TOP 10 mẫu Cảm nhận về tác phẩm kịch Bắc Sơn (2024) SIÊU HAY
Cảm nhận về tác phẩm kịch Bắc Sơn gồm dàn ý và 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.
Cảm nhận về tác phẩm kịch Bắc Sơn – Ngữ văn 9
Dàn ý Cảm nhận về kịch Bắc Sơn
1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
– Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn nổi tiếng của nền cách mạng văn học
– Tác phẩm được sáng tác vào đầu năm 1946
2. Thân bài
– Cuộc truy lùng ráo riết của Ngọc đối với hai cán bộ cách mạng:
– Thái, Cửu chạy nhầm vào chính nhà của Ngọc
· Thơm hoảng sợ, lo lắng và bối rối
· Thái trấn an Thơm, bày tỏ lòng tin vào truyền thống và bản chất tốt đẹp của gia đình Thơm
· Ngọc dẫn lính về gần đến nhà, Thơm giấu Thái và Cửu vào buồng rồi đánh lạc hướng Ngọc cứu thoát hai người
· Bằng hành động của mình Thơm đã thấy tội ác của chồng và đứng về phía cách mạng
– Xung đột được đẩy tới đỉnh điểm
· Mâu thuẫn giữa tên ngọc việt gian, tay sai của thực dân Phápvới các cán bộ cách mạng
· Mâu thuẫn giữa Thơm và Ngọc – kẻ can tâm bán nước, hại đất nước nên vừa căm ghét vừa ghê tởm nhưng cũng khó xử vì là chồng
– Giải quyết xung đột hợp tình và hợp lý
– Lòng thương người ý thức trách nhiệm của công dân được tỉnh dậy trong Thơm
– Sự yêu mến cán bộ cách mạng, mối thù giết cha và em. Khiến Thơm có hành động sáng suốt và cứu thoát hai chiến sĩ.
3. Kết bài
– Trong hồi IV của vợ kịch Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tưởng đã để nhân vật bộc lộ tâm trang trong hoàn cảnh điển hình theo đúng tâm lý
– Khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa cách mạng
Cảm nhận về kịch Bắc Sơn (mẫu 1)
Có một người con của quê hương Dục Tú đã đưa vào tác phẩm của mình một hiện thực cách mạng và kháng chiến với đậm chất anh hùng và không khí lịch sử. Con người ấy cùng với vở kịch Bắc Sơn đã mở đầu cho nền văn học kịch cách mạng của nước nhà. Đó là nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, người luôn đề cao tinh thần dân tộc và cảm hứng lịch sử mà đoạn trích vở kịch Bắc Sơn với diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm khi đứng trước những lựa chọn là một minh chứng tiêu biểu. Quả đúng như nhận định: "Ai cũng phải đối diện với lựa chọn khó khăn ít nhất một lần trong đời. Nhưng khi đã vượt qua sự lựa chọn, người ta sẽ hiểu mình là ai và có được sự thanh thản"
Cuộc sống luôn đặt chúng ta giữa nhiều lựa chọn và không dễ gì đưa ra quyết định đúng đắn. Đó là quá trình của sự đấu tranh nội tâm gian khổ nhưng khi đưa ra lựa chọn, con người không chỉ hiểu về bản thân mình mà còn có được niềm vui sống, sự yên tĩnh trong tầm hồn. Nhân vật Thơm - nhân vật trung tâm của đoạn trích, là con gái của cụ Phương và là chị của Sáng - hai người chiến sĩ cách mạng đã chiến đấu và hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhưng Thơm cũng là vợ của Ngọc - một tên Việt gian, tay sai đớn hèn dẫn Pháp về tấn công làng Vũ Lăng, gây đau thương cho chính đồng bào mình, gây thiệt hại nặng nề cho cách mạng. Thái và Cửu, hai chiến sĩ cách mạng trong khi bị Ngọc lùng bắt đã chạy nhầm vào nhà hắn, may thay chỉ có Thơm ở nhà. Chính lúc này, chúng ta được chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ, dứt khoát về cả tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm.
Thơm, từ chỗ thờ ơ, sợ liên lụy, đến sự ân hận khi cha và em hi sinh cho cách mạng. Và rồi, cô càng bị giày vò khi chổng làm tay sai cho giặc. Chính lúc ấy, nhân vật được đặt vào tình huống vô cùng gay cấn, căng thẳng. Thái và Cửu, hai chiến sĩ cách mạng bị Pháp truy lùng gắt gao chạy thẳng đến trước cửa nhà của cô, trong khi Ngọc - chồng cô lại đang lùng bắt các anh và có thể trở về nhà bất cứ lúc nào. Tình huống ấy yêu cầu Thơm phải nhanh chóng suy tính và đưa ra lựa chọn dứt khoát. Hai lựa chọn trước mắt cô lúc này là đứng về phía cách mạng, cứu hai người chiến sĩ hay tiếp tục đứng ngoài mà để mặc Thái và Cửu bị bắt. Sau này cô sẽ sống trong sự day dứt lương tâm. Đây quả thực là "lựa chọn khó khăn" trong cuộc đời Thơm.
Đứng trước lựa chọn ấy, Thơm luống cuống, hốt hoảng: "Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không? Làm thế nào bây giờ? Ngọc nó vừa mới đi, chắc... Tôi không báo hai ông đâu. Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông ý đâu. Nhưng làm thế nào hai ông đi được bây giờ?". Vậy là cô đã đưa ra quyết định sẽ đứng về phía cách mạng, sẽ cứu Thái và Cửu. Nhưng một cô gái vốn yếu đuối, quen sống an nhàn như Thơm khi đưa ra lựa chọn này cũng chưa nghĩ ra cách giúp hai chiến sĩ cách mạng trốn thoát, vì thế cô càng hoảng loạn và lo lắng.
Ngay lúc ấy, Ngọc lại về, tình huống càng cam go, nguy hiểm. Chính lúc này, Thơm quyết định hành động "chỉ vào buồng" và nói: "Hai ông đừng đi đâu, hãy tạm vào đây, may ra...". Mặc dù lối xưng hô vẫn đầy xa cách nhưng ta đã thấy có sự thân quen, gần gũi hơn "ngoan ngoãn và mau lẹ, thân mật như một người em gái" với hai anh trong gia đình.
Cùng với lựa chọn này, Thơm thoát khỏi tình trạng day dứt để đứng hẳn về phía hàng ngũ quần chúng có cảm tình với cách mạng. Đây không phải lựa chọn ngẫu nhiên, may rủi. Nguyễn Huy Tưởng cũng không xây dựng tâm lí nhân vật gò ép, gượng gạo mà có sự biến chuyển dần dần và có những tác nhân thúc đẩy. Quyết định đứng về phía cách mạng không chỉ từ sự ăn năn, hối hận vê' sự hi sinh anh dũng của cha và em, nối tiếp truyền thống của gia đình mà còn bởi lòng thương người, sự kính phục đối với Thái. Nếu như trước đầy, Thơm chỉ biết đến Thái qua lời kể thì ngay từ lần gặp đầu tiên này, sự dũng cảm, sáng suốt, bình tĩnh của Thái đã cảm hóa, thức tỉnh Thơm. Cũng như các chiến sĩ cách mạng khác, đặt niềm tin nơi nhân dân, Thái tin tưởng Thơm, tin vào dòng máu cụ Phương. Mà cũng nhờ niềm tin ấy, Thơm mới đưa ra lựa chọn và quyết định dứt khoát, mau lẹ và đúng đắn như vậy.
Quyết định ấy càng được khẳng định khi Ngọc trở về. Để che giấu, bằng sự thông minh, nhanh nhạy của mình, Thơm nói chuyện với Ngọc hết sức thân mật, dịu dàng để đánh lạc hướng. Trong cuộc hội thoại với Ngọc, Thơm càng nhận rõ bộ mặt gian xảo, tham quyền chức địa vị, lòng thâm thù của chồng. Từ chỗ khéo léo: "Chỉ thương anh thẳng Sáng vất vả" đến chỗ tài trí, nói to: "Đẳng sau nhà! Ở chỗ buồng đi ra đấy à" như một cách báo tin cho hai người chiến sĩ, cũng thể hiện sự lo lắng thực sự của cô, lo lắng đến cuống quýt: "Sao lại đợi ở đấy? Sao không mời các ông ấy lên chơi cả cho vui có được không?". Nhận ra bộ mặt thật của Ngọc, Thơm càng hiểu rằng lựa chọn của mình là đúng đắn. Ngay cả trong gian nguy, khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt thì tình cảm cách mạng vẫn nhen nhóm trong lòng mỗi người như một ngọn lửa, chỉ đợi gió vể là cháy sáng rực rỡ. Cách mạng không thể bị tiêu diệt bởi nó luôn tiềm tàng khả năng cảm hóa, thức tỉnh quần chúng nhân dân và luôn được nuôi dưỡng bởi tinh thần đoàn kết, tình quân dân cá nước.
Thể hiện nhân vật Thơm trong sự chuyển biến tâm lí tài tình, hợp lí và bước ngoặt quan trọng khi đưa ra lựa chọn là nghệ thuật viết kịch tài tình của Nguyễn Huy Tưởng. Xây dựng mâu thuẫn, xung đột kịch trong chính nội tâm Thơm, tổ chức đối thoại khắc họa rõ nét tính cách nổi bật của từng nhân vật: Cửu anh dũng, quả cảm, kiên quyết loại trừ Việt gian nhưng nóng nảy, bộc trực; Thái bình tĩnh, sáng suốt, luôn đặt niềm tin ở quần chúng nhân dân, có sức mạnh cảm hóa con người; Ngọc gian xảo, thâm thù, tham lam quyền thế. Qua đó, tính cách nhân vật Thơm càng nổi bật là một người phụ nữ Tày được cách mạng cảm hóa, soi đường, vượt qua những đau thương trong quá khứ đến với cách mạng và hết lòng vì cách mạng. Người phụ nữ can trường ngay trước khi bị xử bắn vẫn dõng dạc: "Tôi đố anh phá nổi quân du kích, tôi thách thằng Tây phá nổi quân du kích". Đó là niềm tin mãnh liệt và tình cảm của nhân dân với cách mạng. Ở Thơm là vẻ đẹp của quần chúng nhân dân và cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ, là một hình tượng "vô cùng chói lọi, một thành công đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng khi viết về cách mạng và người phụ nữ Việt Nam".
Cuộc kháng chiến bi tráng, hào hùng của dân tộc đã qua đi, nhưng trong từng câu văn, trang viết, ta vẫn thấy thấm đượm tình người, sâu sắc tình quân dân. Đó là những người dân áo vải "không ai nhớ mặt đặt tên. Nhưng họ đã làm nên Đất nước" là đồng bào Tây Nguyên đã quật cường, mạnh mẽ chống Pháp được khắc họa qua nhân vật Núp trong Đất nước đứng lên; những con người "mang theo tên làng, tên xã trong mỗi chuyến di dân" bằng tình cảm và niềm tin vào cách mạng như ông Hai trong truyện ngắn Làng hay những cảnh đời nghèo khổ, bị nạn đói bủa vây đã nhìn thấy hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong Vợ nhặt. Là những "bát cơm nuôi quân em giấu giữa rừng", là người phụ nữ "dịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô", những người mẹ Việt Nam anh hùng, bà mẹ Vệ quốc quân "yêu con, yêu luôn đồng chí/ Bầm quý con, Bấm quý anh em". Nền văn học kháng chiến với những tượng đài bằng chữ về nhân dân, về cội nguồn cách mạng đã phản ánh hiện thực đấu tranh của một thời với nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng ấm áp tình đời, mạnh mẽ tinh thần đại đoàn kết toàn dân.
Những lời đối thoại cuối cùng của hai lớp kịch hồi bốn vở Bắc Sơn có thể khép lại, nhưng sự kiện cách mạng và những nhân vật mới của thời đại là quần chúng và người chiến sĩ cách mạng còn sống mãi trong lòng ta. Nhân vật Thơm là đại diện cho cả một cộng đồng đang chuyển mình mạnh mẽ, dứt khoát đi theo con đường cách mạng, giành lấy sự an yên trong tâm hồn, tiếp nối và phát huy truyền thống yêu nước của mỗi gia đình, mỗi vùng miền, góp phần làm nên chiến thắng của cả một dân tộc anh dũng, kiên cường.
Cảm nhận về kịch Bắc Sơn (mẫu 2)
Chủ đề cách mạng in đậm trong “Kịch Bắc Sơn" của Nguyễn Huy Tưởng. Xung đột kịch thể hiện tập trung trong hồi 4 đã dựng nên một hình tượng bi tráng về người phụ nữ dân tộc Tày, tiêu biểu cho hàng nghìn, hàng vạn quần chúng được giác ngộ trong đấu tranh, trong mất mát đau thương đã đứng hẳn về phía cách mạng.
Ta có thể lấy câu nói này của Thơm để làm nhan đề cho hồi IV kịch "Bắc Sơn”: Tôi chết thì chết, chứ tôi không bảo hại ông đâu”. Sự việc diễn ra, xung đột kịch nổ ra tại nhà vợ chồng Ngọc, có đủ bốn nhân vật : Ngọc, Thơm, Thái, Cửu.
Ngọc dẫn Tây truy đuổi sắp bắt được hai cán bộ cách mạng là anh Cửu và giáo Thái. Bị dồn nguy kịch. Cửu dẫn Thái chạy trốn vào nhà anh Điếc người quen, ai ngờ đó là nhà Ngọc mới tậu được. Cửu rút súng toan bắn Thơm vì anh cho rằng: Vợ Việt gian thì cũng là Việt gian. Nhưng Thái đã giữ tay lại và bảo: “đừng bắn ”, vì anh tin rằng Thơm mang "dòng máu cụ Phương", đó là dòng máu yêu nước, cách mạng. Khi tiếng chó sủa râm ran, tiếng người chạy rầm rập, Cửu vừa thất vọng vừa hối hận, lo lắng thì Thơm đã nói như thề: "Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không? Làm thế nào bây giờ?... Tôi không báo hai ông đâu. Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu Ngọc dẫn Tây đi khám nhà bà Lục, nhà bác Chui. Tiếng chân đi, tiếng gậy lộc cộc càng gần . Thái và Cửu định chạy ra thì Thơm đã ngăn lại, đẩy hai cán bộ vào buồng và nói: “ có lối thông ra ngoài đấy, khép cửa buồng lại”.
Tình huống này đầy kịch tính, căng thẳng, hồi hộp. Vợ Việt gian đã che giấu, bảo vệ cán bộ cách mạng. Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng. Đó là sự thật để thấy được tấm lòng của nhân dân đối với cách mạng.
Bình diện thứ hai là xung đột giữa Thơm và Ngọc. Ngọc mỗi ngày một lộ nguyên bản là một con chó săn đắc lực cho bọn Tây. Đêm nào hắn cũng đi suốt đêm, tay cầm đèn pin và gậy gộc để lùng bắt cán bộ. Lời đồn đến tai Thơm: "anh thằng Sáng dắt Tây vào Linh Vũ Lăng Ngọc có nhiều tiền. Hắn mơ cái hàm cửu phẩm. Ông Thái đối với Thơm là một người rất tốt: "bỏ cả cửa nhà để làm cách mạng ”, "cả vùng này, có ai ghét ông ấy.
Trái lại. lúc thì Ngọc bịa đặt vu khống ông Thái là mật thám cho Tây đấy ”, lúc thì lại bảo anh Cửu và ông Thái là “hai cái thằng tướng cướp... Bắt được hai thằng ấy thì cũng được vài ngàn đồng .. Hắn đi suốt đêm, hắn đi lùng sục bắt ông Thái, bắt anh Cửu nộp cho Tây là để đựơc thưởng nhiều tiền mà mua nhà, mà tậu mấy mẫu ruộng nữa, mà chạy cái hàm cửu phẩm, mà ăn khao một chuyến “ ấy thể mới thích"!.
Trong lúc ông Thái, anh Cửu đang trốn trong buồng nhà Thơm thì ở dưới chân cầu thang lại có lí trưởng, bọn tay sai, bọn lính Tây đang lùng sục, đang chờ Ngọc. Ngọc đi đi về về. Hắn cứ ngồi nán lại mải nói với Thơm đủ chuyện, hắn đếm tiền, hay tính toán, hắn cười, ngắm vợ. Có lúc nó thốt lên: “Chắc là nó còn ở đấy,... nhất định là nó còn ở đấy!... Thơm nhìn trộm chồng, vô cùng sốt ruột nhưng chị đã khéo dấu kín tâm trạng lo lắng của mình. Thơm ăn nói nhẹ nhàng, tình cảm lúc thì nhắc chồng: “Mai thà ở nhà mà ngủ cho nó lại sức", lúc thì giục giã: “Thế nào có đi không? Lúc Ngọc nghe tiếng quan gọi, chạy ra khỏi nhà thì Thơm thở dài, khoan khoái nhìn theo phía Ngọc ra, mỉm cười, thầm nghĩ: "May thế!”. Đúng là Thơm đóng kịch giỏi, đã qua mắt được tên Việt gian, mà tên Việt gian ấy lại là chồng mình. Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện một tính cách tinh tế tâm trạng nhân vật Thơm đầy tính kịch - tính kịch của một tâm trạng bi kịch.
Nhân vật Thơm là một hình tượng bi tráng về người phụ nữ Tầy hơn 60 năm về trước. Vượt qua mọi cảnh ngộ đau thương, Thơm đã đến với cách mạng, sẵn sàng xả thân vì cách mạng. Tinh thần của các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đời đời bất tử. Hình tượng nhân vật Thơm trong kịch "Bắc Sơn " vô cùng chói lọi, một thành công đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng khi viết về cách mạng và người phụ nữ Việt Nam.
Cũng cần nhắc lại, nghe lại lời của Thơm vạch mặt Ngọc trước khi chị bị tên Việt gian này bắn:
... “Thôi, đến lúc này tôi cũng chẳng cần úp mở làm gì nữa. Tôi biết anh lắm rồi. Tôi biết anh từ khi em tôi chết, chú tôi chết, từ hôm mé lởi dà người. Anh giấu ai, chứ giấu tôi thế nào được? Ba tháng nay, tôi ăn chung, ở chung với anh, tôi khổ sở biết là chừng nào! Anh giết chú tôi, anh giết em tôi, anh làm tan cửa nát nhà tôi, anh làm hại bao nhiêu người, anh tưởng tôi không biết nhục à? Vợ một thằng chó săn ! (...) Tôi đố anh phá nổi quân du kích, tôi thách thằng Tây phá nổi quân du kích! Mở mắt ra: Nó sai như con chó, nó khinh như con chó, mà không biết đời à?... Các ông đồng chí đâu! Bắt lấy nó! Nó đây rồi! Bắt cả tôi nữa, mà báo thù cho các đồng chí Bắc Sơn. Nó đây rồi, đừng thương nó! "
Cảm nhận về kịch Bắc Sơn (mẫu 3)
Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) quê ở Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông là gương mặt tiêu biểu của nền Văn học Việt Nam hiện đại. Cảm hứng lịch sử, cảm hứng cách mạng in đậm trong tiểu thuyết và tác phẩm kịch của ông. Về tiểu thuyết có: Đêm hội Long Trì, An Tư công chúa, Sống mãi với Thủ đô, Truyện Anh Lục,…Về kịch có: Vũ Như Tô, Cột đồng Mã Viện, Bắc Sơn, Những người ở lại…. Về truyện viết cho thiếu nhi: An Dương Vương xây thành Ốc, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung…
Nguyễn Huy Tưởng viết kịch Bắc Sơn vào cuối năm 1945 – đầu năm 1946. Vở kịch được công diễn lần đầu vào đêm 6 – 4 – 1946 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã nổ ra vào cuối năm 1940 đầu năm 1941, là một trang sử oanh liệt của nhân dân ta và Đảng ta. Vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng đã nói về cuộc khởi nghĩa này.
Kịch Bắc Sơn có năm hồi. Có thể tóm tắt như sau:
Ở Vũ Lăng bùng nổ khởi nghĩa. Nhiều Tây và quan lại bị bắt và bị giết. Nhân dân rầm rập kéo đi mít tính, đem bò, lợn, gạo ủng hộ quân cách mạng. Cụ Phương, cậu con trai tên là Sáng nhiệt liệt hưởng ứng. Bà cụ Phương, con gái là Thơm, nho Ngọc (chàng rể) thì sợ hãi, lừng chừng, lẩn tránh. Cừu, một nông dân 24 tuổi, người Tày trở thành cốt cán của phong trào.
Sau đó, cấp trên cử giáo Thái về Vũ Lăng để lãnh đạo. Các hiện tượng lệch lạc về quân sự, về chính trị, về tổ chức… được uốn nắn, để xốc phong trào lên.
Ngọc là một tên Việt gian bị bắt, sắp bị xử tử thì bà cụ Phương “nói khó với thằng Cam”, cháu nể tình cô ruột nên đã tha cho nó! Ngọc dẫn Tây về đàn áp cuộc khởi nghĩa. Nhiều người bị bắt, bị bắn giết dã man. Sáng bị giặc bắn. Cụ Phương trúng đạn giặc mà hi sinh. Bà cụ Phương sợ, bỏ nhà đi đâu mất.
Ngọc được thưởng nhiều tiền, may áo mua vàng cho vợ. Hắn dẫn Tây đi lùng bắt cán bộ, bắt anh Thái và Cửu. Hắn đi suốt đêm. Hắn được quan cho nhiều bạc để mua nhà mới, tậu mấy mẫu ruộng, mơ hàm cửu phẩm và ăn khao. Nửa đêm, Ngọc, lí trưởng, quan, bọn Tây truy đuổi theo anh Thái và anh Cửu, hai người chạy đến nhà Ngọc. Thơm đã giấu hai cán bộ cách mạng vào buồng và cứu thoát họ. Khâu súng lục của cụ Phương để lại đã được Thơm tặng cho giáo Thái.
Quân khởi nghĩa rút vào rừng. Biết được Ngọc ngày mai sẽ dẫn Tây vào đánh úp, Thơm đã băng rừng giữa đêm khuya vào tận căn cứ tiếp tế muối, chăn và báo cho quân cách mạng kịp thời ứng phó. Thơm quay về gặp Ngọc, bị hắn bắn trọng thương. Còn Ngọc thì lại trúng đạn lũ quan thầy mà chết. Cuộc vây quét của Tây bị thất bại, quân cách mạng thu được nhiều súng đạn. Thái và Cửu cứu chữa cho Thơm. Trong cơn mê sảng, cô nói: “Trường Vũ Lăng ta lại chiếm được kia kìa. Đi mau lên, các ông! Các ông cố lên nhớ! Mau lên! Có phải cờ ta đấy không? Được thật rồi!”. Trong lúc đó, tiếng hát của du kích quân cất lên vang lừng, hùng dũng, văng vẳng…
Bắc Sơn là vở kịch nói đầu tiên biểu hiện thành công chủ đề cách mạng. Nó ca ngợi tinh thần chiến đấu và vai trò lãnh đạo của cán bộ cách mạng, biểu dương tình yêu nước và chí khí chiến đấu sôi sục của nhân dân, nó nói lên một cách chân thực cảm động quá trình giác ngộ và đứng hẳn về phía cách mạng của người phụ nữ, của quần chúng. Đồng thời kịch Bắc Sơn đã căm thù vạch trần tội ác vô cùng dã man của thực dân Pháp, vạch mặt lên án bọn Việt gian bán nước cầu vinh. Cảm nhận về hồi IV kịch Bắc Sơn.
Ta có thể lấy câu nói này của Thơm để làm nhan đề cho hồi IV kịch Bắc Sơn “Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu “. Sự việc diễn ra tại nhà vợ chồng Ngọc, có đủ bốn nhân vật: Ngọc, Thơm, Thái, Cửu.
Ngọc dẫn Tây truy đuổi sắp bắt được hai cán bộ cách mạng là anh Cửu và giáo Thái. Bị dồn vào tình thế nguy kịch, Cửu dẫn Thái chạy trốn vào nhà anh Điếc người quen, ai ngờ đó là nhà Ngọc mới tậu được. Cửu rút súng toan bắn Thơm vì anh cho rằng: Vợ Việt gian thì cũng là Việt gian. Nhưng Thái đã giữ tay lại và bảo: “đừng bắn “, vì anh tin rằng Thơm mang “dòng máu cụ Phương”, đó là dòng máu yêu nước, cách mạng. Khi tiếng chó sủa râm ran, tiếng người chạy rầm rập, Cửu vừa thất vọng vừa hối hận, lo lắng thì Thơm đã nói : “Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không? Làm thế nào bây giờ?… Tôi không báo hai ông đâu. Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu”. Ngọc dẫn Tây đi khám nhà bà Lục, nhà bác Chui. Tiếng chân đi, tiếng gây lộc cộc càng gần. Thái và Cửu định chạy ra thì Thơm đã ngăn lại, đẩy hai cán bộ vào buồng và nói: “Có lối thông ra ngoài đây, khép cửa buồng lại”.
Tình huống này đầy kịch tính, căng thẳng, hồi hộp. Vợ Việt gian đã che giấu, bảo vệ cán bộ cách mạng. Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng. Đó là sự thật thể hiện tấm lòng của nhân dân đối với cách mạng.
Bình diện thứ hai là xung đột giữa Thơm và Ngọc. Ngọc mỗi ngày một lộ nguyên hình một con chó săn đắc lực cho bọn Tây. Đêm nào hắn cũng đi suốt đêm, tay cầm đèn bấm và gậy gộc để lùng bắt cán bộ. Lời đồn đến tai Thơm: “anh thằng Sáng dắt Tây vào đánh Vũ Lăng”. Ngọc có nhiều tiền. Hắn mơ cái hàm cửu phẩm. Hắn tự than thân: “Chỉ mình là đen, không có danh phận gì, lép vế trong làng quá!”. Ông Thái đối với Thơm là một người rất tốt: “bỏ cả cửa nhà đi làm cách mạng, cả vùng này, có ai ghét ông ấy đâu!”. Trái lại, lúc thì Ngọc bịa đặt vu khống ông Thái là: “mật thám cho Tây đây”, lúc thì lại bảo, anh Cửu và ông Thái là “hai cái thằng tướng cướp… Bắt được hai thằng ấy thì cũng được vài ngàn đồng”… Hắn đi suốt đêm, hắn đi lùng sục bắt ông Thái, bắt anh Cửu nộp cho Tây là để được thưởng nhiều tiền mà mua nhà, mà tậu mấy mẫu ruộng nữa, mà chạy cái hàm cửu phẩm, mà ăn khao một chuyến “thế mới thích”!.
Trong lúc ông Thái, anh Cửu đang trốn trong buồng nhà Thơm thì ở dưới chân cầu thang lại có lí trưởng, bọn tay sai, bọn lính Tây đang lùng sục, đang chờ Ngọc Ngọc đi đi về về. Hắn cứ ngồi nán lại mải nói với Thơm đủ chuyện, hắn đếm tiền, hay tính toán, hắn cười, ngắm vợ. Có lúc nó thốt lên: “Chắc là nó còn ở đấy,… nhất định là nó còn ở đấy!…”. Thơm nhìn trộm chồng, vô cùng sốt ruột nhưng chị đã khéo giấu kín tâm trạng lo lắng của mình. Thơm ăn nói nhẹ nhàng, tình cảm lúc thì nhắc chồng: “Mai thì ở nhà mà ngủ cho nó lại sức”, lúc thì giục giã: ” Thế nào có đi không?”. Lúc Ngọc nghe tiếng quan gọi, chạy ra khỏi nhà thì Thơm thở dài, khoan khoái nhìn theo phía Ngọc ra, mỉm cười, thầm nghĩ: “May thế!”. Đúng là Thơm đóng kịch giỏi, đã qua mắt được tên Việt gian, mà tên Việt gian ấy lại là chồng mình. Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện một tính cách tinh tế tâm trạng nhân vật Thơm đầy tính kịch – tính kịch của một tâm trạng bi kịch.
Nhân vật Thơm là một hình tượng bi tráng về người phụ nữ Tày hơn 60 năm về trước. Vượt qua mọi cảnh ngộ đau thương, Thơm đã đến với cách mạng, sẵn sàng xả thân vì cách mạng. Tinh thần của các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đời đời bất tử. Hình tượng nhân vật Thơm trong kịch Bắc Sơn vô cùng chói lọi, một thành công đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng khi viết về cách mạng và người phụ nữ Việt Nam.
Cũng cần nhắc lại, nghe lại lời của Thơm vạch mặt Ngọc trước khi chị bị tên Việt gian này bắn:
” Thôi, đến lúc này tôi cũng chẳng cần úp mở làm gì nữa. Tôi biết anh lắm rồi. Tôi biết anh từ khi em tôi chết, chú tôi chết, từ hôm mé tôi dở người. Anh giấu ai, chứ giấu tôi thế nào được? Ba tháng nay, tôi ăn chung, ở chung với anh, tôi khổ sở biết là chừng nào! Anh giết chú tôi, anh giết em tôi, anh làm tan cửa nát nhà tôi, anh làm hại bao nhiêu người, anh tưởng tôi không biết nhục à? Vợ một thằng chó săn! (…) Tôi đố anh phá nổi quân du kích, tôi thách thằng Tây phá nổi quân du kích! Mở mắt ra: Nó sai như con chó, nó khinh như con chó, mà không biết đời à ?… Các ông đồng chí đâu! Bắt lấy nó! Nó đây rồi! Bắt cả tôi nữa, mà báo thù cho các đồng chí Bắc Sơn. Nó đây rồi, đừng thương nó.
Cảm nhận về kịch Bắc Sơn (mẫu 4)
Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) quê ở Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay là huyện Đông Anh, Hà Nội. Đó là một gương mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Cảm hứng lịch sử, cảm hứng cách mạng in đậm trong các tiểu thuyết và vở kịch của ông. Về tiểu thuyết thì có: Lễ hội Long Trì, Công chúa An Tư, Sống mãi với Kinh đô, Chuyện anh Lực, v.v. Về phần tuồng, đó là: Vũ Như Tô, Cột đồng Mã Viện, Bắc Sơn, Những người ở lại…. Trên các truyện viết cho thiếu nhi: An Dương Vương xây thành Ốc, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung …
Nguyễn Huy Tưởng viết vở Bắc Sơn vào cuối năm 1945, đầu năm 1946. Vở kịch được công diễn lần đầu tiên vào đêm 6/4/1946 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn. Cuối năm 1940, đầu năm 1941, khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ, là một trang vẻ vang trong lịch sử của dân tộc ta và của Đảng ta. Tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng đề cập đến cuộc khởi nghĩa này.
Tuồng Bắc Sơn gồm năm màn. Nó có thể được tóm tắt như sau:
Ở Vũ Lăng nổ ra cuộc khởi nghĩa. Nhiều người Tày và quan lại bị bắt và bị giết. Người dân đến mít tinh, mang theo bò, lợn, gạo để ủng hộ bộ đội cách mạng. Anh Phương, con trai ông Sang nhiệt tình hưởng ứng. Bà Phương, con gái chị Thơm và cháu Nho Ngọc (bạn trai) sợ hãi, lưỡng lự, lảng tránh. Sheep, một nông dân 24 tuổi, Tây trở thành nòng cốt của phong trào.
Sau đó, bề trên cử Thái sư Vũ Lăng lãnh đạo. Những hiện tượng lệch lạc đã được chấn chỉnh trong các lĩnh vực quân sự, chính trị, tổ chức … để làm lung lay phong trào.
Ngọc là kẻ lừa đảo Việt bị bắt quả tang, sắp bị xử tử, bà Phương “nói nhiều về Cám”, nể tình dì ruột nên tha cho hắn! Ngọc đã lãnh đạo phương Tây trong việc đàn áp cuộc nổi dậy. Nhiều người bị bắt và bị giết một cách dã man. Buổi sáng, kẻ thù bị bắn. Bác Phương bị trúng đạn của địch và hy sinh. Bà Phương hoảng sợ bỏ chạy khỏi nhà.
Ngọc được thưởng nhiều tiền, anh may quần áo mua vàng cho vợ. Anh ta dẫn Tây truy lùng bọn đao phủ, bắt anh Thái và anh Cửu. Anh ấy đã ở ngoài cả đêm. Anh được cho nhiều tiền để mua nhà mới, mấy sào ruộng, ước mơ chín sản vật, ăn là thèm. Nửa đêm, Ngọc, ông chủ, bọn quan lại, bọn Tây đuổi theo ông Thái và ông Cửu, cả hai cùng chạy về phía Ngọc. Thơm đã giấu hai người thi hành cách mạng trong phòng và giải cứu họ. Khẩu súng Phương bỏ lại được Thơm đưa cho Thái.
Quân nổi dậy rút vào rừng. Biết ngày mai Ngọc sẽ dẫn Tây tấn công, nửa đêm Thơm đạp xe xuyên rừng vào căn cứ để giao muối, chăn và cảnh báo các đồng chí cách mạng phản ứng nhanh. Thơm gặp lại Ngọc cũng bị bắn trọng thương. Còn Ngọc thì trúng đạn của sĩ quan và chết. Cuộc vây bắt miền Tây thất bại, quân cách mạng thu được rất nhiều vũ khí. Thái và Cửu cứu Thơm. Trong cơn mê sảng, anh ta nói: “Chúng ta đã bắt được Trương Vũ Lăng một lần nữa. Nhanh tay lên nào các quý ông! Các bạn nam cố gắng ghi nhớ nhé! Nhanh lên! Đây là lá cờ của chúng ta? Rất tốt!”. Trong khi đó, bài hát của du kích rất to, mạnh mẽ và vang xa …
Bắc Sơn là tác phẩm truyền khẩu đầu tiên thể hiện thành công chủ đề cách mạng. Nó ca ngợi tinh thần chiến đấu và khả năng lãnh đạo của các cán bộ cách mạng, thể hiện lòng yêu nước của quần chúng và tinh thần đấu tranh sôi sục cách mạng của phụ nữ, của quần chúng nhân dân. Đồng thời, vở tuồng Bắc Sơn căm thù đã vạch trần tội ác vô cùng man rợ của thực dân Pháp, vạch trần và lên án bọn Việt gian bán nước cầu vinh. Cảm nhận về vở tuồng Bắc Sơn IV.
Ta có thể lấy câu nói này của Thơm làm tiêu đề cho màn thứ tư của vở tuồng Bắc Sơn “Có chết tôi cũng chết, nhưng tôi không nói với hai người”. Sự việc diễn ra trong ngôi nhà của vợ chồng Ngọc, với 4 nhân vật: Ngọc, Thơm, Thái và Cửu.
Ngọc dẫn Tây vào cuộc tìm kiếm hai người điều hành động thổ là ông Cửu và một ông thầy Thái. Bị dồn vào đường cùng, Cửu dẫn Thái chạy đến nhà một người quen khiếm thính, nơi anh ta hy vọng đó là ngôi nhà mới mua của Ngọc. Cửu rút súng định bắn Thơm vì cho rằng vợ Việt gian dối cũng là vợ Việt gian dối. Nhưng Thái đã nắm lấy tay anh ta và nói: “Đừng bắn” vì anh ta cho rằng Thơm có “dòng máu của bố Phương”, nghĩa là có dòng máu yêu nước và cách mạng. Khi tiếng chó sủa, tiếng người chạy, Cửu thất vọng, đầy ân hận, đồng thời lo lắng, Thơm nói: “Chết tiệt, hai người bị chúng đuổi theo à? Làm gì? … Tao thắng rồi” t nói cho hai người biết. Có chết thì tôi chết, nhưng tôi sẽ không nói cho hai người biết. ” Ngọc đưa Tây đến thăm nhà bà Lực và nhà bác Chui. Tiếng bước chân, tiếng rượu ngày càng gần. Thái và Cửu định bỏ chạy nhưng Thơm đã ngăn lại, đẩy hai cán bộ vào phòng và nói: “Ở đây có đường ra, đóng cửa lại”.
Tình huống này đầy kịch tính, căng thẳng, hồi hộp. Người vợ Việt gian dối đã che giấu, che chở cho cán bộ cách mạng. Thơm đứng về phía cách mạng. Đó là sự thật thể hiện tấm lòng của nhân dân đối với cách mạng.
Khía cạnh thứ hai là mâu thuẫn giữa Thơm và Ngọc. Ngọc lộ nguyên hình là giống chó săn đắc lực của dân miền Tây ngày nào. Mỗi đêm, ông đi bộ suốt đêm, tay cầm đèn pin, gậy gộc để đi tìm cán bộ. Tin đồn đến tai Thơm: “Anh của Sâm dẫn Tây đánh Vũ Lăng”. Ngọc có rất nhiều tiền. Anh mơ về một bộ hàm hoàn hảo. Hắn than thở: “Ta chỉ là muội muội, không có chức tước, trong thôn có chút quyền thế!” Ông Thái là người rất tốt với Thơm: “Nó bỏ cả nhà đi làm cách mạng, cả vùng này, không ai ghét nó!”. Ngược lại, có lúc Ngọc bịa đặt, vu khống ông Thái rằng “ông là mật vụ của Tây”, lúc khác lại cho rằng ông Cửu và ông Thái là “hai tướng cướp… chúng, mày. ‘Sẽ kiếm được vài nghìn ruộng “… Nó thức trắng đêm, đi săn bắt được ông Thái, bắt ông Cửu gửi về miền Tây lấy nhiều tiền mua nhà, mua thêm ít. mẫu ruộng, mổ hàm chín phẩm, ăn nhiều.
Trong lúc ông Thái và ông Cửu trốn trong phòng Thơm thì dưới chân cầu thang là tên cầm đầu, tay sai và bọn Tây truy lùng ráo riết chờ Ngọc về nhà. Anh nán lại nói với Thơm đủ thứ chuyện, tính tiền hay tính toán, tủm tỉm cười, nhìn vợ. Đôi khi anh ấy thốt lên: “Nó phải ở đó, nó phải ở đó! …”. Thơm nhìn chồng vô cùng sốt ruột nhưng cũng khéo giấu đi sự lo lắng. Thơm, ăn nói nhỏ nhẹ, quan tâm, có lúc chị nhắc chồng: “Mai anh ở nhà ngủ đi cho em lấy lại sức”, có khi chị giục: “Làm sao mà đi được”. Ngọc nghe tiếng Quan gọi liền chạy ra khỏi nhà, Thơm thở dài, vui vẻ nhìn theo hướng Ngọc, mỉm cười và nghĩ thầm: “May quá!” Đúng là Thơm diễn giỏi và gây được sự chú ý của tên lừa đảo Việt, nhưng tên Việt giả này là chồng của chị Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện một cách tinh tế, tâm trạng nhân vật Thơm đầy kịch tính, tâm trạng bi kịch.
Nhân vật Thơm là hình ảnh bi thương của người phụ nữ dân tộc Tày cách đây hơn 60 năm. Vượt qua mọi hoàn cảnh đau thương, Thơm đến với cách mạng, sẵn sàng hy sinh thân mình cho cách mạng. Tinh thần của các chiến sĩ Khởi nghĩa Bắc Sơn đời đời bất diệt. Hình tượng nhân vật Thơm trong vở tuồng Bắc Sơn vô cùng tươi sáng là một thành công đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng khi viết về cách mạng và phụ nữ Việt Nam.
Chúng ta cũng phải nhắc lại, hãy nghe những lời của Thơm kể về Ngọc trước khi anh bị tên trộm Việt Nam này bắn:
“Chà, đến thời điểm này, tôi không cần nói thêm gì nữa. Tôi đã biết anh rồi. Tôi biết anh từ khi anh trai tôi mất, từ khi chú tôi mất, kể từ ngày mẹ tôi mất. Anh đang giấu ai, nhưng làm sao mà trốn? “Mày giấu nó với tao hả? Tao ăn ở với nó ba tháng rồi, tao khốn nạn làm sao! Mày giết chú tao, mày giết anh tao, mày phá cửa nhà tao. , bao nhiêu người? mà tôi không xấu hổ ?, đàn bà chó! (…) Tôi thách bạn đánh du kích, tôi thách Tây đánh du kích Mở mắt: Xấu như chó, nó khinh như chó mà chả biết đời à? … Các đồng chí đâu rồi! Các đồng chí Bắc Sơn. Nó ở đây, tôi không thích.
Cảm nhận về kịch Bắc Sơn (mẫu 5)
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) quê ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh – Hà Nội. Ông bắt đầu viết văn từ trước 1945. Sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử. Từ sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng. Văn bản Bắc Sơn được trích từ vở kịch cùng tên của Nguyễn Huy Tưởng, viết về cuộc đấu tranh giữa những người dân yêu nước, ủng hộ cách mạng với những kẻ phản động, bán rẻ lương tâm, sẵn sàng quỳ gối làm tay sai cho giặc thời cách mạng Việt Nam còn trong trứng nước.
Các sự việc trong đoạn trích này diễn ra chủ yếu ở gia đình Thơm – Ngọc. Trước cái chết của cha, Thơm dần dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc. Cô vô cùng đau xót, ân hận. Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát.
Trong một vở kịch, tình huống đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó thúc đẩy nhanh diễn biến sự việc, buộc các nhân vật phải hành động, qua đó bộc lộ tính cách, phẩm chất cũng như tư tưởng, quan điểm… Xung đột kịch trong hồi bốn được bộc lộ qua tình huống hết sức căng thẳng. Ngọc dẫn bọn lính đi lùng bắt cán bộ và du kích. Thái và Cửu bị Ngọc và đồng bọn đuổi bắt lại chạy đúng vào nhà Ngọc. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát: hoặc là để cho Ngọc bắt cán bộ thì được yên thân, hoặc là che giấu họ ngay trong nhà mình thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Bằng việc che giấu cho hai người, Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng.
Sự xuất hiện của hai người cán bộ cách mạng ở Lớp II đã đẩy mâu thuẫn kịch phát triển theo một chiều hướng khác. Trong hoàn cảnh bị địch truy bắt, lòng tin của những người cán bộ cách mạng đối với quần chúng nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, liên quan đến sinh mệnh của mỗi người, rộng hơn nữa là liên quan đến sự thành bại của cách mạng.
Trong lớp kịch này, sức hấp dẫn từ nhân vật Thơm không phải là cuộc đấu tranh giữa cái sống và cái chết, cũng không ở sự đắn đo nên che giấu hay khai báo việc hai người cán bộ đang ở trong nhà mình. Khi Cửu và Thái mới xuất hiện, Thơm có hoảng hốt nhưng chủ yếu là do bị bất ngờ. Qua phút hốt hoảng ban đầu, Thơm đã quyết bảo vệ hai người cán bộ. Cô không băn khoăn đến mối nguy hiểm khi cả gan che giấu cán bộ cách mạng mà chỉ lo lắng vì không biết bảo vệ họ như thế nào. Hoàn cảnh bức bách đã làm bật lên hành động cao đẹp của một quần chúng yêu nước. Cô nhanh trí đẩy họ vào buồng trong (theo phong tục của nhiều dân tộc thiểu số, gian buồng là nơi cấm kị đối với người lạ). Bằng cách táo bạo ấy, cô đã khiến cho Ngọc không mảy may nghi ngờ.
Ở Lớp III, tính chất khốc liệt và éo le của hoàn cảnh đã đẩy mâu thuẫn kịch phát triển đến đỉnh cao. Một bên là Thơm, người đã cả gan vượt khỏi tập tục, chống lại chồng, che giấu cán bộ cách mạng ngay trong buồng nhà mình. Một bên là Ngọc, đang trong cuộc vây bắt cán bộ để lập công với kẻ thù. Ngọc hoàn toàn không biết những người cán bộ mà hắn rắp tâm truy bắt để lập công lại đang ở ngay trong buồng nhà mình. Hắn nấn ná ở lại, không chịu đi ngay chỉ vì ham quấn quýt với người vợ trẻ đẹp của mình.
Hoàn cảnh trớ trêu đó đã làm cho tính kịch được tô đậm. Ngọc chỉ vô tình nhưng hắn càng nấn ná thì Thơm lại càng sốt ruột. Diễn biến tâm lí của nhân vật diễn ra khá phức tạp, có thể hình dung theo các giai đoạn: Ban đầu, Thơm giả bộ ngọt ngào với chồng, lại còn tỏ ra ân hận về những lời nói không phải với chồng trước đó, mục đích để Ngọc không nghi ngờ gì. Khi biết lối ra vườn đã vô tình bị chặn (do đồng bọn của Ngọc đợi hắn ngoài đó), Thơm cố tình nói to lên để cán bộ biết mà đề phòng, không ra theo lối ấy. Thơm tìm cách đẩy chồng đi để nhanh chóng giải thoát cho hai người cán bộ. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với thái độ của Thơm ban đầu (cố giữ chồng ở nhà). Mặc dù tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng rất may là Ngọc không nhận thấy sự bất thường đó có nghĩa gì.
Trong lớp này, mọi lời nói, hành động của Ngọc chỉ vô tình nhưng sự vô tình đó lại làm cho vở kịch thêm hấp dẫn. Người nghe, người xem hồi hộp theo dõi mọi lời nói, hành động của nhân vật Thơm. Thơm ở trong tình cảnh rất khó xử: nếu đẩy chồng đi lộ liễu quá sẽ làm cho hắn nghi ngờ. Nếu giữ chồng lại như ban đầu, biết đâu hắn chẳng ở lại thật, như thế hai người cán bộ sẽ gặp phải nguy hiểm. Bởi vậy, một mặt Thơm phải khéo nói dựa theo những lời của chồng khiến hắn không nghi ngờ gì, mặt khác lại phải tìm cách đẩy hắn đi thật nhanh. Lòng tin và quyết tâm bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng đã khiến Thơm trở nên nhanh trí, chính xác trong lời nói cũng như việc làm. Cô không những đã cứu cho hai người cán bộ khỏi bị địch bắt mà còn mang đến cho họ lòng tin vào sức mạnh của quần chúng.
Trong hồi bốn, Ngọc đã bộc lộ đầy đủ bản chất cua một tên Việt gian bán nước. Vốn chỉ là một anh nho lại có địa vị thấp kém, Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thoảm mãn lòng ham muốn địa vị và tiền bạc. Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, Ngọc đã rắp tâm làm tay sai cho giặc. Hắn dẫn quân Pháp về đánh Vũ Lăng – căn cứ của lực lượng khởi nghĩa, sau đó lại ra sức truy lùng những người cách mạng, đặc biệt là Thái và Cửu. Tuy Ngọc cố che giấu nhưng dần dần bản chất xấu xa của Ngọc đã bị lộ ra, điều đó càng thúc đẩy Thơm dứt khoát đứng về phía cách mạng.
Trong hổi bốn, Thái và Cửu chỉ là những nhân vật phụ, xuất hiện trong chốc lát. Bị giặc truy đuổi, lại chạy nhầm vào chính nhà tên Ngọc nhưng Thái đã hết sức bình tĩnh, sáng suốt, đồng thời rất tin tưởng vào sự ủng hộ của quần chúng, ngay cả khi đó là vợ cua rmột tên Việt gian. Khác với Thái, Cửu có phần nôn nóng, thiếu chín chắn. Anh nghi ngờ Thơm, thậm chí còn định bắn cô…Việc tác giả xây dựng những tính cách vừa đối lập vừa khác biệt ấy cũng là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hành động kịch, đồng thời tạo được sức cuốn hút đối với bạn đọc.
Tuy mâu thuẫn chưa được đẩy đến mức gay gắt, quyết liệt nhưng đoạn trích (và tác phẩm nói chung) đã tạo nên được sức hấp dẫn lớn đối với người đọc, người xem bởi nó đã đặt ra và giải quyết được những vấn đề lớn của cách mạng: đó là mối quan hệ giữa cách mạng và nhân dân, là lòng tin của người cán bộ cách mạng vào tình cảm yêu nước cũng như lòng nhiệt tình cách mạng của quần chúng. Vở kịch đã chứng minh rằng: khi đã được nhân dân tin yêu và bảo vệ, những người chiến sĩ cách mạng có thể vượt qua bất cứ trở ngại, khó khăn nào.
Cảm nhận về kịch Bắc Sơn (mẫu 6)
Kịch Bắc Sơn là một trong những tác phẩm tạo nên tên tuổi của Nguyễn Huy Tưởng. Viết về chủ đề cách mang, vở kịch ca ngợi tinh thần chiến đấu và vai trò của các cán bộ cách mạng trong việc định hướng tư tưởng đấu tranh của nhân dân. Qua đó, tác giả biểu dương tinh thần yêu nước và ý chiến quật cường chiến đấu của quần chúng. Hồi IV của vở kịch là một trong những đoạn nổi bật nhất với tình huống gấp gáp, thể hiện bước ngoặt kịch tính về cả tâm lý nhân vật và diễn biến sự kiện. Tính bi tráng là hơi thở nổi bật của hồi kịch này, được thể hiện qua hình tượng người phụ nữ dân tộc Tày tiêu biểu cho hàng ngàn quần chúng nhân dân đã và đang trên con đường giác ngộ cách mạng.
Tính bi tráng, bi là bi ai, buồn bã, còn tráng là hùng tráng, thể hiện vẻ đẹp lý tưởng. Bi tráng là đau thương, mất mát về một thời quá khứ oai hùng, vừa có tính bi thương, lại không hề kém phần gân guốc, hùng dũng. Trong vở kịch Bắc Sơn, tính bi tráng được thể hiện ở tinh thần cách mạng. bộc lộ qua những nút thắt tâm lý nhân vật và hình tượng nhân vật người phụ nữ đang trên con đường giác ngộ – cô Thơm. Chất anh hùng ca không được miêu tả trực tiếp, nhưng qua những cử chỉ, hành động, lời nói của nhân vật, cái bi tráng được bộc lộ một cách rõ nét và ngày càng có xu hướng tăng tiến.
Hồi năm của vở kịch kể về cảnh Ngọc dẫn Tây truy đuổi hai cán bộ Cách mạng là anh Cửu và giáo Thái. Rơi vào tình huống nguy kịch, hai người chạy trốn vào nhà anh Đốc người quen, ai ngờ lại đúng phải nhà tên Ngọc mới mua được. Cửu rút súng định bắn Thơm, vợ Ngọc vì cho rằng cô cũng là Việt gian nhưng Thái đã kịp ngăn cản vì tin rằng Thơm mang dòng máu yêu nước của cha cô. Đúng lúc ấy, Ngọc ghé qua nhà sau khi đã lùng sục nhà bà Lục bác Chui,… Thơm nhanh trí đẩy hai cán bộ vào buồng và chỉ chỗ trốn, đồng thời tỏ ra bình thản trước mặt Ngọc để hắn không nghi ngờ và nhanh chóng rời đi.
Tính bi tráng của vở kịch nằm ở mặt tình huống. Tình huống kịch tính, căng thẳng và hồi hộp. Thơm mang tiếng là vợ Việt gian, nhưng cô lại là người che giấu, bảo vệ cán bộ Cách mạng. Trái với suy nghĩ “Vợ Việt gian thì cũng là Việt gian” của anh Cửu, đứng trước áp lực Ngọc chuẩn bị vào nhà, tiếng chó săn sủa râm ran, tiếng chân người rầm rập, Thơm lo lắng: “Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không? Làm thế nào bây giờ?”. Bản thân cô thực sự lo lắng, cố gắng tìm cách giúp đỡ hại cán bộ cách mạng. Bị đẩy vào tình huống nguy cấp, Thơm bộc lộ tính cách quyết liệt, khéo léo và có bước ngoặt tâm lý rõ ràng trên con đường giác ngộ Cách mạng. Lời nói như lời thề: “Tôi không bảo hai ông đâu. Tôi chết thì chết, chứ tôi không bảo hai ông đâu” là đỉnh cao của tính bi tráng về mặt tình huống của vở kịch. Cái bi tráng ở đây là chất anh hùng trong sự cùng khổ, trong tình huống khó khăn ngàn cân treo sợi tóc, những con người một lòng vì Cách mạng đã thể hiện tinh thần quả cảm, không đầu hàng trước khó khăn thử thách. “Có lối thông ra ngoài đấy, khép cửa buồng lại''. khép lại tình huống đầy căng thẳng, kịch tính. Vợ một tên Việt gian sừng sỏ đã che giấu, bảo vệ cán bộ Cách mạng cho thấy, Thơm đã hoàn toàn giác ngộ, thể hiện tấm lòng của nhân dân với đường lối của Đảng.
Tính bi tráng cũng thể hiện ở xung đột giữa Thơm và Ngọc. Trong từng hành động và lời nói, Ngọc dần bộc lộ bản mặt bán nước, một tay sai đắc lực cho bọn Tây. Đêm nào hắn cũng đi lùng bắt cán bộ. Hắn được thưởng rất nhiều tiền từ việc làm bất nhân tính của hắn, hắn mơ hàm cửu phẩm, lúc nào cũng nghĩ đến danh tính: “”Chỉ mình là đen, không có danh phận gì, lép vế trong làng quá!”. NGoài ra, hắn còn đặt điều bôi nhọ anh Thái, phá bỏ hình tượng về anh Thái trong mắt Thơm. Với Thơm, anh Thái là người “bỏ cả cửa nhà đi làm cách mạng”, “cả vùng này, có ai ghét ông ấy đâu!”, như Ngọc lại bịa đặt: “mật thám cho Tây đấy “, lúc thì lại bảo anh Cửu và ông Thái là “hai cái thằng tướng cướp. Bắt được hai thằng ấy thì cũng được vài ngàn đồng”. Chính từ những mâu thuẫn về mặt tư tưởng giữa Thơm và Ngọc như vậy đã gây ra những xung đột tâm lí từ phía Thơm.
Khi ông Thái và anh Cửu đang trốn trong buồng nhà Thơm, ở dưới là lí trưởng, bọn tay sai, bọn lính Tây đang lùng sục và cả Ngọc, chồng của Thơm, tình huống này đã thể hiện tính bi tráng điển hình. Ngọc chần chừ trong nhà, nán lại nói chuyện với Thơm, đếm tiền, cười cợt, ngắm vợ, rồi còn thốt lên: “Chắc là nó còn ở đấy, nhất định là nó còn ở đấy!…”. Đứng trước tình huống như vậy, Thơm không tỏ ra sốt ruột dù trong lòng như lửa đốt mà tỏ ra rất nhẹ nhàng, tình cảm, dùng lời nói ngọt ngào:”Mai thì ở nhà mà ngủ cho nó lại sức” thể hiện thái độ ân cần, quan tâm, đồng thời khéo léo thúc đẩy Ngọc đi: “Thế nào có đi không?” lúc nghe tiếng quan gọi. Thơm đóng kịch giỏi hay là vì quá lo lắng cho hai cán bộ mà cô đã dìm nỗi sợ hãi của mình xuống. Qua mắt được tên Việt gian khôn ngoan, mà người đó còn là chồng mình, tác giả đã thể hiện tâm trạng nhân vật đầy tính bi tráng, trong khó khăn, gian khổ nhưng luôn ứng biến kịp thời, lộ rõ chất anh hùng, dũng cảm chảy trong huyết thống.
Tính bi tráng thể hiện rõ nhất qua hình tượng nhân vật Thơm, người phụ nữ hơn sáu chục năm về trước. Vượt qua cảnh ngộ đau thương mất mát, mất cha mẹ, Thơm được con đường cách mạng soi sáng, sẵn sàng hi sinh vì cách mạng. Tinh thần của những nhân vật trong vở kịch giống như tinh thần của những người lính ra trận, sáng chói, quyết tâm. Nhân vật Thơm là một sự thành công của tác giả trong việc xây dựng hình tượng nhân vật, qua đó thể hiện tính bi tráng của tác phẩm. Trong khổ đau, gian khó, họ vẫn bộc lộ tính thần cao cả, hùng tráng của người con nhân dân trung thực, quả cảm. Tính bi tráng trong hồi IV vở kịch Bắc Sơn được thể hiện qua nhiều khía cạnh, từ nhân vật đến tình huống. Nói về tính bi tráng trong khuôn khổ Vũ Lăng nói riêng hay chính là toàn thể lãnh thổ Việt Nam, những người chiến sĩ nhân dân dũng cảm, không ngại xả thân vì đất nước.
Bằng ngòi bút sắc sảo và cách xây dựng tình huống truyện kịch tính, Nguyễn Huy Tưởng thể hiện sự tin tưởng vào con đường cách mạng – con đường duy nhất để đi tới độc lập dân tộc, đồng thời thể hiện sự thương yêu và trân trọng với những người thật thà, chân phương mà giàu sức sống, giàu lòng quyết chiến quyết thắng.
Cảm nhận về kịch Bắc Sơn (mẫu 7)
Có một người con của quê hương Dục Tú đã đưa vào tác phẩm của mình một hiện thực cách mạng và kháng chiến với đậm chất anh hùng và không khí lịch sử. Con người ấy cùng với vở kịch Bắc Sơn đã mở đầu cho nền văn học kịch cách mạng của nước nhà. Đó là nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, người luôn đề cao tinh thần dân tộc và cảm hứng lịch sử mà đoạn trích vở kịch Bắc Sơn với diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm khi đứng trước những lựa chọn là một minh chứng tiêu biểu. Quả đúng như nhận định: “Ai cũng phải đối diện với lựa chọn khó khăn ít nhất một lấn trong đời. Nhưng khi đã vượt qua sự lựa chọn, người ta sẽ hiểu mình là ai và có được sự thanh thản”
Cuộc sống luôn đặt chúng ta giữa nhiểu lựa chọn và không dễ gì đưa ra quyết định đúng đắn. Đó là quá trình của sự đấu tranh nội tâm gian khổ nhưng khi đưa ra lựa chọn, con người không chỉ hiểu vê' bản thân mình mà í còn có được niềm vui sống, sự yên tĩnh trong tầm hồn. Nhân vật Thơm – nhân vật trung tâm của đoạn trích, là con gái của cụ Phương và là chị của Sáng – hai người chiến sĩ cách mạng đã chiến đấu và hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dần tộc. Nhưng Thơm cũng là vợ của Ngọc – một tên Việt gian, tay sai đớn hèn dẫn Pháp về tấn công làng Vũ Lăng, gây đau thương cho chính đổng bào mình, gây thiệt hại nặng nê' cho cách mạng. Thái và Cửu, hai chiến sĩ cách mạng trong khi bị Ngọc lùng bắt đã chạy nhẩm vào nhà hắn, may thay chỉ có Thơm ở nhà. Chính lúc này, chúng ta được chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ, dứt khoát về cả tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm.
Thơm, từ chỗ thờ ơ, sợ liên lụy, đến sự ân hận khi cha và em hi sinh cho cách mạng. Và rồi, cô càng bị giày vò khi chổng làm tay sai cho giặc. Chính lúc ấy, nhân vật được đặt vào tình huống vô cùng gay cấn, căng thẳng. Thái và Cửu, hai chiến sĩ cách mạng bị Pháp truy lùng gắt gao chạy thẳng đến trước cửa nhà của cô, trong khi Ngọc – chồng cô lại đang lùng bắt các anh và có thể trở về nhà bất cứ lúc nào. Tình huống ấy yêu cấu Thơm phải nhanh chóng suy tính và đưa ra lựa chọn dứt khoát. Hai lựa chọn trước mắt cô lúc này là đứng vể phía cách ; mạng, cứu hai người chiến sĩ hay tiếp tục đứng ngoài mà để mặc Thái và Cửu bị bắt. Sau này cô sẽ sống trong sự day dứt lương tâm. Đây quả thực là “lựa chọn khó khăn” trong cuộc đời Thơm.
Đứng trước lựa chọn ấy, Thơm luống cuống, hốt hoảng: “Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không? Làm thế nào bây giờ? Ngọc nó vừa mới đi, chắc… Tôi không báo hai ông đâu. Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông ý đâu. Nhưng làm thế nào hai ông đi được bây giờ?”. Vậy là cô đã đưa ra quyết định sẽ đứng vê' phía cách mạng, sẽ cứu Thái và Cửu. Nhưng một cô gái vốn yếu đuối, quen sống an nhàn như Thơm khi đưa ra lựa chọn này cũng chưa nghĩ ra cách giúp hai chiến sĩ cách mạng trốn thoát, vì thế cô càng hoảng loạn và lo lắng.
Ngay lúc ấy, Ngọc lại về, tình huống càng cam go, nguy hiểm. Chính lúc này, Thơm quyết định hành động “chỉ vào buồng” và nói: “Hai ông đừng đi đâu, hãy tạm vào đây, may ra…”. Mặc dù lối xưng hô vẫn đầy xa cách nhưng ta đã thấy có sự thân quen, gần gũi hơn “ngoan ngoãn và mau lẹ, thân mật như một người em gái” với hai anh trong gia đình.
Cùng với lựa chọn này, Thơm thoát khỏi tình trạng day dứt để đứng hẳn về phía hàng ngũ quần chúng có cảm tình với cách mạng. Đây không phải lựa chọn ngẫu nhiên, may rủi. Nguyễn Huy Tưởng cũng không xây dựng tâm lí nhân vật gò ép, gượng gạo mà có sự biến chuyển dẩn dần và có những tác nhân thúc đẩy. Quyết định đứng vê' phía cách mạng không chỉ từ sự ăn năn, hối hận vê' sự hi sinh anh dũng của cha và em, nối tiếp truyền thống của gia đình mà còn bởi lòng thương người, sự kính phục đối với Thái. Nếu như trước đầy, Thơm chỉ biết đến Thái qua lời kể thì ngay từ lần gặp đầu tiên này, sự dũng cảm, sáng suốt, bình tĩnh của Thái đã cảm hóa, thức tỉnh Thơm. Cũng như các chiến sĩ cách mạng khác, đặt niềm tin nơi nhân dần, Thái tin tưởng Thơm, tin vào dòng máu cụ Phương. Mà cũng nhờ niềm tin ấy, Thơm mới đưa ra lựa chọn và quyết định dứt khoát, mau lẹ và đúng đắn như vậy.
Quyết định ấy càng được khẳng định khi Ngọc trở về. Để che giấu, bằng sự thông minh, nhanh nhạy của mình, Thơm nói chuyện với Ngọc hết sức thân mật, dịu dàng để đánh lạc hướng. Trong cuộc hội thoại với Ngọc, Thơm càng nhận rõ bộ mặt gian xảo, tham quyền chức địa vị, lòng thâm thù của chổng. Từ chỗ khéo léo: “Chỉ thương anh thẳng Sáng vất vả” đến chỗ tài trí, nói to: “Đẳng sau nhà! Ở chỗ buồng đi ra đấy à” như một cách báo tin cho hai người chiến sĩ, cũng thể hiện sự lo lắng thực sự của cô, lo lắng đến cuống quýt: “Sao lại đợi ở đấy? Sao không mời các ông ấy lên chơi cả cho vui có được không?”. Nhận ra bộ mặt thật của Ngọc, Thơm càng hiểu rằng lựa chọn của mình là đúng đắn. Ngay cả trong gian nguy, khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt thì tình cảm cách mạng vẫn nhen nhóm trong lòng mỗi người như một ngọn lửa, chỉ đợi gió vể là cháy sáng rực rỡ. Cách mạng không thể bị tiêu diệt bởi nó luôn tiềm tàng khả năng cảm hóa, thức tỉnh quần chúng nhân dân và luôn được nuôi dưỡng bởi tinh thần đoàn kết, tình quần dân cá nước.
Thể hiện nhân vật Thơm trong sự chuyển biến tâm lí tài tình, hợp lí và bước ngoặt quan trọng khi đưa ra lựa chọn là nghệ thuật viết kịch tài tình của Nguyễn Huy Tưởng. Xây dựng mâu thuẫn, xung đột kịch trong chính nội tâm Thơm, tổ chức đối thoại khắc họa rõ nét tính cách nổi bật của từng nhân vật: Cửu anh dũng, quả cảm, kiên quyết loại trừ Việt gian nhưng nóng nảy, bộc trực; Thái bình tĩnh, sáng suốt, luôn đặt niềm tin ở quần chúng nhân dân, có sức mạnh cảm hóa con người; Ngọc gian xảo, thâm thù, tham lam quyền thế.
Qua đó, tính cách nhân vật Thơm càng nổi bật là một người phụ nữ Tày được cách mạng cảm hóa, soi đường, vượt qua những đau thương trong quá khứ đến với cách mạng và hết lòng vì cách mạng. Người phụ nữ can trường ngay trước khi bị xử bắn vẫn dõng dạc: “Tôi đố anh phá nổi quân du kích, tôi thách thằng Tây phá nổi quân du kích”. Đó là niềm tin mãnh liệt và tình cảm của nhân dân với cách mạng. Ở Thơm là vẻ đẹp của quần chúng nhân dân và cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ, là một hình tượng “vô cùng chói lọi, một thành công đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng khi viết về cách mạng và người phụ nữ Việt Nam”.
Cuộc kháng chiến bi tráng, hào hùng của dân tộc đã qua đi, nhưng trong từng câu văn, trang viết, ta vẫn thấy thấm đượm tình người, sâu sắc tình quân dân. Đó là những người dân áo vải “không ai nhớ mặt đặt tên. Nhưng họ đã làm nên Đất nước” là đổng bào Tây Nguyên đã quật cường, mạnh mẽ chống Pháp được khắc họa qua nhân vật Núp trong Đất nước đứng lên; những con người “mang theo tên làng, tên xã trong mỗi chuyến di dân” bằng tình cảm và niềm tin vào cách mạng như ông Hai trong truyện ngắn Làng hay những cảnh đời nghèo khổ, bị nạn đói bủa vầy đã nhìn thấy hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong Vợ nhặt. Là những “bát cơm nuôi quân em giấu giữa rừng”, là người phụ nữ “dịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”, những người mẹ Việt Nam anh hùng, bà mẹ Vệ quốc quân “yêu con, yêu luôn đồng chí/ Bầm quý con, Bấm quý anh em”. Nền văn học kháng chiến với những tượng đài bằng chữ về nhân dân, về cội nguồn cách mạng đã phản ảnh hiện thực đấu tranh của một thời với nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng ấm áp tình đời, mạnh mẽ tinh thần đại đoàn kết toàn dần.
Những lời đối thoại cuối cùng của hai lớp kịch hổi bốn vở Bắc Sơn có thể khép lại, nhưng sự kiện cách mạng và những nhân vật mới của thời đại là quẩn chúng và người chiến sĩ cách mạng còn sống mãi trong lòng ta. Nhân vật Thơm là đại diện cho cả một cộng đồng đang chuyển mình mạnh mẽ, dứt khoát đi theo con đường cách mạng, giành lấy sự an yên trong tâm hổn, tiếp nối và phát huy truyền thống yêu nước của mỗi gia đình, mỗi vùng miền, góp phẩn làm nên chiến thắng của cả một dân tộc anh dũng, kiên cường.
Cảm nhận về kịch Bắc Sơn (mẫu 8)
Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) quê ở Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông là một gương mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Cảm hứng lịch sử, cảm hứng cách mạng in đậm trong các tiểu thuyết và vở kịch của ông. Về tiểu thuyết có: Lễ hội Long Trì, Công chúa An Tư, Sống mãi với kinh đô, Chuyện anh lực,… Về tuồng có: Vũ Như Tô, Cột đồng Mã Viện, Bắc Sơn, Những người ở lại. . .. Về truyện viết cho thiếu nhi: An Dương Vương xây thành Ốc, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung …
Nguyễn Huy Tưởng viết vở Bắc Sơn vào cuối năm 1945 – đầu năm 1946. Vở kịch được công diễn lần đầu tiên vào đêm 6/4/1946 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra vào cuối năm 1940, đầu năm 1941 là một trang vẻ vang trong lịch sử của dân tộc ta và của Đảng ta. Vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng đã nói về cuộc khởi nghĩa này.
Ở Vũ Lăng nổ ra cuộc khởi nghĩa. Nhiều quan lại Tây bị bắt và bị giết. Người dân nô nức đi họp, đem bò, lợn, gạo ủng hộ bộ đội cách mạng. Anh Phương, con trai ông Sang nhiệt tình hưởng ứng. Bà Phương, con gái bà Thơm và cháu Nho Ngọc (chú rể) sợ hãi, lưỡng lự, lảng tránh. Sheep, một nông dân 24 tuổi, người Tày đã trở thành nòng cốt của phong trào.
Sau đó, cấp trên cử Thái sư Vũ Lăng lãnh đạo. Những hiện tượng lệch lạc về quân sự, chính trị và tổ chức được chấn chỉnh để khuấy động phong trào.
Ngọc là người Việt Nam bị bắt, sắp bị xử tử, khi bà Phương “nói khó về Cám”, nể tình dì ruột nên đã tha cho! Ngọc dẫn Tây đi đàn áp cuộc khởi nghĩa. Nhiều người bị bắt và bị giết một cách dã man. Kẻ thù bị bắn vào buổi sáng. Bác Phương bị trúng đạn của địch và hy sinh. Bà nội Phương sợ quá, bỏ chạy về nhà.
Ngọc được thưởng nhiều tiền, may quần áo mua vàng cho vợ. Anh dẫn Tây truy lùng cán bộ, bắt anh Thái và anh Cửu. Anh ấy đã đi suốt đêm. Ông được cho nhiều bạc để mua một căn nhà mới, vài sào đất, ước mơ chín sản vật, ăn nên làm ra. Nửa đêm, Ngọc, trưởng, quan, Tây đuổi theo ông Thái và ông Cửu, hai người chạy đến nhà Ngọc. Thơm đã giấu hai cán bộ cách mạng trong phòng và được họ giải cứu. Khâu khẩu súng lục mà Phương để lại được Thơm đưa cho Thái.
Quân nổi dậy rút vào rừng. Biết ngày mai Ngọc sẽ dẫn Tây tấn công, nửa đêm Thơm vượt rừng xuống căn cứ để tiếp tế muối, chăn và thông báo cho các đồng chí cách mạng kịp thời ứng phó. Thơm quay lại gặp Ngọc thì bị bắn trọng thương. Còn Ngọc bị trúng đạn của cán bộ và tử vong. Cuộc bao vây của Tây thất bại, quân cách mạng thu được nhiều súng. Thái và Cửu cứu Thơm. Trong trạng thái mê sảng, cô ta nói: “Chúng ta đã bắt được Trương Vũ Lăng một lần nữa. Nhanh lên nào các vị! Các ngươi cố gắng nhớ lại! Nhanh lên! Đó là cờ của chúng ta sao? Không sao đâu!”. Trong khi đó, tiếng hát của những người du kích lại vang dội, hùng tráng, vang dội …
Bắc Sơn là vở kịch truyền miệng đầu tiên thể hiện thành công đề tài cách mạng. Nó ca ngợi tinh thần chiến đấu và sự lãnh đạo của các cán bộ cách mạng, thể hiện lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu sục sôi của nhân dân. về phía cách mạng của phụ nữ, của quần chúng nhân dân. Đồng thời, vở tuồng Bắc Sơn căm thù đã vạch trần tội ác vô cùng man rợ của thực dân Pháp, vạch mặt và lên án bọn Việt gian bán nước cầu vinh. Cảm nhận về màn IV của vở tuồng Bắc Sơn.
Ta có thể lấy câu nói này của Thơm làm tiêu đề cho tiết mục thứ 4 của vở tuồng Bắc Sơn “Có chết tôi cũng chết chứ không nói với hai người”. Sự việc diễn ra tại nhà vợ chồng Ngọc, với 4 nhân vật Ngọc, Thơm, Thái, Cửu.
Ngọc dẫn Tây truy đuổi bắt được hai cán bộ cách mạng là ông Cửu và thầy Thái. Bị dồn vào tình thế nguy cấp, Cửu dẫn Thái bỏ chạy vào nhà Điếc của một người quen, ai ngờ đó là nhà của Ngọc mới mua được. Cửu rút súng định bắn Thơm vì cho rằng vợ Việt lừa dối cũng là lừa Việt. Nhưng Thái đã nắm tay anh ta và nói: “đừng bắn”, vì anh ta tin rằng Thơm có “máu của Phương”, là máu yêu nước và cách mạng. Khi chó sủa và người chạy, anh Cửu vừa thất vọng, vừa tiếc nuối, vừa lo lắng. Thơm nói: “Chết tiệt, hai đứa bị chúng nó đuổi rồi phải không? Làm sao bây giờ? … Tao không nói cho hai đứa biết. Có chết tao cũng không nói cho hai mày biết”. Ngọc đưa Tây đến thăm nhà bà Lực và nhà bác Chòi. Tiếng bước chân, tiếng làm rượu ngày càng gần. Thái và Cửu định chạy ra ngoài thì Thơm ngăn lại, đẩy hai cán bộ vào phòng và nói: “Ở đây có lối thoát, đóng cửa phòng lại”.
Tình huống này đầy kịch tính, căng thẳng, hồi hộp. Vợ Việt gian dối đã che giấu, che chở cho cán bộ cách mạng. Thơm đứng về phía cách mạng. Đó là chân lý thể hiện tấm lòng của nhân dân đối với cách mạng.
Khía cạnh thứ hai là mâu thuẫn giữa Thơm và Ngọc. Ngọc ngày nào lộ nguyên hình là giống chó săn đắc lực của dân miền Tây. Hàng đêm, ông đi bộ suốt đêm, tay cầm đèn pin, gậy gộc để tìm kiếm cán bộ. Lời đồn đến tai Thơm: “Anh của Sâm dẫn Tây đánh Vũ Lăng”. Ngọc có rất nhiều tiền. Anh mơ về một hàm cao quý. Anh than thở với chính mình: “Mình chỉ là đen đủi, không có danh phận gì, trong thôn kém cỏi quá!”. Ông Thái đối với bà Thơm là người rất tốt: “bỏ cả nhà đi làm cách mạng, cả vùng này không ai ghét ông!”. Ngược lại, có lúc Ngọc bịa đặt vu khống ông Thái là: “đây là mật vụ cho Tây”, có lúc lại cho rằng ông Cửu và ông Thái là “hai tướng cướp… Nếu bắt được. chúng nó cũng được. vài ngàn đồng ” … Nó đi suốt đêm, nó truy lùng ông Thái, bắt ông Cửu phải giao cho Tây lấy nhiều tiền mua nhà, mua thêm ít. những mẫu ruộng, và điều hành hàm chín sản phẩm., nhưng hãy ăn một chuyến đi “tùy thích” !.
Trong lúc ông Thái và ông Cửu trốn trong phòng Thơm thì dưới chân cầu thang là tên lý trưởng, tay sai của hắn và bọn lính Tây đang truy lùng, chờ Ngọc về nhà. Anh chỉ nán lại nói với Thơm đủ thứ chuyện, tính tiền, hay tính toán, anh cười, nhìn vợ. Có lúc nó kêu lên: “Nó phải ở đó, … nó phải ở đó! …”. Thơm nhìn trộm chồng, vô cùng sốt ruột nhưng cô khéo léo giấu đi sự lo lắng. Thơm, nói năng nhỏ nhẹ, tình cảm, đôi khi nhắc chồng: “Mai anh ở nhà ngủ đi cho nó lấy lại sức”, có lúc lại giục: “Sao đi được?”. Khi Ngọc nghe quan gọi và chạy ra khỏi nhà, Thơm thở dài, vui vẻ nhìn theo hướng của Ngọc, mỉm cười và thầm nghĩ: “May quá!”. Đúng là Thơm diễn giỏi đã lọt vào mắt xanh của kẻ lừa đảo Việt, nhưng tên Việt giả đó lại là chồng của cô. Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện một cách tinh tế tính cách, diễn biến tâm trạng của nhân vật Thơm đầy kịch tính – vở kịch của một tâm trạng đầy bi kịch.
Nhân vật Thơm là hình ảnh bi tráng của người phụ nữ dân tộc Tày cách đây hơn 60 năm. Vượt qua mọi hoàn cảnh đau thương, Thơm đến với cách mạng, sẵn sàng hy sinh thân mình cho cách mạng. Tinh thần của các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn là đời đời bất diệt. Hình tượng nhân vật Thơm trong vở tuồng Bắc Sơn vô cùng rực rỡ, là một thành công đáng kể của Nguyễn Huy Tưởng khi viết về cách mạng và phụ nữ Việt Nam.
Cũng cần nhắc lại, hãy nghe những lời của Thơm vạch mặt Ngọc trước khi bị kẻ gian Việt Nam này bắn:
“Thôi, đến lúc này thì em không cần giấu diếm nữa. Em biết anh rồi. Anh biết em từ khi anh trai em mất, bác em mất, em như phát điên từ hôm qua. Anh giấu ai đó, không phải em.” như vậy đó. Ba tháng trước, tôi ăn ở với anh ta, sống với anh ta, tôi khổ sở biết bao! Anh giết chú tôi, anh giết anh tôi, anh phá cửa nhà tôi, anh hại bao nhiêu người rồi, anh có nghĩ thế không? Tao không hổ là vợ thằng chó săn! (…) Tao dám mày đánh du kích, tao dám Tây hạ du kích Mở mắt: Láo như chó, khinh như chó, nhưng không biết tính mạng? … Các đồng chí ở đâu! Bắt lấy! Đây rồi! Bắt tôi luôn, báo thù cho đồng chí Bắc Sơn. Nó ở đây, đừng yêu nó.
Cảm nhận về kịch Bắc Sơn (mẫu 9)
1. Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) quê ở Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông là gương mặt tiêu biểu của nền Văn học Việt Nam hiện đại. Cảm hứng lịch sử, cảm hứng cách mạng in đậm trong tiểu thuyết và tác phẩm kịch của ông.
Về tiểu thuyết có: Đêm hội Long Trì, An Tư công chúa, Sống mãi với Thủ đô, Truyện Anh Lục,...
Về kịch có: Vũ Như Tô, Cột đồng Mã Viện, Bắc Sơn, Những người ở lại....
Về truyện viết cho thiếu nhi: An Dương Vương xây thành Ốc, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung...
2. Nguyễn Huy Tưởng viết kịch Bắc Sơn vào cuối năm 1945 - đầu năm 1946. Vở kịch được công diễn lần đầu vào đêm 6 - 4 - 1946 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã nổ ra vào cuối năm 1940 đầu năm 1941, là một trang sử oanh liệt của nhân dân ta và Đảng ta. Vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng đã nói về cuộc khởi nghĩa này.
Kịch Bắc Sơn có năm hồi. Có thể tóm tắt như sau:
Ở Vũ Lăng bùng nổ khởi nghĩa. Nhiều Tây và quan lại bị bắt và bị giết. Nhân dân rầm rập kéo đi mít tính, đem bò, lợn, gạo ủng hộ quân cách mạng. Cụ Phương, cậu con trai tên là Sáng nhiệt liệt hưởng ứng. Bà cụ Phương, con gái là Thơm, nho Ngọc (chàng rể) thì sợ hãi, lừng chừng, lẩn tránh. Cừu, một nông dân 24 tuổi, người Tày trở thành cốt cán của phong trào.
Sau đó, cấp trên cử giáo Thái về Vũ Lăng để lãnh đạo. Các hiện tượng lệch lạc về quân sự, về chính trị, về tổ chức... được uốn nắn, để xốc phong trào lên.
Ngọc là một tên Việt gian bị bắt, sắp bị xử tử thì bà cụ Phương “nói khó với thằng Cam”, cháu nể tình cô ruột nên đã tha cho nó! Ngọc dẫn Tây về đàn áp cuộc khởi nghĩa. Nhiều người bị bắt, bị bắn giết dã man. Sáng bị giặc bắn. Cụ Phương trúng đạn giặc mà hi sinh. Bà cụ Phương sợ, bỏ nhà đi đâu mất.
Ngọc được thưởng nhiều tiền, may áo mua vàng cho vợ. Hắn dẫn Tây đi lùng bắt cán bộ, bắt anh Thái và Cửu. Hắn đi suốt đêm. Hắn được quan cho nhiều bạc để mua nhà mới, tậu mấy mẫu ruộng, mơ hàm cửu phẩm và ăn khao. Nửa đêm, Ngọc, lí trưởng, quan, bọn Tây truy đuổi theo anh Thái và anh Cửu, hai người chạy đến nhà Ngọc. Thơm đã giấu hai cán bộ cách mạng vào buồng và cứu thoát họ. Khâu súng lục của cụ Phương để lại đã được Thơm tặng cho giáo Thái.
Quân khởi nghĩa rút vào rừng. Biết được Ngọc ngày mai sẽ dẫn Tây vào đánh úp, Thơm đã băng rừng giữa đêm khuya vào tận căn cứ tiếp tế muối, chăn và báo cho quân cách mạng kịp thời ứng phó. Thơm quay về gặp Ngọc, bị hắn bắn trọng thương. Còn Ngọc thì lại trúng đạn lũ quan thầy mà chết. Cuộc vây quét của Tây bị thất bại, quân cách mạng thu được nhiều súng đạn. Thái và Cửu cứu chữa cho Thơm. Trong cơn mê sảng, cô nói: “Trường Vũ Lăng ta lại chiếm được kia kìa. Đi mau lên, các ông! Các ông cố lên nhớ! Mau lên! Có phải cờ ta đấy không? Được thật rồi!”. Trong lúc đó, tiếng hát của du kích quân cất lên vang lừng, hùng dũng, văng vẳng...
3. Bắc Sơn là vở kịch nói đầu tiên biểu hiện thành công chủ đề cách mạng. Nó ca ngợi tinh thần chiến đấu và vai trò lãnh đạo của cán bộ cách mạng, biểu dương tình yêu nước và chí khí chiến đấu sôi sục của nhân dân, nó nói lên một cách chân thực cảm động quá trình giác ngộ và đứng hẳn về phía cách mạng của người phụ nữ, của quần chúng. Đồng thời kịch Bắc Sơn đã căm thù vạch trần tội ác vô cùng dã man của thực dân Pháp, vạch mặt lên án bọn Việt gian bán nước cầu vinh. Cảm nhận về hồi IV kịch Bắc Sơn.
Ta có thể lấy câu nói này của Thơm để làm nhan đề cho hồi IV kịch Bắc Sơn “Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu ”. Sự việc diễn ra tại nhà vợ chồng Ngọc, có đủ bốn nhân vật: Ngọc, Thơm, Thái, Cửu.
Ngọc dẫn Tây truy đuổi sắp bắt được hai cán bộ cách mạng là anh Cửu và giáo Thái. Bị dồn vào tình thế nguy kịch, Cửu dẫn Thái chạy trốn vào nhà anh Điếc người quen, ai ngờ đó là nhà Ngọc mới tậu được. Cửu rút súng toan bắn Thơm vì anh cho rằng: Vợ Việt gian thì cũng là Việt gian. Nhưng Thái đã giữ tay lại và bảo: “đừng bắn ”, vì anh tin rằng Thơm mang “dòng máu cụ Phương", đó là dòng máu yêu nước, cách mạng. Khi tiếng chó sủa râm ran, tiếng người chạy rầm rập, Cửu vừa thất vọng vừa hối hận, lo lắng thì Thơm đã nói : “Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không? Làm thế nào bây giờ?... Tôi không báo hai ông đâu. Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu”. Ngọc dẫn Tây đi khám nhà bà Lục, nhà bác Chui. Tiếng chân đi, tiếng gây lộc cộc càng gần. Thái và Cửu định chạy ra thì Thơm đã ngăn lại, đẩy hai cán bộ vào buồng và nói: “Có lối thông ra ngoài đây, khép cửa buồng lại”.
Tình huống này đầy kịch tính, căng thẳng, hồi hộp. Vợ Việt gian đã che giấu, bảo vệ cán bộ cách mạng. Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng. Đó là sự thật thể hiện tấm lòng của nhân dân đối với cách mạng.
Bình diện thứ hai là xung đột giữa Thơm và Ngọc. Ngọc mỗi ngày một lộ nguyên hình một con chó săn đắc lực cho bọn Tây. Đêm nào hắn cũng đi suốt đêm, tay cầm đèn bấm và gậy gộc để lùng bắt cán bộ. Lời đồn đến tai Thơm: “anh thằng Sáng dắt Tây vào đánh Vũ Lăng”. Ngọc có nhiều tiền. Hắn mơ cái hàm cửu phẩm. Hắn tự than thân: “Chỉ mình là đen, không có danh phận gì, lép vế trong làng quá!". Ông Thái đối với Thơm là một người rất tốt: “bỏ cả cửa nhà đi làm cách mạng, cả vùng này, có ai ghét ông ấy đâu!”. Trái lại, lúc thì Ngọc bịa đặt vu khống ông Thái là: “mật thám cho Tây đây”, lúc thì lại bảo, anh Cửu và ông Thái là “hai cái thằng tướng cướp... Bắt được hai thằng ấy thì cũng được vài ngàn đồng’’... Hắn đi suốt đêm, hắn đi lùng sục bắt ông Thái, bắt anh Cửu nộp cho Tây là để được thưởng nhiều tiền mà mua nhà, mà tậu mấy mẫu ruộng nữa, mà chạy cái hàm cửu phẩm, mà ăn khao một chuyến “thế mới thích’’!.
Trong lúc ông Thái, anh Cửu đang trốn trong buồng nhà Thơm thì ở dưới chân cầu thang lại có lí trưởng, bọn tay sai, bọn lính Tây đang lùng sục, đang chờ Ngọc Ngọc đi đi về về. Hắn cứ ngồi nán lại mải nói với Thơm đủ chuyện, hắn đếm tiền, hay tính toán, hắn cười, ngắm vợ. Có lúc nó thốt lên: “Chắc là nó còn ở đấy,... nhất định là nó còn ở đấy!...”. Thơm nhìn trộm chồng, vô cùng sốt ruột nhưng chị đã khéo giấu kín tâm trạng lo lắng của mình. Thơm ăn nói nhẹ nhàng, tình cảm lúc thì nhắc chồng: "Mai thì ở nhà mà ngủ cho nó lại sức", lúc thì giục giã: “ Thế nào có đi không?”. Lúc Ngọc nghe tiếng quan gọi, chạy ra khỏi nhà thì Thơm thở dài, khoan khoái nhìn theo phía Ngọc ra, mỉm cười, thầm nghĩ: “May thế!". Đúng là Thơm đóng kịch giỏi, đã qua mắt được tên Việt gian, mà tên Việt gian ấy lại là chồng mình. Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện một tính cách tinh tế tâm trạng nhân vật Thơm đầy tính kịch - tính kịch của một tâm trạng bi kịch.
Nhân vật Thơm là một hình tượng bi tráng về người phụ nữ Tày hơn 60 năm về trước. Vượt qua mọi cảnh ngộ đau thương, Thơm đã đến với cách mạng, sẵn sàng xả thân vì cách mạng. Tinh thần của các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đời đời bất tử. Hình tượng nhân vật Thơm trong kịch Bắc Sơn vô cùng chói lọi, một thành công đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng khi viết về cách mạng và người phụ nữ Việt Nam.
Cũng cần nhắc lại, nghe lại lời của Thơm vạch mặt Ngọc trước khi chị bị tên Việt gian này bắn:
“ Thôi, đến lúc này tôi cũng chẳng cần úp mở làm gì nữa. Tôi biết anh lắm rồi. Tôi biết anh từ khi em tôi chết, chú tôi chết, từ hôm mé tôi dở người. Anh giấu ai, chứ giấu tôi thế nào được? Ba tháng nay, tôi ăn chung, ở chung với anh, tôi khổ sở biết là chừng nào! Anh giết chú tôi, anh giết em tôi, anh làm tan cửa nát nhà tôi, anh làm hại bao nhiêu người, anh tưởng tôi không biết nhục à? Vợ một thằng chó săn! (...) Tôi đố anh phá nổi quân du kích, tôi thách thằng Tây phá nổi quân du kích! Mở mắt ra: Nó sai như con chó, nó khinh như con chó, mà không biết đời à ?... Các ông đồng chí đâu! Bắt lấy nó! Nó đây rồi! Bắt cả tôi nữa, mà báo thù cho các đồng chí Bắc Sơn. Nó đây rồi, đừng thương nó.”
Cảm nhận về kịch Bắc Sơn (mẫu 10)
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) quê ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh - Hà Nội. Ông bắt đầu viết văn từ trước 1945. Sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử. Từ sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng.
Văn bản Bắc Sơn được trích từ vở kịch cùng tên của Nguyễn Huy Tưởng, viết về cuộc đấu tranh giữa những người dân yêu nước, ủng hộ cách mạng với những kẻ phản động, bán rẻ lương tâm, sẵn sàng quỳ gối làm tay sai cho giặc thời cách mạng Việt Nam còn trong trứng nước.
Các sự việc trong đoạn trích này diễn ra chủ yếu ở gia đình Thơm - Ngọc. Trước cái chết của cha, Thơm dần dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc. Cô vô cùng đau xót, ân hận. Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát.
Trong một vở kịch, tình huống đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó thúc đẩy nhanh diễn biến sự việc, buộc các nhân vật phải hành động, qua đó bộc lộ tính cách, phẩm chất cũng như tư tưởng, quan điểm... Xung đột kịch trong hồi bốn được bộc lộ qua tình huống hết sức căng thẳng. Ngọc dẫn bọn lính đi lùng bắt cán bộ và du kích. Thái và Cửu bị Ngọc và đồng bọn đuổi bắt lại chạy đúng vào nhà Ngọc. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát: hoặc là để cho Ngọc bắt cán bộ thì được yên thân, hoặc là che giấu họ ngay trong nhà mình thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Bằng việc che giấu cho hai người, Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng.
Sự xuất hiện của hai người cán bộ cách mạng ở Lớp II đã đẩy mâu thuẫn kịch phát triển theo một chiều hướng khác. Trong hoàn cảnh bị địch truy bắt, lòng tin của những người cán bộ cách mạng đối với quần chúng nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, liên quan đến sinh mệnh của mỗi người, rộng hơn nữa là liên quan đến sự thành bại của cách mạng.
Trong lớp kịch này, sức hấp dẫn từ nhân vật Thơm không phải là cuộc đấu tranh giữa cái sống và cái chết, cũng không ở sự đắn đo nên che giấu hay khai báo việc hai người cán bộ đang ở trong nhà mình. Khi Cửu và Thái mới xuất hiện, Thơm có hoảng hốt nhưng chủ yếu là do bị bất ngờ. Qua phút hốt hoảng ban đầu, Thơm đã quyết bảo vệ hai người cán bộ. Cô không băn khoăn đến mối nguy hiểm khi cả gan che giấu cán bộ cách mạng mà chỉ lo lắng vì không biết bảo vệ họ như thế nào. Hoàn cảnh bức bách đã làm bật lên hành động cao đẹp của một quần chúng yêu nước. Cô nhanh trí đẩy họ vào buồng trong (theo phong tục của nhiều dân tộc thiểu số, gian buồng là nơi cấm kị đối với người lạ). Bằng cách táo bạo ấy, cô đã khiến cho Ngọc không mảy may nghi ngờ.
Ở Lớp III, tính chất khốc liệt và éo le của hoàn cảnh đã đẩy mâu thuẫn kịch phát triển đến đỉnh cao. Một bên là Thơm, người đã cả gan vượt khỏi tập tục, chống lại chồng, che giấu cán bộ cách mạng ngay trong buồng nhà mình. Một bên là Ngọc, đang trong cuộc vây bắt cán bộ để lập công với kẻ thù. Ngọc hoàn toàn không biết những người cán bộ mà hắn rắp tâm truy bắt để lập công lại đang ở ngay trong buồng nhà mình. Hắn nấn ná ở lại, không chịu đi ngay chỉ vì ham quấn quýt với người vợ trẻ đẹp của mình.
Hoàn cảnh trớ trêu đó đã làm cho tính kịch được tô đậm. Ngọc chỉ vô tình nhưng hắn càng nấn ná thì Thơm lại càng sốt ruột. Diễn biến tâm lí của nhân vật diễn ra khá phức tạp, có thể hình dung theo các giai đoạn:
Ban đầu, Thơm giả bộ ngọt ngào với chồng, lại còn tỏ ra ân hận về những lời nói không phải với chồng trước đó, mục đích để Ngọc không nghi ngờ gì.
Khi biết lối ra vườn đã vô tình bị chặn (do đồng bọn của Ngọc đợi hắn ngoài đó), Thơm cố tình nói to lên để cán bộ biết mà đề phòng, không ra theo lối ấy.
Thơm tìm cách đẩy chồng đi để nhanh chóng giải thoát cho hai người cán bộ. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với thái độ của Thơm ban đầu (cố giữ chồng ở nhà). Mặc dù tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng rất may là Ngọc không nhận thấy sự bất thường đó có nghĩa gì.
Trong lớp này, mọi lời nói, hành động của Ngọc chỉ vô tình nhưng sự vô tình đó lại làm cho vở kịch thêm hấp dẫn. Người nghe, người xem hồi hộp theo dõi mọi lời nói, hành động của nhân vật Thơm. Thơm ở trong tình cảnh rất khó xử: nếu đẩy chồng đi lộ liễu quá sẽ làm cho hắn nghi ngờ. Nếu giữ chồng lại như ban đầu, biết đâu hắn chẳng ở lại thật, như thế hai người cán bộ sẽ gặp phải nguy hiểm. Bởi vậy, một mặt Thơm phải khéo nói dựa theo những lời của chồng khiến hắn không nghi ngờ gì, mặt khác lại phải tìm cách đẩy hắn đi thật nhanh.
Lòng tin và quyết tâm bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng đã khiến Thơm trở nên nhanh trí, chính xác trong lời nói cũng như việc làm. Cô không những đã cứu cho hai người cán bộ khỏi bị địch bắt mà còn mang đến cho họ lòng tin vào sức mạnh của quần chúng.
Trong hồi bốn, Ngọc đã bộc lộ đầy đủ bản chất của một tên Việt gian bán nước. Vốn chỉ là một anh nho lại có địa vị thấp kém, Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thoả mãn lòng ham muốn địa vị và tiền bạc. Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, Ngọc đã rắp tâm làm tay sai cho giặc. Hắn dẫn quân Pháp về đánh Vũ Lăng - căn cứ của lực lượng khởi nghĩa, sau đó lại ra sức truy lùng những người cách mạng, đặc biệt là Thái và Cửu. Tuy Ngọc cố che giấu nhưng dần dần bản chất xấu xa của Ngọc đã bị lộ ra, điều đó càng thúc đẩy Thơm dứt khoát đứng về phía cách mạng.
Trong hồi bốn, Thái và Cửu chỉ là những nhân vật phụ, xuất hiện trong chốc lát. Bị giặc truy đuổi, lại chạy nhầm vào chính nhà tên Ngọc nhưng Thái đã hết sức bình tĩnh, sáng suốt, đồng thời rất tin tưởng vào sự ủng hộ của quần chúng, ngay cả khi đó là vợ của rmột tên Việt gian. Khác với Thái, Cửu có phần nôn nóng, thiếu chín chắn. Anh nghi ngờ Thơm, thậm chí còn định bắn cô...
Việc tác giả xây dựng những tính cách vừa đối lập vừa khác biệt ấy cũng là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hành động kịch, đồng thời tạo được sức cuốn hút đối với bạn đọc.
Tuy mâu thuẫn chưa được đẩy đến mức gay gắt, quyết liệt nhưng đoạn trích (và tác phẩm nói chung) đã tạo nên được sức hấp dẫn lớn đối với người đọc, người xem bởi nó đã đặt ra và giải quyết được những vấn đề lớn của cách mạng: đó là mối quan hệ giữa cách mạng và nhân dân, là lòng tin của người cán bộ cách mạng vào tình cảm yêu nước cũng như lòng nhiệt tình cách mạng của quần chúng. Vở kịch đã chứng minh rằng: khi đã được nhân dân tin yêu và bảo vệ, những người chiến sĩ cách mạng có thể vượt qua bất cứ trở ngại, khó khăn nào.
Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:
Phân tích tác phẩm kịch “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng
Phân tích văn bản “Bố của Xi-mông” của Guy-đơ Mô-pa-xăng
Cảm nhận văn bản“Bố của xi-mông” của Guy-đơ Mô-pa-xăng
Phân tích nhân vật Xi-mông qua đoạn trích trong truyện ngắn Bố của Xi-mông
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Giải sgk Toán 9 (sách mới) | Giải bài tập Toán 9 Tập 1, Tập 2
- Giải sbt Toán 9
- Lý thuyết Toán 9
- Các dạng bài tập Toán lớp 9
- Giáo án Toán lớp 9 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 9 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 9 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Sinh học 9 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 9
- Giải vở bài tập Sinh học 9
- Lý thuyết Sinh học 9
- Giải sbt Sinh học 9
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9
- Giải sbt Vật Lí 9
- Lý thuyết Vật Lí 9
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 9
- Giải vở bài tập Vật lí 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9