TOP 5 mẫu Cảm nhận khổ 2 bài thơ Sang thu (2024) SIÊU HAY

Cảm nhận khổ 2 bài thơ Sang thu gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 12,728 25/12/2023
Tải về


Cảm nhận khổ 2 bài thơ Sang thu

Bài giảng Ngữ văn 9 Sang thu

Dàn ý Cảm nhận khổ 2 bài thơ Sang thu

Mở bài:

- Tác giả Hữu Thỉnh đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp văn chương, ông được nhận xét là “nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người ở nông thôn, về mùa thu.”

- Tác phẩm “Sang thu” là bài thơ tiêu biểu của Hữu Thỉnh, sáng tác năm 1977, miêu tả mạch cảm xúc của nhà thơ khi đón nhận thời khắc giao mùa tại quê nhà.

- Khổ 2 bài thơ tái hiện những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc sang thu

Thân bài:

- Nếu như khổ thơ một là lời phỏng đoán, băn khoăn của nhà thơ về sự xuất hiện của mùa thu thì khổ thơ 2 là lời giải đáp cho những băn khoăn đó.

- Không gian nghệ thuật của bức tranh thu mở ra vô cùng rộng lớn từ “sông” cho đến bầu trời nơi tung những đàn chim tung cánh.

- Hình ảnh nhân hóa đối lập: “sông - dềnh dàng”, “chim - vội vã” -> làm nổi bật sự thay đổi, chuyển biến của mùa thu.

- Sông “dềnh dàng” bởi mùa thu, tiết trời yên ả, ôn hòa, gió nhè nhẹ nên sông cũng trôi chầm chậm, thong thả và êm dịu.

- Chim “vội vã” bởi thu đã qua, thời gian để tìm nơi trú ẩn, thức ăn cho mùa đông cũng không còn nhiều, phải tất bật hơn.

- Hình ảnh thời khắc giao mùa độc đáo, tinh tế: “đám mây mùa hạ” - “vắt nửa mình sang thu” -> dường như mùa hạ còn lưu luyến chút ít dư vị nhân gian nên còn ngần ngại, tinh nghịch “vắt nửa mình sang thu.”

- Đặc sắc nghệ thuật: hình ảnh thơ nhiều sức gợi, các sự vật được miêu tả sống động, có hồn, sử dụng biện pháp đối lập làm tăng thêm vẻ đẹp độc đáo khi chuyển giao qua mùa thu.

Kết bài:

- Tổng kết vấn đề, nội dung tác giả, tác phẩm

->. Bức tranh màu xuân mang cảm thức riêng của Hữu Thỉnh, là mùa thu trên quê hương, mang người đọc đến với những cảm nhận mới mẻ, đặc biệt, độc đáo.

Bài giảng Ngữ văn 9 Sang thu

Cảm nhận khổ 2 bài thơ “Sang thu” của tác giả Hữu Thỉnh (Mẫu 1)

TOP 30 bài Cảm nhận khổ 2 bài thơ “Sang thu” của tác giả Hữu Thỉnh (2022) (ảnh 1)

Mùa thu đã bao lần đi vào thơ ca, nhạc họa, đã bao lần khiến trái tim người nghệ sĩ thổn thức. Đến với “Sang thu” của Hữu Thỉnh người ta phải thốt lên khi chưa bao giờ nhận ra cái đẹp lại hiện hữu gần đến vậy. “Nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người ở nông thôn, về mùa thu” ấy sau một lần được cảm thức cái không khí giao mùa trong ngày tháng đất nước hòa bình, ba miền trở về một mối đã sáng tác nên bài thơ “Sang thu”.

Tác phẩm ghi lại mạch cảm xúc từ bỡ ngỡ, băn khoăn khi phát hiện tín hiệu của mùa thu cho đến khi sắc thu thực sự đã ngập tràn trên vùng quê nhỏ. Khổ 2 bài thơ là bức tranh miêu tả chuyến biến tinh tế của đất trời lúc sang thu.

Mùa thu chạm qua ngõ với những tín hiệu riêng biệt:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Dường như thu đã về”

Mùa thu ấy không đến với lá vàng, hoa cỏ may mà là hương ổi thân quen của mảnh đất quê hương. Đó là một hương sắc ấm áp, bình dị, thân thương. Phải tinh tế và nhạy cảm đến đâu nhà thơ mới cảm nhận được hương vị ngọt ngào ấy tựa như đang hiện hữu ngay đầu lưỡi. Thu còn đến với “sương chùng chình”, cũng là để diễn tả sự xuất hiện chầm chậm, nhẹ nhàng. Những tín hiệu ấy chỉ mới chớm nở, chưa rõ nét nên tác giả còn ngơ ngác “Bỗng”, băn khoăn “hình như” đã đến mùa thu rồi.

Chỉ khi nhìn nhận được sự chuyển biến rõ nét của cảnh quan đất trời, Hữu Thỉnh mới chắc chắn xác nhận rằng, thu thực sự đã về:

“Sông được lúc dềnh dàng

​​​​​​​Chim bắt đầu vội vã”

Sức thu bao trùm lên mọi cảnh vật, thiên nhiên, đất trời tạo nên một bức tranh thu rộng lớn, trong sáng và bình yên vô cùng. Dòng sông thì “dềnh dàng”, một trạng thái lười biếng, nhẹ nhàng, chậm rãi. Dường như dòng sông ấy đã quá mỏi mệt sau khi ồn ã những trận lũ trong mùa hạ đỏ lửa, từng cơn mưa tựa thác đổ thì nay đã có dịp nghỉ ngơi “được lúc” nên nó cố ý chậm lại.

Trái ngược với dòng sông thong thả, êm đềm ấy, đàn chim lại “vội vã”. Hình ảnh nhân hóa, tả thực cảnh những cánh chim phải vội vã tìm thức ăn và di cư về phía Nam để tránh mùa đông giá rét sắp tới.

TOP 30 bài Cảm nhận khổ 2 bài thơ “Sang thu” của tác giả Hữu Thỉnh (2022) (ảnh 1)

Cảm nhận khổ 2 bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Với nghệ thuật đối lập, nhân hóa và sử dụng từ láy, nhà thơ đã làm nổi bật một bức tranh mùa thu sống động trên quê hương mình, không giống với sắc thu ở bất cứ một nơi nào khác.

​​​​​​​“Có đám mây mùa hạ

​​​​​​​Vắt nửa mình sang thu.”

“Đám mây mùa hạ” giúp khán giả liên tưởng tới một đám mây trắng xốp, bồng bềnh đang trôi trên nền trời xanh thẳm. Không giống với bầu trời mây "xanh ngắt mấy tầng cao" như Nguyễn Khuyến hay “lớp lớp mây cao đùn núi bạc” trong “Tràng Giang” của Huy Cận. Nó có cá tính riêng, khác biệt và không giống với một đám mây nào khác. Đây thực sự là một hình ảnh thơ cực kỳ độc đáo, bầu trời mùa thu cũng đang cùng đi vào cuộc chuyển mình. Đám mây mùa hạ còn đó trên nền trời, đã “vắt nửa mình”.

Hình ảnh thơ nhân hóa đặc sắc, sử dụng động từ “vắt”, đẩy lên đầu câu. Tại sao lại chỉ vắt nửa mình? Hình như đám mây ấy còn luyến lưu chút hương vị của mùa hạ, lại hớn hở, bồi hồi muốn đón nhận mùa thu, nó cứ thế lưỡng lự, băn khoăn nên tinh nghịch “vắt nửa mình sang thu”.

Khổ thơ 2 là cái nhìn phóng khoáng, từng rung cảm mãnh liệt trước không gian nghệ thuật rộng lớn, diệu vợi. Tâm hồn thi sĩ ngọt ngào của Hữu Thỉnh đã khéo léo nắm bắt lấy bước đi của mùa thu, những bước đi được cảm nhận và diễn tả lại bằng tâm hồn tinh tế của người thi sĩ.

Thật không quá khen trước hồn thơ rất tình, lãng mạn của Hữu Thỉnh. Chỉ với bốn câu thơ thôi, nhà thơ đã dùng câu chữ, họa vào những vần thơ bức tranh tuyệt diệu của mùa thu mang nét riêng của chính ông. Bởi đó là mùa thu thân thuộc, yêu thương, bình dị ngay trên quê hương của ông, mùa thu đó cũng mang trong mình sự hạnh phúc khi đất nước đã giải phóng, bình yên, nhẹ nhàng.

Hình ảnh đối lập, biện pháp nhân hóa, so sánh được sử dụng khéo léo, tinh tế điểm xuyến vào những từ láy có sức gợi cao càng làm nổi bật hơn nữa phong cảnh đất trời, núi non cùng nhau chào mừng mùa thu sang.

Pautopxki đã từng nói: “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường đến với cái đẹp.” Phải chăng Hữu Thỉnh đã có được niềm vui ấy, niềm vui sướng khi phát hiện ra vẻ đẹp đầy tinh tế, hài hòa giữa màu sắc, âm thanh của bức tranh mang tên “Sang thu” và mở đường cho người đọc cùng thưởng thức “bữa ăn” mà đất trời ban tặng.
Đến với “Sang thu”, chính tôi mới giật mình thì ra có những vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ vẫn luôn hiện hữu mà con người đã hững hờ bỏ lỡ. Cảm nhận khổ 2 bài “Sang Thu” tựa hồ như đang chìm đắm vào một bức tranh nhẹ nhàng, ấm áp tình người chốn thôn quê.

Cảm nhận khổ 2 bài thơ “Sang thu” của tác giả Hữu Thỉnh (Mẫu 2)

TOP 30 bài Cảm nhận khổ 2 bài thơ “Sang thu” của tác giả Hữu Thỉnh (2022) (ảnh 1)

Có lẽ mùa thu đã sang, là mùa thu của đất trời và mùa thu của lòng người mênh mang, nhiều tâm trạng. Đến khổ thơ thứ hai thì dường như mùa thu đã hiện rõ ra từng đường nét hình khối trong cảm nhận của tác giả: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Nước mùa thu dâng lên theo mùa "dềnh dàng", những cánh chim trời bắt đầu "vội vã" bay. Thiên nhiên khi mùa thu về có chút gì đó vội vàng, gấp gáp hơn và trĩu nặng hơn nhưng vẫn giữ được thần thái đặc trưng nhất. Đường nét của mùa thu hiện lên rất rõ nét, không còn mơ hồ như ở khổ thơ thứ nhất nữa. Đây cũng là quá trình và là sự chuyển biến trong thiên nhiên và trong nhận thức của tác giả. Sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ của tác giả còn thể hiện ở cách nhìn "đám mây mùa hạ" như "vắt" sang thu. Thật tài hoa, thật khéo léo và dường như ông động lòng với mùa thu, khí thu, vị thu rất nhiều nên mới tưởng tưởng ra viễn cảnh đám mây cao trên trời như đang chuyển mình cùng nhịp đập của mùa thu. Từ "vắt" dùng rất hay, rất độc đáo đã diễn tả được quá trình chuyển mình của mùa thu rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Mùa thu có chút gì đó độc đáo, tinh nghịch và cũng không kém phần duyên dáng qua cảm nhận của Hữu Thỉnh. Mùa thu đã đến thật rồi, mùa thu mang theo những gì tinh khôi, nhẹ nhàng và dịu êm nhất. Bức tranh chuyển mùa qua lời thơ Hữu Thỉnh thực sự mềm mại, nhẹ nhàng và uyển chuyển biết bao. Đó chính là cái Tài của tác giả, tài dùng chữ vẽ tranh.

Cảm nhận khổ 2 bài thơ “Sang thu” của tác giả Hữu Thỉnh (Mẫu 3)

TOP 30 bài Cảm nhận khổ 2 bài thơ “Sang thu” của tác giả Hữu Thỉnh (2022) (ảnh 1)

Mùa thu mang lại cho nhiều nhà thơ sự rung động, cảm hứng để họ viết nên những áng thơ hay. Thời khắc chuyển mùa được Hữu Thỉnh cảm nhận tinh tế và nhạy cảm qua bài thơ Sang thu, đặc biệt khổ thơ thứ 2 thể hiện rõ nét thời khắc chuyển mùa từ hạ sang thu.

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”

Sự cảm nhận của tác giả đã trở nên mở rộng hơn, còn sông không còn dữ dội mạnh mẽ như mùa hè mà đã trở nên dềnh dàng, con sông như trầm lặng, nhẹ nhàng hơn trôi. Trên bầu trời cao những đàn chim vội vã bay về hướng Nam, từ “bắt đầu” ám chỉ thời điểm mới sang thu nên đàn chim cũng không quá vội vàng di chuyển tránh rét. Vẫn là không gian trên không đó là những đám mây mùa thu nhẹ nhàng trôi lững lờ, mềm mại và “vắt nửa mình sang thu”, hình ảnh đầy sự sáng tạo và độc đáo trước đây chưa từng có. “Vắt nửa mình sang thu” hình ảnh tinh tế có được nhờ sự cảm nhận riêng đầy tinh tế. nhạy cảm của tác giả. Cảnh vật lúc này chỉ là chớm thu khi mùa hạ còn chưa hết, mùa thu đang sang, thiên nhiên có sự nhẹ nhàng, tĩnh lặng và êm đềm như chính bản chất của mùa thu. Nếu như khổ đầu tiên sự cảm nhận về sắc thu vẫn còn mơ hồ thì trong khổ 2 người đọc nhận thấy mùa thu đang trở về một cách đầy đủ và mới mẻ hơn. Khổ thơ thứ 2 được cảm nhận với sự tinh tế và mới lạ từ chính Hữu Thỉnh. Cảnh vật sang thu được tác giả cảm nhận với những nét mới lạ, độc đáo từ chính Hữu Thỉnh, cảnh vật vừa gần gũi, quen thuộc của miền quê vừa có những nét rất riêng.

Cảm nhận khổ 2 bài thơ “Sang thu” của tác giả Hữu Thỉnh (Mẫu 4)

TOP 30 bài Cảm nhận khổ 2 bài thơ “Sang thu” của tác giả Hữu Thỉnh (2022) (ảnh 1)

Nếu khổ thơ đầu bài "Sang thu" thể hiện tín hiệu thu sang, thì tới khổ thơ thứ hai hình ảnh, sự vật, không gian được mở rộng và có chiều sâu hơn thông qua cảm nhận và quan sát tinh tế của Hữu Thỉnh. Hình ảnh dòng sông “dềnh dàng” tiếp nối chuỗi hình ảnh mơ hồ sương khói ở khổ một nhưng lại mang cảm giác thư thái, thảnh thơi của con sông sau những ngày bận rộn chảy trôi trong mùa mưa lũ. Sự dềnh dàng phải chăng cũng chính là con người trước khoảnh khắc giao mùa muốn lắng mình lại, để suy tư về cuộc đời và để lại dấu ấn đẹp cho cuộc sống. Đối lập với hình ảnh đó là hình ảnh “chim bắt đầu vội vã”. Những cánh chim, tiếng hót líu lo vui nhộn của mùa hè giờ đây dường như bận rộn hơn, để tìm nơi ấm áp tránh cái lạnh của mùa mới. Nhưng kết tinh đẹp nhất là hai câu thơ: “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”. Sức gợi của câu thơ là vô hạn khi gợi lên trong lòng người đọc về hình ảnh chiếc cầu giao mùa mỏng manh như đẹp và nên thơ. Ranh giới vô hình trong khoảnh khắc giao mùa tác giả bắt trọn vẹn khoảnh khắc đó để rồi cô kết trong câu thơ mềm mại, uyển chuyển như chính hình ảnh mà tác giả vẽ lên trong bài.

Cảm nhận khổ 2 bài thơ “Sang thu” của tác giả Hữu Thỉnh (Mẫu 5)

TOP 30 bài Cảm nhận khổ 2 bài thơ “Sang thu” của tác giả Hữu Thỉnh (2022) (ảnh 1)

Cuối hạ, thu đến mang theo những cảm xúc bất chợt để lại trong lòng ai những bồi hồi, xao xuyến về một mùa thu nồng nàn, êm ái. Ngày hạ đi để nhường chỗ cho nàng thu dịu dàng bước tới, sự chuyển mình giữa hai mùa thật nhẹ nhàng và ngập ngừng như lưu luyến, vấn vương một cái gì đó của thời đã qua. Khoảnh khắc ấy thật đẹp, nhưng không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy. Riêng nhà thơ Hữu Thỉnh thì khác, ông đã có một cái nhìn thật tinh tường, một cảm nhận thật sắc nét và một cách sống hòa hợp với thiên nhiên nên mới có thể vẽ lại bức tranh in dấu sự chuyển mình của đất trời qua bài thơ “Sang Thu”. Khổ 2 bài thơ “Sang thu” thể hiện sâu sắc tình cảm nhẹ nhàng mà tinh tế của nhà thơ trước thiên nhiên và cuộc đời:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.

Khoảnh khắc giao mùa chắc là khoảnh khắc đẹp đã nhất của tự nhiên, nó gieo vào trong lòng người những rung động nhẹ nhàng khiến ta như giao hoà, đồng điệu. Bài thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh đã thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước những biến đổi của thiên nhiên ở thời khắc giao mùa từ hạ sang thu. Mùa thu đã về. Mùa thu mang theo hương quê và mang theo sương mờ ướt lạnh. Thu về? Từ hương ổi hay từ gió, hay từ sương? Hữu Thỉnh cũng hơi ngỡ ngàng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Bằng chính tài quan sát của mình, Hữu Thỉnh đã khắc hoạ thành công những bước đi nhỏ bé nhẹ nhàng, mong manh nhỏ nhẹ của mùa thu. Thu đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ nhưng khiến ta cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm của một hồn thơ mang nặng tình yêu với thiên nhiên và cuộc sống.

Sau phút giao mùa nhẹ nhàng, những dấu hiệu bắt đầu mùa thu đã trở nên rõ ràng hơn, nhanh hơn. Tác giả cảm nhận mùa thu bằng cả tâm hồn của mình. Thu về, thu lại về trên quê hương, trên những con đường, bờ đê và trên cả những con sông, cánh chim trời.

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã.

Cảm xúc thu sang của tác giả lan tỏa trong không gian rộng hơn, nhiều cung bậc cảm xúc hơn. Từ không gian nhỏ bé như con ngõ nhỏ đã lan tỏa ra tới bầu trời, một không gian bao la rộng lớn không gì có thể đo đếm được. Bằng nghệ thuật nhân hoá, tác giả đã tạo dựng nên linh hồn cho cảnh vật. Với từ “được lúc” dòng sông như được dịp được thời, như đang lắng lại, trầm xuống, lững lờ suy tư. Dòng sông êm đềm, nhẹ nhàng trôi sau những cơn mưa mùa hạ như trút nước. Tiết trời sang thu đã khiến cho dòng sông trở nên nhẹ nhàng và lắng lại. Nó lại “dềnh dàng”, chậm chạp, khoan thai chảy trong không gian bức tranh tuyệt đẹp của mùa thu. Dòng sông cũng dùng dằng và ngập ngừng níu kéo nhịp thở của mùa hạ. Sông giống như tâm trạng của con người, dường như đang sống “chậm” lại, ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời.

Trái ngược với “dềnh dàng” của dòng sông, những cánh chim di trú lại bắt đầu ‘vội vã” đầy lo lắng trước khoảnh khắc giao mùa. Hẳn là đàn chim đã bắt đầu cảm nhận được chút se lạnh của tiết trời. Tác giả rất tinh tế khi sử dụng từ “bắt đầu” chứ không phải là đang vội vã, bởi thu mới chạm ngõ bằng hơi sương lạnh lẽo, còn đủ thời gian cho những cánh chim làm tổ, tha mồi, chuẩn bị đón một mùa đông lạnh lẽo kéo dài. Với nghệ thuật tương phản đặc sắc, Hữu Thỉnh đã gợi lên bức tranh thu đầy sinh động: nhẹ nhàng, lãng mạn nhưng không kém phần hối hả, vội vã. Phải có tình yêu thiên nhiên và những cảm nhận sâu sắc, nhà thơ mới thấy được những biến chuyển của vạn vật trong khúc giao mùa như vậy.Thông qua bức tranh ấy, ông muốn gợi lên sự chuyển mình của đất nước ta. Một đất nước vừa trải qua mưa bom lửa đạn, giành được độc lập và đang bắt đầu xây dựng đất nước trong không khí vui tươi, rộn ràng.

Với động từ “vắt”, bầu trời lúc giao mùa bỗng trong cảm nhận của thi sĩ trở nên đặc biệt hơn:

Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.

Hành động được nhân hóa này mang ý diễn tả sự vận động của thời gian. Không gian thơ cũng như trở nên rộng mở hơn, bao la hơn với hình ảnh đầy chất tạo hình này. Đám mây bé nhỏ dường như trải dài hơn, trôi lững lờ trong bầu trời xanh ngắt, cao rộng. Dường như nó vẫn còn vương vấn ánh nắng ấm áp của mùa hạ nên chỉ “vắt nửa mình sang thu”. Nó đã tạo nên một lằn ranh giới mỏng manh, hư ảo. Có lẽ, thực tế sẽ không thể nào có áng mây bé nhỏ nào như thế. Đó chỉ là sự liên tưởng đầy thú vị của thi sĩ. Tất cả góp phần tạo nên một thời khắc giao mùa đầy chất thơ, tinh tế và nhạy cảm, độc đáo nhưng bâng khuâng trong không gian êm dịu của mùa thu. Dòng sông, đám mây, cánh chim đều được nhân hoá rõ nét khiến cho bức tranh thu hữu tình của Hữu Thỉnh trở nên thi vị hơn. Qua đó, ta cảm nhận được một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết và trí tưởng tượng bay bổng độc đáo của nhà thơ.

Với thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu kết hợp với hình ảnh nhân hóa đặc sắc, Hữu Thỉnh đã đem đến cho thơ ca một mùa thu thật đẹp, thật mộc mạc giản dị. Đọc đoạn thơ, ta cảm nhận được cảnh vật như trở nên vừa hư vừa thực, rất nên thơ và giàu sức tưởng tượng độc đáo. Nhà thơ Hữu Thỉnh hẳn phải là người có tâm hồn tinh tế cùng với tình yêu tha thiết với thiên nhiên và đất nước mới có thể sáng tạo nên những vần thơ đặc sắc này. Ngòi bút tài năng này đã khiến chúng ta không thể không cảm phục.

Sang thu là một tiếng lòng trang trải, gửi gắm bao tình yêu mùa thu của quê hương đất nước; một tiếng thu nồng hậu, thiết tha. Gấp trang sách lại, mùa thu của Hữu Thỉnh vẫn còn quẩn quanh đâu đây trong trí óc của mỗi chúng ta. Chúng ta hãy lắng lòng để hướng tới thiên nhiên, hướng tới quê nhà.

1 12,728 25/12/2023
Tải về