TOP 10 mẫu Đóng vai người hàng xóm kể lại Chuyện người con gái Nam Xương (2024) SIÊU HAY

Đóng vai người hàng xóm kể lại Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 1,984 01/01/2024


Đóng vai người hàng xóm kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Đề bài: Đóng vai là người hàng xóm của Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương.

Đóng vai người hàng xóm kể lại Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Đóng vai người hàng xóm kể lại Chuyện người con gái Nam Xương (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Cùng làng với tôi có một chàng trai tên Trương Sinh. Chàng là con của một gia đình hào phú, cha mẹ khá giả, bản thân chàng cũng thuộc hàng quý tử. Cha chàng đã Trương Sinh qua đời từ sớm, chỉ còn có mẹ nhưng gia đình vẫn còn khá giả. Làng bên có một người con gái tên là Vũ Thị Thiết, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Bởi đem lòng yêu mến dung hạnh của Vũ Nương, Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ. Nhưng Trương Sinh là người thất học, ít hiểu biết, tính tình hồ đồ, nông nổi, chí làm trai vùng vẫy bốn phương không có, lại thêm nhân đức cũng không nhiều. Kẻ có tiền mà trí học và lòng nhân không có ắt sẽ gây ra họa lớn.

Vũ Nương là người phụ nữ thùy mị, nết na, công dung ngôn hạnh. Thật đáng tiếc cho nàng vì cưới nhầm người chồng đa nghi, đối với vợ thì lại phòng ngừa hết sức. Biết tính chồng, nàng lúc nào cũng giữ đúng khuôn phép, hết lòng vì chồng, bởi thế vợ chồng sống nhau bấy lâu mà chưa lúc nào thất hoà, Chàng Trương tuy nhà hào phú, gia môn nhưng lại thất học và có nhiều thói xấu khi cưới Vũ nương về. Tôi nghĩ rằng Vũ nương đã làm tốt vai trò là người vợ, người con dâu hiền thảo của mình. Hết lòng yêu thương, cam tâm và nhẫn nhịn khi về nhà chồng. Mặc dù có người chồng đa nghi, vũ phu nhưng nàng vẫn một lòng chung thủy. Cuộc sống của Vũ nương và Trương Sinh nhìn bề ngoài thì thấy hạnh phúc, sum vầy. Nhưng thực sự bên trong đầy tính đa nghi và ghen tuông mù quáng.

Từ 1 cuộc sống ấm êm hạnh phúc bên gia đình, bên mẹ, bên vợ của mình, Trương Sinh đã phải thực hiện nghĩa vụ của một người dân đó là đi lính vì đang có chiến tranh. Trương Sinh là 1 người không có chí hướng, anh ta không có những khát vọng lớn lao, không thể hiện được phẩm chất của 1 đấng nam nhi đích thực. Trương Sinh còn trẻ và là con nhà giàu có nhưng lại không chịu lo học hành mà phải đi lính bỏ vợ và mẹ già ở nhà.

Chồng đi lính, Vũ Nương đã phải tự tay chăm sóc mẹ chồng mình khi bà già yếu, nhớ con. Nàng cũng đã sinh ra được một người con trai để nối dõi tông đường. Khi mẹ mất, chính Vũ Nương đã làm ma chay tế lễ hết sức chu đáo. Nàng cũng đã có công nuôi dưỡng, dạy dỗ đứa con của Trương Sinh.

Sau một năm từ cuộc chia ly, giặc đầu hàng, việc quân kết thúc,chàng trở về bên vợ con. Về đến nhà, biết tin mẹ đã mất chàng, u sầu bên con trai đi về phía mộ mẹ. Khi tới đồng, bé Đản òa khóc, chàng liền xưng là cha và bảo đứa bé nín khóc.Đản thấy lạ nên đã kể về người cha luôn xuất hiện vào ban đêm, mẹ đứng thì cũng đứng mẹ ngồi cũng ngồi.Trương Sinh nghe thế,chưa rõ sự tình liền sinh nghi và nỗi buồn đã chuyển thành sự giận dữ,ghen tuông. Về nhà, chàng la mắng, đánh đập Vũ Nương khiến nàng đầy oan ức và tủi nhục chạy đến bến sông Hoàng Giang.

Vũ Nương quá đau khổ và oan ức, lại không thể giải oan nên trong một đêm tối, nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn kết thúc cuộc đời. Khi biết chuyện, chúng tôi hết sức xót thương, cả làng lặn lội đi tìm xác nàng để mai táng nhưng không thấy. Trương Sinh sau đó cũng thấu được nỗi oan ức của nàng nhưng sự việc đã quá muộn.

Cuộc sống cứ thế lặng lẽ trôi đi. Năm ấy, Phan Lang, một người chài đánh ca, đêm nằm mộng thấy có người xin thả con rùa xanh mà ông vừa bắt được. Sáng ra ông vội thả con rùa ấy rồi về kể cho chúng tôi nghe. Chúng tôi bán tín bán nghi, chẳng biết chuyện thần tiên ma quỷ gì, chỉ mong rằng cuộc sống được bình yên là đủ rồi. Năm ấy, trong một chuyến đi biển, đoàn thuyền của Phan Lang gặp bão lớn trên biển, cả đoàn không một ai trở về. Lại nhớ đến chuyện thả rùa xanh của Phan Lang, chúng tôi vô cùng kinh sợ. Lẽ nào, chúng tôi đã mạo phạm đến thần linh và bị trừng phạt chăng?

Thật bất ngờ, một thời gian sau, Phan Lang đột ngột trở về. Ông đến gặp Trương Sinh và nói rằng ông đã được thần Linh Phi cứu sống và đã gặp Vũ Nương ở dưới thủy cung. Vũ Nương nhờ ông về nói với Trương Sinh hãy lập đàn giải oan, nàng sẽ trở về. Người chết rồi lẽ nào sống lại được. Phan Lang lẽ nào lại lừa dối mọi người chăng? Trương Sinh không hề tin, cho rằng Phan Lang nói lời xằng bậy, cố tình nhắc lại chuyện xưa đau lòng nhằm lừa phỉnh mình. nhưng đến khi Phan Lang đưa ra chiếc trâm cài của Vũ Nương, Trương Sinh sửng sốt, nước mắt chảy ròng ròng.

Mấy hôm sau, vào ngày lành tháng tốt, Trương Sinh lập đàn giải oan 3 ngày 3 đêm trên bến sông đợi chờ Vũ nương trở về. Một buổi chiều sương, bến sông mịt mờ khói tỏa, Vũ Nương hiện về. Nàng đứng trên chiếc thuyền hoa mờ ảo, nói lời từ biệt rồi từ từ biến mất. Lời than thở bi ai, thê thiết khiến cho đất trời cũng phải cảm động xót xa. Chúng tôi ai cũng khóc thương và thầm mong cho nàng có thể tìm thấy cuộc sống yên bình nơi làn mây cung nước.

Đóng vai người hàng xóm kể lại Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 2)

Tôi làm thầy thuốc, nhà ở cạnh nhà mẹ chồng Vũ Nương. Ta được bà kể rằng tên thật của nàng là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương. Do ở cạnh nên ta đã chứng kiến và thấy thương cảm cho số phận hẩm hiu của cô gái này.

Nàng là một người con gái thùy mị, nết na. Trong làng bấy giờ có một chàng con trai nhà hào phú tên là Trương Sinh, mến vì dung hạnh, nên đã xin mẹ trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương về làm vợ. Song Trương có tính đa nghi nên cũng rất mực phòng ngừa vợ mình. Vũ Nương thì giữ gìn khuôn phép, chưa bao giờ để vợ chồng phải bất hòa.

Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêu. Tuy là con nhà hào phú nhưng Trương Sinh bị thất học do chẳng chịu học hành gì cả. Vì vậy tên chàng phải ghi trong sổ đi lính loại đầu. Trước khi đi mẹ chàng có dặn chàng quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì chàng được. Trương Sinh vốn là người con hiếu thảo, liền quỳ xuống đất vâng lời dạy.

Vũ Nương vợ chàng cũng rót rượu đầy chén rồi cất tiếng tiễn đưa, mong chàng cẩn trọng, mau chóng trở về. Bấy giờ, nàng đương có mang một bé trai với Trương Sinh. Đứa bé sinh ra thì nàng đặt tên cho nó là Đản.

Mẹ Trương Sinh thì bởi nhớ con nơi xa nên đã lâm bệnh nặng. Ta là người kê thuốc cho bà nhưng trách sao được, ta chỉ là một thầy thuốc tầm thường chỉ hay chữa những vết thương và vài bệnh cảm mạo nhẹ. Còn bà cụ vừa già lại vừa phải mang theo u buồn bên mình, ta chẳng còn cách nào để cứu bà. Trước lúc lâm chung, bà còn nói lời cảm tạ thiết tha ân nghĩa của con dâu, mong con được sống hạnh phúc, mong trời đất sẽ phù trợ cho đứa con dâu hiếu thảo ấy. Sau khi bà mất, Vũ Nương hết sức thương xót, lo liệu ma chay tế lễ cho mẹ chồng hư ba mẹ ruột của mình.

Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu thôi, việc quân kết thúc. Trương Sinh trở về, biết tin mẹ mất, con vừa học nói. Chàng ta hỏi mộ mẹ, ẵm con nhỏ đi thăm. Khi về nhà gặp Vũ Nương, chàng ta đột nhiên la um lên. Ta chỉ nghe dân làng bảo rằng chàng nghe gì đó từ đứa bé Đản rồi hiểu lầm vợ mình có gian tình.

Tính Trương Sinh vốn đa nghi, nay nghe vậy còn nổi cơn ghen hơn. Mặc cho ta và mọi người trong làng can ngăn, giải thích, chàng vẫn đánh đập và sỉ nhục vợ mình thậm tệ. Biết chuyện, làng xóm hết lời can ngăn nhưng trương Sinh chẳng nghe. Tôi đứng ra cam đoan với chàng nhưng chàng vẫn nhất quyết giữ lấy suy nghĩ của mình. Vì quá tuyệt vọng và ô nhục, Vũ Nương đã tìm đến cái chết trên bến sông Hoàng Giang để chứng minh mình trong sạch. Đêm nàng trầm mình xuống sông lạnh, chúng tôi thương xót, đốt đuốc tìm xác nàng suốt mấy ngày đêm nhưng chẳng thấy. nàng chết oan khuất, thây ma mãi mãi chìm sâu trong nước, oan hồn không biết về đâu, thật đáng thương thay!

Cái chết của Vũ Nương có làm cho trương Sinh chút động lòng, song vì tin rằng nàng đã đánh mất phẩm hạnh nên cũng chẳng đau buồn gì. Mấy hôm sau, một đêm, vì vắng mẹ, bé Đản khóc lóc, Trương Sinh dỗ mãi không nín. Khi Trương Sinh vừa bế vừa dỗ, bỗng nhiên, bé Đản chỉ vào chiếc bóng của trương Sinh trên vách, cất lời bảo cha Đản lại tới. Lúc này, trương Sinh chợt hiểu ra mọi chuyện, chàng vô cùng hối hận và khóc lóc thảm thiết.

Thuốc có thể chữa lành vết thương nhưng không thể chữa lành nỗi đau khổ. Vũ Nương mãi mãi phải gánh chịu tiếng nhuốc nhơ dẫu sau này Trương Sinh dã lập đàn giải oan cho nàng nhưng không thể nào trả lại cho nàng danh phận, nhân phẩm và sự sống. Quyền làm người của nàng đã bị tước đoạt. Dù được Linh Phi cứu giúp và cho ở nơi cung nước, nhưng cuộc đời nàng mãi mãi chìm đắm trong nỗi nhớ nhung và khát vọng về một gia đình hạnh phúc không thể nào thực hiện được.

Đóng vai người hàng xóm kể lại Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 3)

TOP 10 mẫu Đóng vai người hàng xóm kể lại Chuyện người con gái Nam Xương (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Tôi tên Dương Lâm, người ở Nam Xương, vừa đánh giặc Chiêm trở về. Cùng đợt tôi bị bắt lính, có anh chàng đa nghi, ít học tên Trương Sinh. Mới trở về, anh ta đã ghen tuông đánh đuổi và ép vợ vào chỗ chết. Tôi không hiểu đầu đuôi cầu chuyện như thế nào nhưng vợ tôi thì thương cảm cho Vũ Nương - vợ của Trương Sinh lắm.

Chuyện từ sau khi bị bắt lính thì tôi không rõ chứ những chuyện trước khi Trương Sinh đi lính thì tôi biết. Bởi vốn người cùng làng mà hai nhà cũng chẳng xa xôi gì. Vũ Nương vốn tên Vũ Thị Thiết, là một người con gái xinh đẹp, thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Cũng vì thế mà những nhà cùng đinh như chúng tôi chẳng bao giờ dám mơ có một cô vợ như thế. Chỉ có Trương Sinh, vốn con nhà hào phú mới có được sính lễ xứng đáng với một cô gái đẹp người, đẹp nết như vậy.

Mặc dù ít học và đa nghi nhưng gia đình Trương Sinh sống rất thuận hòa, hạnh phúc. Bởi Vũ Nương luôn hiếu kính với mẹ chồng, lại sống mực thước, gìn giữ khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng xảy đến bất hòa. Đến buổi ra đi, Vũ Nương lại rót chén rượu đầy, tiễn chồng mà rằng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Trương Sinh rất lấy làm cảm động vì lời dặn dò ân tình ấy, anh ta vẫn thường nhắc đến lời đưa tiễn này của Vũ Nương khi chúng tôi ở nơi sa trường. Thực ra, bước vào chiến tranh, không ai rõ mình có ngày trở vể hay không nên ai cũng hạnh phúc khi được người thân quan tâm hết lòng như vậy.

Cứ thế, thấm thoát ba năm trôi qua, chúng tôi trở về, làng quê và gia cảnh cũng nhiều đổi khác. Hai đứa lớn nhà tôi bây giờ đã biết theo mẹ học cấy mạ, se sợi, chăn nuôi rất khéo. Mà con nhà Trương Sinh, từ khi đi còn chưa chào đời nay cũng gần ba tuổi. Vì cùng vào sinh ra tử nên dù trước đây ít qua lại nhưng bây giờ tôi và Trương Sinh vẫn thường ghé qua nhà nhau thăm hỏi thường tình. Nhất là từ sau khi Vũ Nương tự vẫn.

Đối với chuyện này, tôi cũng chẳng suy nghĩ nhiều. Một phẩn vì hôm đó tôi có việc lên mạn ngược nên không chứng kiến cảnh Trương Sinh đuổi Vũ Nương đi, phần vì vốn là chuyện nhà người ta, sức đâu mình quản được. Mà vợ tôi thì ngược lại, có lẽ cùng cảnh phụ nữ, hơn nữa, ở cạnh nhà ba năm, vợ tôi cũng coi như hiểu rõ con người Vũ Nương.

Nghe vợ tôi kể thì hôm Trương Sinh cất lời trách móc Vũ Nương, vợ tôi cùng mấy người hàng xóm khác cũng sang phân trần giúp. Bởi trong ba năm, trên có mẹ già, dưới có con nhỏ, Vũ Nương vẫn một mình lo toan gia đình chu đáo. Khi mẹ chồng ốm thì lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn; khi bà mất lại lo ma chay chu đáo như với cha mẹ đẻ. Đối với bé Đản thì lại càng yêu thương, vừa là cha, vừa là mẹ mà chăm sóc, dạy dỗ.

Chưa bao giờ thấy Vũ Nương làm gì sai trái, phạm vào luân thường đạo lí. Vậy mà không hiểu sao, Trương Sinh một mực nói nàng mất nết hư thân, đem lời bóng gió mắng nhiếc, đuổi nàng đi.

Nghe vợ kể lại, tôi cũng lấy làm lạ. Lắm lúc, lân la sang nhà chơi, tôi muốn hỏi mà chẳng biết bắt đầu từ đâu. Nhưng, có một lần, Trương Sinh tự kể cho tôi nghe. Thì ra khi đi thăm mộ bà cụ thân sinh cùng bé Đản, Trương Sinh nghe được bé nói có một người là cha bé Đản, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi. Nghe thế, tôi nghĩ vợ tôi đúng là lẩm cẩm, đi bênh vực người phụ nữ trơ trẽn như vậy.

Song, khi suy xét lại, tôi thấy không ổn lắm. Nếu quả thực có việc ấy, sao Vũ Nương dám để bé Đản thấy, còn ngang nhiên nói với bé Đản đó là cha Đản nữa. Mà nếu có một người đàn ông đến thật, cũng không cần nhất cử nhất động theo Vũ Nương như hình với bóng, đứng cùng đứng, ngồi cùng ngồi. Nghĩ là thế nhưng tôi cũng không biết góp ý thế nào. Cho đến một hôm, khi đến cửa ngõ, thấy bé Đản chỉ lên bóng Trương Sinh trên vách tường mà nói cha Đản lại đến kia, tôi mới biết suy đoán của mình cũng có phần đúng. Nghe thấy lời nói của Đản, tôi quay người trở về ngay. Có lẽ không nên sang chơi lúc này, Trương Sinh cũng cần thời gian tĩnh tâm trở lại sau khi nhận ra lỗi lầm của mình.

Trở về nhà thấy vợ đang nhóm củi nấu cơm, tôi bỗng thấy thương cảm và xót xa cho vợ tôi quá. Ba năm tẩn tảo, một mình nuôi con quạnh hiu chốn quê nhà. Đến khi trở về, tôi cũng chẳng làm gì giúp vợ con. Nhiều lúc còn khinh thường phận đàn bà học ít lại nói nhiều. Cũng may, tôi không như Trương Sinh, nghi oan và đánh đuổi vợ mình. Vẫn vẻ tần tảo, lam lũ ấy, hôm nay tôi thấy vợ đẹp lạ kì.

Gần một tháng sau, Trương Sinh nói với tôi muốn lập đàn giải oan cho Vũ Nương, tôi hỏi ý kiến vợ xem có đi thắp cho nàng nén hương không.

Đó là lần đẩu tiên tôi bàn bạc với vợ, và cũng là lần đầu tiên vợ tôi được nói ra chủ ý của mình. Hai vợ chổng sắm sửa chút vàng hương và đi đến bến sông Hoàng Giang. Quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, vàng lõng, rực rỡ đẩy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Vợ tôi nhìn theo bóng Vũ Nương dẩn dần biến mất mà khóc sụt sùi. Còn tôi nhìn cái bóng ảo ảnh ấy trong nỗi niềm tiếc nuối. Tiếc cho một người phụ nữ đức hạnh mà đời lắm gian nan, lại từ đó ngẫm đến bản thân mình mà đối xử tốt hơn với vợ và hai cô con gái. Không gì hạnh phúc bằng được sống yên ấm, hòa thuận bên nhau. Vũ Nương trở về tuy đẹp đẽ, tráng lệ nhưng Trương Sinh chẳng thể nào bên vợ được nữa, bé Đản cũng không còn mẹ chăm sóc mỗi ngày. Bởi thế, trân trọng những người thân yêu bên cạnh mới là điểu cần thiết và ý nghĩa nhất.

Chúng tôi tuy sinh ra và trưởng thành từ làng quê, quen nếp sống và suy nghĩ của xã hội trọng nam khinh nữ, gia trưởng, độc đoán nhưng chuyện nhà Trương Sinh đã khiến tôi nghĩ lại. Những người phụ nữ, trong đó có cả vợ tôi mà bấy lâu nay tôi chỉ thấy họ phiền phức, yếu đuối, dựa dẫm thì nay mới thấy chính họ đang từng ngày, từng giờ chăm lo, vun vén cho hạnh phúc gia đình; chính họ đang nhóm lên ngọn lửa yêu thương trong căn nhà ấm áp.

1 1,984 01/01/2024