TOP 13 mẫu Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh (2024) SIÊU HAY

Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh lớp 9 gồm dàn ý và 13 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 6,833 01/01/2024
Tải về


Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh - Ngữ văn lớp 9

Bài giảng Ngữ văn lớp 9 Phong cách Hồ Chí Minh

Dàn ý Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh

I. Mở bài

- Giới thiệu về Bác Hồ và tình cảm thiêng liêng mà cả dân tộc dành cho Người: Bác là vị lãnh tụ dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới, đồng thời cũng là vị cha già kính yêu của mỗi người Việt Nam. Nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới luôn dành cho Bác sự ngưỡng mộ và lòng tôn kính.

- Giới thiệu về lối sống giản dị, thanh bạch của Bác mặc dù Bác trên cương vị tối cao của đất nước.

II. Thân bài

1. Con đường hình thành nên phong cách của Hồ Chí Minh:

- Vốn kiến thức của Hồ Chí Minh:

+ Nhờ vào sự nỗ lực bác đã có một kiến thức uyên thâm.

+ Bác đi rất nhiều nơi, có được kiến thức nhiều nước, những kiến thức chọn lọc và văn hóa sâu sắc.

+ Dù những kiến thức Bác văn hóa nước ngoài uyên thâm nhưng Bác vẫn giữ giá trị truyền thống của mình.

+ Lối sống bình dị, rất Việt Nam.

- Lối sống của Hồ Chí Minh:

+ Ngôi nhà sàn với đồ đạc đơn sơ, mộc mạc.

+ Trang phục vô cùng giản dị: đồ bà ba, dép cao su,…

+ Những món ăn rất giản dị và quen thuộc...

2. Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh:

- Một cách sống có văn hóa, dựa vào cách sống có thể đoán được nhân cách con người.

- Bác rất coi trọng giá trị tinh thần, vật chất chỉ là những thứ xa hoa, phù phiếm.

III. Kết bài

- Khẳng định lại lối sống giản dị, thanh bạch của Bác.

- Rút ra bài học về tính giản dị cho học sinh và mọi người.

Dàn ý Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà: Một nhà quân sự, một nhà báo tài năng chuyên nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh

- Vài nét về đoạn trích: “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” đã làm nổi bật phong cách giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc

2. Thân bài

a. Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh

* Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để hình thành phong cách của mình

- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi nhiều, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cả phương Đông lẫn phương Tây, chính bới vậy, Bác đã thu nhận được vốn tri thức văn hóa sâu rộng:

+ Vốn tri thức sâu rộng có được do Bác hiểu tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp nên đã học và nói thành thạo nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Hoa, Nga…

+ Bác học hỏi ngay cả khi trải qua những công việc kiếm sống: bác làm nhiều nghề và đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa đến một mức khá uyên thâm

* Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ở Bác là sự tiếp thu có chọn lọc

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài:

+ Không phải tất cả văn hóa các nước Bác đều tiếp thu, Người chỉ tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực ⇒ tiếp thu một cách chủ động

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên cơ sở nền tảng là văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng bên ngoài

b. Những vẻ đẹp trong lối sống và làm việc thể hiện phong cách Hồ Chí Minh

- Nơi ở, nơi làm việc của Bác rất giản dị, là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh ao, chỉ vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc “mộc mạc, đơn sơ”

- Tư trang rất giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp

- Cách ăn uống rất đạm bạc với những món ăn dân tộc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối… ⇒ những món ăn dân tộc không chút cầu kì

c. Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh

- Phong cách sống của Bác là phong cách sống giản dị nhưng lại vô cùng thanh cao:

+ Phong cách sống của Bác không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời

+ Phong cách sống của Bác chính là phong cách sống với cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên

⇒ Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách sống mang hồn dân tộc sợi nhắc đến phong cách của các vị hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm

3. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Cách lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, xác đáng, cách trình bày ngắn gọn…

- Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm ngưỡng vọng chân thành đối với vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc. Mỗi chúng ta có thể học tập lối sống giản dị mà thanh cao rất Việt Nam ấy để vững vàng sống trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay

Bài giảng Ngữ văn 9 Phong Cách Hồ Chí Minh

Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh (mẫu 1)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác, ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị.

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: “chỉ có vài ba món đơn giản, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ”. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. “Bộ quần áo kaki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô” là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía, mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.

Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ những công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.

Không những vậy trong quan hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.

Có thể nói, Bác Hồ chính là tấm gương sáng ngời cho một nếp sống giản dị mà chúng ta cần phải học tập và làm theo.

Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh (mẫu 2)

Nói tới phong cách Hồ Chí Minh, không thể không nhấn mạnh rằng, ở Người có một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất hữu cơ không thể tách rời giữa tư tưởng với đạo đức và phong cách.

Chiều sâu, sức sáng tạo với những phát kiến mới mẻ, độc đáo trong tư tưởng đã làm cho hệ thống tư tưởng của Người ở tầm chiến lược, không chỉ là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, mà còn thực sự có sự phát triển mới, làm sâu sắc và phong phú thêm kho tàng lý luận và phương pháp cách mạng của di sản kinh điển Mác xít. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là phương diện trí tuệ, là triết lý và minh triết trong phong cách sống. Đạo đức và thực hành đạo đức, Hồ Chí Minh làm nên sự thanh cao trong phong cách sống của Người.

Phong cách Hồ Chí Minh là cả một hệ thống. Theo cố Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, “phong cách Hồ Chí Minh là sự tổng hợp của phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt”. Năm phương diện hay năm cung bậc đó, tổng hợp, chung đúc lại cho ta hình dung thấy phong cách Hồ Chí Minh, cũng có thể gọi là phong cách sống của Hồ Chí Minh.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, học trò kiệt xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thấu hiểu và thấu cảm về Người, đã từng viết về phong cách sống của Bác thật thấm thía, biểu cảm. Ông khái quát thật cô đọng phong cách sống của Hồ Chí Minh: “Giản dị - lão thực - hiền minh”. Thật đúng như vậy, Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng cách tân, đổi mới với bản lĩnh sáng tạo, không giáo điều, biệt phái mà trái lại, hết sức khoáng đạt, thấm nhuần tinh thần khoan dung và luôn thực hành văn hóa khoan dung. Hồ Chí Minh - người cộng sản hiện đại lại mang cốt cách hiền triết Á Đông, đậm bản sắc Việt Nam.

Theo Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh yêu nước 100%, nên cộng sản cũng 100%, nghĩa là trọn vẹn, toàn vẹn. Càng yêu nước thương dân, càng tin yêu và hành động theo lý tưởng cộng sản, càng cộng sản chân chính đích thực bao nhiêu, càng nặng lòng yêu nước thương dân bấy nhiêu. Giải thích ấy của ông, có sức thuyết phục sâu sắc đối với các học giả nước ngoài đang nỗ lực tìm hiểu về Hồ Chí Minh. Lối sống, đời sống tao nhã, tinh tế, thanh cao của Hồ Chí Minh được Phạm Văn Đồng khắc họa thật điển hình, bằng lời tả ngôi nhà sàn, mảnh vườn, nơi ở của Người: “Người sống trong ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị, ngát hương thơm cây cỏ, hoa vườn nhưng tâm hồn thì lộng gió bốn phương thời đại”.

Khó có chân dung nhân cách và phong cách sống nào của Người lại được vẽ bằng ngôn từ, lời văn, nhịp điệu hay và chuẩn xác đến thế từ ngòi bút của vị Thủ tướng, đồng thời là một nhà văn hóa lớn: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu”. Không chỉ chúng ta cảm nhận như vậy, mà biết bao tấm lòng bè bạn quốc tế đến Việt Nam, có may mắn tiếp xúc với Người, được Bác tiếp đón không phải trong phòng khách sang trọng, mà dưới bóng mát dàn hoa, bên thảm cỏ xanh, cũng đều xúc động nhận ra điều đó.

Hồ Chí Minh có một đời sống thanh cao, bởi suốt đời Bác không màng danh lợi. Khi đứng ở ngoài vòng danh lợi có nghĩa là sẽ vì dân, vì nước. Cả đời Bác Hồ chỉ ham học, ham làm, ham tiến bộ, để làm cho dân được sung sướng tự do. Phong cách sống thanh cao của Hồ Chí Minh là phong cách của một con người luôn biết đồng cảm và chia sẻ, thấu lý đạt tình, ứng xử hài hòa giữa lý trí và tình cảm, thủy chung tình nghĩa. Người nói với nhân dân bằng cả trái tim và tấm lòng: “Từ trước đến nay tôi đã là người của đồng bào thì từ nay về sau, mãi mãi tôi vẫn thuộc về đồng bào”. Đó là lời cảm ơn khi đồng bào chúc thọ sinh nhật Người sau lễ Độc lập. Đặc biệt, vào giây phút lâm chung, trên giường bệnh, Người đã khóc, nói với các đồng chí thân thiết: “Bác không thể bỏ dân mà đi được”. Hồ Chí Minh là như vậy, “nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Bởi phong cách sống thanh cao, nên Bác đã tự rèn luyện cho mình một lối sống giản dị, giản dị đến hồn nhiên, an nhiên, tự tại, luôn vui vẻ lạc quan, để động viên, an ủi, cổ vũ chúng ta.

Tuy nhiên, Bác Hồ giản dị chứ tuyệt nhiên không hề giản đơn. Có sâu sắc trong tư tưởng, có trong sáng nơi tâm hồn, có trong sạch bởi đạo đức, phẩm hạnh lại có trải nghiệm phong phú trong đời sống.

Môi người cần phải để học tập và làm theo Bác một cách thực chất, bản chất và sáng tạo, chứ không máy móc, bắt chước hình hài, dáng vẻ bên ngoài rất không nên và không thể. Đó là noi theo, làm theo cái tâm, cái đức, cái tình và cái trí để làm tốt nhất công việc hằng ngày, phục vụ dân tốt nhất mỗi ngày, mỗi việc, làm cho dân hài lòng về những đầy tớ, công bộc của mình. Đó cũng là điều có ý nghĩa nhất, để Bác vui lòng, hài lòng và yên lòng về chúng ta trong cuộc sống hôm nay, mai sau và mãi mãi.

Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh (mẫu 3)

Có rất nhiều các tác phẩm nói về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đó có tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà, ta thấy được rất nhiều những nét đẹp trong phong cách của Người. Phong cách Hồ Chí Minh chính kết quả của sự kết hợp tinh hoa văn hoa nhân loại với cái gốc văn hóa dân tộc “để trở thành một nhân cách rất Việt Nam”. Cho dù ở bất cứ cương vị nào, thì Hồ Chí Minh luôn coi mình chỉ là một người dân bình thường, một đồng bào yêu nước, một người nguyện hy sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân.

Trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược, cuộc sống dân chúng lầm than, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết ra đi tìm cứu nước. “Trên những con tàu vượt trùng dương, Người ghé lại nhiều hải cảng thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người làm nhiều nghề”. Tất cả đều được Người tìm hiểu học hỏi một cách chắt lọc, tiếp thu những cái đẹp, cái hay cái mới, phê phán những cái tiêu cực. Phải đối mặt với hàng trăm hàng nghìn có khi hàng triệu những khó khăn, gian khổ của cuộc sống nhưng Người vẫn luôn cố gắng trau dồi kiến thức, tích lũy những điều hay, điều tốt để có thể một ngày mang những tri thức đó về cứu dân cứu nước. Dù đi “đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”. Nét đẹp của Bác ở đây chính là ý chí kiên định, kiên cường, vượt qua khó khăn thử thách để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại một cách chắt lọc và uyên thâm.

Nét đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua lối sống vô cùng giản dị nhưng đầy thanh cao của Người. “Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”.“Trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ …”. “Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kỳ, như cá kho, rau luộc…” “tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm của cuộc đời…”. Áo bà ba, áo trấn thủ, đối dép lốp, cá kho, rau luộc… tất cả những món dân dã, trang phục đó đều là những thứ mà tất cả những chiến sĩ ngoài mặt trận và người Việt Nam bình thường lúc bấy giờ đều ăn, đều mặc, Người cũng như bao con người đồng bào quê hương Việt Nam không có chút khác lạ nào.

Dù ở cương vị nào thì Bác đối đãi với mọi người cũng đều vô cùng ân cần chu đáo. Từ những anh lính canh phủ chủ tịch, những cháu nhỏ hay cụ già, Bác đều chăm sóc và yêu thương như người thân trong gia đình. Tình yêu của Bác đối với đất nước, đối với nhân dân không có gì so sánh được.

Sự thanh cao giản dị của Bác “như các vị danh nho những phải là tự thần thánh hóa, khác đời, khác người”. Mà đó chính là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”

Qua đây, chúng ta cần học tập và noi theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năng động, cần cù siêng năng, vận dụng tri thức có được vào trong học tập và trong công việc. Cuộc sống lành mạnh, không chạy theo điều phù phiếm, hào nhoáng, biết quan tâm và chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh, yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ.

Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, ở Người ta thấy được “một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Phong cách Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng cho mỗi thế hệ con người Việt Nam nhất là đối với sinh viên, học sinh chúng ta cần phải học tập và noi theo tấm gương sáng của Bác.

Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh (mẫu 4)

Bác Hồ là một vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của Bác được biết đến không chỉ bằng những công lao to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Mà còn là bởi phong cách sống giản dị không giống với bất kì một vị nguyên thủ quốc gia nào trên thế giới.

Trước hết, phong cách sống giản dị của Bác là kết quả của kết tinh bởi toàn bộ tinh hoa văn hóa nhân loại và văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong cuộc đời của mình, Bác đã đi đến nhiều quốc gia trên thế giới ở phương Đông và phương Tây. Phải làm nhiều nghề kiếm sống khiến cho người thanh niên khi ấy đã hiểu rõ sâu sắc về hiện thực cuộc sống. Đến đâu, Người cũng học hỏi và tìm hiểu về đất nước đó. Điều đó giúp Bác thông thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói mà còn viết: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và vô cùng am hiểu về văn hóa, nghệ thuật của các nước một cách uyên thâm. Bác Hồ không chỉ “biết tiếp thu cái đẹp” mà còn biết “phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản”. Người tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng lựa chọn tiếp thu có chọn lọc để giữ được lối sống truyền thống “rất phương Đông, rất Việt Nam”.

Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh đến từ sự giản dị trong cuộc sống hằng ngày. Hàng loạt những dẫn chứng cụ thể và toàn diện để chứng minh điều ấy. Với cương vị của một nhà lãnh đạo nhưng Bác Hồ lại “lấy chiếc nhà sàn nhỏ bé bằng gỗ bên cạnh chiếc áo làm “cung điện” của mình”. Chiếc nhà sàn “vỏn vẹn có vài phòng dùng làm nơi tiếp khách, nơi họp Bộ chính trị, nơi làm việc và ngủ”. Trang phục của Bác cũng đơn giản hết mực “với bộ áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ”. Món ăn hàng ngày thì vô cùng đạm bạc - toàn là món ăn dân tộc không chút cầu kì: “cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”. Bác sống ở đó một mình với “tư trang ít ỏi là một chiếc va li con và một bộ quần áo, vài vật kỉ niệm”. Dường như, ta có thể cảm nhận được hình ảnh của chính người nông dân Việt Nam trong con người Bác - một vị lãnh tụ của dân tộc. Lối sống giản dị của Người khiến mỗi người dân Việt Nam cảm nhận được sự gần gũi, thân tình không thể tìm thấy được trong bất kì một vị chủ tịch hay tổng thống nào trên thế giới.

Điều cần phải hiểu là sự giản dị trong cách sống của Bác không phải là một cách sống khác Người, mà như Bác nói đó là một cách di dưỡng tâm hồn. Mỗi chúng ta hãy học tập và làm theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh. Sống giản dị, coi trọng những giá trị tinh thần và tránh xa những thứ vật chất phù phiếm xa hoa. Đặc biệt nhất là những học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước cần ý thức tự giác rèn luyện bản thân để có thể trở thành một người có ích cho xã hội trong tương lai.

Phong cách sống của Hồ Chí Minh là sự kết tinh giữa tinh hóa văn hóa nhân loại cũng như truyền thống dân tộc. Hiểu được phong cách sống của Bác, mỗi người hãy coi đó là một tấm gương để học tập và làm theo.

Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh (mẫu 5)

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Là người con của đất nước Việt Nam, ai mà không từng một lần bồi hồi khi nghe câu ca dao trên. Bác Hồ - hai tiếng gọi thân thương mà đầy thành kính. Cuộc đời của Bác đã dành trọn cho dân tộc Việt Nam. Để rồi đến lúc ra đi, Người đã để lại cho đời biết đến với sự ngưỡng một về một phong cách sống giản dị mà thật thanh cao.

Lối sống giản dị của Bác trước hết đến từ sự kết tinh giữa văn hóa của nhân loại và truyền thống dân tộc. Cuộc đời của Người đã trải qua nhiều lắm những gian truân:

Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!
Nhớ thương, hòn đất ấm hơi Người
Ba mươi nǎm ấy, chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi!

(Theo chân Bác, Tố Hữu)

Trong suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, chàng thanh niên tràn đầy nhiệt huyết cách mạng ấy đã đi qua nhiều nước trên thế giới và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Đối với mỗi nền văn hóa Người lại có những vốn hiểu biết nhất định trên nhiều lĩnh vực. Đến đâu, Bác Hồ cũng không ngừng học hỏi. Điều đó thể hiện qua vốn ngoại ngữ của Hồ Chủ tịch. Người thành thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói mà còn viết: Pháp, Anh, Hoa, Nga… Hồ Chí Minh “đã tiếp thu” toàn bộ cái hay cái đẹp của các nền văn hóa nhưng tiếp thu có chọn lọc. Đồng thời, Người cũng đã “nhào nặn” để cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình. Bác đã trở thành “một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.

Lựa chọn lối sống giản dị, Bác đã sống một cuộc sống không giống với bất kì một vị chủ tịch hay tổng thống nào. Nơi ở của Bác - mà nhà văn gọi là “cung điện” của một vị Chủ tịch nước chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để “tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ”, đồ đạc trong đó cũng “rất mộc mạc, đơn sơ”. Từ nơi ở đến trang phục cũng “hết sức giản dị” - Bác chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Cuối cùng là việc ăn uống của Bác cũng thật đam bạc, món ăn toàn là : cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… những món ăn dân dã của vùng quê Việt Nam. Cách sống của Người khiến cho mỗi người dân Việt Nam không khỏi ngưỡng mộ và kính trọng. Đồng thời, chúng ta còn thêm yêu mến, thêm tự hào.

Không chỉ trong cuộc sống hằng ngày, ngay cả trong công việc hay trong quan hệ với mọi người, Bác cũng sống vô cùng giản dị. Xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Những công việc có thể tự làm, Bác không để ai phải giúp đỡ. Đối với nhân dân, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Có thể kể đến những việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến…

Nhưng cần phải hiểu lối sống của Bác không phải là cách sống khác người hay để thần thánh hóa bản thân mình. Bác Hồ đã chủ động lựa chọn lối sống ấy như là một cách để “tu dưỡng tâm hồn”. Một cách sống thanh cao và có thể đem lại cho Người một tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Qua phân tích trên, chúng ta có thể thấy được phong cách sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi người, đặc biệt là học sinh hãy biết học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ.

Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh (mẫu 6)

Có rất nhiều các tác phẩm nói về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đó có tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà, ta thấy được rất nhiều những nét đẹp trong phong cách của Người. Phong cách Hồ Chí Minh chính kết quả của sự kết hợp tinh hoa văn hoa nhân loại với cái gốc văn hóa dân tộc, “để trở thành một nhân cách rất Việt Nam”. Cho dù ở bất cứ cương vị nào, thì Hồ Chí Minh luôn coi mình chỉ là một người dân bình thường, một đồng bào yêu nước, một người nguyện hi sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân.

Trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược, cuộc sống dân chúng lầm than, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết ra đi tìm cứu nước. “Trên những con tàu vượt trùng dương, Người ghé lại nhiều hải cảng thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người làm nhiều nghề”. Tất cả đều được Người tìm hiểu học hỏi một cách chắt lọc, tiếp thu những cái đẹp, cái hay cái mới, phê phán những cái tiêu cực. Phải đối mặt với hàng trăm hàng nghìn có khi hàng triệu những khó khăn, gian khổ của cuộc sống nhưng Người vẫn luôn cố gắng trau dồi kiến thức, tích lũy những điều hay, điều tốt để có thể một ngày mang những tri thức đó về cứu dân cứu nước. Dù đi “Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”. Nét đẹp của Bác ở đây chính là ý chí kiên định, kiên cường, vượt qua khó khăn thử thách để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại một cách chắt lọc và uyên thâm.

Nét đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua lối sống vô cùng giản dị nhưng đầy thanh cao của Người. “Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”.“Trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ …”. “Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc…,” “tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm của cuộc đời…” Áo bà ba, áo trấn thủ, đối dép lốp, cá kho, rau luộc, …tất cả những món dân dã, trang phục đó đều là những thứ mà tất cả những chiến sĩ ngoài mặt trận và người Việt Nam bình thường lúc bấy giờ đều ăn, đều mặc, Người cũng như bao con người đồng bào quê hương Việt Nam không có chút khác lạ nào.

Dù ở cương vị nào thì Bác đối đãi với mọi người cũng đều vô cùng ân cần chu đáo, từ những anh lính canh phủ chủ tịch, những cháu nhỏ hay cụ già, Bác đều chu đáo yêu thương như những người ruột thịt. Tình yêu của Bác đối với đất nước, đối với nhân dân không có gì so sánh được.

Sự thanh cao giản dị của Bác “như các vị danh nho những phải là tự thần thánh hóa, khác đời, khác người”. Mà đó chính là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
Qua đây chúng ta cần học tập và noi theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năng động, cần cù siêng năng, vận dụng tri thức có được vào trong học tập và trong công việc. Cuộc sống lành mạnh, không chạy theo điều phù phiếm, hào nhoáng, biết quan tâm và chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh, yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ,…

Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, ở Người ta thấy được “một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Phong cách Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng cho mỗi thế hệ con người Việt Nam nhất là đối với sinh viên, học sinh chúng ta cần phải học tập và noi theo tấm gương sáng của Bác.

Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh (mẫu 7)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc.Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn giản, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô… là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng

Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.

Không những vậy trong quan hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.

Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh (mẫu 8)

Nói tới phong cách Hồ Chí Minh, không thể không nhấn mạnh rằng, ở Người có một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất hữu cơ không thể tách rời giữa tư tưởng với đạo đức và phong cách. Chiều sâu, sức sáng tạo với những phát kiến mới mẻ, độc đáo trong tư tưởng của Người đã làm cho hệ thống tư tưởng của Người ở tầm chiến lược, không chỉ là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, mà còn thực sự có sự phát triển mới, làm sâu sắc và phong phú thêm kho tàng lý luận và phương pháp cách mạng của di sản kinh điển Mác xít. Tư tưởng của Người về cách mạng giải phóng dân tộc, lý luận của Người về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sao cho “đúng quy luật, thuận lòng dân và hợp thời đại”, cũng như quan điểm của Người về dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền – dân chủ – nhân nghĩa, trọng dân đi liền với trọng pháp, đặc biệt chủ thuyết của Người về Đảng cầm quyền, “Đảng là đạo đức, là văn minh”, “dựa vào dân mà xây dựng Đảng”,… đã tỏ rõ giá trị và sức sống của nó qua thử thách của thời gian.

Người xứng đáng là nhà tư tưởng Mác xít sáng tạo, đầy bản lĩnh mà rất nhiều luận điểm của Người đã trở thành kinh điển. Tư tưởng của Người, đồng thời cũng là phương pháp, năm tác phẩm tiêu biểu của Người được xếp vào Quốc bảo1 (Bảo vật Quốc gia) cũng đồng thời còn là pháp bảo, giác ngộ chúng ta về nhận thức và chỉ dẫn cho ta về hành động mà Người khiêm tốn gọi là “cách làm”. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là phương diện trí tuệ, là triết lý và minh triết trong phong cách sống của Người. Đạo đức và thực hành đạo đức, trở thành tấm gương đạo đức, văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh làm nên sự thanh cao trong phong cách sống của Người.

Phong cách Hồ Chí Minh là cả một hệ thống. Theo cố Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, phong cách Hồ Chí Minh là sự tổng hợp của phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt2. Năm phương diện hay năm cung bậc đó, tổng hợp, chung đúc lại cho ta hình dung thấy phong cách Hồ Chí Minh, cũng có thể gọi là phong cách sống của Hồ Chí Minh.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, học trò kiệt xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thấu hiểu và thấu cảm về Người, nên đã từng nói về Người, nhất là phong cách sống của Người thật thấm thía, biểu cảm. Ông khái quát thật cô đọng phong cách sống của Hồ Chí Minh: “Giản dị – lão thực – hiền minh”. Thật đúng như vậy, Hồ Chí Minh – nhà tư tưởng cách tân, đổi mới với bản lĩnh sáng tạo, không giáo điều, biệt phái mà trái lại, hết sức khoáng đạt, thấm nhuần tinh thần khoan dung và luôn thực hành văn hóa khoan dung. Hồ Chí Minh, người cộng sản hiện đại lại mang cốt cách hiền triết Á Đông, đậm bản sắc Việt Nam.

Theo Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh yêu nước 100%, nên cộng sản cũng 100%, nghĩa là trọn vẹn, toàn vẹn. Càng yêu nước thương dân, càng tin yêu và hành động theo lý tưởng cộng sản, càng cộng sản chân chính đích thực bao nhiêu, càng nặng lòng yêu nước thương dân bấy nhiêu. Giải thích ấy của Ông, có sức thuyết phục sâu sắc đối với các học giả nước ngoài đang nỗ lực tìm hiểu về Hồ Chí Minh. Lối sống, đời sống tao nhã, tinh tế, thanh cao của Hồ Chí Minh được Phạm Văn Đồng khắc họa thật điển hình, bằng lời tả ngôi nhà sàn, mảnh vườn, nơi ở của Người: “Người sống trong ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị, ngát hương thơm cây cỏ, hoa vườn nhưng tâm hồn thì lộng gió bốn phương thời đại”.

Khó có chân dung nhân cách và phong cách sống nào của Người lại được vẽ bằng ngôn từ, lời văn, nhịp điệu hay và chuẩn xác đến thế từ ngòi bút của vị Thủ tướng, đồng thời là một nhà văn hóa lớn: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu”. Không chỉ chúng ta cảm nhận như vậy, mà biết bao tấm lòng bè bạn quốc tế đến Việt Nam, có may mắn tiếp xúc với Người, được Người tiếp không phải trong phòng khách sang trọng, mà dưới bóng mát dàn hoa, bên thảm cỏ xanh, cũng đều xúc động nhận ra điều đó.

Hồ Chí Minh có một đời sống thanh cao, bởi suốt đời, Người không màng danh lợi, đứng ở ngoài vòng danh lợi, đã vì dân, vì nước, thì không ham danh, không hám lợi, cả đời chỉ ham học, ham làm, ham tiến bộ, để làm cho dân được sung sướng tự do. Phong cách sống thanh cao của Hồ Chí Minh là phong cách của một con người luôn biết đồng cảm và chia sẻ, thấu lý đạt tình, ứng xử hài hòa giữa lý trí và tình cảm, thủy chung tình nghĩa. Người nói với nhân dân của Người bằng cả trái tim và tấm lòng: từ trước đến nay tôi đã là người của đồng bào thì từ nay về sau, mãi mãi tôi vẫn thuộc về đồng bào. Người đã có lời cảm ơn như thế khi đồng bào chúc thọ sinh nhật Người sau lễ Độc lập. Và, phút lâm chung, trên giường bệnh, Người đã khóc, nói với các đồng chí thân thiết của Người, “Bác không thể bỏ dân mà đi được”. Thanh cao Hồ Chí Minh là như vậy, “nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Bởi phong cách sống thanh cao, nên Người tự rèn luyện cho mình một lối sống giản dị, giản dị đến hồn nhiên, an nhiên, tự tại, luôn vui vẻ lạc quan, để động viên, an ủi, cổ vũ chúng ta.

Lại thêm một sở cứ nữa cho ta cảm nhận sự cao thượng của Người. Người giản dị chứ tuyệt nhiên không hề giản đơn. Có sâu sắc trong tư tưởng, có trong sáng nơi tâm hồn, có trong sạch bởi đạo đức, phẩm hạnh lại có trải nghiệm phong phú trong đời sống, trong trường đời đấu tranh cách mạng thì mới giản dị được. Bởi, có khi chúng ta chưa hiểu thấu điều giản dị cao quý đó của Người, nên thiển nghĩ Người giản đơn. Lỗi ấy trong tư duy, nhận thức, chúng ta phải sửa, để học tập và làm theo Người một cách thực chất, bản chất và sáng tạo, chứ không máy móc, bắt chước hình hài, dáng vẻ bên ngoài rất không nên và không thể. Đó là noi theo, làm theo cái tâm, cái đức, cái tình và cái trí của Người, để làm tốt nhất công việc hằng ngày, phục vụ dân tốt nhất mỗi ngày, mỗi việc, làm cho dân hài lòng về những đầy tớ, công bộc của mình. Đó cũng là điều có ý nghĩa nhất, để Bác vui lòng, hài lòng và yên lòng về chúng ta trong cuộc sống hôm nay, mai sau và mãi mãi.

Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh (mẫu 9)

Ngày còn bé, với thế hệ chúng tôi chưa được một lần gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu song từ những trang sách, những bài báo, những thước phim về Người và nhất là những tình cảm kính mến đặc biệt mà cha, mẹ tôi đã dành cho Người đã tác động đến nhận thức, khiến mỗi một đứa trẻ như tôi đều có cảm giác Bác Hồ rất gần gũi, bình dị bao dung như một người thân trong gia đình.

Chắc trong chúng ta ai cũng được nghe những bài giảng sinh động về sự giản dị, mộc mạc trong sinh hoạt của Bác. Hình ảnh Bác với đôi dép lốp cao su và bộ quần áo nâu bạc màu dân dã đã đi sâu vào trái tim của tất cả người dân Việt Nam. Qua những câu chuyện kể được chép lại từ sinh hoạt hàng ngày của Bác, chúng ta thấy Bác Hồ tuy là một nguyên thủ quốc gia song lối sống lại vô cùng giản dị, tiết kiệm bởi Bác thấy người dân mình còn nhiều người nghèo, khổ. Bác từ chối hưởng thụ điều kiện tốt để dành cho người khó khăn hơn mình. Bác làm gì cũng nghĩ đến lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, nghĩa đồng bào. Tấm lòng của Bác nhân từ, bao dung, trong sáng. Bác dành tình yêu thương cho tất cả đồng bào, chiến sĩ, từ cụ già đến em thơ, thương các chiến sĩ ở các miền biên giới xa xôi phải chịu nhiều vất vả,…Cả cuộc đời Bác hy sinh cho dân tộc, khi nước nhà chưa thống nhất, không lúc nào không nghĩ đến Miền Nam….

Đối với những học trò thế hệ chúng tôi ngày ấy, hình ảnh Bác Hồ giản dị, bao dung, nhân ái như ông Bụt hiền lành hiện ra từ câu chuyện cổ tích. Xem những thước phim tư liệu về Người đến giờ tôi vẫn không khỏi xúc động. Bác Hồ, vị Chủ tịch của một nước nhưng sống rất giản dị, kham khổ trong bộ quần áo nâu, đôi dép lốp. Khi những chiến sĩ giải phóng quân từ miền Nam ra thăm Bác, khuôn mặt Người rạng rỡ, ôm chầm, quàng vai thân thiết, ta sẽ thấy tấm lòng của Bác thương yêu đồng bào chiến sĩ miền Nam biết nhường nào. Giờ phút ấy hẳn Bác đang xúc động lắm, Bác thường nói “ Miền Nam luôn trong trái tim tôi !”. Rồi hình ảnh em bé chạy ùa ra ôm chầm Bác, Bác tươi cười giang tay bế bổng em bé lên và hôn âu yếm lên má. Với lứa trẻ thơ ngày đó, chúng tôi cứ ngỡ Bác như ông Bụt giữa đời thường bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị, gần gũi, thân thiết với tất cả mọi người, ai cũng yêu mến kính trọng người. Về tính tiết kiệm thì có lẽ không ai trên thế giới này biết nghĩ cho dân, lo cho dân, cho đất nước như Bác. Đọc tác phẩm “Hồ Chí Minh toàn tập”, những bài báo mẩu chuyện kể về Người có những chi tiết thật cảm động. Quần áo Bác mặc chỉ vài bộ, may cùng kiểu. Có lần áo Bác rách, vá đi vá lại, thậm chí thay cả cổ áo, vậy mà Bác nhất định không đổi áo mới. Trong lúc làm việc, Bác tiết kiệm từng mẩu bút chì, từng mảnh giấy. Bác nói: “Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai, ba lần”. Sau này, chiếc ô tô Bác đi thăm đồng bào, chiến sĩ hay đi công tác cũng chỉ là loại xe bình thường. Máy điều hòa nhiệt độ do các cán bộ ngoại giao công tác ở nước ngoài biếu, Bác đề nghị để cho các thương bệnh binh đang điều trị tại Trại điều dưỡng hoặc Quân y viện, mặc dù lúc đó Người đang ở trong ngôi nhà của người thợ điện, rất nóng. Bữa ăn hàng ngày của Bác thật thanh đạm, thường là dưa cà, đôi khi có thịt. Đến làm việc hoặc đi thăm các địa phương, Người thường mang theo cơm nắm để khỏi phiền hà và tránh việc tiếp đón linh đình tại địa phương. Nǎm 1958, Trung ương quyết định xây nhà cho Bác, nhưng Bác đề nghị chỉ nên làm một căn nhà nho nhỏ theo kiểu nhà đồng bào dân tộc ở Việt Bắc, giống như ngôi nhà Bác đã từng ở trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Bác bảo rằng “Nước ta còn chưa giàu, dân ta còn khổ, chưa đủ nhà ở. Bác ở như thế này là tốt lắm rồi”. Vậy là giữa thủ đô Hà Nội, ngôi nhà sàn của Bác được xây dựng bằng gỗ bình thường, nhà hai tầng, xung quanh có mành che, tầng dưới để thoáng; tầng dưới Bác dùng làm nơi họp Bộ Chính trị và làm việc với cán bộ các bộ, ban, ngành, tiếp một số đoàn khách, bạn bè đồng chí gần gũi hoặc các cháu thiếu niên, nhi đồng. Bác chỉ dành cho mình một chút riêng ở tầng trên nhà sàn với hai phòng nhỏ là phòng ngủ và phòng làm việc, diện tích mỗi phòng chỉ hơn 10m2. Trong hai gian phòng này chỉ có những đồ vật thật sự cần thiết và hết sức đơn giản: Một chiếc giường đơn trải chiếu cói, cái tủ nhỏ, bộ bàn ghế, trên bàn để đèn, lọ hoa, chiếc máy thu thanh, cái quạt nan, mấy quyển sách cần thiết hàng ngày.....

Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, vật chất đã khiến một số không ít cán bộ, đảng viên có chức, có quyền đã thoái hóa, biến chất, họ nói một đằng làm một nẻo, vụ lợi cá nhân, tham ô tham nhũng, lợi ích nhóm, phe cánh, đi ngược với lời dạy của Bác, ngược với lợi ích của Nhân dân, dân tộc. Chỉ đến khi vụ việc vỡ lỡ, báo chí phanh phui rồi thì mới lộ rõ nguyên hình là kẻ cơ hội, là kẻ phản bội Đảng, phản bội lòng tin của Nhân dân.

Trong những ngày này, cán bộ và nhân dân cả nước đang hướng về 130 năm ngày sinh nhật của Bác Hồ. Nhớ ơn Người, mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc huyện Khánh Vĩnh cần thi đua lao động sản xuất. Tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nên tiết kiệm các khoản chi để đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết, cấp bác hơn như: giúp đỡ hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống, xây dựng trường học ở vùng sâu vùng xa, giúp đỡ các mẹ già liệt sĩ neo đơn, người già cơ nhỡ,….Để xây dựng một xã hội phát triển tiến bộ, văn minh, mỗi chúng ta cần liên hệ bản thân, thực hành những chuẩn mực đạo đức của Người trong mọi lĩnh vực của cuộc sống; phải coi đạo đức là cái gốc của người cán bộ, đảng viên, nhất là người có địa vị, có chức quyền cần có sự thức tỉnh về lương tri, bớt tư lợi, chiếm hữu, tham ô, tham nhũng. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cần tự soi vào tấm gương của Bác về đức tính giản dị, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nói đi đôi với làm, góp phần xây dựng niềm tin cho quần chúng nhân dân, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh để thực hiện đạt các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới.

Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh (mẫu 10)

Một trong những đức tính làm nên cốt cách, tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự giản dị. Giản dị là phần chủ yếu của tính cách gần gũi với nhân dân, đồng bào, đồng chí trong suốt cuộc đời hoạt động vì dân vì nước của Bác Hồ và đưa Người đến với giai cấp vô sản, tầng lớp cần lao và bạn bè khắp năm châu. Trong nền tảng của tầm vóc vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh có những viên gạch hồng của tính giản dị.

Một cách thường tình, mỗi khi nhắc đến tính giản dị của Bác Hồ, điều mà người Việt Nam bao giờ cùng nói đầu tiên là đôi dép cao su. Từ một vật dụng hàng ngày của Bác, nhưng chính sự gắn bó của đôi dép với cuộc trường chinh giải phóng dân tộc đã đưa đôi dép được làm từ lốp cũ ô tô quân sự trở thành huyền thoại. Theo những bước chân lội suối, trèo đèo, vượt đường trơn, dốc cao bằng đôi dép cũ mòn quai gót, Bác vẫn thường đi giữa thế gian ấy, lắng nghe ước nguyện tha thiết được cùng đôi dép đó vào thăm đồng bào miền Nam của Bác Hồ, chúng ta càng thêm cảm phục tính giản dị của Người.

Người Việt Nam ai cũng biết, tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong nếp sinh hoạt và cách ăn mặc của Người. Trong những năm tháng lãnh đạo quân và dân cả nước kháng chiến chống thực dân và đế quốc, lúc thăm nông dân gặt hái, tiếp cán bộ cao cấp hay làm thượng khách ở nước ngoài dù ở Pháp, Liên Xô, Đức hay ở Ấn Độ, bao giờ cũng thấy Bác Hồ trong phong thái rất dễ mến, dễ gần với bộ quần áo và đôi dép cao su cực kỳ giản dị. Những ngày ở Pắc Bó (tỉnh Cao Bằng), Bác Hồ là một người sớm tối bên bàn đá chông chênh dịch sử Đảng. Những ngày ở chiến khu Việt Bắc, Bác mặc áo chàm, đi giày vải như một ông Ké thực thụ và thường câu cá, thăm vườn chè với áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường. Sự giản dị của Bác Hồ đã trở thành hình ảnh đẹp trong những câu thơ Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ và Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị-màu quê hương bền bỉ đậm đà. Giữa lòng thủ đô Hà Nội, lời Tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam được vang lên từ lãnh tụ Hồ Chí Minh hết sức giản dị trong bộ quần áo được may bằng vải kaki. Những lúc hành quân với bộ đội, dân công trong các chiến dịch, Bác mang bộ quân phục màu xanh. Những lúc ấy, Bác là một người lính với bao gạo thắt ngang lưng, mũ cài lá ngụy trang, khăn vắt ngang vai… Về mùa Đông, Bác mặc thêm chiếc áo len, khoác chiếc áo đi mưa. Trong chiếc va ly nhỏ của mình, Bác đựng sách, tài liệu và cái máy chữ thường dùng khi làm việc. Là Chủ tịch nước, Bác thích những bữa cơm ăn với rau muống, cà pháo, vẫn thường tưới cây trong vườn, ra hồ cho cá ăn… Là Chủ tịch Nước, Bác sống một đời thanh bạch chẳng vàng son, mong manh áo vải hồn muôn trượng với nhà gác đơn sơ một góc vườn, gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn, giường mây chiếu cói đơn chăn gối, tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn. Nơi Bác sống và làm việc có rào dâm bụt đỏ hoa quê, có bốn mùa rau tươi tốt lá, như những ngày cháo bẹ măng tre bởi Bác đã nhận lấy cho mình được quyền sống giản dị như một người dân bình thường.

Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, với tính giản dị, Bác Hồ vẫn thường thăm già, hỏi trẻ. Trước sự khắc nghiệt của thời tiết, Bác Hồ cùng dân chống hạn cứu mùa màng với những lần tát nước gàu dai là hình ảnh rất đỗi quen thuộc mà vẫn luôn làm xúc động lòng người. Gần gũi với người lao động bình thường, Bác vẫn hay đến các nhà máy để thăm hỏi và động viên công nhân. Trong những ngày Bác sống như trời đất của ta, yêu từng ngọn lúa mỗi cành hoa, chúng ta thường được gặp Bác vẫn đi kia giữa cánh đồng, thăm từng ruộng lúa hỏi từng bông, ghé từng hợp tác qua thôn xóm, xem mấy trường tươi mấy giếng trong hoặc hỏi lò than, xưởng máy, giàn tơ, hỏi anh, hỏi chị công nhân ấy, vàng ngọc thi đua được mấy giờ. Cho nên, trong trái tim của mỗi người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, Bác Hồ là người phơ phơ tóc bạc, chòm râu mát, đôi dép mòn đi in dấu son và Người là Cha, là Bác, là Anh…

Là bông hoa sen đẹp của bùn đen, tinh thần giản dị đã đưa Bác Hồ kính yêu của dân tộc Việt Nam trở thành bài dân ca ru em bé vào đời. Bác Hồ giản dị với áo nâu và dép cao su bởi Bác đã dành sữa để em thơ lụa tặng già vì Người chỉ có duy nhất một ham muốn tột bậc là nước nhà được độc lập, dân ta được tự do và ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Cùng với tình yêu bao la đã thôi thúc Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, đức tính giản dị cao đẹp làm Người đã, đang và sẽ sống mãi trong tâm hồn người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh (mẫu 11)

Mỗi người có cho mình một tiêu chuẩn các nhau về cái đẹp. Có người thích cái đẹp kì vì, kiêu sa, có người cái thích nét đẹp mộc mạc, chân chất. Với cá nhân tôi, tôi cho rằng cái đẹp luôn đi liền với cái giản dị, tự nhiên. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương tiêu biểu cho lối sống giản dị, thanh bạch mà đẹp đẽ ấy. Qua tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà, ta có thể phần nào thấy được vẻ đẹp giản dị trong con người vĩ đại ấy, từ đó cho ta những suy nghĩ về đức tính giản dị trong cuộc sống.

Trong tác phẩm của mình, Lê Anh Trà đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, sắc sảo, những dẫn chứng xác thức, đầy thuyết phục để làm nổi bật luận điểm then chốt: “Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị”. Qua bài viết, ta có thể thấy, dù là một con người vĩ đại với vốn văn hóa, vốn kiến thức sâu rộng, Bác vẫn luôn giữ được cho mình đức tính giản dị, cần, kiệm, liêm, chính. Nhờ vậy, hình ảnh Bác càng trở nên thanh cao, gần gũi, đẹp đẽ hơn trong trái tim dân tộc. Qua lối sống của Người, ta hiểu rằng đức tính giản dị là một phẩm chất cao quý mà chúng ta cần rèn luyện cho mình.

Đức tính giản dị là sự đơn giản, không cầu kì, phô trương, sống sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân. Ai đó đã từng nói: “Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị”. Đúng vậy, giản dị là một phong cách sống đơn giản mà tinh tế. Người sống giản dị sẽ khiến cuộc sống của họ trở nên êm đềm, tĩnh tại, dễ chịu hơn; họ không cần phải quá chú trọng vào việc chăm chút cho vẻ bề ngoài cầu kì, không cần phô trương, không gây áp lực: Tính giản dị giúp người ta được thanh thản, nhẹ nhàng, xóa bỏ được những ưu tư, phiền muộn” (Khuyết danh). Giản dị cũng giúp thanh lọc tâm hồn, khiến hồn người ngày càng trở nên thanh cao, trong sáng và điềm tĩnh hơn; cái giản dị luôn đi cùng với nhiều phẩm chất thẩm mĩ khác như khiêm tốn, thẳng thắn,… mà theo như cách nói của X. Batle: “Thiên tài và đức hạnh giống như viên kim cương: đẹp nhất là lồng trong chiếc khung giản dị”. Nói đến giới siêu giàu với khối tài sản khổng lồ trị giá hàng triệu USD, người ta có thể sẽ nghĩ ngay đến những ngôi nhà sang trọng đầy đủ tiện nghi, những khu nghỉ dưỡng cao cấp, những siêu xe đắt tiền,… Thế nhưng, vẫn có những tỉ phú, triệu phú có một cuộc sống giản dị đến khó tin, khiến hình ảnh của họ trong mắt công chúng càng trở nên đáng trân trọng hơn. Có thể kể đến như Tim Cook, CEO của hãng công nghệ Apple. Tim Cook thẳng thắn phản đối lối sống xa hoa, coi bình dị là nguyên tắc làm việc, là đạo đức nghề nghiệp của mình và coi đó là động lực để tiếp tục làm việc chăm chỉ hơn nữa.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người dễ bị cuốn hút bởi những thứ hào nhoáng, bóng bẩy mà xem nhẹ giá trị thực chất, mải mê chạy theo, học đòi những thói cầu kì, kiểu cách, kể cả những thú vui xa xỉ mà kinh tế gia đình chưa đáp ứng được, luôn muốn thể hiện mình,… Họ không biết rằng, vẻ đẹp tâm hồn mới chính là thứ làm nên giá trị của con người, và cái đẹp phải là cái phù hợp với hoàn cảnh, môi trường. Không phải lúc nào những thứ chói sáng, rực rỡ mới là đẹp. Trong một số trường hợp, đó còn có thể trở thành thứ lố bịch, kệch cỡm.

Cũng cần phân biệt rõ ràng rằng, giản dị không có nghĩa là tuềnh toàng, dễ dãi, sơ khoáng, càng không phải là lối sống khắc khổ, tự làm khổ mình. Chỉ cần nó phù hợp với hoàn cảnh, phù hợp với đạo đức xã hội, bạn hoàn toàn có thể giản dị một cách lộng lẫy, giản dị mà vẫn sang trọng.

Không cần màu mè, vẽ vời, vẻ đẹp từ chính bên trong tâm hồn bạn sẽ khiến bạn tỏa sáng. Cứ giản dị và bình tâm, cuộc đời bạn sẽ thanh thản biết bao nhiêu!

Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh (mẫu 12)

Hồ Chí Minh bắt đầu sự nghiệp bằng chính tình yêu quê hương đất nước, con người và suốt cuộc đời, Người dành muôn vàn tình thương yêu cho nhân dân và dân tộc. Trong những năm tháng bôn ba nơi hải ngoại, truyền thống yêu nước, lòng bao dung nhân ái, tình thương người là những tài sản tinh thần quý giá mà Hồ Chí Minh luôn mang bên mình và coi đó là động lực, sức mạnh giúp Người kiên định con đường đã chọn.

Khi tìm hiểu, nghiên cứu về Hồ Chí Minh, chúng ta thấy ở Người cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, cái trí mẫn tiệp, cái hành mực thước, đó là phong cách của một lãnh tụ, nhà văn hóa kiệt xuất – một nhân tố tạo nên uy tín lãnh tụ của Đảng và Nhà nước, tạo niềm tin của nhân dân với Người. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh chính là một tấm gương đạo đức của một bậc vĩ nhân từ tình yêu thương con người, đồng bào, đồng chí, sự bao dung độ lượng, hy sinh bản thân mình vì mọi người. Phong cách sống của Người là phong cách sống của một triết gia Đông phương mẫu mực rất thanh bạch, giản dị, thanh cao, quan tâm săn sóc đến từng cá nhân, mỗi con người. Cuộc sống giản dị và gần gũi với nhân dân của Hồ Chí Minh là đặc trưng cho tình yêu đối với đất nước. Ở Hồ Chí Minh, cuộc sống đời tư đã bộc lộ qua hành vi văn hóa đạo đức mà loài người tiến bộ vẫn tiếp tục khám phá và tìm về, như tìm về lý do để sống, lòng tốt của con người… Vì thế, Người là hình mẫu cao đẹp của con người trong thời đại mới, một biểu tượng của chủ nghĩa nhân văn với đầy đủ ý nghĩa của nó. Chủ nghĩa nhân văn đó bộc lộ ngay trong cuộc sống riêng tư giản dị của Người.

Nơi ở và làm việc của Hồ Chí Minh rất giản dị, đó là ngôi nhà sàn gỗ vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, mỗi phòng vuông vắn chưa đầy 10m2, xung quanh được bao bọc bởi vườn cây, ao cá quanh năm xanh tươi. Một quang cảnh ngôi nhà Việt Nam gắn kết giữa nhà ở, ao, vườn, dậu dâm bụt… Nơi đây còn lưu lại những hiện vật thể hiện truyền thống cách mạng và bản sắc văn hóa Việt Nam, biểu hiện đạo đức, cuộc đời, hoạt động và nếp sống khiêm tốn, giản dị thông qua đời tư của một con người chí nhân, chí thiện, chí mỹ. Không một ai đến thăm nơi ở của Người mà không trào dâng niềm cảm xúc trước sự vĩ đại của một con người đã trở thành huyền thoại ngay trong cả cuộc sống đời thường của mình.

Cùng với nơi ở, nét đẹp trong đời sống của Người còn toát lên từ những bữa ăn, cái mặc thường nhật. Có thể nói cái ăn, cái mặc của con người là một lẽ tự nhiên không có gì phải bàn cãi, nhưng thông qua những hoạt động ấy ta thấy được cốt cách của mỗi người. Bữa cơm hàng ngày của Người thanh đạm và vẫn giữ được khẩu vị quê hương với bát canh, quả cà, lát cá hoặc vài miếng thịt kho… Người ăn vừa đủ không bao giờ để thức ăn thừa. Khi ăn không bao giờ Người để cơm rơi, vì biết rằng một hạt cơm là một giọt mồ hôi của người nông dân. Ăn xong, bao giờ Người cũng tự tay thu dọn gọn gàng, người phục vụ chỉ việc bê đi thôi. Hay như trong cái mặc cũng vậy, quần áo Người mặc hàng ngày chỉ bình thường, tựa như của một lão nông với bộ đồ bằng vải ka ki, chân đi dép cao su. Nhưng chính trong cuộc sống giản dị ấy, Hồ Chí Minh đã thấu hiểu được nỗi khổ của người dân, để rồi Người tìm thấy sự đồng cảm và tôn trọng sức lao động của họ. Và cũng chính nhờ sự đồng cảm đối với cuộc sống của người dân đã giúp Người vượt lên hết thảy mọi ham muốn vật chất tầm thường để hướng đến ham muốn cao cả hơn: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”(2). Đức tính giản dị của Người đã được coi như nguồn sức mạnh thành công: “Đó là sức mạnh của ông Hồ vì ông là người Việt Nam của quần chúng và bởi thế cho nên ông không thích dinh thự và đồng phục của thống chế, của các vị tướng. Ông thường mặc bộ quần áo đơn giản, chỉ khác người nông dân nghèo nhất một phong cách mà người phương Tây đã chế diễu trong nhiều năm. Cho đến một ngày nọ, họ mới hiểu và nhận ra rằng, chính cái giản dị ấy, cái khả năng hóa mình vào nhân dân ấy là cơ sở cho sự thành công của ông. Địa vị càng cao, ông càng giản dị trong sáng hơn, hình như ông luôn giữ được những giá trị vĩnh viễn của người Việt Nam”.

Ở Hồ Chí Minh, cái giản dị, gần gũi là một phần trong phẩm chất cao quý vốn có. Phong cách gần dân của Người thể hiện ở những công việc giản dị, đơn sơ hàng ngày khi tiếp xúc với quần chúng, cách cư xử đầy tình người, tình làng, nghĩa xóm. Người đến với nhân dân bằng tấm lòng chân thành, chứ không phải bằng uy quyền, áp bức. Mặc dù giữ chức vụ cao, Hồ Chí Minh vẫn duy trì nếp sống giản dị, tạo điều kiện gần gũi với quần chúng và quần chúng cũng đồng cảm với Người. Trong giao tiếp thường ngày với nhân dân, thái độ, lời nói của Người thân thiết như đối với người trong gia đình. Vì vậy dân đến với Người như được gặp người cha, người thân yêu nhất của mình. Khi có điều kiện và thời gian, Người thường xuống cơ sở thăm hỏi động viên, tìm hiểu tâm tư tình cảm, cuộc sống của người dân. Với phong cách vô cùng giản dị và tế nhị, Hồ Chí Minh đã làm cho mọi người, dù địa vị, thành phần xuất thân khác nhau, nhưng sau khi được tiếp xúc với Người, đều để lại ấn tượng sâu sắc, cảm nhận được sự gần gũi yêu thương. Trong cách ứng xử, Người đã khỏa lấp được khoảng cách giữa chủ tịch nước với nhân dân, thay vào đó là sự yêu thương, trân trọng giữa con người với con người. Rất dễ đồng cảm với những dòng cảm xúc của Hòa thượng Thích Đôn Hậu khi được tiếp xúc với Người: “Tôi đã hiểu vì sao là một lãnh tụ sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam mà Người vẫn thu hút được tất cả các thành phần khác trong xã hội đứng chung quanh mình làm việc lớn cho dân, cho nước”(4).

Trong những chuyến xuống cơ sở, Người lắng nghe các kiến nghị của quần chúng và đề ra nhiều ý kiến chỉ đạo sâu sắc, gợi ý thiết thực, đòi hỏi những người có liên quan suy nghĩ và tìm mọi cách thực hiện để cải thiện cuộc sống của nhân dân. Để kiểm tra, động viên công việc xây dựng đất nước, Người đã có mặt trên đồng ruộng với nông dân, tại xưởng máy với người thợ, trên các thao trường với người lính, hay ở giảng đường với trí thức… Giới nào cũng tìm thấy ở Người tấm lòng của một lãnh tụ, người cha, người bác, người anh ấm áp, thân thương, gần gũi. Đến với nhân dân, Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm, chăm sóc, động viên, khuyến khích, mà còn nâng cao thêm nhân cách, vị thế của họ. Như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét: “Người hạ mình cho vừa tầm mọi người Việt Nam để nâng đỡ mọi người Việt Nam lên đến tầm Người”(5). Sức cảm hóa lòng người của Người, đó chính là văn hóa ứng xử, đức tính giản dị, gần gũi, yêu thương xuất phát từ cái tâm chân thành nhân ái bao la, lòng yêu nước, thương dân, đạo đức khoan dung kết hợp được cả lý và tình. Tuy ở cương vị chủ tịch nước, nhưng Người không xa rời quần chúng, mà ngược lại, rất gần gũi, quân tâm đến mọi tầng lớp nhân dân.

Đến với nông dân, Người mặc quần nâu, áo vải, khăn mặt vắt vai, đầu đội mũ cát, vui vẻ ngồi giữa mọi người trò chuyện, cùng họ làm đồng, tát nước, đào mương… Người không nói, không hô hào, nhưng trước những hành động đó, tất cả mọi người cùng hào hứng làm theo. Có gần gũi thì mới thấu hiểu được nỗi khổ của người nông dân, vì vậy, Người giành nhiều thời gian đến với họ, cùng đổ mồ hôi, bày tỏ lòng quý trọng công sức của người làm ra lúa gạo, và xót lòng mỗi khi mưa to, gió lớn, lũ lụt, hạn hán kéo về tàn phá ruộng đồng.

Khi có đoàn đại biểu các anh hùng lực lượng vũ trang miền Nam ra thăm miền Bắc, vào Phủ chủ tịch, Người không từ Chủ tịch phủ ra đón, mà xuất hiện ở Đường Xoài đến với họ, không phải để tạo ra sự bất ngờ mà muốn sự gần gũi như người cha, người bác đón con cháu trở về.

Đối với các cháu thiếu nhi, Người luôn dành sự quan tâm đặc biệt. Dù bận trăm công nghìn việc nhưng Người vẫn thường giành thời gian để vui chơi cùng với các cháu nhỏ. Vào mỗi đợt Trung thu, Người cũng gửi quà và viết thư với những lời lẽ rất giản dị, thắm đượm tình yêu thương. Chính vì sự gần gũi trong cách sống của Người đã làm cho các em nhỏ yêu quý và luôn mong Người sống muôn đời để dìu dắt thiếu niên nhi đồng. Dù đã đi xa, nhưng hình ảnh của Người luôn sống mãi với thiếu niên nhi đồng, để mỗi khi vang lên những khúc ca Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Em mơ gặp Bác Hồ, Bác Hồ người cho em tất cả…, mọi người đều hướng về, người cha già dân tộc với tất cả tình yêu thương chân thành nhất.

Trong cách giao tiếp với người khác, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xưng hô một cách giản dị, thân tình. Khi nói chuyện với nhân dân lao động Người có cách nói nôm na, dễ hiểu. Rất nhiều câu nói của Người đượm thắm những câu ca dao, ngạn ngữ quen thuộc với dân chúng. Nói chuyện với các cán bộ, Người không viện dẫn kinh điển, mà bao giờ cũng giải thích một cách dễ hiểu, cô đọng. Với những vị cao niên thì Người xưng hô các cụ và tôi. Với các cán bộ ít tuổi hơn thì xưng là tôi và các chú. Và, không ai ngờ, tại quảng trường Ba Đình khi đang đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã dừng lại và quay xuống đồng bào hỏi một câu tha thiết, gần gũi, ấm áp đến từng con tim: “Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?”. Chỉ với những câu nói và việc làm nhỏ vậy thôi, Người đã tạo nên những tình cảm thân thương gần gũi nhất với người dân. Bạn bè quốc tế nhận xét chưa thấy có vị Chủ tịch nước nào lại đối với mọi người thân tình như Bác Hồ. Nhân loại ngày nay coi đó là một hiện tượng đặc sắc, hiếm hoi trong văn hóa ứng xử trong quan hệ giữa người đại diện cao nhất của quyền lực với nhân dân.

Dù đã đi xa, nhưng đối với người dân Việt Nam, Người vẫn luôn sống mãi với dân tộc. Văn hóa đạo đức của Người đã minh chứng cho một lẽ sống văn hóa cao đẹp của vị đứng đầu một nước ở thời đại ngày nay. Đó là văn hóa ứng xử, lối sống giản dị đầy tình người, tình yêu thương đối với nhân dân, đất nước. Những cái đó đã trở thành di sản, biểu tượng thiêng liêng vô vàn quý giá, chứng tích hết sức sống động để giáo dục cho bây giờ, cho muôn đời con cháu về sau, cũng như để nêu tấm gương sáng cho nhân loại.

Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh (mẫu 13)

Có lẽ khi nhắc đến vị lãnh tụ của nhân dân Việt Nam không ai là không biết đến chủ tịch Hồ Chí Minh cả. Người mà đã dành hết thanh xuân và tuổi trẻ của mình để bôn ba đi tìm con đường độc lập, hòa bình cho đất nước. Một vị anh hùng luôn nằm ở vị trí tôn kính nhất trong lòng của mỗi con người Việt máu đỏ da vàng. Tài năng của Bác thì hầu như ai cũng đã được chứng kiến, nhưng ngoài sự tài năng và giỏi giang đó thì đức tính giản dị của Bác cũng là thứ để mọi người ngưỡng mộ

Sự giản dị của Bác còn là nguồn cảm hứng cho các tác phẩm thơ văn nổi tiếng ra đời. Nhà thơ Tố Hữu từng viết trong bài thơ “Theo chân Bác” :

“Nhà gác đơn sơ một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn

Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”

Đúng vậy, hình ảnh một người đàn ông mặc bộ đồ bà ba màu nâu sống trong một căn nhà sàn cùng với một khu vườn nho nhỏ đã quá quen thuộc với mỗi chúng ta khi nhắc đến Bác. Đường đường chính chính là một vị chủ tịch của một nước nhưng cái uy danh đó cũng không hề làm phai mờ đi nét sống giản dị của Người. Sự giản dị của Người được thể hiện từ nếp sống, cách ăn mặc cho đến lời nói và cách suy nghĩ. Nó được minh chứng qua sự chứng kiến của những người đã từng tiếp xúc với Bác, tất cả bọn họ đều tỏ ra rất ngạc nhiên bởi tính cách thân thiện và lối sống giản dị của Bác. Thậm chí, họ còn phải thốt lên rằng tại sao một vị chủ tịch của một quốc gia lại có một bữa ăn đơn sơ đến thế? Bữa ăn chỉ đơn giản có một chén mắm cà, một nồi cá kho và thêm một tô canh nhỏ thôi cũng khiến Người cảm thấy ngon miệng. Đặc biệt, sau khi ăn xong Người luôn tự thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi. Thật vậy, chỉ cần nhìn qua bữa ăn thôi là đủ để biết Bác giản dị đến cỡ nào.

Không những thế cách ăn mặc của Bác cũng giản dị như chính đức tính của Bác vậy. Mỗi ngày, Bác đều mặc lên cho mình những bộ kaki đơn giản cùng với đôi dép cao su thương hiệu của Người, đôi dép mà khi nhìn thấy người ta lại nhớ đến một Bác Hồ cao gầy có bộ râu trắng trắng. Hay những bộ đồ được coi là cao sang đối với Bác thì chỉ có bộ quần áo dạ màu đen để Bác mặc mỗi khi đi ra nước ngoài. Thậm chí có những bộ quần áo bạc màu, sờn cả cổ nhưng Bác vẫn giữ lại để mặc. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay” nghe xong câu nói này khiến ai cũng xúc động bởi sự giản dị của Người. Những việc mà Bác làm Bác đều luôn nghĩ tới dân, tới đất nước là trước hết, Bác không quan tâm đến sự hào quang của bản thân, Bác chỉ quan tâm đến dân mình có được ăn no hay không, hay ở nơi nào đó dân mình đang gào thét vì đói mà mình không biết hay không,…. Tấm lòng của Bác thật đáng quý biết bao.

Ngoài ra, sự giản dị của Bác còn thể hiện qua cách ăn nói hằng ngày. Mặc dù, là người có tri thức uyên thâm, thông thạo nhiều ngôn ngữ, là một nhà lãnh đạo tài ba nhưng Bác vẫn giữ được thói quen ăn nói giản dị, mộc mạc. Từng câu từ, từng cử chỉ của Bác đều thể hiện lên một con người xứ Nghệ dân dã. Ngay cả khi đứng trên lễ đài đọc Bản tuyên ngôn độc lập trước hàng nghìn người dân xung quanh, Người cũng dừng lại để hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” một câu nói giản dị, chân thật, xóa nhòa đi khoảng cách giữa một vị chủ tịch và những người dân. Thật sự rất hiếm có một vị lãnh đạo nào trên thế giới có nếp sống và cách ăn nói giản dị như thế!

Tuy rằng chặng đường đấu tranh giành độc lập của Bác đầy sự chông chênh và rất khó khăn, nhưng với ý chí quyết tâm và sự lãnh đạo tài ba của mình Người đã giúp đất nước vượt qua những khó khăn đó, dành lại hòa bình, độc lập cho nhân dân Việt Nam. Sự hy sinh tuổi trẻ của Bác chắc chắn sẽ không có một người dân Việt Nam nào quên cả. Cộng với sự giản dị của Bác là điều rất đáng để truyền cho các thế hệ sau này của chúng ta noi theo. Đức tính giản dị của Bác vẫn luôn được lồng ghép vào các chương trình sách giáo khoa hay những bộ phim tài liệu giúp cho mọi người có thể hiểu hơn về Bác, cũng như học tập theo những đức tính giản dị, mộc mạc này của Bác.

Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương luôn luôn học tập và noi theo đức tính giản dị giống bác thì ở đâu đó trên đất nước này vẫn còn nhiều người có suy nghĩ và lối sống xa hoa, họ không biết chắt chiu những gì họ đang có, họ không biết trân trọng mà thay vào đó là sự phô trương, thể hiện ta đây giàu có. Thậm chí, trong thời hiện đại ngày nay, có rất nhiều bạn học sinh vẫn đang còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng đã nhuộm tóc, ăn mặc hở hang sành điệu, son môi,… làm mất đi nét đẹp giản dị đúng với lứa tuổi học trò. Hay những người gia đình bình thường nhưng lối sống lại như người giàu có. Thật đáng buồn cho một thế hệ. Nhưng chúng ta cũng đừng vì những thành phần như thế mà làm mất đi bản chất giản dị vốn có của con người Việt Nam, bởi chúng ta là con cháu Bác Hồ, mang trong mình lòng tự tôn và đức tính giản dị nhất. Luôn tự hào vì mình là người Việt Nam

Mặc dù nay Bác không còn trên đời này nữa nhưng Bác vẫn luôn là người tuyệt vời nhất trong lòng mỗi người dân Việt Nam, là một vị lãnh đạo đáng quý với đức tính giản dị cao đẹp. Hy vọng các thế hệ sau này vẫn luôn giữ gìn truyền thống giản dị như Bác để xứng đáng là một người con của Tổ Quốc Việt Nam.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh

Phân tích Hoàng Lê Nhất thống chí

Cảm nhận của em về nhân vật Quang Trung Nguyễn Huệ

Nhân ngày 20-11 kể về những kỉ niệm đáng nhớ với thầy cô giáo cũ lớp 9

Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu

1 6,833 01/01/2024
Tải về