TOP 3 mẫu Phân tích 10 câu thơ giữa bài Đồng chí (2024) SIÊU HAY

Phân tích 10 câu thơ giữa bài Đồng chí gồm dàn ý và 3 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 1313 lượt xem


Phân tích 10 câu thơ giữa bài Đồng chí

Phân tích 10 câu thơ giữa bài Đồng chí (mẫu 1)

Thơ ca về người lính kháng chiến không xa lạ trong văn học VIệt Nam. Người lính hiện lên trong thơ ca mang theo hào hùng, khí thế. Và họ sớm đã đi sâu vào trong niềm thương, nỗi nhớ của tất cả chúng ta. Một trong những thi phẩm tiêu biểu nhất cho mà ta không thể không kể đến chính là bài Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu và đặc biệt là khổ thơ thứ hai của bài.

Khổ thơ thứ hai chính là những cảm thông, thấu hiểu mà người lính dành cho nhau.

Phân tích 10 câu thơ giữa bài Đồng chí (30 mẫu) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đồng chí được nhà thơ Chính Hữu viết trong kháng chiến chống Pháp gian khổ, trường kì. Bài thơ được sáng tác vào năm 1948 trong thời kì của chiến dịch Việt Bắc, Thu đông. Vì thế, có thể nói, Đồng chí cũng gắn liền với những trải nghiệm của chính nhà thơ.

Trước hết, họ dành cho nhau những quan tâm chân thành, thấu hiểu và yêu thương:

“Ruộng nương anh gửi ban thân cày

...

Giếng nước… gốc đa nhớ ngươi ra lính"

Với người nông dân, còn gì quý và đáng trân hơn ruộng nương, gian nhà. Nhưng khi tổ quốc gọi tên, họ bỏ qua tất cả. Họ tiến bước ra đi dứt khoát.

Thiếu thốn nơi chiến trường làm ta thấy thêm thương, thêm hiểu cho hoàn cảnh của người lính:

Áo anh rách vai quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá chân không giày.

Thiếu thốn về vật chất của người lính được ngòi bút Chính Hữu tái hiện bằng một giọng điệu đầy những cảm thông, thấu hiểu. Vì có lẽ chính ông cũng từng rách vai ,từng miệng cười buốt giá. Khó khăn, gian khổ nơi chiến trường đầy rẫy nối tiếp ngăn cản bước chân người lính cách mạng.

Nhưng đẹp nhất chính là hình ảnh họ tiếp thêm cho nhau sức mạnh niềm tin để bền gan, vững lòng và cùng vượt qua những cơn ớn lạnh “sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”. Bệnh tật tại đây đâu có gì lạ. Người lính nhọc nhằn vô cùng. Nhưng không vì thế mà ta thấy họ nhụt lòng nản trí.

Nhà thơ Chính Hữu đã chọn lựa những hình ảnh thơ thật đắt để diễn tả sâu sắc sự gắn bó của các anh giúp các anh lính cụ Hồ. Ngòi bút hiện thực pha lãng mạn ấy làm ta vừa xúc động, vừa đau đớn.

Nhưng người lính đã dũng cảm tiếng bước và vượt quan gian khổ. Cử chỉ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” thật cảm động, chứa chan tình cảm chân thành và nghĩa tình cách mạng. Đó là tình cảm gắn kết đến khôn cùng. Và cũng là chất liệu của sự thành công, của hòa bình và hạnh phúc.

Bạn đọc tìm hiểu đoạn thơ thứ hai của bài thơ ĐỒng chí sẽ thêm hiểu biểu hiện cao đẹp của tình cảm gắn kết này. Đó là tình cảm thiêng liêng vượt trên mọi ngăn trở để gắn kết, để yêu thương. ĐỒng chí xứng đáng là bài thơ tiêu biểu cho kháng chiến chống Pháp và để lại trong lòng người muôn vàn xúc cảm khôn nguôi.

Phân tích 10 câu thơ giữa bài Đồng chí (mẫu 2)

3 điểm cần lưu ý khi phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính HữuCó một đề tài người lính xuyên suốt văn học Việt Nam thời kì kháng chiến. Có một bài thơ vẫn vang vọng tiếng đồng đội thân thương. Bài thơ " Đồng Chí" của Chính Hữu là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện rất rõ tình cảm cao đẹp này. Bài thơ đã nói một cách rất giản dị mà sâu sắc về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết của những người lính vốn xuất thân từ nông dân-một chủ đề hết sức mới mẻ của thi ca lúc bấy giờ. Đoạn thơ sau đây là sự thể hiện cụ thể tình đồng chí - tình người cao đẹp ấy :

... Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Căn nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có nhiều mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Có lẽ từ đồng chí xuất hiện phổ biến ở nước ta từ khi phong trào chống thực dân Pháp do giai cấp vô sản lãnh đạo.Nghĩa của từ đồng chí, theo Từ điển tiếng Việt giải thích là Người cùng chí hướng chính trị, trong quan hệ với nhau. Nhưng ở bài Đồng chí, dường như mối quan hệ giữa "anh" và "tôi" không khô khan, không mang sắc thái lý trí như cách hiểu trên. Ở đây, tình người sâu nặng chính là hạt nhân của tình đồng chí. Đồng chí đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng thầm kín của nhau:

... Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Căn nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Đó là tình tri kỷ, hiểu bạn như hiểu mình và còn vì mình là người trong cuộc, người cùng cảnh ngộ. Với người nông dân, ruộng nương, căn nhà là cả cơ nghiệp, là ước mơ ngàn đời của họ; họ luôn gắn bó, giữ gìn và chắt bóp cho những gì mình có. Vậy mà họ đã gác lại tất cả để ra đi đánh giặc. Lời thơ như là lời tâm sự, tâm tình, "tôi" không nói về quê hương và hoàn cảnh riêng của "tôi" mà nói với "anh" về quê "anh" về gia đình "anh". Là đồng đội, là "đôi tri kỷ", "tôi" biết "anh" ra đi để lại sau lưng mình biết bao sự níu kéo : ruộng nương phải gửi bạn, nhà cửa mặc kệ gió lay, và biết bao người thân chờ mong thương nhớ. Câu thơ “Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay” hết sức tạo hình và biểu cảm. Để cả cơ nghiệp của mình hoang trống mà ra đi biết người thân ở lại trống trải nhưng cũng “mặc kệ” thì đó quả là sự hy sinh lớn lao và đó cũng là quyết ra đi mà không dửng dưng vô tình. Các anh hiểu rõ lòng nhau và còn hiểu rõ nỗi niềm người thân của nhau ở hậu phương: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, “Giếng nước”, “gốc đa” là hình ảnh hoán dụ gợi về quê hương, về người thân nơi hậu phương của người lính. Như vậy, câu thơ nói quê hương nhớ người lính mà thực chất là người lính nhớ nhà, nỗi nhớ hai chiều ngày càng da diết. Vậy là người lính đã chia sẻ với nhau mọi tâm tư, nỗi niềm, chia sẻ cả những chuyện thầm kín, riêng tư nhất. Họ cùng sống với nhau trong kỷ niệm, trong nỗi nhớ và vượt lên trên nỗi nhớ.Như vậy, trước khi trở thành đồng chí thực sự, họ đã có sự đồng cảm sâu sắc; trước khi hợp tác với nhau họ đã rất hiểu về nhau. Hiểu nhau là biểu hiện đầu tiên của tình người.

Và những người lính cách mạng càng hiểu nhau nhau hơn, gắn bó với nhau hơn bởi trong những tháng ngày bên nhau chiến đấu họ cùng nếm trải biết bao gian nan, vất vả. Cái vất vả đối với cuộc đời chiến trận thì không bao giờ hiếm.

Đó là chuyện ốm đau, bệnh tật :

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Đó là sự thiếu thốn về những trang phục tối thiểu :

Áo anh rách vai
Quần tôi có nhiều mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày

Người ta nói thơ Chính Hữu cô đọng hàm xúc. Đây là những ví dụ thật sinh động. Những hình ảnh thơ được đưa ra rất chân thực nhưng cô đọng và gợi cảm biết bao. Chỉ cần mấy câu ngắn nhưng hình ảnh anh bộ đội thời chống Pháp hiện lên tất cả. Dường như ai cũng phải trải qua những trận sốt rét khủng khiếp, thuốc thang thì thiếu thốn. Rồi các anh "vệ túm" quần áo vá, chân đất lội suối trèo non. Chỉ có điều sự thiếu thốn giảm đi rất nhiều, và con người có thể vượt qua tất cả bởi vì giữa những người đồng chí có cái ấm áp của tình người. Cái tình được bồi đắp từ cuộc sống đồng cam cộng khổ. "Áo anh", "quần tôi", phép đối được sử dụng không phải cho sự đối lập mà nhấn mạnh về cái hoà đồng muôn người như một trong hàng ngũ những người lính cách mạng. Tác giả đã xây dựng những cặp câu sóng đôi, đối ứng nhau (trong từng cặp câu và từng câu). Đáng chú ý là người lính bao giờ cũng nhìn bạn, nói về bạn trước khi nói về mình, chữ “anh” bao giờ cũng xuất hiện trước chữ “tôi”. Cách nói ấy phải chăng thể hiện nét đẹp trong tình cảm thương người như thể thương thân, trọng người hơn trọng mình. Chính tình đồng đội đội làm ấm lòng những người lính để họ vẫn cười trong buốt giá và vượt lên trên buốt giá. Chỉ có nơi nào gian khó chia chung như vậy, mới tìm thấy cái thực sự của tình người.

Phân tích 10 câu thơ giữa bài Đồng chí (mẫu 3)

Chiến tranh gây ra cho chúng ta nhiều mất mát đau thương về người, của và cả tinh thần. Nhưng cũng tại những trận địa khốc liệt chỉ có khói bom đạn, máu đỏ tươi, những bông hoa đẹp nhất về tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết, đặc biệt là tình đồng chí, đồng đội gắn bó sâu sắc vẫn vươn mình nở rộ. Nhà thơ Chính Hữu - ngòi bút trẻ tiêu biểu cho văn học chống Pháp thời kỳ đầu - đã sáng tác nên tác phẩm “Đồng chí” trong thời gian tham gia chiến đấu tại chiến dịch Việt Bắc 1947.

Bài thơ được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946 – 1954, bài thơ đã đi qua hành trình hơn nửa thế kỷ, làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu. Mười câu giữa bài thơ gửi gắm đến độc giả những biểu hiện chân thành và sức mạnh mà tình đồng chí, đồng đội mang lại.

Họ là những con người xuất thân từ khắp mọi miền quê trên đất nước Việt Nam, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc bỏ lại gia đình, quê hương tham gia chiến trận. Những người chiến sỹ đó đều giống nhau ở xuất thân là nông dân nghèo và giống nhau ở tình yêu thương đất nước. Họ gắn bó với nhau, san sẻ khó khăn, tâm sự nỗi nhớ nhà trong mỗi lần cùng làm nhiệm vụ. Cứ như thế, tình đồng chí ngày càng gắn kết hơn, dần trở thành tri kỉ:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Rét run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

Đoạn thơ chỉ vỏn vẹn 10 câu ngắn gọn nhưng lại khiến độc giả cảm động trước tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng. Phải tin tưởng, thân thiết biết bao nhiêu mới có thể kể nhau nghe về nỗi lòng mình. “Anh” và “tôi” là tri âm, tri kỷ của nhau, nhờ kể về hoàn cảnh, tâm tư, tình cảm của nhau mà thêm thấu hiểu.

Thì ra, anh và tôi đều đồng điệu tâm hồn, đều gác lại chuyện cá nhân để giúp sức công cuộc lớn của Tổ quốc. Hình ảnh “ruộng nương… gửi bạn thân cày”, “gian nhà không” kết hợp với từ láy “lung lay” gợi nên sự vắng vẻ, thiếu thốn khi gia đình vắng người trụ cột. Thế nhưng, người lính đó đã quyết tâm, khẳng khái “mặc kệ” hết mọi thứ để cống hiến.

Ở nhà, có những người vẫn luôn mong ngóng người lính sớm thắng trận trở về. Hình ảnh “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng biện pháp ẩn dụ nhân hóa, “giếng nước gốc đa” ở đây là chủ thể trữ tình của câu thơ, dùng để chỉ về gia đình, làng xóm, những hậu phương vững chắc nhất. Họ cũng chính là động lực để người chiến sĩ nỗ lực nhiều hơn nữa. Và trong tim mỗi người chiến sỹ vô cùng nhớ đến gia đình mình. Bởi vậy nên họ nương tựa vào nhau, thông cảm cho hoàn cảnh chung ấy, cùng nhau cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Cảm nhận về 10 câu giữa bài đồng chí, ta thấy bằng bút pháp hiện thực, người đọc còn được cảm nhận một cách chân thực những vất vả, đau đớn mà người lớn phải gánh chịu. Họ phải sống trong hoàn cảnh vô cùng khốc liệt, khó khăn, sống trong núi rừng rậm rạp.

Những đêm canh gác, gió lạnh như cắt vào da thịt. Không chỉ vậy, rừng rậm nhiệt đới Việt Nam nổi tiếng với căn bệnh sốt rét. Nó hành hạ người chiến sỹ cả về thể xác lẫn tinh thần “rét run người, vầng trán ướt mồ hôi”. Hình ảnh đối lập “rét run”, “ướt mồ hôi” như khắc họa một cách chân thực hơn nữa vất vả mà người lính phải gánh chịu. Chính nhà thơ Quang Dũng cũng nhói lòng nhắc về hình tượng người lính đang mắc phải căn bệnh sốt rét trong bài thơ “Tây Tiến”:

“Tây Tiến người đi không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm”

Chỉ như vậy thôi cũng đủ để hiểu, người lính phải gian khổ ra sao. Rất may mắn là ở đây, họ còn có bàn tay đồng đội thăm nom, chăm sóc.

Quân đội ta ngày xưa thiếu thốn về vật chất đủ điều, những vật dụng cơ bản nhất như tấm áo, đôi giày cũng không đầy đủ. Hình ảnh “áo anh rách vai”, “quần tôi có nhiều mảnh vá” là hình ảnh sóng đôi, vừa lột tả sự khó khăn, thiếu thốn, vừa thấy được sự gắn bó keo sơn của cả hai. Hai hình tượng thơ bổ sung cho nhau rồi hòa lại làm một. Tình đồng chí cũng không là tình cảm trữ tình tượng trưng nữa mà hiện hữu thành mảnh vá, cái áo, cái quần.

Cảm nhận về 10 câu giữa bài đồng chí ta thấy dẫu vất vả, cơ cực là thế, cái miệng cười buốt giá trong đêm đen gợi cho người đọc nhiều suy tư. Dường như người lính ấy đã được truyền cho thứ tình cảm, động lực ấm áp, nụ cười tuy cảm nhận được sự giá buốt của cái lạnh, cũng là đang gửi gắm một nguồn động lực lớn lao. Đây cũng chính là biểu trưng cho tinh thần lạc quan, yêu đời đập tan mọi mệt nhọc. Những người lính chỉ cần thương lấy nhau, đoàn kết, nương tựa vào nhau “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. một chiếc siết tay mạnh mẽ vừa là lời chúc, lời cảm ơn đồng thời nhằm truyền động lực cho nhau.

Ngòi bút hiện thực mới mẻ, hình ảnh thơ độc đáo, nhịp điệu nhẹ nhàng mang lại cho độc giả sự lay động trước tình cảm những chiến sĩ dành cho nhau. Có lẽ, trải qua càng nhiều lần như thế, họ càng gắn bó, thương yêu và đồng hành với nhau trên chặng đường phía trước, môi luôn nở nụ cười,

Không chỉ ở thời chiến mới có những tình cảm tri kỷ đẹp, chân thành như vậy. Ngay cả ở thời đại ngày nay, chúng ta cần biết trân trọng những người bạn đã luôn đồng hành, sát cánh với mình vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Cảm nhận về 10 câu thơ giữa bài “Đồng chí” hy vọng sẽ truyền đến bạn nguồn cảm hứng bất tận để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp bên cạnh mình!

Xem thêm văn mẫu lớp 9 hay, chi tiết khác:

Cảm nhận bài thơ Đồng Chí

Cảm nhận về hình tượng người lính trong bài Đồng chí

Phân tích bài thơ Đồng Chí

Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí

Phân tích đoạn kết trong bài thơ Đồng chí

1 1313 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: