TOP 10 mẫu Cảm nhận Tiếng nói của văn nghệ (2024) SIÊU HAY

Cảm nhận Tiếng nói của văn nghệ gồm dàn ý và 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 1896 lượt xem
Tải về


Cảm nhận Tiếng nói của văn nghệ – Ngữ văn 9

Bài giảng Ngữ văn 9 Tiếng Nói Của Văn Nghệ

Dàn ý Cảm nhận Tiếng nói của văn nghệ

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả:

  • Nguyễn Đình Thi quê ở Hà Nội là thành viên của Văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản thành lập.
  • Ông có hoạt động văn nghệ đa dạng: viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận, phê bình.

Giới thiệu tác phẩm:

  • Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948 in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học” ( xuất bản năm 1956)
  • Bài tiểu luận là phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người.

2. Thân bài

2.1. Nội dung tiếng nói của văn nghệ:

  • Là hiện thực mang tính cụ thể sinh động
  • Nội dung tiếng nói của văn nghệ là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của cá nhân tác giả.
  • Trong đó tác giả cũng chỉ rõ vai trò của người nghệ sĩ là đem tới cho độc giả một cách nhìn mới mẻ, cuộc sống tâm hồn hướng tới chân -thiện -mỹ.Việc sáng tạo ra cái hay, cái đẹp là thiên chức, nhiệm vụ của văn nghệ- nghệ sĩ.

=> Qua đó cho thấy nội dung tiếng nói của văn nghệ chính là những tâm tư, sự gửi gắm một thông điệp ý nghĩa của người nghệ sĩ vào tác phẩm nhằm hướng đến một mục đích tốt đẹp vào cuộc sống con người.

2.2. Khả năng kì diệu của văn nghệ:

  • Văn nghệ giúp con người vui lên, thêm yêu cuộc sống, có ước mơ và có hi vọng vào cuộc đời.
  • Văn nghệ có thể nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ nhất là trí thức.
  • Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống hành động,cuộc đời sản xuất,cuộc đời làm lụng hằng ngày,…
  • Với tiếng nói của văn nghệ giúp người đọc thấm dần từ nội dung của nó qua hình thức nghệ thuật làm lay động cảm xúc, tâm hồn. Từ đó làm cảm động người đọc, người nghe, người xem.

=> Văn nghệ giúp con người sống phong phú hơn và tự hoàn thiện tâm hồn mình.

3. Kết bài

  • Nghệ thuật: với cách viết chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc
  • Bài tiểu luận là sợi dây kết nối đồng điệu giữa người nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt sâu xa của trái tim. Từ đó, ta hiểu rằng văn nghệ giúp cho con người sống phong phú hơn và tự hoàn thiện bản thân mình hơn.

Bài giảng Ngữ văn 9 Tiếng Nói Của Văn Nghệ

Cảm nhận bài Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi (mẫu 1)

Top 8 Bài văn phân tích tác phẩm Thật đúng đắn khi nói rằng văn học là tiếng nói đầy nghệ thuật thuật của người nghệ sĩ. Chúng là những sợi dây vô hình gắn kết truyền tải cảm xúc, tư tưởng của người nghệ sĩ đến với độc giả. Trong Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi đã lập luận một cách đầy thuyết phục và duyên dáng quan điểm trên.

Nguyễn Đình Thi (1924-2003), quê gốc ở Hà Nội, ông là nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận và phê bình văn hóa sâu sắc. Tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ được sáng tác năm 1948 và in trong tập Mấy vấn đề văn học (1956).

Trong phần đầu của tác phẩm Nguyễn Đình Thi đi vào phân tích và làm rõ nội dung của văn nghệ. Ông cho rằng văn học là thực tại khách quan, là tất cả những gì tồn tại xung quanh chúng ta, mượn những vật liệu từ chính cuộc sống đa màu, đa vẻ, không phải là thứ gì bay bổng, cao xa. Có lẽ có tâm hồn đồng điệu với Nguyễn Đình Thi, Nhà viết kịch Nguyễn Huy Tưởng cũng đã viết trong tác phẩm Vũ Như Tô rằng: “Nghệ thuật mà không gắn liền với đời sống thì đó nó chỉ là những bông hoa ác mà thôi” hay Nam Cao cũng có một quan điểm nghệ thuật rất hay: “Chao ôi, nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than…”. Thêm vào đó, nghệ thuật không chỉ đơn thuần là những ghi chép cứng nhắc, khô khan mà là những cảm nhận chân thực và sâu sắc từ tâm hồn của người nghệ sĩ, thông qua lăng kính chủ quan của mình người nghệ sĩ ấy đã biến những thứ vốn quen thuộc thành thứ nghệ thuật đầy mới mẻ. Chứng minh cho quan điểm của mình Nguyễn Đình Thi đã trích hai câu thơ do đại thi hào Nguyễn Du viết, rằng:

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Mùa xuân vốn là một hiện tượng tự nhiên của cuộc sống, câu thơ chỉ đơn thuần tả mùa xuân nhưng qua lăng kính chủ quan, tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời và cảm nhận sâu sắc của Nguyễn Du mùa xuân trở nên tràn đầy sức sống, lan tỏa trong từng câu chữ là vẻ đẹp tươi non, mơn mởn, căng tràn nhựa sống. Đọc câu thơ mà ta như thấy mùa xuân trong lòng Nguyễn Du hiện ra trước mắt, chân thật, tuyệt diệu đến thế. Hay là cái chết đầy thảm khốc của An-na Ca-rê-nhi-na, ẩn sâu trong đó là sự ám ảnh, bâng khuâng, buồn thương cho số phận của những con người trong xã hội, mà khi gấp trang sách lại ta vẫn còn vương vấn như nghe, như thấy được tâm tư tình cảm của Tôn-xtôi khi viết nên những dòng chữ sâu sắc này.

Từ các dẫn chứng tiêu biểu như vậy ta có thể nhận ra rằng khác với khoa học xã hội, chỉ bao gồm những quy luật và những điều khách quan mang tính lý thuyết, thì văn nghệ lại đi sâu vào đời sống tinh thần con người và làm thay đổi những suy nghĩ, tình cảm ẩn chứa bên trong mỗi con người khác nhau.

Không chỉ nói về nội dung cốt lõi của văn nghệ Nguyễn Đình Thi còn trình bày quan điểm của mình về sức mạnh và ý nghĩa của văn nghệ. Văn nghệ có sức mạnh như là một sợi dây kết nối thế giới bên ngoài với con người bị ngăn cách khỏi cuộc sống, tiêu biểu như những người tù chính trị, bị giam cầm cả về thể xác lẫn tinh thần, bị ngăn cách bị tra tấn trong không gian chật hẹp, tù túng, đầy ngột ngạt. Người nghệ sĩ trong hoàn cảnh ấy đã gửi tư tưởng mình vào thơ văn, coi đó là một thế giới mới, kết nối với thế giới bên ngoài.

Hồ Chí Minh đã đánh rơi một viên ngọc quý xuống nền văn học Việt Nam với tập thơ Nhật ký trong tù, có đoạn thơ hóm hỉnh, đầy lạc quan như sau:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Cùng hoàn cảnh ấy, Tố Hữu cũng viết Khi con tu hú đầy tha thiết, rạo rực, khát vọng tự do cháy bỏng, có câu rất ấn tượng, đạt tới cảnh giới cảm xúc “Ngột làm sao, chết uất thôi.”

Như vậy văn nghệ là cách để người nghệ sĩ giãi bày tâm trạng, cách nhìn nhận cuộc sống, đồng thời đem tới cho họ vũ khí sắc bén, cổ vũ tinh thần hiên ngang bất khuất, nuôi dưỡng tâm hồn người nghệ sĩ được trong sáng, vững vàng trước hoàn cảnh khốn khó, gian khổ. Ngoài ra trong các tác phẩm của Nam Cao hay Thạch Lam còn là sự cổ vũ tinh thần của những con người khốn khổ hay sống trong cảnh bị áp bức bóc lột, cổ vũ tinh thần đấu tranh, thay đổi cuộc sống, hướng tới một cái gì đó tốt đẹp hơn.

Văn nghệ gắn với lao động sản xuất, gắn với thiên nhiên. Đối với những con người lam lũ vất vả văn nghệ đem tới cho họ ánh sáng hi vọng, lay động tình cảm, như những câu hát than thân, những câu hát về tình yêu thương cuộc sống, những câu hát về tình yêu thiên nhiên đất nước. Tất cả đều là tác phẩm của những người nông dân chân lấm tay bùn, thông qua lao động vất vả, họ tìm ra được những quy luật cuộc sống và đưa vào ca dao tục ngữ, truyền miệng từ đời này sang đời khác để làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần, thắp sáng tâm hồn. Tay làm mà miệng nhẩm vài câu ca dao, bỗng cảm thấy yêu đời đến thế, mệt mỏi bỗng chốc tan biến, đấy chính là sức mạnh của văn nghệ.

Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng và Nam Cao đều có chung một quan điểm, một ý nghĩ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống con người. Văn nghệ không thể xa rời cuộc sống, văn nghệ mượn chất liệu từ cuộc sống để làm nên nghệ thuật, đấy mới là thứ nghệ thuật chân chính có giá trị sâu sắc. Nghệ thuật cũng gắn liền với tư tưởng của con người, nghệ thuật không phô bày ngay trước mắt mà nó ẩn sâu trong lớp vỏ của cuộc sống hằng ngày, “náu mình, yên lặng” chờ một tâm hồn đủ sức để khai phá chúng. Và để làm được như vậy người đọc phải tự mình cảm nhận, không áp đặt, lộ liễu, khô khan. Nam Cao viết: “…nhà văn không được trốn tránh nghệ thuật mà phải đứng trong lao khổ mở hồn ra đón lấy những vang động của đời”, muốn hiểu thì phải trầm mình vào, mở rộng lòng mà cảm nhận, thế mới cảm nhận được thứ nghệ thuật chân chính nhất.

Chung quy lại, nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, từ vui, buồn, giận dữ, hay tuyệt vọng, hăng hái,… tất cả đều có thể thông qua nghệ thuật mà bày tỏ, truyền đạt. Nghệ thuật đốt lửa trong lòng chúng ta, những đốm lửa đầy nhân văn, sưởi ấm những tâm hồn lạnh giá, cô tịch nhất, giải phóng con người, giúp con người tự thoát khỏi cái gông xiềng tăm tối vô hình của bản thân. Tạo cho tâm hồn con người sự sống mãnh liệt, làm phong phú thế giới nội tâm, khiến con người biết yêu thương hơn cuộc sống này. Trong tác phẩm Ý nghĩa của văn chương có đoạn: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có, …”, đây cũng là một phần tác dụng của nghệ thuật gắn liền với đời sống rất sâu sắc và đáng giá. Vậy chính ra nghệ thuật đóng vai trò to lớn nhất trong việc xây dựng đời sống tâm hồn xã hội, dựa trên nền tảng của cuộc sống xã hội!

Tiếng nói của văn nghệ trải qua hơn nửa thế kỷ đầy biến động, thế giới văn chương có phần đổi khác những những quan điểm cuả Nguyễn Đình Thi chưa bao giờ là cũ, mà nó luôn trường tồn với thời gian. Điều đó cho thấy, thời nào cũng vậy văn nghệ luôn có những đặc điểm chung nhất, mà người nghệ sĩ phải nắm rõ để sáng tác ra những tác phẩm nghệ nghệ thuật chân chính, có giá trị, thế mới là người nghệ sĩ có tâm và có tầm.

Cảm nhận bài Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi (mẫu 2)

Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) quê ở Hà Nội. Ông là một trong những thành viên đầu tiên của tổ chức Văn hóa cứu quốc do mặt trận Việt Minh thành lập từ năm 1943. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được bầu làm Tổng thư kí Hội Văn hóa cứu quốc, đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên. Từ năm 1958 đến 1989, Nguyễn Đình Thi là Tổng Thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1995, ông là Chủ tịch ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật.

Hoạt động văn nghệ của Nguyễn Đình Thi khá đa dạng: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình… Năm 1996, ông đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Nguyễn Đình Thi bước vào con đường hoạt động văn nghệ khá sớm. Bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được ông viết năm 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề văn học, xuất bản năm 1956.

Giữa những năm đầu bộn bề gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta vẫn quan tâm xây dựng một nền văn học nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và đại chúng. Tiếng nói của văn nghệ luôn gắn bó với đời sống phong phú, sôi nổi của quần chúng đang sản xuất và chiến đấu.

Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho đời sống tinh thần của con người phong phú hơn, đẹp đẽ hơn. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định điều ấy bằng những lập luận vừa chặt chẽ, khoa học, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.

Tên bài Tiếng nói của văn nghệ vừa có tính khái quát của lí luận vừa gợi sự gần gũi, thân mật bởi nó bao hàm cả nội dung lẫn cách thức, giọng điệu của văn nghệ.

Tại sao con người cần đến văn nghệ? Để trả lời câu hỏi đó, tác giả đã phân tích nội dung phản ánh và phương thức thể hiện của văn nghệ cùng sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.

Hệ thống luận điểm trong văn bản này có thể tóm tắt như sau:

Luận điểm một: Nội dung phản ánh của văn nghệ vừa là thực tại khách quan vừa là nhận thức, tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn nghệ thể hiện một quan điểm sống của tác giả, có thể làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ của người đọc.

Luận điểm hai : Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống, nhất là trong hoàn cảnh kháng chiến vô cùng gian khổ của dân tộc ta hiện nay.
Luận điểm ba: Văn nghệ có khả năng cảm hóa, có sức mạnh lôi cuốn kì diệu bởi nó là tiếng nói của tình cảm tác động tới mỗi người qua những rung cảm của trái tim.

Các luận điểm trên liên kết chặt chẽ với nhau, giải thích và bổ sung ý nghĩa cho nhau để nêu bật sức mạnh đặc trưng của tiếng nói văn nghệ.

Trước hết, chúng ta hãy phân tích luận điểm một: Nội dung phản ánh và thể hiện của tiếng nói văn nghệ.

Mở đầu bài tiểu luận, Nguyễn Đình Thi viết : Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.

Tác giả khẳng định là các tác phẩm nghệ thuật đều lấy chất liệu từ hiện thực khách quan của đời sống. Đó là những sự việc, những câu chuyện mà tác giả từng nghe hoặc chứng kiến, nhưng khi đưa vào tác phẩm, tác giả đã có sự lựa chọn, sắp xếp theo mục đích của mình chứ không phải là sự sao chép giản đơn, “chụp ảnh” nguyên xi thực tại ấy. Nội dung của tác phẩm văn nghệ thường là các vấn đề chủ yếu trong xã hội. Khi sáng tạo một tác phẩm, dù chất liệu chỉ là những câu chuyện về những con người sống ở ngoài đời nhưng nghệ sĩ đã gửi vào đó một cái nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình. Đó là tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sĩ. Đó là cách giải quyết các vấn đề mà tác giả đề cập đến trong tác phẩm. Nguyễn Đình Thi viết: Nghệ sĩ gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.

Tác giả khẳng định rằng tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà diễn tả tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ thông qua nghệ thuật ngôn từ. Tác phẩm văn nghệ mang đến cho người đọc bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng quen thuộc. Nguyễn Đình Thi đã lấy hai tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du và Tôn-xtôi để chứng minh điều ấy:

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Đây là hai câu thơ tả cảnh đặc sắc của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Nguyễn Đình Thi bình về cái hay, cái đẹp của nó như sau: … nào phải để cho ta biết cảnh mùa xuân ra sao mà thôi, hai câu thơ làm chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã nhìn thấy trong cảnh vật, rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi trẻ mãi và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy.

Nguyễn Đình Thi rút ra nhận xét khái quát về khả năng cảm hóa và sức mạnh lôi cuốn kì diệu của văn nghệ thông qua nội dung tác phẩm và cách giải quyết vấn đề của tác giả trong hai tác phẩm nổi tiếng của Tôn-xtôi và Nguyễn Du: Tất cả những cảnh những tình, những con người, những sự việc của một cuốn tiểu thuyết, nếu chỉ làm cho trí tò mò hiểu biết của ta thỏa mãn thì đóng quyển sách lại cũng không còn gì. Nhưng chúng ta đọc các dòng cuối cùng rồi, chúng ta biết hét đầu đuôi câu chuyện rồi, chúng ta biết nàng Kiều mười lăm năm đã chìm nổi những gì, hay là An-na Ca-rê- nhi-na đã chết thảm khốc ra sao, chúng ta không còn cần biết gì thêm, mà vẫn còn ngồi mãi trước trang sách chưa muốn gấp, đầu óc bâng khuâng nặng những suy nghĩ, trong lòng còn vương vất những vui buồn không bao giờ quên được nữa: chúng ta vừa nghe thấy lời gửi từ mấy trăm năm trước của Nguyễn Du hay Tôn-xtôi.

Tiếng nói của văn nghệ còn thể hiện ở sự rung cảm và nhận thức của từng người. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua nhiều thế hệ người đọc, người xem… Mỗi cá nhân, mỗi tầng lớp trong xã hội sẽ cảm nhận câu chuyện về nàng Kiều một cách khác nhau. Các thế hệ khác nhau sẽ phân tích Truyện Kiều bằng những cách cảm, cách nghĩ khác nhau.

Như thế là nội dung của văn nghệ có khác với nội dung của các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, lịch sử, địa lí… Những bộ môn khoa học này khám phá, miêu tả và đúc kết các quy luật khách quan của tự nhiên hay xã hội. Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính khái quát, là đời sống tinh thần của con người thông qua nhận thức và cảm xúc có tính chất cá nhân của nghệ sĩ. Văn nghệ giúp cho chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình:

Lời gửi của nghệ thuật không những là một bài học luân lí hay một triết lí về đời người, hay những lời khuyên xử thế, hay một sự thực tâm lí, hoặc xã hội. Nếu Truyện Kiều rút ra chỉ còn là:

Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

hoặc:

Thiện căn ở tại lòng ta,

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

thì tác phẩm của Nguyễn Du sẽ biến thành một thử “Phật giảo diễn ca”, cùng như An-na Ca-re-nhi-na sẽ biến thành “Bác ái giáo diễn thuyết” không lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú vá sâu sắc hơn. Chúng ta nhận của những nghệ sĩ vĩ đại ấy không những là mấy học thuyết luân lí, triết học, mà tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phẫn khích, và biết bao nhiêu tư tưởng của từng câu thơ, từng trang sách, bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ mà đáng lẽ chúng ta không nhận ra được hằng ngày chung quanh ta, một ánh nắng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con người trước kia ta chưa nhìn thấy bao nhiêu vẻ mới mẻ, bao nhiêu vấn đề mà ta ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn chúng ta nữa. Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn.

Qua các tác phẩm tiêu biểu được đưa ra làm dẫn chứng, Nguyễn Đình Thi đã giải thích tại sao con người cần đến Tiếng nói của văn nghệ và đã phân tích một cách thuyết phục về sự cần thiết của văn nghệ đối với con người. Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì lời nói của văn nghệ càng là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài với tất cả những hoạt động, những vui buồn gần gũi, quen thuộc.

Tác giả kể câu chuyện về người phụ nữ xưa khi tiếp xúc với ca dao – dân ca, với những đêm hội chèo ở đình làng: Những người, đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối sống tối tăm, vậy mà biến đổi khác hẳn khi họ ru con hay hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo. Câu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời nói, những câu hát, làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.

Văn nghệ góp phần làm tươi mát cuộc sống khắc khổ hằng ngày, giữ cho đời cứ tươi. Tác phẩm văn nghệ giúp cho con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ ngay trong hoàn cảnh vất vả, cực nhọc.

Tác giả khẳng định rằng văn nghệ rất cần cho con người, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại dân tộc ta dang tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ác liệt và vô cùng gian khổ:

Vì văn nghệ không thề sống xa lìa cuộc sống và sống là gì, nếu không phải trước hét là hành động, là làm lụng, là cần lao. Chiến đấu cũng là một hình thức cần lao, nói bằng danh từ khoa học con người trước hết là con người sản xuất. Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống hành động, cuộc đời sản xuất, cuộc đời làm lụng hằng ngày, giữa thiên nhiên và giữa những người làm lụng khác. Chỗ đứng chính của văn nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội của chúng ta. Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ.

Qua đoạn văn trên, tác giả khẳng định khả năng kì diệu của văn nghệ vì nó phản ánh tình cảm của con người trong chiến đấu và sản xuất. Để hiểu rõ tác dụng to lớn của văn nghệ, chúng ta có thể đặt câu hỏi ngược lại: Nếu không có văn nghệ, đời sống con người sẽ ra sao? Nếu quả thật có điều đó thì cuộc sống trên trái đất này sẽ buồn tẻ biết bao nhiêu! Lúc đó, trái tim con người sẽ trở thành gỗ đá. Vì vậy, con người rất cần đến tiếng nói của văn nghệ.

Tác phẩm văn nghệ là nghệ thuật tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình cảm yêu ghét, vui buồn của con người trong đời sống thường ngày. Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà trữ tình, lắng sâu, thấm thía những cảm xúc, những nỗi niềm.

Nguyễn Đình Thi đã phân tích con đường của văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó. Bởi vì, sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe. Con đường của văn nghệ đến với người đọc là từ trái tim đến với trái tim:

Tôn-xtôi nói vắn tắt: Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm . Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn; ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ…

Tác phẩm văn nghệ nói bằng cảm xúc và đi vào nhận thức, tâm hồn chung ta qua con đường tình cảm. Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống cùng cuộc sống được miêu tả trong đó, được yêu, ghét, vui, buồn, chờ đợi… cùng các nhân vật và cùng nghệ sĩ: Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, tình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, tình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.

Do tác động bằng nội dung và cách thức đặc biệt nên tác phẩm văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình. Như vậy là văn nghệ đã thực hiện các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền, sâu sắc: Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được “Sự sống cho tâm hồn người”. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn. Nghệ thuật giải phóng được cho bởi người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được. Trên nền tảng cuộc sống của xã hội, nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội.

Bài tiểu luận của Nguyễn Đình Thi thành công trước tiên do bố cục hết sức chặt chẽ, hợp lí và cách dẫn dắt vấn đề rất tự nhiên. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng bằng thơ văn, bằng câu chuyện thực tế để khẳng định và tăng sức thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. Giọng văn toát lên thái độ chân thành, say sưa, giàu nhiệt huyết của tác giả. Qua bài viết này, chúng ta hiểu được nội dung Tiếng nói của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người; đồng thời hiểu thêm cách viết một bài văn nghị luận văn học ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh.

Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi - Ngữ văn 9

Cảm nhận bài Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi (mẫu 3)

Trong cuộc sống của con người, cùng với sự hưởng thụ vật chất như ăn, uống, mặc, ở,… không thể thiếu sự hưởng thụ tinh thần : nghe ca nhạc, xem tranh tượng, đọc vãn thơ,… Một khúc nhạc du dương, trầm bổng chúng ta được nghe, một bức tranh, một pho tượng đẹp chúng ta được nhìn ngắm, một câu chuyện, một bài thơ đặc sắc chúng ta được đọc – hiểu – suy ngẫm,… tất cả gọi là văn nghệ. Đó là những sản phẩm tinh thần cao quý mang lại cho chúng ta bao điều bổ ích. Vậy những điếu bổ ích mà văn nghệ đem lại cho chúng ta là gì ? Bài Tiếng nói của văn nghệ – một tác phẩm nghị luận sâu sắc, chặt chẽ và giàu hình ảnh của nhà văn Nguyễn Đình Thi – sẽ trả lời cho chúng ta câu hỏi ấy.

1. Mỗi tác phẩm văn nghệ là một lá thư, một lời nhắn nhủ.

Để lí giải nội dung những lá thư, những lời nhắn nhủ của văn nghệ, tác giả Nguyễn Đình Thi đã trình bày một hệ thống luận điểm bằng các lí lẽ và dẫn chứng rành mạch, cụ thể:

a) Một câu thơ, đoạn thơ, số phận một nhân vật trong truyện hay tác phẩm văn học, một bài hát, một diệu múa, bức tranh,… đặc sắc sẽ đánh thức trong chúng ta những bâng khuâng, suy nghĩ, khiến ta vương vấn những buồn vui về cuộc sống, về con người. Có người nói: văn học nghệ thuật luôn ám ảnh chúng ta để hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đó là lời nhắn gửi thứ nhất của văn nghệ. Trước khi nêu luận điểm ấy nhà văn phân tích ngắn gọn câu thơ của Nguyễn Du, nhân vật trong tiểu thuyết của Lép Tôn-xtôi.

b) Lời nhắn gửi thứ hai : tác phẩm nghệ thuật gợi cho ta những bài học luân lí, hay một triết lí về đời người, những lời khuyên xử thế,… Minh hoạ luận điểm này, Nguyễn Đình Thi dẫn hai câu Kiều đáng nhớ :

Thiện căn ở tại lòng ta,

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Nhà văn bổ sung bằng những lí lẽ và dẫn chứng về tác phẩm của Nguyễn Du, của Tôn-xtôi rồi nhấn mạnh : mỗi tác phẩm lớn “rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng…”. Những nghệ sĩ lớn “đem tới được cho thời đại họ một cách sống của tâm hồn”. Lời gửi cua văn nghệ kì diệu biết bao !

c) Không chỉ như vậy, văn nghệ còn buộc chặt chúng ta với cuộc đời. Văn nghệ giúp cho ta được sống vui vẻ, lạc quan, tin yêu và hi vọng. Tương tự cách lập luận ở hai luận điểm trên, nhà văn kể những câu chuyện cụ thể, cảm động về các chiến sĩ cách mạng tiền bối bị cầm tù, cận kề cái chết vẫn “kể Kiều”, đọc cho nhau nghe Truyện Kiều, những người nông dân quanh năm vất vả vẫn ham thích hát dân ca, xem tuồng, chèo,… Từ dẫn chứng cụ thể, người viết sơ kết bằng hai câu văn thật sâu sắc : “Văn nghệ đã làm cho tâm hổn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống”.

Như vậy, với các luận điểm trên, nhà văn Nguyễn Đình Thi giúp chúng ta hiểu rõ sức mạnh, khả năng kì diệu của văn học nghệ thuật đối với cuộc sống con người. Các nhà lí luận gọi đó là chức năng, tác dụng của văn nghệ. Nguyễn Đình Thi không dùng từ ngữ mang tính khái quát ấy mà nói giản dị bằng những từ ngữ gợi cảm, dễ hiểu, “…một lời nhắn nhủ…lời gửi của văn nghệ”, kết hợp những dộng từ nhấn mạnh : “chúng ta nghe thấy…tác phẩm rọi một ánh sáng… câu Kiều, tiếng hát buộc chặt lấy cuộc đời…truyền lại, gieo vào…”. Cùng sự lựa chọn ngôn từ chính xác, gợi cảm, nhà văn sử dụng cách lập luận quy nạp khiến cho những luận điểm vốn là những khái niệm khó, trở nên dễ hiểu, đầy sức thuyết phục.

2. Cách nói, cách nhắn nhủ của văn nghệ

Đọc đoạn văn từ câu “Có lẽ văn nghệ…” đến câu “… khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy”, chúng ta có thể hiểu cách nói, cách nhắn gửi của văn nghệ trong ba ý chính sau.

Thứ nhất : Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Những câu thơ đẹp, những hình tượng nhân vật sống động, lời ca tiếng hát hay,… lay động con tim chúng ta, khiến ta xúc động, trào dâng niềm vui, lòng thương xót, mến yêu, niềm hi vọng,… trong cuộc sống.

Thứ hai : Tác phẩm khơi dậy trong trí óc tư những vấn đề suy nghĩ. Điều đó nghĩa là cùng với tình cảm, con đường đi tới của nghộ thuật là trí tuệ, là tư tưởng. Nhưng “cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng”.

Nó không nêu những nội dung tư tưởng, không giáo huấn trực tiếp, khô khan, áp đặt, nó “náu mình, yên lặng” để bằng sự khơi gợi của tình cảm, sự lay động từ con tim, truyền những dư ba, những nguồn sóng ngầm lên trí óc, đánh thức suy nghĩ, lắng sâu trong tư tưởng con người. Con đường đi và hướng đi của nghệ thuật thật tinh tế như thế đấy.

Thứ ba : Cách nói, đường đi của nghệ thuật tinh tế và kì diệu hơn nữa là nghệ thuật đốt lửa trong lòng chúng ta. Đi từ tình cảm đến tư tưởng, từ cách lay động con tim đến sự thức tỉnh trí óc,… mỗi tác phẩm nghệ thuật thực đã tác động đến những nơi tinh nhạy, linh thiêng nhất trong sự sống của con người.

Ba cách nói, ba phương thức tác động của văn học nghệ thuật đối với con người kì diệu và màu nhiệm xiết bao. Trình bày những luận điểm ấy, Nguyễn Đình Thi ít dùng những dẫn chứng cụ thể như ở phần trên mà chủ yếu giảng giải, phân tích bằng lí lẽ. Song lí lẽ của ông không trừu tượng, khô khan vì ngôn từ trong đoạn văn rất uyển chuyển, cụ thể, sinh động. Đồng thời nhà văn dùng nhiểu phép so sánh, ẩn dụ bằng những hình ảnh gần gũi, chẳng hạn “chỗ đứng của văn nghộ chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống”… “tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng… trỏ vẽ cho ta đường đi… đốt lửa trong lòng chúng ta…”. Viết văn nghị luận như thế thật tài hoa, đáng học tập.

3. Mục đích của văn nghệ

Đến phần kết thúc của văn bản (từ câu “Bắt rễ ở cuộc đời”… đến hết), tác giả tiếp tục dùng lí lẽ và những từ ngữ sinh động để khái quát cội nguồn và thiên chức vẻ vang, khả năng kì diệu của văn học nghệ thuật đối với con người, đối với cuộc sống. Nguyên lí cơ bản : Văn học nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, để rồi trở lại phục vụ cuộc sống được nhà văn nhấn mạnh bằng những luận điểm đầy ấn tượng như “văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người… Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người,… làm cho con người tự xây dựng được”.

Tóm lại, đọc văn bản Tiếng nói của văn nghệ chúng ta nghe được, hiểu được những lời nhắn gửi kì diệu của văn học nghệ thuật đối với cuộc sống con người. Văn nghệ là mối dây đồng cảm giữa nghệ sĩ với bạn đọc qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống phong phú hơn, để tự hoàn thiện nhân cách, để biết sống trong sạch, cao thượng theo tiêu chuẩn của chân, thiên, mĩ (sự thật, điều tốt và cái đẹp). Đồng thời qua áng văn này, chúng ta học tập được ở nhà văn Nguyễn Đình Thi thao tác phân tích bằng lí lẽ, kết hợp nhiều dẫn chứng sinh động, những lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh và cảm xúc, đạt tới chuẩn mực của một văn bản nghị luận sâu sắc có tính thuyết phục cao.

Nói cách khác, nội dung và những giá trị nghệ thuật dặc sắc ấy của bài viết đã nhắn gửi cho chúng ta bao điều kì diệu, đốt nóng trong chúng ta tình yêu văn chương nghệ thuật, khích lệ thêm cho chúng ta niềm hứng khởi và quyết tâm học tập, thực hành văn chương, nghệ thuật ở trường lớp, trong gia đình cũng như ngoài cuộc sống. Cám ơn nhà văn Nguyễn Đình Thi đã cho chúng ta thưởng thức một món ăn tinh thần cao quý và bổ ích.

Cảm nhận bài Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi (mẫu 4)

Văn nghệ là một loại tuyên truyền "rất đặc biệt". Văn nghệ "truyền điện" thẳng vào tâm hồn ta. Nó làm cho con người "vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn". Nghệ thuật giải phóng được cho con người", nghệ thuật "xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội". Thật vậy, tư tưởng là cao quý mà tiếng nói của văn nghệ hướng tới. Có điều "văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả". Văn nghệ là một thứ tuyên truyền bằng ngôn ngữ, hình tượng, cảm xúc..., nhưng nó "không tuyên truyền" bằng "tri thức trừu tượng", nhà nghệ sĩ "không mà một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học". Ví dụ, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đã lấy cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga để nói về trung, hiếu, tiết, hạnh, "một thứ tuyên truyền không tuyên truyền" là như vậy.

Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết vào năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp. Văn bản nghị luận này có bố cục chặt chẽ. Mọi lí lẽ và dẫn chứng của tác giả nêu ra đều tập trung và xoay quanh 3 luận điểm:

- Văn nghệ nảy sinh từ hiện thực cuộc sống, sáng tạo ra cái đẹp vì cuộc sống và con người.

- Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, của tâm hồn.

- Văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng.

1.Văn nghệ phản ánh, thể hiện cuộc sống. Nghệ sĩ không tô, đồ hiện thực "mà muốn nói một điều gì mới mẻ". Nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp, làm cho người đọc "rung động với cái đẹp". Câu thơ Kiều nói về cỏ xanh non và hoa lê "trắng điểm" mùa xuân đã làm cho chúng ta "rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi trẻ mãi và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy".

Văn nghệ, những trang văn, câu thơ sáng tạo nên bao nhiêu "hình ảnh đẹp đẽ", từ một ánh sáng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con người, sự sống ở quanh ta, mà trước kia "ta chưa biết nhìn thấy", bỗng làm ta "ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn" mình. Mỗi một tác phẩm văn nghệ lớn "rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng" rất kì diệu, nó "làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ". Sứ mệnh của những nghệ sĩ lớn là đem tới cho cả thời đại họ "một cách sống của tâm hồn".

Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ: sáng tạo ra cái đẹp là thiên chức của nhà nghệ sĩ; cái đẹp là đặc trưng của văn nghệ - cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người, cái đẹp của cuộc sống.

2.Chức năng của văn nghệ là vô cùng kì diệu

Tiếng nói của văn nghệ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao tự do cho những người tù chính trị trong các sở mật thám. Những câu thơ Kiều, những tiếng hát... đã làm cho những người bị giam cầm "vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài, có cây, có phố, có ruộng, có người, có tình yêu, có những vui buồn khó nhọc hàng ngày; nói một cách khác, đó là sự sống.

Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, nhưng khi họ ru con hay hát ghẹo, một câu ca dao, một buổi xem chèo đã gieo vào tâm hồn họ "một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường"', làm cho những con người tăm tối nghèo khổ ấy "trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt". Đúng, tiếng nói của văn nghệ, "lời gửi của văn nghệ là sự sống.

Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ "văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống". Chỗ đứng của văn nghệ "chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống...". Chỗ đứng của văn nghệ là "tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu" trong thiên nhiên và đời sống xã hội. Tác giả trích đẫn câu nói của Tôn-xtôi, văn hào Nga, để khẳng định kiến giải của mình: "Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm"
3.Tiếng nói của văn nghệ còn là tiếng nói của tư tưởng

Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Tư tưởng trong văn nghệ "nảy ra" từ trong cuộc sống, và "thấm" trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của văn nghệ mang tính đặc thù, "không lộ liễu và khô khan". Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, một bức tranh, một bản đàn, làm cho cảm xúc chúng ta "rung động", rồi sẽ khơi dậy trong trí óc ta "những vấn đề suy nghĩ". Tư tưởng trong nghệ thuật được thể hiện một cách tinh tế, "náu mình yên lặng. Vì thế, "một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được", nó níu giữ mãi trong lòng ta.

Văn nghệ là một loại tuyên truyền "rất đặc biệt". Văn nghệ "truyền điện" thẳng vào tâm hồn ta. Nó làm cho con người "vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn". Nghệ thuật giải phóng được cho con người", nghệ thuật "xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội". Thật vậy, tư tưởng là cao quý mà tiếng nói của văn nghệ hướng tới. Có điều "văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả". Văn nghệ là một thứ tuyên truyền bằng ngôn ngữ, hình tượng, cảm xúc..., nhưng nó "không tuyên truyền" bằng "tri thức trừu tượng", nhà nghệ sĩ "không mà một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học". Ví dụ, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đã lấy cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga để nói về trung, hiếu, tiết, hạnh, "một thứ tuyên truyền không tuyên truyền" là như vậy.

Sau hơn nửa thế kỉ, những ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong bài Tiếng nói của văn nghệ không còn xa lạ với nhiều người. Một cách viết tài hoa, có duyên, lí lẽ và lập luận khá sáng tỏ, chặt chẽ, giọng văn nhiệt tâm, nhiệt thành là sức hấp dẫn của bài tiểu luận này.

Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi

Cảm nhận bài Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi (mẫu 5)

Văn nghệ là một loại tuyên truyền "rất đặc biệt". Văn nghệ "truyền điện" thẳng vào tâm hồn ta. Nó làm cho con người "vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn". Nghệ thuật giải phóng được cho con người", nghệ thuật "xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội". Thật vậy, tư tưởng là cao quý mà tiếng nói của văn nghệ hướng tới. Có điều "văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả". Văn nghệ là một thứ tuyên truyền bằng ngôn ngữ, hình tượng, cảm xúc..., nhưng nó "không tuyên truyền" bằng "tri thức trừu tượng", nhà nghệ sĩ "không mà một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học". Ví dụ, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đã lấy cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga để nói về trung, hiếu, tiết, hạnh, "một thứ tuyên truyền không tuyên truyền" là như vậy.

Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết vào năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp. Văn bản nghị luận này có bố cục chặt chẽ. Mọi lí lẽ và dẫn chứng của tác giả nêu ra đều tập trung và xoay quanh 3 luận điểm:

- Văn nghệ nảy sinh từ hiện thực cuộc sống, sáng tạo ra cái đẹp vì cuộc sống và con người.

- Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, của tâm hồn.

- Văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng.

1.Văn nghệ phản ánh, thể hiện cuộc sống. Nghệ sĩ không tô, đồ hiện thực "mà muốn nói một điều gì mới mẻ". Nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp, làm cho người đọc "rung động với cái đẹp". Câu thơ Kiều nói về cỏ xanh non và hoa lê "trắng điểm" mùa xuân đã làm cho chúng ta "rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi trẻ mãi và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy".

Văn nghệ, những trang văn, câu thơ sáng tạo nên bao nhiêu "hình ảnh đẹp đẽ", từ một ánh sáng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con người, sự sống ở quanh ta, mà trước kia "ta chưa biết nhìn thấy", bỗng làm ta "ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn" mình. Mỗi một tác phẩm văn nghệ lớn "rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng" rất kì diệu, nó "làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ". Sứ mệnh của những nghệ sĩ lớn là đem tới cho cả thời đại họ "một cách sống của tâm hồn".

Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ: sáng tạo ra cái đẹp là thiên chức của nhà nghệ sĩ; cái đẹp là đặc trưng của văn nghệ - cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người, cái đẹp của cuộc sống.

2.Chức năng của văn nghệ là vô cùng kì diệu

Tiếng nói của văn nghệ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao tự do cho những người tù chính trị trong các sở mật thám. Những câu thơ Kiều, những tiếng hát... đã làm cho những người bị giam cầm "vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài, có cây, có phố, có ruộng, có người, có tình yêu, có những vui buồn khó nhọc hàng ngày; nói một cách khác, đó là sự sống.

Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, nhưng khi họ ru con hay hát ghẹo, một câu ca dao, một buổi xem chèo đã gieo vào tâm hồn họ "một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường"', làm cho những con người tăm tối nghèo khổ ấy "trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt". Đúng, tiếng nói của văn nghệ, "lời gửi của văn nghệ là sự sống.

Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ "văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống". Chỗ đứng của văn nghệ "chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống...". Chỗ đứng của văn nghệ là "tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu" trong thiên nhiên và đời sống xã hội. Tác giả trích đẫn câu nói của Tôn-xtôi, văn hào Nga, để khẳng định kiến giải của mình: "Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm"
3.Tiếng nói của văn nghệ còn là tiếng nói của tư tưởng

Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Tư tưởng trong văn nghệ "nảy ra" từ trong cuộc sống, và "thấm" trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của văn nghệ mang tính đặc thù, "không lộ liễu và khô khan". Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, một bức tranh, một bản đàn, làm cho cảm xúc chúng ta "rung động", rồi sẽ khơi dậy trong trí óc ta "những vấn đề suy nghĩ". Tư tưởng trong nghệ thuật được thể hiện một cách tinh tế, "náu mình yên lặng. Vì thế, "một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được", nó níu giữ mãi trong lòng ta.

Văn nghệ là một loại tuyên truyền "rất đặc biệt". Văn nghệ "truyền điện" thẳng vào tâm hồn ta. Nó làm cho con người "vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn". Nghệ thuật giải phóng được cho con người", nghệ thuật "xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội". Thật vậy, tư tưởng là cao quý mà tiếng nói của văn nghệ hướng tới. Có điều "văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả". Văn nghệ là một thứ tuyên truyền bằng ngôn ngữ, hình tượng, cảm xúc..., nhưng nó "không tuyên truyền" bằng "tri thức trừu tượng", nhà nghệ sĩ "không mà một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học". Ví dụ, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đã lấy cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga để nói về trung, hiếu, tiết, hạnh, "một thứ tuyên truyền không tuyên truyền" là như vậy.

Sau hơn nửa thế kỉ, những ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong bài Tiếng nói của văn nghệ không còn xa lạ với nhiều người. Một cách viết tài hoa, có duyên, lí lẽ và lập luận khá sáng tỏ, chặt chẽ, giọng văn nhiệt tâm, nhiệt thành là sức hấp dẫn của bài tiểu luận này.

Cảm nhận bài Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi (mẫu 6)

Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết vào năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp. Văn bản nghị luận này có bố cục chặt chẽ. Mọi lí lẽ và dẫn chứng của tác giả nêu ra đều tập trung và xoay quanh 3 luận điểm:
- Văn nghệ nảy sinh từ hiện thực cuộc sống, sáng tạo ra cái đẹp vì cuộc sống và con người.
- Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, của tâm hồn.
- Văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng.
1. Văn nghệ phản ánh, thể hiện cuộc sống. Nghệ sĩ không tô, đồ hiện thực "mà muốn nói một điều gì mới mẻ". Nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp, làm cho người đọc "rung động với cái đẹp". Câu thơ Kiều nói về cỏ xanh non và hoa lê "trắng điểm" mùa xuân đã làm cho chúng ta "rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi, trẻ mũi và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy".
Văn nghệ, những trang văn, câu thơ sáng tạo nên bao nhiêu "hình ảnh đẹp đẽ", từ một ánh nắng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con người, sự sống ở quanh ta, mà trước kia "ta chưa biết nhìn thấy", bỗng làm ta "ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn" mình. Mỗi một tác phẩm văn nghệ lớn "rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng" rất kì diệu, nó "làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ". Sứ mệnh của những nghệ sĩ lớn là đem tới cho cả thời đại họ "một cách sống của tâm hồn".
Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ: sáng tạo ra cái đẹp là thiên chức của nhà nghệ sĩ; cái đẹp là đặc trưng của văn nghệ cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người, cái đẹp của cuộc sống.
2. Chức năng của văn nghệ là vô cùng kì diệu
Tiếng nói của văn nghệ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao tự do cho những người tù chính trị trong các sở mật thám. Những câu thơ Kiều, những tiếng hát... đã làm cho những người bị giam cầm "vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài, có cây, có phố, cá ruộng, có người, có tình yêu, có những vui buồn khó nhọc hàng ngày; nói một cách khác, đó là sự sống.
Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, nhưng khi họ ru con hay hát ghẹo, một câu ca dao, một buổi xem chèo đã gieo vào tâm hồn họ "một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường"', làm cho những con người tăm tối nghèo khổ ấy "trong một buổi được cười hả dụ hay rỏ giấu một giọt nước mắt". Đúng, tiếng nói của văn nghệ, "lời gửi của văn nghệ là sự sống
Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ "văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống". Chỗ đứng của văn nghệ "chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống...". Chỗ đứng của văn nghệ là "tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu" trong thiên nhiên và đời sống xã hội. Tác giả trích dẫn câu nói của Tôn-xtôi, văn hào Nga, để khẳng định kiến giải của mình: "Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm".

3. Tiếng nói của văn nghệ còn là tiếng nói của tư tưởng
Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Tư tưởng trong văn nghệ "nay ra" từ trong cuộc sống, và "thấm" trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của văn nghệ mang tính đặc thù, "không lộ liễu và khô khan". Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, một bức tranh, một bản đàn, làm cho cảm xúc chúng ta "rung động", rồi sẽ khơi dậy trong trí óc ta "những vấn đề suy nghĩ". Tư tưởng trong nghệ thuật được thể hiện một cách tinh tế, "náu mình yên lặng". Vì thế, "một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuông được", nó níu giữ mãi trong lòng ta.
Văn nghệ là một loại tuyên truyền "rất đặc biệt". Văn nghệ "truyền điện" thẳng vào tâm hồn ta. Nó làm cho con người "vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn". Nghệ thuật "giải phóng được cho con người", nghệ thuật "xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội". Thật vậy, tư tưởng là nơi cao quý mà tiếng nói của văn nghệ hướng tới. Có điều "văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả". Văn nghệ là một thứ tuyên truyền bằng ngôn ngữ, hình tượng, cảm xúc..., nhưng nó "không tuyên truyền" bằng "tri thức trừu tượng", nhà nghệ sĩ "không mà một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học". Ví dụ, Truyện Lục Văn Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đã lấy cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga để nói về trung, hiếu, tiết, hạnh, "một thứ tuyên truyền không tuyên truyền" là như vậy.
Sau hơn nửa thế kỉ, những ý kiến của Nguyễn Đinh Thi trong bài Tiếng nói của văn nghệ không còn xa lạ với nhiều người. Một cách viết tài hoa, có duyên, lí lẽ và lập luận khá sáng tỏ, chặt chẽ, giọng văn nhiệt tâm, nhiệt thành là sức hấp dẫn của bài tiểu luận này.

Cảm nhận bài Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi (mẫu 7)

“Tiếng nói của văn nghệ”, tiếng nói của thơ ca chưa bao giờ là những lời dễ dãi, nhạt nhòa. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi từng viết: "Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc...". ý kiến ấy gợi cho ta bài học sâu sắc về việc tiếp nhận văn nghệ nói chung và thơ ca nói riêng.

Thơ ca là tiếng nói của tình cảm, tâm trạng, cảm xúc con người. Học giả Lê Quý Đôn từng viết: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” là bởi thế. Thơ bao giờ cũng ngắn gọn, hàm súc nên ngôn ngữ thơ cô đọng, lời ít ý nhiều. Không chỉ vậy, nhà thơ thường dùng nhiều biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, đối lập, ... để thế hiện tình ý sâu xa của mình. Không gian, thời gian trong thơ là không gian, thời gian của cảm xúc, tâm tưởng nên trong thơ có nhiều khoảng trống, khoảng trắng đòi hỏi sự liên tưởng phong phú và đồng cảm của người viết. Bởi vậy nên, đọc một bài thơ thì dễ mà hiểu được thơ, cảm được thơ thật khó.

“Một bài thơ hay” chẳng những mang đến cho người đọc những tình cảm thẩm mĩ đẹp đẽ mà còn có hình thức thể hiện độc đáo sáng tạo. Để cảm nhận đầy đủ những lớp nghĩa của thơ ca, cảm nhận vẻ đẹp của hình thức thơ, bạn đọc phải dụng công rất nhiều. Do vậy, đọc một bài thơ hay “không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ”. Mặt khác, thơ ca là tiếng nói của tâm hồn bởi vậy, người đọc phải có được sự đồng cảm, đồng điệu về tiếng lòng với nhân vật trữ tình, với tác giả. Do đó, người đọc thơ không chỉ đọc trong tư thế khám phá những hình thức thẩm mĩ của bài thơ mà phải đọc với tất cả tâm hồn: “Tất cả tâm hồn chúng ta đọc...".

Trong chương trình văn học Việt Nam lớp 8 và 9, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh xứng đáng là một “bài thơ hay” đáng để ta “dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc...”.

Nhà thơ Tế Hanh được bạn đọc biết đến bắt đầu từ phong trào Thơ mới 1932 - 1945. Ngay từ những ngày đầu sáng tác, thơ của ông đã gắn bó tha thiết với làng quê. Trong những năm sau đó, dù mở rộng về đề tài nhưng nhà thơ vẫn được biết đến nhiều nhất qua những vần thơ viết về quê hương. Và “Quê hương” là một bài thơ như thế.

Mở đầu bài thơ của mình, nhà thơ có hai câu thơ “giới thiệu” khá lạ:

"Làng tôi vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”.

Đó là lời thơ giới thiệu về nghề nghiệp và vị trí của làng: "làm nghề chài lưới”, bốn bề là nước “cách biển nửa ngày sông”. Hai câu thơ giới thiệu về làng rất ngắn gọn chứa đựng những lời tâm tình chân thành “làng tôi vốn...” Nhưng đằng sau chữ “vốn” ta nghe có cả một bề dày truyền thống lâu đời gắn bó với biển cả. Đế đến câu thơ sau — một càu thơ tám chữ mà có dén năm chữ nhắc đến ý nghĩa “nước”: “nước”, “bao vây”, “biển”, “sông” - thì người đọc có cảm giác Đây là lời xướng giọng cao cho một bản trường ca về cuộc sống làng chài.

Sau lời “trần tình” về làng, nhà thơ phác nên bức tranh canh dân chài ra khơi đánh cá:

"Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”.

Trên cái nền thuận hòa của trời biển thiên nhiên “Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng” là vẻ đẹp tuyệt vời của con người, con thuyền và những cánh buồm.

Nhắc đến người dân chài, nhà thơ nhắc đến “dân trai tráng”, đó là những chàng trai khỏe mạnh, rắn rỏi. Có vậy, họ mới vững vàng đầu sóng ngọn gió đê chí huy những con thuyền và những cánh buồm mạnh mẽ thế này:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân tráng bao la thâu gặp gió”.

Hình ảnh con thuyền được so sánh với con tuấn mã cùng hành động hăng hái “phăng” (mái chèo), “mạnh mẽ” “vượt” (trường giang) đã diễn tả khí thế băng lối dũng mãnh của con thuyền ra khơi. Câu thơ tả thuyền nhưng còn làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng ở những người dân chài nơi biển cả.

Theo lối băng đi của những thân thuyền, cánh buồm căng gió biển quen thuộc trớ nên thơ mộng và hùng tráng. Trong câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”, nhà thơ đã có cách so sánh rất kì lạ. Khi so sánh, ta thường so sánh vật vô hình với vật hữu hình để cụ thế hóa đối tượng. Nhưng ớ đây, Tế Hanh so sánh vật hữu hình “cánh buồm” với một vật vô hình “mảnh hồn làng”.

Điều đó tạo một ấn tượng đặc biệt. Hồn làng - hồn của quê hương - đã hóa thân vào những cánh buồm đế lướt về nơi biển cả. Chẳng những thế, ở câu thơ sau, cánh buồm còn được nhân hoá: "Rướn" như một sinh thế biết cử động đang rướn cao thân trắng, thâu góp gió biển của quê hương. Hình ảnh ấy sống động và gợi cảm biết bao. Đoạn thơ vừa là cảnh thiên nhiên, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.

Sau ngày ra khơi đầy hào khí, đoạn thuyền đánh cá trở về trong niềm hân hoan chào đón của dân làng:

“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”.

Tác giả không đi vào chi tiết tả cụ thể một đối tượng nào mà tả chung, gợi không khí cả làng. Đó là sự ồn ào, náo nức, là không khí tấp nập, vui vẻ, rộn ràng, thoả mãn. Câu thơ "nhờ ơn trời..." như một tiếng reo cảm tạ đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn với cá đầy ghe. Khổ thơ là bức tranh lao động náo nhiệt đầy ắp niềm vui và sự sống.

Bên cạnh không khí ồn ào, tấp nập của dân làng, khổ thơ sau như là một góc lắng của không gian để những người dân đi biền và những con thuyền có thể nghỉ ngơi:

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.

Hình ảnh trai tráng và con thuyền sau chuyến đi biển.

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng" là một câu tả thực. Màu “rám nắng” là minh chứng cho nhiều chuyến đi biển đầy thử thách, cho sự lành mạnh, đẹp đẽ về thế chất của “dân trai tráng” vùng chài. Đặc biệt, trong câu thơ sau, nhà thơ đã sử dụng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tạo ra những ấn tượng rất lạ: “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. những người dân chài với làn da nhuộm nắng, gió, thân hình vạm vỡ toát lên một vẻ đẹp mặn mòi của biển cả. Trong động từ “nồng thở” có một chuyên động rât mạnh mẽ, khỏe khoắn. Và “vị xa xăm” ấy là hương vị của muôi biển, gió biển, hồn biển... dạt dào, khoáng đạt. Hình ảnh thơ vừa chân thực vừa lãng mạn nâng những người “dân chài lưới” lên tầm vóc của những anh hùng.

Bên cạnh hình ảnh rất đẹp, rất khỏe của người đi biển là hình ảnh tinh tế của những con thuyền:

“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.

Con thuyền nằm lặng im nghỉ ngơi trên bến sau bao vật lộn nhọc nhằn với sóng gió. Nhà thơ dùng phép nhân hóa “mỏi” để diễn tả trạng thái im lìm, lặng lẽ của những con thuyền nằm trên bến. Không chỉ vậy, tiếp tục dùng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nhà thơ đã thổi hồn vào đoàn thuyền: “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Trạng thái nằm lặng im của thuyền tĩnh lặng đến mức có thể “nghe” được những chuyển động tinh vi nhất của từng thớ gỗ “chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Con thuyền đã được thổi hồn để trở thành một thành viên của làng biển. Câu thơ gợi cảm và mang đầy cảm hứng lãng mạn.

Đến đây, nhà thơ không sao nén nồi tiếng nhớ quê hương. Tế Hanh đã trực tiếp nói nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của mình:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”.

Nước xanh, cá bạc, buồm, thuyền, mùi nồng mặn... Đó là màu sắc, là hình ảnh, là hương vị của quê hương đó...! Đặc biệt, câu thơ cuối của bài: "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá" giản dị, tự nhiên và rất chân thành, “mùi nồng mặn” là mùi vị đặc trưng của quê hương là hương vị lao động. Chính vì vậy, bài thơ đã làm hiện lên hình ảnh quê hương trong sáng, khoẻ khoắn biết nhường nào.

Viết “Quê hương”, ngòi bút miêu tả của Tế Hanh vô cùng bay bổng dạt dào cám hứng lãng mạn. Bài thơ có những hình ảnh so sánh đẹp đẽ, những thủ pháp nghệ thuật - đặc biệt là nghệ thuật ẩn dụ chuyến đổi cảm giác — tinh tế, gợi cảm.

Tiếp nhận văn học, văn nghệ không đơn giản như ta đón nhận một vật trao tay, đó thực sự là một quá tiành khổ công nhưng đầy thú vị. Sau mồi lần đọc lại, chiêm nghiệm lại về một bài thơ hay ta lại tìm ra được một hạt ngọc của tình cảm, của nghệ thuật. Vậy nên, có khi nào phải “không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc..." đối với một tác phẩm thơ ca thì ta sẽ lấy đó là niềm hạnh phúc. Và cũng thật vinh dự cho nhà thơ Tế Hanh khi hiến dâng cho đời một bài thơ như thế: “Quê hương”.

Cảm nhận bài Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi (mẫu 8)

“Tiếng nói của văn nghệ” được Nguyễn Đình Thi viết vào năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp. Văn bản nghị luận này có bố cục chật chẽ. Mọi lí lẽ và dẫn chứng của tác giả nêu ra đều tập trung và xoay quanh ba luận điểm:

– Văn nghệ nảy sinh từ hiện thực cuộc sống, sáng tạo ra cái đẹp vì cuộc sống và con người.

– Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, của tầm hồn.

– Văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng.

1. Văn nghệ phản ánh, thể hiện cuộc sống.

Nghệ sĩ không chỉ miêu tả hiện thực mà muốn nói một điều gì mới mẻ. Nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp, làm cho người đọc “rung động với cái đẹp”. Câu thơ Kiều nói về cỏ xanh non và hoa lê “trắng điểm”, mùa xuân đã làm cho chúng ta “rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại tái sinh, tươi trẻ mãi, và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy”.

Văn nghệ, những trang văn, câu thơ sáng tạo nên bao nhiêu hình ảnh đẹp để từ một ánh trăng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con người, sự sống ở quanh ta, mà trước kia “ta chưa biết nhìn thấy”, bỗng làm ta “ ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn” mình. Mỗi một tác phẩm văn nghệ lớn “rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng” rất kì diệu, nó “làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”. Sứ mệnh của những nghệ sĩ lớn là đem tới cho cả thời đại họ “một cách sống của tâm hồn”.

Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ: sáng tạo ra cái đẹp là thiên chức của nhà nghệ sĩ; cái đẹp là đặc trưng của văn nghệ – cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người, cái đẹp của cuộc sống.

2. Chức năng của văn nghệ là vô cùng kì diệu.

Tiếng nói của văn nghệ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao tự do cho những người tù chính trị trong các sở mật thám. Những câu thơ Kiều, những tiếng hát… đã làm cho những người bị giam cầm “vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài, có cây, có phố, có ruộng, có người, có tình yêu, có những vui buồn khó nhọc hàng ngày; nói một cách khác, đó là sự sống.

Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, nhưng khi họ ru con hay hát ghẹo, một câu ca dao, một buổi xem chèo đã gieo vào tâm hồn họ “một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường”‘, làm cho những con người tăm tối nghèo khổ ấy “trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước. Đúng, tiếng nói của văn nghệ, “lời gửi của văn nghệ là sự sống”.

Nguyền Đình Thi đã chỉ rõ “văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống”. Chỗ đứng của văn nghệ “chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống…”. Chỗ đứng của văn nghệ là “tình yêu ghét, niềm vui buồn, đẹp xấu” trong thiên nhiên và đời sống xã hội. Tác giả trích dẫn câu nói của Tôn-xtôi, văn hào Nga, để khẳng định kiến giải của mình: “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm”.

3. Tiếng nói của văn nghệ còn là tiếng nói của tư tưởng.

Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Tư tưởng trong văn nghệ “thấm” trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của văn nghệ mang tính đặc thù, “không lộ liễu và khô khan”. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, một bức tranh, một bản đàn, làm cho cảm xúc chúng ta “rung động”, rồi sẽ khơi dậy trong trí óc ta “những vấn đề suy nghĩ”. Tư tưởng trong nghệ thuật được thể hiện một cách tinh tế, “náu mình yên lặng”. Vì thế, “một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống dược”, nó níu giữ mãi trong lòng ta.

Văn nghệ là một loại tuyên truyền “rất đặc biệt”. Văn nghệ “truyền điện” thẳng vào tâm hồn ta. Nó làm cho con người “vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, lại mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn”. Nghệ thuật “giải phóng được cho con người”, nghệ thuật “xây dựng đời sống tàm hồn cho xã hồn”. Thật vậy, tư tưởng là nơi cao quý mà tiếng nói của văn nghệ hướng tới. Có điều văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả. Văn nghệ là một thứ tuyên truyền bằng ngôn ngữ, hình tượng, cảm xúc…, nhưng nó “không tuyên truyền” bằng “tri thức trừu tượng”, nhà nghệ sĩ “không mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học”. Ví dụ, “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu đã lấy cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga để nói về trung, hiếu, tiết, hạnh “một thứ tuyên truyền không tuyên truyền” là như vậy.

Sau hơn nửa thế kỉ, những ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong bài “Tiếng nói của văn nghệ” không còn xa lạ với nhiều người. Một cách viết tài hoa, có duyên, lí lẽ và lập luận khá sáng tỏ, chặt chẽ, giọng văn nhiệt tâm, nhiệt thành là sức hấp dẫn cùa bài tiểu luận này.

Cảm nhận bài Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi (mẫu 9)

Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài. Học luật nhưng lại viết văn, làm thơ, viết kịch, sáng tác ca khúc,... và cả viết phê bình văn học. Ớ lĩnh vực nào ông cũng mang lại cho người đọc, người nghe nhiều cảm xúc. Tác phẩm của ông như là sợi dây kì diệu nối sự đồng cảm giữa ông với bạn đọc, trong đó có bài Tiếng nói của văn nghệ được ông viết từ năm 1948.

Đoạn đầu của bài văn, chỉ với ba câu, Nguyễn Đình Thi đã giới thiệu khái quát về tác phẩm nghệ thuật và tính cách lao động của nghệ sĩ. Trước hết, ông khẳng định "Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xảy dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại”. Để rồi từ đó ông nhấn mạnh đến nỗi khát khao của nghệ sĩ là "còn muốn nói một điều gì mới mẻ”, nỗi khát khao
"muốn đem một phần của mình vào đời sống chung quanh". Nghĩ một cách gọn hơn thì trong ba câu văn ấy nêu ra hai luận điểm chính: Nghệ sĩ và chức năng của họ đối với cuộc sống.
Các đoạn văn kế tiếp, Nguyễn Đình Thi, đã tập trung giải thích và chứng minh các luận điểm đã nêu bằng lời văn chứa hình tượng và cảm xúc của mình. Ông đã dẫn chứng Truyện Kiều của Nguyễn Du và An-na Ca-rê-nhi-a của Lép Tôn-xtôi, giải thích chúng theo cách hiểu của mình để đi đến kết luận: "Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cá thời dại họ một cách sống của tâm hồn".
Cảnh mùa xuân là cảnh của thiên nhiên đất trời, cảnh của hiện thực tự nhiên. Ai cũng nhìn thấy cảnh, ai cũng biết rồi nó sẽ trôi qua mà không ghi lại. Riêng Nguyễn Du thì khác. Óng đã ghi lại, và khi đọc những dòng thư ấy, chúng ta "cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn tái sinh". "Một điều gì mới mẻ" là ỏ sự tái sinh ấy. Cuộc sống có nhiều phụ nữ đẹp, nhiều mảnh đời truân chuyên, nhiều cảnh tự tử thảm khốc ta đã gặp, có biết nhưng không nhớ. Thế nhưng sau khi đọc "Truyện Kiều”-, "An-na Ca-rê-nhi-a" thì người đọc "vẫn còn ngồi mãi trước trang sách chưa muốn gấp, dầu óc hãng khuâng nặng những suy nghĩ, trong lòng còn vương vất những vui buồn không bao giờ quên được nữa". "Một điều gì mới mẻ" là ở đó, và còn ở "một lời nhắn nhủ ... góp vào đời sống chung quanh".
Nghệ sĩ nhắn nhủ với người đọc một điều gì mới mẻ. Điều mới mẻ ấy là gì? Có đúng là mới mẻ thực không? cỏ cây, hoa lá, sông biển, mây trăng, ... đều có tự ngàn đời. Con người và những buồn VUI, căm giận, ... của nó cũng không xa lạ. Triết lí từ bi, bác ái, Khổng giáo, Lão giáo,... đã xuất hiện từ hơn hai ngàn năm trước. Những thứ mà ta tương như cũ, xơ cứng, bình thường, ... khiến ta không để ý bỗng xuất hiện trong Truyện Kiều, An-na Ca-rê-nhi-a thì lại "như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng không bao giờ nhòa đi, ... làm cho thay dổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ". Bằng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét,... và tài năng của mình dồn vào trang viết, Nguyễn Du và Lép Tôn-xtôi đã đem tới được cho cả thời đại họ một cánh sống mới của tâm hồn thì đúng là hai ông là “nghệ sĩ lớn

Luận điểm chính thứ hai mà Nguyễn Đình Thi tập trung giải thích là chỗ đứng, chức năng của văn nghệ. Tiếng nói của văn nghệ không thể là tiếng nói ích kỉ, cô đơn. Tiếng nơi của văn nghệ được tác giả viết vào năm 1948, lúc thực dân Pháp đang cai trị Việt Nam. Từ hoàn cảnh cụ thể ấy. tác giả đã nhận ra "cái kì diệu cửa văn nghệ khi chúng ta nghĩ đến những người rất đông, không phải trốn trong một cơ quan bí mật, không phải bị giam trong một nhà pha, mà bị tù chung thân trong cuộc dời u tối, vất vả không mở dược mắt". Theo tác giả, những người “bị tù chung thân trong cuộc đời u tối ...” đó là ai? Đó là "những người đàn bà nhà quê lam lũ ..." đã sáng lòng nhờ những câu ca dao, những buổi xem hát chèo. Cái kì diệu của vãn nghệ là ở đó, là "đã làm cho tâm hồn họ thực được sống". Rõ ràng chỗ đứng của văn nghệ là ỏ đám đông, chức năng của văn nghệ là giúp cho tâm hồn con người thực được sống chứ không đẩy họ vào đời sống tâm hồn giả tạo. Con người vốn là một thực thể sinh động và có linh cảm nhạy bén. Họ sẽ sớm nhận ra ngay nghệ sĩ đặt tâm hồn thực hay tâm hồn giả tạo vào tác phẩm để thu nhận hay đẩy nó ra khỏi tâm hồn mình.
Hai đoạn văn kế tiếp Nguyễn Đình Thi bàn về vấn đề "văn nghệ rất kị “tri thức hóa"- Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng". Điều này e rằng mâu thuẫn và lặp lại ý của phần đầu của bài văn. Tác phẩm nghệ thuật mang lại một điều gì mới mẻ cho người đọc. Những nghệ sĩ lớn như Nguyễn Du không chỉ miêu tả cảnh bốn mùa, mấy cuộc tình trong cuộc đời Kiều như Thanh Tâm Tài Nhân, mà còn lồng vào tác phẩm một cách chặt chẽ tư tưởng Phật giáo, Khổng giáo, Đạo giáo bằng thứ ngôn ngữ dễ hiểu và đầy cảm xúc. Thực sự thì Nguyễn Du đã “trí thức hóa” "Truyện Kiều" bằng kiến thức và tài năng của mình.

Có lẽ đoạn cuối là đoạn văn hay nhất cả về nội dung lẫn hình thức so với toàn bài. Nguyễn Đình Thi đã khái quát sự tương tác tích cực giữa nghệ sĩ và xã hội thông qua tác phẩm bằng những câu văn cô đọng, duyên dáng và giàu cảm xúc. Sự tương tác tích cực ấy bắt nguồn từ "tâm hồn người sáng tác" trước hiện thực xã hội. Con người tìm đến với tác phẩm vãn nghệ là đã nối "sợi dây truyền ... sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng". Sự sống ấy là gì nếu chẳng phải một hiện thực mới sáng hơn, đẹp hơn ở chính mỗi người? Như thế thì "Nghệ thuật không đứng ngoài vẽ cho ta dường di, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy". Tiếng nói của văn nghệ là một trong những bài viết có giá trị về nghị luận văn học. Sáu mươi năm sau, bài viết vẫn “là sợi dây truyền” tâm tư của Nguyễn Đình Thi đến từng nghệ sĩ. vấn đề còn lại là trên nền tảng của xã hội mới nghệ sĩ có tạo được tác phẩm nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn mới cho xã hội hay không.

Cảm nhận bài Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi (mẫu 10)

Văn nghệ phản ánh, thể hiện cuộc sống. Nghệ sĩ không tô, đồ hiện thực “mà muốn nói một điều gì mới mẻ”. Nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp, làm cho người đọc “rung động với cái đẹp”. Câu thơ Kiều nói về cỏ xanh non và hoa lê “trắng điểm” mùa xuân đã làm cho chúng ta “rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi, trẻ mãi và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy”.

Văn nghệ, những trang văn, câu thơ sáng tạo nên bao nhiêu “hình ảnh đẹp đẽ “, từ một ánh nắng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con nguời, sự sống ở quanh ta, mà trước kia “ta chưa biết nhìn thấy”, bỗng làm ta “ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn” mình. Mỗi một tác phẩm văn nghệ lại “rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng” rất kì diệu, nó “làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”. Sứ mệnh của những nghệ sĩ lớn là đem tới cho cả thời đại họ “một cách sống của tâm hồn “

Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ: sáng tạo ra cái đẹp là thiên chức của nhà nghệ sĩ; cái đẹp là đặc trưng của văn nghệ – cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người, cái đẹp của cuộc sống.

Tiếng nói của văn nghệ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao tự do cho những người tù chính trị trong các sở mật thám. Những câu thơ Kiều, những tiếng hát… đã làm cho những người bị giam cầm “vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài, có cây, có phố, có ruộng, có người, có tình yêu, có những vui buồn khó nhọc hàng ngày; nói một cách khác, đó là sự sống.”

Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, nhưng khi họ ru con hay hát ghẹo, một câu ca dao, một buổi xem chèo đã gieo vào tâm hồn họ “một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường”, làm cho những con người tăm tối nghèo khổ ấy “trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt”. Đúng, tiếng nói của văn nghê, “lời gửi của văn nghệ là sự sống”.

Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ “văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống”. Chỗ đứng của văn nghệ “chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống…Chỗ đứng của văn nghệ là “tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu ” trong thiên nhiên và đời sống xã hội. Tác giả trích dẫn câu nói của Tôn-xtôi, văn hào Nga, để khẳng định kiến giải của mình: “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm

Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Tư tưởng trong văn nghệ “nảy ra” từ trong cuộc sống, và “thấm” trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của văn nghệ mang tính đặc thù, “không lộ liễu và khô khan”. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, một bức tranh, một bản đàn, làm cho cảm xúc chúng ta “rung động”, rồi sẽ khơi dậy trong trí óc ta “những vấn đề suy nghĩ”. Tư tưởng trong nghệ thuật được thể hiện một cách tinh tế, “náu mình yên lặng”. Vì thế, “một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được”, nó níu giữ mãi trong lòng ta.

Văn nghệ là một loại tuyên truyền “rất đặc biệt”. Văn nghệ “truyền điện” thẳng vào tâm hồn ta. Nó làm cho con người “vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn”. Nghệ thuật “giải phóng được cho con người”, nghệ thuật “xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội”. Thật vậy, tư tưởng là nơi cao quý mà tiếng nói của văn nghệ hướng tới. Có điều “văn nghệ là một thứ tuyên truyền, không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả”. Văn nghệ là một thứ tuyên truyền bằng ngôn ngữ, hình tượng, cảm xúc…, nhưng nó “không tuyên truyền ” bằng “tri thức trừu tượng”, nhà nghệ sĩ ” không mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học”. Ví dụ, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đã lấy cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga để nói về trung, hiếu, tiết, hạnh, “một thứ tuyên truyền không tuyên truyền” là như vậy.

Sau hơn nửa thế kỉ, những ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong bài Tiếng nói của văn nghệ không còn xa lạ với nhiều người. Một cách viết tài hoa, có duyên, lí lẽ và lập luận khá sáng tỏ, chặt chẽ, giọng văn nhiệt tâm, nhiệt thành là sức hấp dẫn của bài tiểu luận này.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Phân tích văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi

“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là vẻ đẹp tâm hồn của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, vừa có những nét chung đáng quý, vừa mang những nét riêng của “Những ngôi sao xa xôi”. Hãy phân tích

Phân tích văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê

Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu

Nhận xét nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên trong truyện “Bến quê”

1 1896 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: