụ của mắt

Công thức tính độ tụ của kính lúp

Công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng vô cực

Công thức tính số bội giác của kính lúp

1 887 29/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: