TOP 15 mẫu Kết bài Chị em Thúy Kiều (2024) SIÊU HAY

Kết bài Chị em Thúy Kiều lớp 9 gồm dàn ý và  bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 1540 lượt xem


Kết bài Chị em Thúy Kiều

Kết bài Chị em Thúy Kiều hay nhất (37 mẫu) - Văn 9

Kết bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 1)

Như vậy, qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều, bằng sự tài tình trong việc sử dụng những hình ảnh ước lệ tượng trưng cùng bút pháp miêu tả bậc thầy, đại thi hào Nguyễn Du đã mang đến bức chân dung sống động, chi tiết nhất về vẻ đẹp cũng như tính cách của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều. Đồng thời, qua cách lựa chọn hình ảnh cùng ngôn ngữ miêu tả, Nguyễn Du không chỉ làm nổi bật lên nhan sắc khuynh nước khuynh thành, mười phân vẹn mười của chị em Thúy Kiều mà còn dự báo, hé mở cho người đọc những cảm nhận mơ hồ về vận mệnh, tương lai của hai chị em.

Kết bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 2)

Với đoạn trích Chị em Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du đã thể hiện tài năng miêu tả đỉnh cao cùng tinh thần nhân đạo sâu sắc khi rất mực trân trọng từng vẻ đẹp, tinh tế trong cảm nhận và phác họa vẻ đẹp lộng lẫy, hoàn mĩ của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân bằng những hình ảnh ước lệ trong tự nhiên. Đặc biệt, với nhân vật Thúy Kiều tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp sắc sảo, đằm thắm về ngoại hình mà còn tập trung bút lực vào vẻ đẹp tài năng, trí tuệ, cốt cách bên trong của nàng, qua đó làm nổi bật lên những ấn tượng đầu tiên về người con gái tài sắc nhưng mang kiếp bạc mệnh trong xã hội xưa.

Kết bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 3)

Như vậy, bằng tài năng nghệ thuật của mình, tác giả Nguyễn Du đã giúp chị em hình dung về vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều với mỗi người một vẻ đẹp khác nhau. Thúy Vân thì toát lên vẻ đoan trang phúc hậu trong khi Thúy Kiều lại tài sắc vẹn toàn. Đồng thời qua việc miêu tả vẻ đẹp của hai chị em, nhà thơ cũng dự báo trước số phận mà hai người con gái này sắp phải trải qua đặc biệt là số phận bấp bênh mà Kiều sắp phải trải qua.

Kết bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 4)

Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" đã đưa người được chiêm ngưỡng bức chân dung của hai giai nhân tuyệt sắc trong thơ ca văn học! Đoạn trích cũng thể hiện tài năng và cảm hứng nhân văn của đại thi hào Nguyễn Du.

Kết bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 5)

Với cảm hứng nhân đạo và tài nghệ thơ, Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung Thúy Vân, Thuý Kiều bằng những gì đẹp đẽ, mỹ lệ nhất. Hai bức tranh mỹ nhân bằng thơ đã thể hiện bút pháp ước lệ tượng trưng và các biện pháp tu từ trong ngòi bút tinh tế của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Kết bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 6)

Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du

Như vậy, đằng sau nét khắc họa và những dự cảm về số phận của Nguyễn Du là tấm lòng của nhà thơ đối với người thiếu nữ trong xã hội xưa. Đó là nét đặc sắc trong đoạn trích “chị em Thúy Kiều” - một đoạn trích tiêu biểu cho biệt tài khắc họa chân dung của đại thi hào.

Kết bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 7)

Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là phân đoạn thể hiện rõ nét tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong việc miêu tả người thông qua bút pháp ước lệ tượng trưng, chỉ gợi, vẽ vào một nét bút chấm phá, để người đọc tự khai phá ra bức tranh nhân vật. Đồng thời đoạn trích còn thể hiện tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du khi rất mực trân trọng và tinh tế, tỉ mỉ trước vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều. Đặc biệt là ở nhân vật Kiều, ông không chỉ khai thác nhan sắc hiếm có mà còn tô vẽ nàng thông qua vẻ đẹp tài năng, trí tuệ, cốt cách ở bên trong, để làm nổi bật bức tranh người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bạc mệnh.

Kết bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 8)

Như vậy với hai tư câu thơ trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là một trong những đoạn thơ mẫu mực về nghệ thuật tả người. Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, thủ pháp đòn bẩy, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ. Tác giả đã khắc họa chân dung hai người thiếu nữ với tất cả sắc, tài, tình, mệnh. Đằng sau bức chân dung chị em Thúy Kiều là tấm lòng ngợi ca trân trọng của tác giả - đó là một biểu hiện của tinh thần nhân văn trong Truyện Kiều, qua đây ta hiểu trân trọng thêm vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ.

Kết bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 9)

Bằng nghệ thuật tả người đặc sắc, biện pháp ước lệ tượng trưng và sử dụng ngôn ngữ dân tộc tài tình, Nguyễn Du trong đoạn trích đã khắc họa sống động chân dung hai chị em Kiều mỗi người một vẻ tạo nên bức tranh vừa hài hòa vừa tương phản.

Kết bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 10)

Với cảm hứng nhân đạo và tài nghệ thơ, Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung Thúy Vân, Thuý Kiều bằng những gì đẹp đẽ, mỹ lệ nhất. Hai bức tranh mỹ nhân bằng thơ đã thể hiện bút pháp ước lệ tượng trưng và các biện pháp tu từ trong ngòi bút tinh tế của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Kết bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 11)

Đoạn trích Chị em Thúy Kiều là một mẫu mực của văn miêu tả, có giới thiệu chung, có tả riêng từng người từ tài, sắc đến đức hạnh. Ngôn ngữ cô đúc, lời thơ giàu chất xúc cảm. Các phép tu từ như nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, tương phản được sử dụng một cách tài tình. Các từ loại như các danh từ, động từ, phó từ, được sử dụng mang giá trị biểu đạt và biểu cảm cụ thể. Các điển cố, những thi liệu văn học Trung Quốc được sử dụng thích đáng nên mặc dù sử dụng ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng những bức chân dung của chị em Thúy Kiều vẫn hiện lên một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.

Kết bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 12)

Phân thích đoạn thơ: Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du

Tóm lại, bằng bút pháp ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, Nguyễn Du đã khắc họa thành công vẻ đẹp chân dung hai chị em Vân - Kiều. Qua đó, chúng ta thấy được cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp, tài năng con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh đầy nhân văn ở Nguyễn Du.

Kết bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 13)

Tóm lại, Thúy Kiều là một nhân vật tuyệt đẹp trong “Đoạn trường tân thanh”. Thi hào Nguyễn Du với cảm hứng nhân đao và tài nghệ thơ ca trác việt đã miêu tả Thúy Kiều bằng những vần thơ lục bát đẹp đến nhuần nhị, thấu cảm lòng người. Ông đã dành cho nhân vật bao tình cảm yêu mến, trân trọng sâu sắc. Sự kết hợp tài tình bút pháp ước lệ, tượng trưng, sử dụng sáng tạo các biện pháp tu từ, nhất là phép ẩn dụ, so sánh, lớp ngôn ngữ thơ tinh luyện, hàm súc, hình tượng gợi cảm, tài năng miêu tả người xuất chúng vẽ nên bức chân dung của bậc tuyệt thế giai nhân bằng thơ sáng giá nhất trong nền văn học cô nước nhà. Xưa nay, chưa từng có người đẹp như thế.

Kết bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 14)

“Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc”. Chẳng biết Nguyễn Du sở hữu bao nhiêu tài năng, dành bao nhiêu tâm huyết để vẽ nên bức tranh có một không hai ở “Chị em Thúy Kiều”. Bức tranh tinh tế, sống động, chân thật và gần gũi, mà khi nhìn ngắm người ta có thể cảm nhận được từng hơi thở của thi sĩ, giọt nước mắt thương cảm về số phận phía trước chẳng mấy hoan hỉ của Thúy Kiều. Ngay bây giờ và đến mãi về sau, Truyện Kiều luôn là áng văn chương bất hủ truyền tụng đời đời.

Kết bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 15)

Nhưng, tất cả là câu chuyện về sau. Còn lúc này, ở những trang đầu của cuộc đời hai chị em chưa có một vệt mực nào giây vào, nó còn tinh nguyên, thanh sạch. Bốn câu kết đoạn trở về trạng thái thong dong: "Phong lưu rất mực hồng quần", "Êm đềm trướng rủ màn che"… nghĩa là gần giống bốn câu đầu đoạn. Nhưng như trên đã nói: nếu bốn câu đầu là phẩm bình, nhận xét thì bốn câu cuối có tính chất khép mớ câu chuyện. Đoạn thơ đóng lại mà vẫn có một cái gì đó không yên. "Xuân xanh xấp xỉ…" phải chăng là chút thoáng hồi hộp, đợi chờ, một cái gì đang tới phía ngoài kia, phía "Tường đông ong bướm đi về mặc ai" mà những cô gái "màn che", "trướng rủ" chưa mấy bận tâm thao thức?

1 1540 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: