TOP 3 mẫu Thuyết minh về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (2024) SIÊU HAY

Thuyết minh về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9 gồm dàn ý và 3 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 3,335 01/01/2024


Thuyết minh về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương - Ngữ văn 9

Bài giảng Ngữ văn 9 Chuyện người con gái Nam Xương

Dàn ý Thuyết minh về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần thuyết minh: tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. (Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm vô cùng tiêu biểu của tác giả Nguyễn Dữ, để hiểu hơn về tác phẩm hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn nhé).

2. Thân bài

a. Thuyết minh khái quát chung

Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai mươi truyện của tập Truyền kì mạn lục - ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền.

Là một câu chuyện nổi tiếng được nhiều người biết đến, giàu giá trị nội dung và nghệ thuật.

Nhân vật: Vũ Nương, Trương Sinh, Phan Lang, bé Đản,…

b. Thuyết minh chi tiết

Nhân vật chính: Vũ Nương - người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống bình yên, hạnh phúc nhưng bị xô đẩy vào oan khuất, bất hạnh.

Trương Sinh: chồng của Vũ Nương, người trực tiếp đẩy nàng đến bi kịch.

Bé Đản: con trai của Vũ Nương và Trương Sinh, nguyên nhân khiến Trương Sinh nghi ngờ vợ.

Phan Lang: cầu nối để Vũ Nương gặp lại Trương Sinh và để Trương Sinh hối lỗi với nàng.

Tiến trình: câu chuyện được kể theo trình tự thời gian.

c. Nội dung, nghệ thuật câu chuyện

Nội dung: số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đồng thời thể hiện phẩm giá cao quý của họ.

Nghệ thuật: kết hợp tự sự và trữ tình, nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật.

3. Kết bài

Câu chuyện góp phần không nhỏ vào việc làm phong phú kho tàng văn chương của nước ta.

Thuyết minh về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Mẫu 1)

Mỗi câu chuyện đều mang một giá trị, ý nghĩa nhân văn cao cả khác nhau dạy cho con người ta nhiều bài học quý giá trong cuộc sống. Một trong số những câu chuyện mang đến cho con người nhiều suy tư, trăn trở chính là tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai mươi truyện của tập Truyền kì mạn lục - ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền của nhà văn Nguyễn Dữ thời kì trung đại. Đây cũng là một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất của nhà văn được nhiều người biết đến, giàu giá trị nội dung và nghệ thuật. Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là người con gái Vũ Nương với người chồng Trương Sinh và những tình tiết, nhân vật phụ khác. Vũ Nương được khắc họa là người phụ nữ xinh đẹp đức hạnh, luôn sống đúng chuẩn mực đạo đức, nàng luôn khao khát một cuộc sống bình yên, hạnh phúc nhưng cuối cùng lại bị xô đẩy vào oan khuất, bất hạnh. Người đẩy nàng vào hoàn cảnh bất hạnh, bước đường cùng đó không ai khác chính là người chồng Trương Sinh với tính đa nghi mà nàng ngày đêm mong ngóng trở về. Chỉ vì một câu nói của bé Đản rằng đêm nào cha cũng đến thăm nó, mẹ đi cha cũng đi, mẹ ngồi cha cũng ngồi mà Trương Sinh đã không tiếc lời mắng chửi, đuổi nàng đi mà không cho nàng có cơ hội giải thích, minh oan cho bản thân. Sau này, khi biết được người cha mà Vũ Nương với con chỉ là cái bóng của nàng trên tường, Trương Sinh có hối hận cũng không kịp. Cuối cùng, người cùng làng tên là Phan Lang làm cầu nối để Vũ Nương gặp lại Trương Sinh và để Trương Sinh hối lỗi với nàng. Câu chuyện khép lại với việc Vũ Nương được giải oan và trở về thủy cung, có thể làm hài lòng cho một kết thúc câu chuyện nhưng lại không xứng đáng với nhân phẩm và cách sống cao đẹp của Vũ Nương.

Câu chuyện nói riêng và những tác phẩm văn học khác nói chung đã góp một phần không nhỏ vào việc làm nên kho tàng văn học Việt Nam thêm đồ sộ hơn. nhiều năm tháng qua đi nhưng nhân vật Vũ Nương và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương vẫn để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ độc giả.

Thuyết minh về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Mẫu 2)

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Dữ và Chuyện người con gái Nam Xương - Văn 9

Nguyễn Dữ là 1 văn sĩ, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh Miện, Hải Dương. Ông là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), được trao chức Thừa chánh sứ, sau khi mất được tặng phong Thượng thư. Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào, chỉ biết ông sống đồng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm, và bạn học là Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ XVI và để lại tập truyện chữ Hán nổi tiếng viết trong thời gian ở ẩn, Truyền kỳ mạn lục (in 1768).

Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm duy nhất của Nguyễn Dữ. Sách gồm 20 truyện, chia làm 4 quyển, được viết theo thể loại truyền kỳ. Cốt truyện chủ yếu lấy từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, nhiều trường hợp xuất phát từ truyền thuyết về các vị thần mà đền thờ hiện vẫn còn.

Nguyễn Dữ là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), được trao chức Thừa chánh sứ, sau khi mất được tặng phong Thượng thư. Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến, Nguyễn Dữ thi Hội nhiều lần, đạt trúng trường và từng giữ chức vụ Tri huyện Thanh Tuyền nhưng mới được một năm thì ông xin từ quan về nuôi dưỡng mẹ già. Trải mấy năm dư không đặt chân đến những nơi đô hội, ông miệt mài "ghi chép" để gửi gắm ý tưởng của mình và đã hoàn thành tác phẩm "thiên cổ kỳ bút" Truyền kỳ mạn lục. Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào chưa rõ, nhưng căn cứ vào tác phẩm cùng bài Tựa Truyền kỳ mạn lục của Hà Thiện Hán viết năm Vĩnh Định thứ nhất (1547) và những ghi chép của Lê Quý Đôn trong mục Tài phẩm sách Kiến văn tiểu lục có thể biết ông là người cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm, có thể lớn tuổi hơn Trạng Trình chút ít. Giữa Nguyễn Dữ và Nguyễn Bỉnh Khiêm tin chắc có những ảnh hưởng qua lại về tư tưởng, học thuật... nhưng e rằng Nguyễn Dữ không thể là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm như Vũ Phương Đề đã ghi. Đối với nhà Mạc, thái độ Nguyễn Dữ dứt khoát hơn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không làm quan với nhà Mạc mà chọn con đường ở ẩn và ông đã sống cuộc sống lâm tuyền suốt quãng đời còn lại. Truyền kỳ mạn lục được hoàn thành ngay từ những năm đầu của thời kỳ này, ước đoán vào khoảng giữa hai thập kỷ 20-30 của thế kỷ XV.

Theo Bùi Duy Tân và một số học giả viết lời tựa cho các bản dịch Truyền kỳ mạn lục lưu tới ngày nay có ghi lại:

"Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào, chỉ biết ông sống đồng thời với thầy học là Nguyễn Bỉnh Khiêm, và bạn học là Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ XVI và để lại tập truyện chữ Hán nổi tiếng viết trong thời gian ở ẩn, Truyền kỳ mạn lục (in 1768, A.176/1-2). Truyện được Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính và Nguyễn Thế Nghi sống cùng thời dịch ra chữ nôm. Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện, viết bằng tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả, hoặc của một người cùng quan điểm với tác giả. Hầu hết các chuyện xảy ra ở đời Lý, đời Trần, đời Hồ hoặc đời Lê sơ từ Nghệ An trở ra Bắc. Lấy tên sách là Truyền kỳ mạn lục (Sao chép tản mạn những chuyện lạ), hình như tác giả muốn thể hiện thái độ khiêm tốn của một người chỉ ghi chép chuyện cũ. Nhưng căn cứ vào tính chất của các truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình sưu tập như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục... mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Đó là một tập truyện phóng tác, đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể loại tự sự hình tượng trong văn học chữ Hán. Và nguyên nhân chính của sự xuất hiện một tác phẩm có ý nghĩa thể loại này là nhu cầu phản ánh của văn học. Trong thế kỷ XVI, tình hình xã hội không còn ổn định như ở thế kỷ XV; mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phân hóa mạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay, chiến tranh phong kiến ác liệt và kéo dài, đất nước bị các tập đoàn phong kiến chia cắt, cuộc sống không yên ổn, nhân dân điêu đứng, cơ cực. Muốn phản ánh thực tế phong phú, đa dạng ấy, muốn lý giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống đầy biến động ấy thì không thể chỉ dừng lại ở chỗ ghi chép sự tích đời trước. Nhu cầu phản ánh quyết định sự đổi mới của thể loại văn học. Và Nguyễn Dữ đã dựa vào những sự tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu, xây dựng lại nhân vật, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ... tái tạo thành những thiên truyện mới. Truyền kỳ mạn lục vì vậy, tuy có vẻ là những chuyện cũ nhưng lại phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ XVI. Trên thực tế thì đằng sau thái độ có phần dè dặt khiêm tốn, Nguyễn Dữ rất tự hào về tác phẩm của mình, qua đó ông bộc lộ tâm tư, thể hiện hoài bão; ông đã phát biểu nhận thức, bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề lớn của xã hội, của con người trong khi chế độ phong kiến đang suy thoái.

Thuyết minh về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Mẫu 3)

Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn (12 mẫu) - Văn 9

"Truyền kì mạn lục" là một tác phẩm văn xuôi có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỉ XVI, một tập truyện văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Hán ở Việt Nam.

"Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, tác phẩm truyền kì mạn lục là một tác phẩm hay trong tập truyện đó. Nhân vật chính là Vũ Nương, một phụ nữ đẹp người, đẹp nết đã phải lấy cái chết để minh oan trước sự ghen tuông vô cớ của chồng mình.

Có thể nói Nguyễn Dữ là tác giả văn xuôi tiêu biểu của văn học cổ thế kỉ XVI. Hình ảnh người con gái Nam Xương là nhân vật từng có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng người mọi thời. Lê Thánh Tông đã từng xúc động viết trong bài thơ "miếu vợ chàng Trương":

"Nghi ngút đầu ghềnh toả khỏi hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương... "

Câu chuyện về Vũ Nương phản ánh cuộc đời đau khổ và bi thảm của Vũ Nương - người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến. Người vợ phải tự vẫn để minh oan cho sự thuỷ chung của mình. Tác phẩm nêu cao chủ nghĩa nhân đạo khiến ta xúc động khi về nhân vật Vũ Nương trong truyện.

Trước hết, đọc truyện, người đọc càng thương cho thân phận Vũ Nương và dễ dàng nhận thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ nết na, đức hạnh, đối xử với mẹ chồng và chồng rất phải đạo và là người vợ rất mực đảm đang, nhân hậu, giàu đức khiêm tốn.

Có tư dung tốt đẹp, nhưng trong cuộc sống gia đình, nàng can tâm làm một người vợ hiền, ngoan nết "chẳng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà", và cho dù Trường Sinh, chồng của nàng, tuy là con nhà hào phú, lại ít học, đa nghi quá sức.

Sự khiêm nhường, cam chịu của Vũ Nương là điều kiện tạo nên sự đầm ấm của gia đình, mặc cho chế độ nam quyền độc đoán đè nặng trong đầu óc kẻ vị kỉ ít học như chồng mình.

Nếu lấy sự kiện ngày Trường Sinh đi lính thú thì hạnh động và lời lẽ đưa tiễn chồng của người vợ hiền, lời thiết tha cầu mong của Vũ Nương: "Chẳng mong chàng ái gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình yên thế là đủ rồi"..., "thư tính, nghìn hàng, áo rét gửi người ải xa...", là chi tiết cho cái "công - dung - ngôn - hạnh" mà Vũ Nương đã làm được một cách chân thành.

Thế rồi, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn, giữ mình của người vợ trẻ càng khiến chúng ta phải ca ngợi con người nhân hậu và đảm đang đó. Tính cách cao đẹp của Vũ Nương còn là lòng hiếu thảo với mẹ chồng, lòng chung thuỷ son sắt với chồng của nàng.

Khi chồng vào lính, Vũ Nương một mình đảm đang, nuôi dạy con thơ, chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng đau yếu, làm ma chay tống tang khi mẹ chồng qua đời. Vũ Nương giữ tròn hiếu đạo với mẹ chồng, giữ tròn tình nghĩa với chồng.

Cái thói đời xưa nay thường không thể hoà hợp giữa mẹ chồng nàng dâu, nhất là trong gia đình phong kiến. Thế nhưng, dù chỉ có hai mẹ con sống với nhau (Vũ Nương với mẹ chồng) nhưng nàng xem mẹ chồng như mẹ đẻ, điều đó còn được thể hiện qua lời trăng trối của mẹ chồng nàng trước khi bà qua đời: "xanh kia sẽ chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ ... "

Rồi sự chu đáo của Vũ Nương trong việc ma chay, cúng lễ đã thể hiện tấm lòng thơm thảo của người con dâu đáng quý như Vũ Nương. Lòng chung thuỷ của Vũ Nương còn được thể hiện ở hành động nuôi con, chờ chồng suốt những tháng ngày Trương Sinh đi lính mà chưa rõ mặt con. Chỉ có hai mẹ con côi cút đùm bọc, gắn bó. Cậu Bé Đản thơ ngây, đêm đến được mẹ chỉ vào cái bóng của mình trên tường gọi là cha (đó là một cách dỗ dành con ngủ thật hồn nhiên nhưng sau đó lại là nguyên nhân gây ra cái tội thật vô tình).

Nỗi hàm oan không được quyền nói, suy xét cho ra là bởi con người độc đoán, phàm phu lại kém văn hoá như Trương Sinh khi chàng ra lính trở về (nghe lời đứa con non dại) đã gây nên nỗi oan tày trời cho Vũ Nương. Bị chồng ghen tuông vô cớ, bao nhiêu lời giãi bày của Vũ Nương và lời khuyên ngăn của láng giềng, bà con, cô bác, trương Sinh vẫn không tin và đinh ninh là "vợ hư", mối nghi ngờ càng ngày càng lún sâu không có cách gì gỡ ra được. Chàng mắng nhiếc vợ thật thậm tệ rồi "đánh đuổi nàng đi". Vũ Nương không hề có lỗi lầm gì, nàng thuỷ chung, trinh trắng, đức hạnh vẹn toàn nhưng sự đối xử của chồng làm cho nàng hoàn toàn thất vọng, không hiểu nỗi oan khuất từ đâu mà ra. Không có cách nào để giãi bày, thất vọng bởi hạnh phúc - niềm vui "nghi gia nghi thất" không còn nữa, nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Hành động tự vẫn là thái độ cuối cùng nàng được phép bởi không thể giãi bày được với chồng, tiết hạnh của nàng sẽ bị hoen ố, biết bao giờ phai mờ đi trong tâm trí của chồng.

Một người vợ hiền lành, đầy tiết nghĩa, thuỷ chung phải chết dẫu không có tội tình gì. Mãi đến sau cái chết đó, người chồng mới hiểu nỗi oan ức của vợ mình. Chính sự độc đoán của người đàn ông trong gia đình Phong kiến mà Nho giáo nuôi dưỡng dung túng là đề tài mà Nguyễn Dữ muốn phê phán.

Bởi không chỉ hình ảnh nhân vật Vũ Nương, mà còn biết bao thân phận phụ nữ "Bảy nổi, ba chìm" đã phải sống trong cảnh đời như vậy:

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Cái chết của Vũ Nương là số phận, nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông - người chồng vô học, đa nghi như Trương Sinh - là lời tố cáo luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, bất công - "chế độ nam quyền" dưới thời phong kiến ngự trị.

Vũ Nương trong truyện là một nhân vật rất đẹp, theo đúng quan niệm đặc điểm truyền thống, nhưng phải chịu nổi oan tày trời và phải chứng thực sự vô tội của mình bằng cái chết. Cái chết đau đớn bất công, chỉ vì sự hiểu nhầm, từ một câu nói thơ ngây của con trẻ mà người chồng Trương Sinh đã nghi oan, đã làm mất đi người vợ quý trên đời. Nguyên nhân sâu xa của bi kịch nát lòng này chính là do chiến tranh loạn lạc và lễ giáo phong kiến trọng nam quyền trong xã hội ngày trước.

1 3,335 01/01/2024