TOP 15 mẫu Phân tích Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (2024) SIÊU HAY

Phân tích tác phẩm “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” lớp 9 gồm dàn ý và 15 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 1,583 01/01/2024
Tải về


Phân tích tác phẩm “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”- Ngữ văn 9

Bài giảng Ngữ văn 9 Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Dàn ý Phân tích " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình"

1. Mở Bài

– Sơ lược về tác giả Mác-két

– Bản tham luận Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (tên do người dịch đặt), vạch ra những tác hại vô cùng to lớn của các cuộc chạy đua vũ trang và vũ khí hạt nhân. Chỉ rõ đấu tranh cho hòa bình, chống chiến tranh và vũ khí hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết trong điều kiện thế giới lúc bấy giờ.

2. Thân Bài

* Nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt toàn bộ sự sống trên Trái đất.

– Đặt câu hỏi “Chúng ta đang ở đâu?” để khơi gợi sự tò mò, chú ý của độc giả.

– Đưa ra lý lẽ chiến tranh hạt nhân có sức tàn phá khủng khiếp, tiêu diệt tất cả các hành tinh và phá hủy thế thăng bằng của mặt trời.

– Dẫn chứng: Hơn 50000 ngàn đầu đạn hạt nhân trên toàn cầu, tương đương với việc mỗi người đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ.

– Tất cả sẽ nổ tung không chỉ 1 lần mà lên tới 12 lần tất thảy.

* Chạy đua vũ trang là công việc tốn kém và phi lý

– Tốn kém:

+ Lý lẽ: Bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn so với “dịch hạch” hạt nhân.

+ Dẫn chứng bằng cách so sánh nguồn kinh phí các hoạt động trong lĩnh vực cứu trợ trẻ em, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục, … với kinh phí của việc chạy đua vũ trang, nhìn nhận thấy sự tương phản rõ ràng rằng chiến tranh tốn kém gấp nhiều lần các hoạt động khác.

– Phi lý: Đi ngược lại lý trí con người và tự nhiên.

+ Lý lẽ: So sánh trái đất đã có quá trình tiến hóa vô cùng dài và chiến tranh sẽ đưa tất cả những thành quả ấy về vạch xuất phát.

+ Dẫn chứng “Từ khi mới nhen nhúm…mới chết vì yêu”.

* Nhiệm vụ của chúng ta và lời đề nghị của tác giả

– Nhiệm vụ của chúng ta: Chống lại vũ khí hạt nhân, đòi hỏi thế giới không có vũ khí, có một cuộc sống hòa bình, công bằng.

– Lời đề nghị của tác giả:

+ Mở ra một nhà băng lưu giữ trí nhớ, có thể tồn tại sau thảm họa hạt nhân

+ Mục đích: Nhân loại biết rằng có sự sống tồn tại, tội ác của chiến tranh đã gây ra, lên án tố cáo những kẻ gây ra chiến tranh.

* Nghệ thuật:

Dẫn chứng cụ thể, sinh động, lập luận hùng hồn, thuyết phục, lời kêu gọi thiết tha…

3. Kết Bài

– Đấu tranh cho thế giới hòa bình là một văn bản chính luận xuất sắc, đã nêu ra được những vấn đề cấp bách mà các cuộc chạy đua vũ trang cùng với nền khoa học hạt nhân đang mang lại.

– Nêu ra được những nhiệm vụ chính mà cả thế giới cần chung tay góp sức để chống lại chiến tranh hủy diệt, đồng thời đưa ra một đề nghị rất hay, là lời cảnh tỉnh cho thế hệ tương lai và cũng chính là lời tố cáo cho những kẻ gây ra các cuộc chiến phi nghĩa, vô nhân đạo.

Dàn ý Phân tích " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình"

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét khái quát về tác giả G.G Mác - két - một tác giả nổi bật với những tác phẩm mang đậm chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân văn sâu sắc

- Khái quát những nét cơ bản nhất về tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình: Tác phẩm tiêu biểu về chủ đề chống chiến tranh bảo vệ hòa bình

2. Thân bài

a. Chiến tranh hạt nhân là mối nguy hại khủng khiếp đe dọa đến loài người và mọi sinh vật sinh sống trên Trái đất

- Với thời gian hết sức cụ thể, số liệu cụ thể (hơn 50000 đầu đạn hạt nhân) cùng một phép tính hết sức đơn giản ⇒ mỗi người trên Trái đất đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ, nết tất cả nổ tung sẽ làm biến hết thảy 12 lần sự sống trên hành tinh này

⇒ Tính chất khốc liệt và sự khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân

- Mác - két đã đưa ra những tính toán lí thuyết: với kho vũ khí đó nó có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng với bốn hành tinh nữa ⇒ phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời

⇒ Vào đề trực tiếp với chứng cớ cụ thể, xác thực ⇒ gây chú ý và giúp mỗi người nhận ra hiểm họa khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân

b. Chạy đua vũ trang giữa các nước làm mất khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn, chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của loài người và quy luật tự nhiên

* Chạy đua vũ trang giữa các nước làm mất khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn

- Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng với số liệu cụ thể:

+ Số tiền 100 tỉ đô la bỏ ra cho 100 máy bay Mĩ và gần 7000 tên lửa có thể cải thiện cuộc sống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới

+ Gía 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm cho hơn 1 tỉ người và cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi...

+ Chỉ 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa mù chữ cho toàn thế giới...

⇒ Số liệu cụ thể trên các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục, những mặt thiết yếu trong đời sống....⇒ làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang

⇒ Lập luận xác đáng, dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục

* Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của loài người và quy luật tự nhiên

- Chiến tranh hạt nhân không những tiêu diệt toàn bộ loài người mà còn phá hủy mọi sự sống trên Trái đất ⇒ đi ngược lại quy luật tiến hóa, quy luật tự nhiên

- Tác giả đã đưa ra những chứng cứ khoa học địa chất:

+ trải qua 380 triệu năm thì con bướm mới biết bay

+ 180 triệu năm bông hồng mới nở

+ Trải qua 4 kỉ địa chất con người mới hát hay hơn chim và mới chết vì yêu...

⇒ nhưng chỉ cần “bấm nút” tất cả quá trình vĩ đại đó sẽ quay trở về điểm xuất phát của nó

⇒ Chiến tranh hạt nhân đẩy lùi quá trình tiến hóa, tiêu hủy mọi thành quả của quá trình tiến hóa

* Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, hướng đến một thế giới hòa bình, văn minh

- Mác két kêu gọi mọi người chống lại cuộc chạy đua vũ trang, kêu gọi mọi người “hãy tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng...”

- Ông đề nghị mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ, có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân, để nhân loại tương lai biết rằng có sự sống đã từng tồn tại

⇒ Cách diễn đạt đặc sắc, độc đáo, những thông điệp Mác - két đưa ra là những thông điệp có ý nghĩa cấp thiết và thực sự quan trọng

3. Kết bài

- Khái quát lại những nét đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công về nội dung của văn bản: Dẫn chứng cụ thể, sinh động, lập luận hùng hồn, thuyết phục, lời kêu gọi thiết tha...

- Suy nghĩ bản thân về tâm hồn nhân văn của Mác – két và hiện trạng chạy đua vũ trang hiện nay...

Bài giảng Ngữ văn 9 Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Phân tích " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" (mẫu 1)

Tác giả Mác-két là người gốc Cô-lôm-bi-a. Ông là một nhà văn đồng thời cũng là hoạt động xã hội vô cùng lỗi lạc. Mác-két từng đạt giải Nô-ben văn học năm 1982.

Bài viết “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là một bài viết hay, mang một ý nghĩa vô cùng to lớn cho toàn thể hành tinh chúng ta. Nó chính là bức thông điệp mà tác giả Mác-két muốn gửi tới toàn thể nhân loại trên hành tinh hình cầu này.

Tác giả Mác-kết đã là nổi bật lên ba luận điểm mà con người trên trái đất đang phải đối mặt đó là họa hạt nhân, chạy đua vũ trang hạt nhân gây tốn kém tiền bạc, thời gian của nhân loại, và cuối cùng là lời kêu gọi chúng ta chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình của địa cầu.

Trái đất đang có nguy cơ bị diệt vong bởi hiểm họa hạt nhân “nguy cơ ghê gớm đè nặng chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet” tác giả đã nói như vậy trong bài viết của mình. Hiện nay trên toàn hành tinh của chúng ta có tới hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân. Nó nằm rải rác khắp nơi từ châu Âu tới châu Á. Mỗi sinh mạng trên trái đất của chúng ta đang ngồi trên một khối thuốc nổ khổng lồ. Số vũ khí hạt nhân này có sức công phá gấp 12 lần sự sống của trái đất. Nói theo cách khác thì chỉ cần số vũ khí hạt nhân này nổ có thể hủy diệt 12 hành tinh giống như trái đất của chúng ta.

Trong luận điểm thứ hai của mình tác giả Mác-két đã phân tích rõ việc chạy đua vũ trang đã tiêu tốn rất nhiều tiền bạc của nền kinh tế của thế giới.

Phí đầu tư cho 100 chiếc máy bay chiến lược của Mỹ có thể lên tới 100 tỉ đô la. Với số tiền lớn như thế này có thể cung cấp đồ ăn thức uống của 500 triệu người nghèo ở châu phi.

Chỉ cần lấy số tiền mua hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân chúng ta có thể đủ tiền xóa mù chữ cho toàn thế giới. Chỉ cần với những con số nhỏ thế thôi nhưng chúng ta có thể thấy rằng chi phí cho chiến tranh, cho sản xuất vũ khí hạt nhân là vô cùng lớn. Nó chiếm rất nhiều ngân sách tiền tệ của nhiều nước. Trong khi với số tiền đó chúng ta có thể cứu chữa cho rất nhiều bệnh nhân, giúp rất nhiều trẻ em nghèo được đi học, có lương thực sinh sống.

Lập luận của Mác-két vô cùng cùng chắc chắn, sắc bén những con số kinh tế mà ông đưa ra khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên giật mình bởi nó quá lớn quá tốn kém, mà những số tiền lớn này lại chỉ phục vụ cho sự phi nghĩa, không nhằm cứu vớt nhân loại, loài người khỏi đói nghèo dốt nát mà chỉ làm hại cho hành tinh chúng ta, đặt nguy cơ hủy diệt lên cao hơn.

Trong phần kết của mình tác giả Mác-két đã ra lời kêu gọi nhân loại chúng ta chung tay loại bỏ vũ khí hạt nhân, loại bỏ chiến tranh hạt nhân. Tác giả đề nghị mọi người hãy mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ, để biết được sự sống đã từng tồn tại, để tương lai có thể biết được thủ phạm gây ra hủy diệt cho hành tinh chúng ta chính là vũ khí hạt nhân.

Bài viết “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả Mác-két. Nó cho thấy ông là người có trí tuệ biết nhìn xa trông rộng, nhìn thấy trước được tương lai của nhân loại và ông cũng là người có trái tim nhân hậu, biết yêu thương người nghèo, luôn mong muốn có một cuộc sống hòa bình cho tất cả mọi người.

Bài viết của Mác-két thể hiện văn phong độc đáo, nhiều sáng tạo. Những con số thống kê của ông có sức thuyết phục người đọc người nghe vô cùng sâu sắc. Nó thể hiện tác giả đã phải nghiên cứu vấn đề này rất lâu và trăn trở về nó rất nhiều. Nên mỗi câu ông viết đều có sức nặng tựa ngàn cân, có sức lay động lòng người vô cùng to lớn.

Phân tích " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" (mẫu 2)

Đấu tranh cho một thế giới hoà bình là một bức thông điệp của lương tri, nó thức tinh con người ớ cả hai phía, phía bảo vệ sự sống như bảo vệ con ngươi của mất mình, phía đối lập tự bịt mắt mình lao vào bóng tối của cái chết như những con thiêu thân điên cuồng, quái gô. Bức thông điêp này vừa như một ranh giới để phân chia vừa tạo ra sức hút hai chiều cả từ hai cực âm dương của nó. Từ trường rất rộng đến mức vô hạn có khả năng quy tụ mọi lớp người, mọi quốc gia, mọi màu da tiếng nói để không một ai trên trái đất này có thể dửng dưng xem mình là người ngoài cuộc.

Là một văn bản chính luận - thời sự, nó đề cập đến một vấn đề cấp bách, bức thiết cả tầm vĩ mô bao trùm lên tất cả mọi vấn đề mà so với nó thì sự quan tâm không thể ngang bằng. Bởi sự sống của loài người đang bị đe doạ từng phút, từng giây. Bố cục của bài văn có thể chia làm ba phần : cảnh báo nguy cơ huỷ diệt ; sự phi lí và tốn kém của cuộc chạy đua ; nhiệm vụ ngãn chặn, xoá bỏ nguy cơ của loài người trên trái đất. Bố cục rạch ròi ấy được kết hợp với các yếu tố dặc thù của kiểu văn nghị luận tạo nên một hiệu quả không nhó đối với trí tuệ và tình cảm của người đọc, nguời nghe.

Trước hết nhà văn xác định cụ hể một toạ độ chết bằng những khái niệm không trừu tượng mơ hồ. Trả lời che câu hỏi "Chúng ta đang ớ đâu ?" là một tình thế xuyên quốc gia, vì hiểm hoạ eủa hơn 50 nghìn đầu đạn hạt nhân không tập trung ở một quốc gia nào, nó "đã được bố trí khắp hành tinh". Nguy cơ ấy vừa mở rộng đến phạm vi toàn cầu, vừa thắt lại ở thời gian từng giờ từng phút. "Hôm nay ngày 8-8-1986" giống như một tích tắc hiểm nguy mà đường dây cháy chậm dang nhích gần cái chết. Cách tác động trực tiêp này làm cho tất cả những người đang sống và yêu quý sự sống không còn có thể thờ ơ. Thay thế cho những luận điểm, những khái niệm thường vốn chung chung là những con số, những con số tuy vô cảm, vô tri nhưng nó có những tiếng nói riêng, có cách nói riêng tác động tới những miền nhạy cảm nhất của con người (cả thính giác, thị giác, xúc giác,...).

Vẫn là những con số lạnh lùng, nhưng sự nâng cấp đối với nguy cơ có tác dụng củng cố cái ấn tượng ban đầu. Hậu quả của 50 nghìn đầu đạn hạt nhân ấy là gì ? Là tương đương với 4 tấn thuốc nổ. Là gì nữa, là sẽ làm biến hết thảy "không phải là một lần mà là mười hai lần" mọi dấu vết của con người trên trái đất, thậm chí "tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa..." nghĩa là sự huỷ diệt mà con người không thể nào tưởng tượng nổi sẽ xảy ra. Các biện pháp quy đổi khái niệm từ con số đến con số, kết hợp với sự nâng cấp mỗi lúc một rộng ra có tác dụng như một tiếng còi báo động cho con người khi thần chết đến gần, một thứ thần chết của thời hiện đại.

Tính hình tượng trong đoạn văn chính luận gây một ấn tượng có hiệu quả bất ngờ, có sức ám ảnh không nguôi, ấy là thanh gươm Đa-mô-clét. Điển tích ấy lấy từ thần thoại Hi Lạp này có một nghĩa tương đương với một hình tượng tương đương trong thành ngữ Việt Nam : "Ngàn cân treo sợi tóc". "Sợi lông đuôi ngựa" ở hình ảnh thứ nhất, "sợi tóc" trong hình ảnh thứ hai chuyên chở một nỗi hồi hộp, lo âu về cái chết ghê gớm có thể xảy ra trong thực tế không lường trước được bất cứ lúc nào. Sức ám ảnh của nó thật không nguôi đối với con người còn lương tri, nó sẽ đi vào từng bữa ăn, giấc ngủ, từng ngóc ngách nỗi niềm, nó tạo nên một tình thế bất an trong tâm tưởng.

Biện pháp lặp từ và lặp cấu trúc câu có tác dụng nhấn mạnh và phối hợp với hành văn châm biếm, đả kích sâu cay lập lờ hai mặt tạo nên một giọng văn đa chiều vừa diễn tả một hiểm hoạ khách quan, vừa biểu hiện thái độ chủ quan của người viết: "không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào...", "không có một đứa con nào..." là một cách nói hoàn toàn có dụng ý. Mỉa mai thay khi nhà văn nhận ra cái mặt trái của tấm huân chương. Khoa học hay tài năng đều là những điều đáng quý. Nhưng khi khoa học mà không gắn với lương tri thì nó sẽ là tội ác đối với loài người. Tính chất hai mặt này của văn minh công nghiệp và khoa học tự nhiên đã tạo ra một khoảng trống đáng sợ: vùng tâm linh nhân ái của con người.

Lí trí con người gắn liền với sự khôn ngoan vì lợi ích của chính con người. Lợi ích của con người, có gì cao hơn sự sống, là tránh được nguy cơ nghèo đói, bệnh tật, dốt nát,... đó là sự sống tối thiểu. Điểu phi lí là những vấn để nhân đạo ấy nằm trong tầm tay của con người (nhất là ở bộ phận giàu có nói riêng), nhưng trong thực tế, nó đã lọt ra ngoài tầm tay, nó không nằm trong vòng ngắm của con người, nhất là những người có khả năng thay đổi nó.

Sự tốn kém phi lí ấy được tác giả diễn đạt khá công phu. Từ một mệnh đề khái quát, liên tục được chứng minh, bằng cả trí tuệ và tấm lòng người viết. Mệnh đề khái quát ấy là "việc bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn là "dịch hạch" hạt nhân. Nghĩa là cán cân công lí đã mất đi sự thăng bằng, nó đang nghiêng hẳn về một phía : phía bất công và phi lí, là "đi ngược lại lí trí" tối thiểu cần phải có ở con người. Phương pháp tư duy theo kiểu so sánh là đối chọi những con số với những con số, con số của "dịch hạch" hạt nhân với con số hồi sinh cho chính con người từ cái chết sinh học : 100 tỉ đô la cho 500 triệu trẻ em trong chương trình UNICEF chưa bằng chi phí cho 100 máy bay ném bom và 7 nghìn tên lửa vượt đại châu của Mỹ, 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét chưa bằng cái giá của 10 chiếc tàu sân bay.

Sự cần thiết cung cấp thực phẩm cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng chỉ tốn kém không bằng 149 tên lửa MX... Việc, lặp lại các ví dụ vừa diễn tả một chân lí hiển nhiên về sự tốn kém đến kì quặc của những cái đầu méo mó, vừa có sức tố cáo không cần lời tố cáo đối với những kẻ phạm nhân đáng bị cả loài người kết án. Hơn thế nữa, nó được kết hợp với một giọng điệu trữ tình thể hiện bằng những cụm từ như : "chỉ gần bằng", "cũng đủ", "đủ tiên",... vừa thể hiện sự mong muốn khát khao vừa oán giận căm hờn nghĩa là cùng một lúc yêu thương những người cần được chăm sóc, cưu mang với lên án kẻ tội đổ của thời đại.

Biện pháp chốt lại ở cuối phần này vừa như một sơ kết, vừa như mở rộng ra, nâng cao hơn tầm tội ác của kẻ thù. Bởi "không những đi ngược lại lí trí con người mà đi ngược lại cả lí trí tự nhiên". Lí trí con người có thiên tính, lí trí tự nhiên cũng có nhân tính bởi nó chắt chiu cần mẫn cho cái đẹp mà bao nhiêu thiên niên kỉ đã được vun xới nâng niu. Những con số 180 triệu năm, 380 triệu năm,... là những định lượng vô bờ bến để sự sống thăng hoa, để con bướm bay, hoa hồng nở, để "con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu". Quả thật, nó là một kì công hơn kim tự tháp Ai Cập hàng triệu lần. Nhưng oái oăm thay chỉ cần bấm nút một cái, tất cả trở lại con số 0 ban đầu vô nghĩa. Sự vô lí, nghịch lí của việc chạy đua vũ trang bị truy kích từ nhiều phía đối với nhiéu cấp độ cả chiều rộng và chiều sâu, cả thực tế và đạo lí. Trong đó điểu vô lí, nghịch lí nhất (tuy không được nói ra) là : kẻ huỷ diệt con người trên trái đất là kẻ tự đào huyệt chôn mình mà những kẻ quá điên cuồng đã không tự biết.

Nhiệm vụ chặn đứng nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm thiêng liêng, cấp bách của loài người trên trái đất. Cách lập luận trong phần này rất độc đáo : giả định thua để thắng, tưởng như lùi bước nhưng thực chất lại là tiến lên. Tác giả giả định như tai hoạ không chặn được thì sự có mặt của chúng ta, tiếng nói của chúng ta "không phải là vô ích". Bởi sự có mặt ấy, tiếng nói đấu tranh cho hoà bình ấy sẽ vĩnh viễn còn lại nhờ có "một nhà bâng lưu trữ trí nhớ". Nó là lời trăng trối cho đời sau rằng chúng ta đã không lùi bước, rằng cuộc sống này thật đáng sống biết bao, vì cái thời của chúng ta đang sống tuy bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng "đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc".

Và tiếng nói của chúng ta, cho dù có không còn nữa vì chiến tranh hạt nhân cũng là một lời cảnh báo, răn đe: con người hãy cảnh giác. Vì đến lượt họ (thế hệ nhân loại sau), cái chết vì chiến tranh hạt nhân vẫn còn là "thanh gươm Đa-mô-clét", nghĩa là cái chết vẫn lo lửng trên đầu. Nhiệm vụ chống lại chiến tranh hạt nhân cần một sự kiên trì bền bỉ biết bao, nhưng cũng là thái độ kiên quyết biết bao. Không chịu đầu hàng, nhân loại chính là người chiến thắng.

Một bài văn nghị luận thật thống thiết và cũng thật hùng hồn có tác dụng kêu gọi loài người hãy đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Tiếng gọi hoà bình, qua cách nói ấy đã trở nên có sức mạnh vật chất làm chúng ta nghĩ đến một cánh chim bồ câu bay giữa trời xanh báo hiệu một buổi đẹp trời, một thời đại mà con người được sống trong vòng tay nhân ái và khái niệm chiến tranh không còn trong "nhà băng lưu trữ trí nhớ" của chúng ta.

Phân tích " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" (mẫu 3)

Tác giả Mác-két là người gốc Cô-lôm-bi-a. Ông là một nhà văn đồng thời cũng là hoạt động xã hội vô cùng lỗi lạc. Mác-két từng đạt giải Nô-ben văn học năm 1982.

Bài viết "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" là một bài viết hay, mang một ý nghĩa vô cùng to lớn cho toàn thể hành tinh chúng ta. Nó chính là bức thông điệp mà tác giả Mác-két muốn gửi tới toàn thể nhân loại trên hành tinh hình cầu này. Tác giả Mác-kết đã là nổi bật lên ba luận điểm mà con người trên trái đất đang phải đối mặt đó là họa hạt nhân, chạy đua vũ trang hạt nhân gây tốn kém tiền bạc, thời gian của nhân loại, và cuối cùng là lời kêu gọi chúng ta chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình của địa cầu.

Trái đất đang có nguy cơ bị diệt vong bởi hiểm họa hạt nhân "nguy cơ ghê gớm đè nặng chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet" tác giả đã nói như vậy trong bài viết của mình. Hiện nay trên toàn hành tinh của chúng ta có tới hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân. Nó nằm rải rác khắp nơi từ châu Âu tới châu Á. Mỗi sinh mạng trên trái đất của chúng ta đang ngồi trên một khối thuốc nổ khổng lồ. Số vũ khí hạt nhân này có sức công phá gấp 12 lần sự sống của trái đất. Nói theo cách khác thì chỉ cần số vũ khí hạt nhân này nổ có thể hủy diệt 12 hành tinh giống như trái đất của chúng ta.

Trong luận điểm thứ hai của mình tác giả Mác-két đã phân tích rõ việc chạy đua vũ trang đã tiêu tốn rất nhiều tiền bạc của nền kinh tế của thế giới. Phí đầu tư cho 100 chiếc máy bay chiến lược của Mỹ có thể lên tới 100 tỉ đô la. Với số tiền lớn như thế này có thể cung cấp đồ ăn thức uống của 500 triệu người nghèo ở châu phi. Chỉ cần lấy số tiền mua hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân chúng ta có thể đủ tiền xóa mù chữ cho toàn thế giới.

Chỉ cần với những con số nhỏ thế thôi nhưng chúng ta có thể thấy rằng chi phí cho chiến tranh, cho sản xuất vũ khí hạt nhân là vô cùng lớn. Nó chiếm rất nhiều ngân sách tiền tệ của nhiều nước. Trong khi với số tiền đó chúng ta có thể cứu chữa cho rất nhiều bệnh nhân, giúp rất nhiều trẻ em nghèo được đi học, có lương thực sinh sống.

Lập luận của Mác-két vô cùng cùng chắc chắn, sắc bén những con số kinh tế mà ông đưa ra khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên giật mình bởi nó quá lớn quá tốn kém, mà những số tiền lớn này lại chỉ phục vụ cho sự phi nghĩa, không nhằm cứu vớt nhân loại, loài người khỏi đói nghèo dốt nát mà chỉ làm hại cho hành tinh chúng ta, đặt nguy cơ hủy diệt lên cao hơn.

Trong phần kết của mình tác giả Mác-két đã ra lời kêu gọi nhân loại chúng ta chung tay loại bỏ vũ khí hạt nhân, loại bỏ chiến tranh hạt nhân. Tác giả đề nghị mọi người hãy mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ, để biết được sự sống đã từng tồn tại, để tương lai có thể biết được thủ phạm gây ra hủy diệt cho hành tinh chúng ta chính là vũ khí hạt nhân.

Bài viết "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả Mác-két. Nó cho thấy ông là người có trí tuệ biết nhìn xa trông rộng, nhìn thấy trước được tương lai của nhân loại và ông cũng là người có trái tim nhân hậu, biết yêu thương người nghèo, luôn mong muốn có một cuộc sống hòa bình cho tất cả mọi người.

Bài viết của Mác-két thể hiện văn phong độc đáo, nhiều sáng tạo. Những con số thống kê của ông có sức thuyết phục người đọc người nghe vô cùng sâu sắc. Nó thể hiện tác giả đã phải nghiên cứu vấn đề này rất lâu và trăn trở về nó rất nhiều. Nên mỗi câu ông viết đều có sức nặng tựa ngàn cân, có sức lay động lòng người vô cùng to lớn.

Phân tích " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" (mẫu 4)

Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két (Gabriel Garcia Marquez), nhà văn lớn của đất nước Cô-lôm-bi-a, sinh năm 1928, tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo, nổi tiếng nhất là tiểu thuyết Trăm năm cô đơn (1967). Ông đã được trao Giải thưởng Nô-ben văn học năm 1982.

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là bài văn nghị luận có giá trị thời sự rất lớn mang tầm cỡ quốc tế. Lập luận của tác giả rất chặt chẽ, giàu sức thuyết phục và gây ấn tượng mạnh bởi nhiều chứng cứ cụ thể, chính xác rút ra từ hiện thực đời sống và các lĩnh vực khoa học có liên quan, kết hợp với cách nói thông minh, trí tuệ nhưng không khô khan mà giàu hình ảnh gợi tả, gợi cảm. Nhà văn đề cập đến nguy cơ bùng nổ của chiến tranh hạt nhân; khẳng định đây là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa loài người và sự sống trên trái đất. Vì vậy, đấu tranh để loại bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại.

Luận điểm trên đã được tác giả triển khai bằng bốn luận cứ sắp xếp theo một trình tự hợp lí như sau:Kho vũ khí hạt nhân đang được các cường quốc tàng trữ có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời. Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người. Những ví dụ so sánh giữa đầu tư cho các lĩnh vực xã hội, y tế, thực phẩm, giáo dục… với những chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ khí hạt nhân đã nêu bật tính chất phi lí và vô nhân đạo của nó. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn phản lại quy luật tiến hóa của tự nhiên.Vì vậy, tất cả nhân loại phải đoàn kết nhất trí, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Ở luận cứ thứ nhất, tác giả nêu lên nguy cơ bùng nổ của chiến tranh hạt nhân, đe dọa hủy diệt loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất bằng cách khẳng định sự tồn tại trong thực tế và hậu quả khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân. Mở đầu bài viết là thông báo có tính chất thời sự nóng hổi về thời gian và số liệu đầu đạn hạt nhân hiện có: Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Số liệu hết sức cụ thể đó làm cho cả nhân loại ngạc nhiên, sửng sốt và lo ngại.

Tác giả so sánh nguy cơ ghê gớm của kho vũ khí hạt nhân đang đè nặng lên sự sống của nhân loại với hình ảnh thanh gươm Đa-mô-clét trong thần thoại Hi Lạp. Để mọi người thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân, tác giả khẳng định vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. Cách vào đề trực tiếp bằng những chứng cứ rõ ràng và lí lẽ sắc sảo của tác giả đã thu hút người đọc và gây ấn tượng rất mạnh về tính chất hệ trọng của vấn đề sẽ được đề cập tới ở phần sau trong bài viết. Kết thúc luận điểm thứ nhất là lời bình của tác giả về ngành công nghiệp hạt nhân trong thời đại ngày nay:

Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới. Niềm an ủi duy nhất trước tất cả những suy diễn kinh khủng đó là nhận thức được rằng việc bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn là “dịch hạch” hạt nhân. Chỉ do sự tồn tại của nó không thôi, cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết cũng đã làm tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn.

Xưa nay, chiến tranh và hòa bình luôn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhân loại, vì nó có quan hệ mật thiết đến cuộc sống và sinh mệnh của hàng chục tỉ người cùng sự tồn tại hay tiêu vong của nhiều quốc gia, dân tộc. Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc đại chiến thê giới vô cùng khốc liệt và rất nhiều cuộc chiến tranh khác liên miên không dứt. Từ sau đại chiến thế giới thứ hai, nguy cơ chiến tranh vẫn luôn luôn tiềm ẩn. Đặc biệt, vũ khí hạt nhân phát triển rất mạnh đã trở thành mối hiểm họa khủng khiếp đe dọa loài người và sự sống trên trái đất. Tuy đã có những cố gắng để giảm bớt nguy cơ của mối đe dọa này (chẳng hạn như các hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược được kí kết giữa Liên Xô trước đây, nay là Liên bang Nga với Mĩ), nhưng chiến tranh hạt nhân vẫn là mối đe dọa to lớn và thường xuyên đối với nhân loại.

Nếu khoa học kĩ thuật về hạt nhân được sử dụng vào mục đích xây dựng hòa bình thì con người sẽ hạnh phúc biết bao! Ngược lại, nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra thì trái đất lại trở về điểm xuất phát ban đầu cách đây nhiều triệu năm. Cho nên bộ mặt của trái đất tốt đẹp lên hay xấu đi đều do con người quyết định. Trong luận cứ thứ hai, tác giả khẳng định cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi nhiều điều kiện làm cho con người được sống tốt đẹp hơn.

Bằng những chứng cứ và lập luận vừa cụ thể vừa xác đáng, tác giả đã đưa ra những so sánh thật thuyết phục trong các lĩnh vực xã hội, y tế, thực phẩm, giáo dục… đều là những lĩnh vực thiết yếu trong cuộc sống, nhất là đối với các nước nghèo, chậm phát triển. Từ đó, tác giả đã chỉ rõ sự tốn kém và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân: Năm 1981, UNICEF đã định ra một chương trình để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới. Chương trình này dự kiến cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống. Nhưng tất cả đã tỏ ra là một giấc mơ không thể thực hiện được, vì tốn kém 100 tỉ đô la. Tuy nhiên, số tiền này củng chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7.000 tên lửa vượt đại châu.

Trong lĩnh vực y tế, tác giả so sánh giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu tàu Ni-mít trong số 15 chiếc mà Hoa Kì dự định đóng từ nay đến năm 2000, cũng đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong cùng 14 năm đó và sẽ bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em, riêng cho châu Phi mà thôi. Trong lĩnh vực tiếp tế thực phẩm, tác giả cũng đưa ra một ví dụ so sánh cụ thể: Theo tính toán của FAO, năm 1985, người ta thấy trên thế giới có gần 575 triệu người thiếu dinh dưỡng, số lượng ca-lo trung bình cần thiết cho những người đó chỉ tốn kém không bằng 149 tên lửa MX… Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong bốn năm tới.

Trong lĩnh vực giáo dục, nhà văn cũng khẳng định: Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.Từ đó, tác giả khẳng định rằng cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi rất nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống của con người, nhất là ở các nước nghèo. Nghệ thuật lập luận ở đoạn này tuy đơn giản nhưng sắc sảo và có sức thuyết phục cao. Tác giả lần lượt đưa ra những ví dụ có tính chất so sánh trên nhiều lĩnh vực để làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm. Có những so sánh khiến người đọc phải ngạc nhiên, bất ngờ trước những sự thật hiển nhiêu mà rất phi lí. Chẳng hạn như: chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới. Sau khi đưa những dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh sự phi lí của việc chạy đua vũ trang hạt nhân, nhà văn Mác-két cảnh báo: Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu hủy mọi sự sống trên trái đất. Nó phản lại sự tiến hóa, phản lại lí trí của tự nhiên như cách nói của tác giả:

Một nhà tiểu thuyết lớn của thời đại chúng ta đã đặt ra câu hỏi: Phải chăng trái đất chúng ta chính là địa ngục của các hành tinh khác? Có lẽ sự việc giản đơn hơn nhiều: Nó chỉ là một cái làng nhỏ mà thánh thần đã bỏ quên ở ngoại vi vũ trụ. Tuy nhiên, ý nghĩ dai dẳng cho rằng trái đất là nơi độc nhất của phép màu của sự sống trong hệ mặt trời, ý nghĩ đó đã đẩy chúng ta tới kết luận này, không thể khác được: Chạy đua vũ trang là đi ngược lại với lí trí. Để làm tăng tính thuyết phục của luận cứ này, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng lấy từ lĩnh vực khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất. Tất cả cho thấy sự sống ngày nay trên trái đất là kết quả của quá trình tiến hóa mấy trăm triệu năm: từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra, nó sẽ đẩy lùi sự sống trên trái đất trở về điểm xuất phát ban đầu, xóa sạch mọi thành quả của quá trình tiến hóa sự sống trong tự nhiên. Nếu như vậy thì thật đau xót và bất hạnh cho loài người:

Cũng đã phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chi cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm, trở lại điểm xuất phát của nó. Với luận cứ này, tác giả đã phơi bày rất rõ tính chất phản tự nhiên, phản tiến hóa của chiến tranh hạt nhân. Chính vì thế mà đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại.Luận cứ này kết thúc bài viết và cũng là thông điệp mà tác giả muốn gửi tới mọi người.

Sau khi đã chỉ ra một cách rõ ràng tác hại khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân nếu nó xảy ra, tác giả đã hướng mọi người tới một thái độ tích cực là đấu tranh xây dựng một thế giới phi hạt nhân: Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem lại tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hóa bình, công bằng. Nhưng liệu những tiếng nói ấy có thể ngăn chặn được hiềm họa hạt nhân hay không, và nếu như nó vẫn xảy ra thì sao? Dường như tác giả cũng tính đến sự việc sẽ xảy ra để rồi tiếp tục khẳng định ý nghĩa của sự có mặt trong hàng ngũ của những người đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.

Để kết thúc lời kêu gọi của mình, Mác-két đã nêu ra một đề nghị: Cần lập ra một nhà băng lưu giữ trí nhớ để sau khi tai họa hạt nhân xảy ra, các thế hệ sau còn biết cuộc sống của chúng ta đã từng tồn tại trên trái đất tươi đẹp như thế nào và không quên những kẻ đã vì những lợi ích ti tiện mà đẩy nhân loại vào thảm họa diệt vong: Chúng ta đên đây để cổ gắng chống lại việc đó, đem lại tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích…

Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc. Để cho nhân loại tương lai hiểu điều đó và làm sao cho ở mọi thời đại, người ta đều biết đến tên những thủ phạm đã gây ra những lo sợ đau khổ cho chúng ta, đã giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để mọi người biết rằng những phát minh dã man nào, nhân danh những lợi ích ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xóa bỏ khỏi vũ trụ này.

Tuy tác giả nêu ra vấn đề nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người, và phần lớn nội dung của bài viết đều tập trung vào điều đó nhưng chúng ta cần phải thấy chủ ý của tác giả không phải chỉ dừng ở đó mà còn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ ấy. Vì thế ông mới đặt nhan đề cho bài viết là Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Bài viết của nhà văn Gác-xi-a Mác-két giàu sức thuyết phục bởi lập luận chật chỗ, dẫn chứng xác thực, luận cứ, luận chứng rõ ràng và bên cạnh đó là sự lo ngại thực sự của tác giả trước hiểm họa hạt nhân.

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên Trái Đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và chữa bệnh cho hàng trăm triệu con người; nhất là ở những nước chậm phát triển. Chiến tranh hạt nhân là điều vô cùng phi lí, phản văn minh, phản tiến hoá vì nó tiêu diệt sự sống. Vì vậy, đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thực và cấp bách của mỗi người và của toàn thể loài người.

Phân tích " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" (mẫu 5)

Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két (Gabriel Garcia Marquez), nhà văn lớn của đất nước Cô-lôm-bi-a, sinh năm 1928, tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo, nổi tiếng nhất là tiểu thuyết Trăm năm cô đơn (1967). Ông đã được trao Giải thưởng Nô-ben văn học năm 1982.

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là bài văn nghị luận có giá trị thời sự rất lớn mang tầm cỡ quốc tế. Lập luận của tác giả rất chặt chẽ, giàu sức thuyết phục và gây ấn tượng mạnh bởi nhiều chứng cứ cụ thể, chính xác rút ra từ hiện thực đời sống và các lĩnh vực khoa học có liên quan, kết hợp với cách nói thông minh, trí tuệ nhưng không khô khan mà giàu hình ảnh gợi tả, gợi cảm. Nhà văn đề cập đến nguy cơ bùng nổ của chiến tranh hạt nhân; khẳng định đây là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa loài người và sự sống trên trái đất. Vì vậy, đấu tranh để loại bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại.

Luận điểm trên đã được tác giả triển khai bằng bốn luận cứ sắp xếp theo một trình tự hợp lí như sau:Kho vũ khí hạt nhân đang được các cường quốc tàng trữ có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời. Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người. Những ví dụ so sánh giữa đầu tư cho các lĩnh vực xã hội, y tế, thực phẩm, giáo dục… với những chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ khí hạt nhân đã nêu bật tính chất phi lí và vô nhân đạo của nó. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn phản lại quy luật tiến hóa của tự nhiên.Vì vậy, tất cả nhân loại phải đoàn kết nhất trí, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Ở luận cứ thứ nhất, tác giả nêu lên nguy cơ bùng nổ của chiến tranh hạt nhân, đe dọa hủy diệt loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất bằng cách khẳng định sự tồn tại trong thực tế và hậu quả khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân. Mở đầu bài viết là thông báo có tính chất thời sự nóng hổi về thời gian và số liệu đầu đạn hạt nhân hiện có: Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Số liệu hết sức cụ thể đó làm cho cả nhân loại ngạc nhiên, sửng sốt và lo ngại.

Tác giả so sánh nguy cơ ghê gớm của kho vũ khí hạt nhân đang đè nặng lên sự sống của nhân loại với hình ảnh thanh gươm Đa-mô-clét trong thần thoại Hi Lạp. Để mọi người thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân, tác giả khẳng định vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. Cách vào đề trực tiếp bằng những chứng cứ rõ ràng và lí lẽ sắc sảo của tác giả đã thu hút người đọc và gây ấn tượng rất mạnh về tính chất hệ trọng của vấn đề sẽ được đề cập tới ở phần sau trong bài viết. Kết thúc luận điểm thứ nhất là lời bình của tác giả về ngành công nghiệp hạt nhân trong thời đại ngày nay:

Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới. Niềm an ủi duy nhất trước tất cả những suy diễn kinh khủng đó là nhận thức được rằng việc bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn là “dịch hạch” hạt nhân. Chỉ do sự tồn tại của nó không thôi, cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết cũng đã làm tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn.

Xưa nay, chiến tranh và hòa bình luôn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhân loại, vì nó có quan hệ mật thiết đến cuộc sống và sinh mệnh của hàng chục tỉ người cùng sự tồn tại hay tiêu vong của nhiều quốc gia, dân tộc. Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc đại chiến thê giới vô cùng khốc liệt và rất nhiều cuộc chiến tranh khác liên miên không dứt. Từ sau đại chiến thế giới thứ hai, nguy cơ chiến tranh vẫn luôn luôn tiềm ẩn. Đặc biệt, vũ khí hạt nhân phát triển rất mạnh đã trở thành mối hiểm họa khủng khiếp đe dọa loài người và sự sống trên trái đất. Tuy đã có những cố gắng để giảm bớt nguy cơ của mối đe dọa này (chẳng hạn như các hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược được kí kết giữa Liên Xô trước đây, nay là Liên bang Nga với Mĩ), nhưng chiến tranh hạt nhân vẫn là mối đe dọa to lớn và thường xuyên đối với nhân loại.

Nếu khoa học kĩ thuật về hạt nhân được sử dụng vào mục đích xây dựng hòa bình thì con người sẽ hạnh phúc biết bao! Ngược lại, nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra thì trái đất lại trở về điểm xuất phát ban đầu cách đây nhiều triệu năm. Cho nên bộ mặt của trái đất tốt đẹp lên hay xấu đi đều do con người quyết định. Trong luận cứ thứ hai, tác giả khẳng định cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi nhiều điều kiện làm cho con người được sống tốt đẹp hơn.

Bằng những chứng cứ và lập luận vừa cụ thể vừa xác đáng, tác giả đã đưa ra những so sánh thật thuyết phục trong các lĩnh vực xã hội, y tế, thực phẩm, giáo dục… đều là những lĩnh vực thiết yếu trong cuộc sống, nhất là đối với các nước nghèo, chậm phát triển. Từ đó, tác giả đã chỉ rõ sự tốn kém và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân: Năm 1981, UNICEF đã định ra một chương trình để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới. Chương trình này dự kiến cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống. Nhưng tất cả đã tỏ ra là một giấc mơ không thể thực hiện được, vì tốn kém 100 tỉ đô la. Tuy nhiên, số tiền này củng chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7.000 tên lửa vượt đại châu.

Trong lĩnh vực y tế, tác giả so sánh giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu tàu Ni-mít trong số 15 chiếc mà Hoa Kì dự định đóng từ nay đến năm 2000, cũng đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong cùng 14 năm đó và sẽ bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em, riêng cho châu Phi mà thôi. Trong lĩnh vực tiếp tế thực phẩm, tác giả cũng đưa ra một ví dụ so sánh cụ thể: Theo tính toán của FAO, năm 1985, người ta thấy trên thế giới có gần 575 triệu người thiếu dinh dưỡng, số lượng ca-lo trung bình cần thiết cho những người đó chỉ tốn kém không bằng 149 tên lửa MX… Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong bốn năm tới.

Trong lĩnh vực giáo dục, nhà văn cũng khẳng định: Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.Từ đó, tác giả khẳng định rằng cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi rất nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống của con người, nhất là ở các nước nghèo. Nghệ thuật lập luận ở đoạn này tuy đơn giản nhưng sắc sảo và có sức thuyết phục cao. Tác giả lần lượt đưa ra những ví dụ có tính chất so sánh trên nhiều lĩnh vực để làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm. Có những so sánh khiến người đọc phải ngạc nhiên, bất ngờ trước những sự thật hiển nhiêu mà rất phi lí. Chẳng hạn như: chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới. Sau khi đưa những dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh sự phi lí của việc chạy đua vũ trang hạt nhân, nhà văn Mác-két cảnh báo: Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu hủy mọi sự sống trên trái đất. Nó phản lại sự tiến hóa, phản lại lí trí của tự nhiên như cách nói của tác giả:

Một nhà tiểu thuyết lớn của thời đại chúng ta đã đặt ra câu hỏi: Phải chăng trái đất chúng ta chính là địa ngục của các hành tinh khác? Có lẽ sự việc giản đơn hơn nhiều: Nó chỉ là một cái làng nhỏ mà thánh thần đã bỏ quên ở ngoại vi vũ trụ. Tuy nhiên, ý nghĩ dai dẳng cho rằng trái đất là nơi độc nhất của phép màu của sự sống trong hệ mặt trời, ý nghĩ đó đã đẩy chúng ta tới kết luận này, không thể khác được: Chạy đua vũ trang là đi ngược lại với lí trí. Để làm tăng tính thuyết phục của luận cứ này, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng lấy từ lĩnh vực khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất. Tất cả cho thấy sự sống ngày nay trên trái đất là kết quả của quá trình tiến hóa mấy trăm triệu năm: từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra, nó sẽ đẩy lùi sự sống trên trái đất trở về điểm xuất phát ban đầu, xóa sạch mọi thành quả của quá trình tiến hóa sự sống trong tự nhiên. Nếu như vậy thì thật đau xót và bất hạnh cho loài người:

Cũng đã phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chi cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm, trở lại điểm xuất phát của nó. Với luận cứ này, tác giả đã phơi bày rất rõ tính chất phản tự nhiên, phản tiến hóa của chiến tranh hạt nhân. Chính vì thế mà đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại.Luận cứ này kết thúc bài viết và cũng là thông điệp mà tác giả muốn gửi tới mọi người.

Sau khi đã chỉ ra một cách rõ ràng tác hại khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân nếu nó xảy ra, tác giả đã hướng mọi người tới một thái độ tích cực là đấu tranh xây dựng một thế giới phi hạt nhân: Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem lại tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hóa bình, công bằng. Nhưng liệu những tiếng nói ấy có thể ngăn chặn được hiềm họa hạt nhân hay không, và nếu như nó vẫn xảy ra thì sao? Dường như tác giả cũng tính đến sự việc sẽ xảy ra để rồi tiếp tục khẳng định ý nghĩa của sự có mặt trong hàng ngũ của những người đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.

Để kết thúc lời kêu gọi của mình, Mác-két đã nêu ra một đề nghị: Cần lập ra một nhà băng lưu giữ trí nhớ để sau khi tai họa hạt nhân xảy ra, các thế hệ sau còn biết cuộc sống của chúng ta đã từng tồn tại trên trái đất tươi đẹp như thế nào và không quên những kẻ đã vì những lợi ích ti tiện mà đẩy nhân loại vào thảm họa diệt vong: Chúng ta đên đây để cổ gắng chống lại việc đó, đem lại tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích…

Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc. Để cho nhân loại tương lai hiểu điều đó và làm sao cho ở mọi thời đại, người ta đều biết đến tên những thủ phạm đã gây ra những lo sợ đau khổ cho chúng ta, đã giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để mọi người biết rằng những phát minh dã man nào, nhân danh những lợi ích ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xóa bỏ khỏi vũ trụ này.

Tuy tác giả nêu ra vấn đề nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người, và phần lớn nội dung của bài viết đều tập trung vào điều đó nhưng chúng ta cần phải thấy chủ ý của tác giả không phải chỉ dừng ở đó mà còn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ ấy. Vì thế ông mới đặt nhan đề cho bài viết là Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Bài viết của nhà văn Gác-xi-a Mác-két giàu sức thuyết phục bởi lập luận chật chỗ, dẫn chứng xác thực, luận cứ, luận chứng rõ ràng và bên cạnh đó là sự lo ngại thực sự của tác giả trước hiểm họa hạt nhân.

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên Trái Đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và chữa bệnh cho hàng trăm triệu con người; nhất là ở những nước chậm phát triển. Chiến tranh hạt nhân là điều vô cùng phi lí, phản văn minh, phản tiến hoá vì nó tiêu diệt sự sống. Vì vậy, đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thực và cấp bách của mỗi người và của toàn thể loài người.

Phân tích " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" (mẫu 6)

Nhắc đến đề tài chiến tranh sẽ có không ít tác giả trên thế giới viết về đề tài ấy. Và một trong những tác giả rất thành công với đề tài trên không thể không nhắc đến Mác – két. Mác – két là người gốc Cô-lôm-bi-a, một con người vô cùng lỗi lạc, và được nhận giải Nôben văn học năm 1982.” Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là tác phẩm vô cùng xuất chúng và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tác giả.

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của Mác – két đã mang đến cho nhân loại cách nhìn sâu sắc và khoái quát những gì tổn thất mà nếu chiến tranh hạt nhân mang đến cho loài người. Vậy mọi người liệu có bao giờ đạt câu hỏi chiến tranh hạt nhân bắt nguồn từ đâu? Đó chính là vào ngày “8-8-1986, có hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã bố trí khắp hành tinh.” Một con số khủng khiếp ấy được Mác-két tìm kiếp và thống kê một cách gần như chính xác nhất. Tác giả muốn chúng ta sự nguy hiểm đáng sợ nhất mà những gì bom mìn đang rình rập nhân loại. Với con số mà Mác-két đưa ra có thể thấy mỗi người gần như phải gánh chịu gần 4 tấn thuốc nổ trên người. Sự hủy diệt khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân xảy ra.

Với những con số khủng khiếp như đã thống kê ở trên cho thấy được những gì to lớn mà chiến tranh hạt nhân sẽ gây ra cho loài người. Con số ấy càng khiến người đọc phải há hốc mồm đầy kinh ngạc. “UNICEFT đã định ra một chương trình để giải quyết vấn đè cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ trên thế giới”. Thế nhưng ước mơ ấy để thực hiện được phải bỏ ra 100 tỉ đô la, số tiền ấy chỉ bằng 100 máy ném bom chiến lược B.1B của Mĩ. Rồi đây ước mơ vẫn mãi là ước mơ và vẫn không thực hiện được. Còn vấn đề y tế thì sao? Lại là những vấn đề rất nan giải. Chỉ cần 10 tàu sân bay của Hoa Kì có thể phòng bệnh trong 14 năm và bảo vệ cho 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét. Đồng thời cứu hơn 14 triệu trẻ em cho riêng châu Phi mà thôi. Hỡi ôi! Có phải nhiều người khi nghe đến đây sẽ không khỏi xót xa.

Với cách lập luận chặt chẽ dẫn chứng xác đáng đã tạo nên những xót xa và sự ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Dịch bện đói khổ cứ đeo bám mãi nhân loại. Nếu như không có 149 tên lửa MX thì có thế cứu đói khổ cho hơn 575 triệu người. “Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền nông cụ cho các nước nghèo để họ có lương thực. Một sự thật tàn khốc một thảm họa mà nhân loại gánh chịu là chiến tranh hạt nhân. Muốn thế giới tiến bộ bắt buộc mọi người phải có tri thức, nhưng chỉ cần hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là có thể xóa nạm mù chũ cho toàn nhân loại. Qua những con số được thống kê như trên làm nhân loại không khỏi đau lòng. Tố cáo chiến tranh và những cuộc chạy đua vũ trang đã làm tốn kém rất nhiều sức lực và tiền của.

Ai mà không muốn thế giới ngày một phát triến, ngày một phát minh ra nhiều điều hay và ý nghĩa. Thế nhưng chiến tranh hạt nhân lại hoàn toàn đi ngược lại với những điều kể trên. Nó hoàn toàn đi ngược lại với quy luật tự nhiên của loài người. Mác-két khẳng định” chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí”. “ Không những đi ngược lại lí trí của con người mà còn đi ngược lại lí trí của tự nhiên”. Điều đó bạn có thấy xấu hổ với những gì mình đang la,f hay không? Làm cho mọi thứ trở về vạch xuất phát đầu tiên hủy hoại tất cả mọi thành quả mà con người đã cố công gầy dựng nên. Đó chính là một tội ác! Nếu mọi người nhìn ra được bản chất tàn bạo của chiến tranh hạt nhân thì hãy chung tay đẩy lùi nó. Tất cả con người trên thế giới phải hòa cùng một nhịp đập con tim mà chiến thắng. Mác-két đã cho chúng ta thấy được những gì tốt đẹp của thế giới hòa bình. Nơi ấy: có bướm, có hoa hông và có sự phát triển của khoa học trí tuệ của con người.

Qua những gì mà bài văn Đấu tranh cho một thới giới hòa bình của Mác-két đã giúp chúng ta thức tỉnh. Với lối viết chặt chẽ, sức thuyết phục cao, và lập luận chính xác đã giúp bài văn của tác giả cang có sức thuyết phục hơn với người đọc. Chúng ta phải tố cáo, đẩy lùi những thảm khốc mà chiến tranh hạt hân sẽ xảy ra. Tất cả con người trên thế giới phải chung tay: CÙNG NHAU BẢO VỆ MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH KHÔNG CÓ CHIẾN TRANH HẠT NHÂN!

Phân tích " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" (mẫu 7)

Thế giới hòa bình là mong ước và khao khát của rất nhiều người trên thế giới. Nhân loại tiến bộ luôn đấu tranh để thế giới không còn chiến tranh không còn sự phân biệt chủng tộc tôn giáo để mọi người có thể chung sống trong hòa bình và hạnh phúc. Bài viết đấu tranh cho một thế giới hòa bình chính là một lời để kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh để bảo vệ hòa bình và bảo vệ sự sống trên Trái Đất.

Tác phẩm được viết bởi nhà văn nổi tiếng của Colombia là G. Mác-két. Viết trong hoàn cảnh sau đại chiến thế giới thứ 2 kết thúc và phát xít Đức, Ý, Nhật Bản đã thất bại hoàn toàn trước sức mạnh của phe đồng minh Anh, Nga, Mỹ. Thế giới bước sang một trang mới trong đó có cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc dẫn tới nguy cơ đe dọa bởi chiến tranh vũ trang đặc biệt là hạt nhân. bài viết đấu tranh cho một thế giới hòa bình thuộc thể loại nghị luận để bày tỏ sự quan ngại sâu sắc của tác giả trước hiểm họa hạt nhân. Với những lập luận sắc bén và hệ thống dẫn chứng cụ thể chính xác đã tạo nên một bài viết nghị luận đầy tính thuyết phục mang ý nghĩa nhân đạo lớn lao nhằm thức tỉnh loài người trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Phần đầu tác phẩm tác giả đã đưa ra con số khủng khiếp gây chấn động mạnh cho người đọc. Tính đến ngày mùng 8 tháng 8 năm 1986 có tới 50000 hạt nhân được bố trí ở khắp hành tinh, bình quân mỗi người ngồi trên 4 tấn thuốc nổ. Nếu tất cả nổ tung thì mọi sự sống trên Trái Đất sẽ bị biến mất. Con số mà tác giả đưa ra đã có sự tác động cả đến người lạnh lùng nhất dửng dưng nhất trước vấn đề thời sự. Tác giả đã sử dụng tuyệt đẹp phép so sánh khiến cho những khái niệm trừu tượng nhất trở nên dễ hiểu mình với tất cả mọi người không phân biệt trình độ văn hóa hay dân tộc và tiếng nói. Những luận điểm mà ông đưa ra đều dựa trên cơ sở các văn bản và công ước quốc tế.

Các lĩnh vực như giáo dục, y tế, lương thực thực phẩm và quan trọng nhất là sự sống của con người và các sinh vật khác. Hệ thống dẫn chứng tiêu biểu và toàn diện mang tính chất tương phản rất rõ: dự định của UNICEF về chương trình giải quyết các vấn đề cấp bách cho hơn 500 triệu trẻ em nghèo trên khắp thế giới không thể thực hiện được vì không có đủ số tiền là 100 tỷ đô la. Điều này tương phản với việc chi phí dành cho cuộc chạy đua vũ trang trong đó: giá của 100 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm, giá 100 chiếc tàu sân bay chế tạo tên lửa đủ cung cấp thực phẩm cho các nước nghèo trong 4 năm, Hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân mang giá trị tương đương với số tiền dành để xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới…

Những con số những sự tương phản đáng kinh ngạc. Nhà văn đã lên án chiến tranh hạt nhân phi nhân đạo đã làm hao tổn biết bao nhiêu tiền của mà nếu dành số tiền ấy thì có thể khiến cho nhân loại phát triển hơn. Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là cuộc chạy đua đi ngược lại với lý trí và quá trình tiến hóa của tự nhiên. Đó chính là sự cảnh cáo trực tiếp của tác giả bài viết này. Chỉ cần một cái nhấn nút là đưa cả quá trình tiến hóa của hàng triệu loài trên trái đất quay trở lại mốc xuất phát ban đầu. Có thể thấy được sự bức xúc cao độ của nhà văn kiến cho ông lập luận một cách sắc bén và đầy tính thuyết phục. những số liệu trực tiếp những con số về nâng sách quân sự chi phí để chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kỳ tốn kém. Với cách sử dụng biện luận tương phản về thời gian cũng như sự tương phản giữa chi phí chiến tranh với chi phí phát triển các lĩnh vực khác.

Đến luận điểm thứ ba của Mác-két đó là lời kêu gọi của ông chống lại chiến tranh hạt nhân chống lại cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Kêu gọi mọi người: “Hãy tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình công bằng”. Ông đã có một đề nghị táo bạo đó là “mở ra một nhà băng lưu chị nhớ có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân” để nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại và biết đến thủ phạm đã gây ra sự lo sợ đau khổ cho con người, biết những tên mắt điếc tai ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình kêu gọi để được sống hạnh phúc.

Văn bản đấu tranh cho một thế giới hòa bình chứa đựng ý nghĩa nhân đạo to lớn và sâu sắc. Qua đó còn thể hiện trí tuệ và tâm hồn của Mác-két. Ông xứng đáng với giải thưởng Nobel cao quý mà ông đã được

Phân tích " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" (mẫu 8)

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà trình độ khoa học kỹ thuật đang phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc: những thành tựu của ngày hôm nay, rất có thể chỉ ngày mai đã thành lạc hậu. Đã từng có những ý kiến bi quan cho rằng: trong khi của cải xã hội tăng theo cấp số cộng thì dân số trái đất lại tăng theo cấp số nhân, con người sẽ ngày càng đói khổ. Tuy nhiên, nhờ có sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, của cải xã hội ngày càng dồi dào hơn, số người đói nghèo ngày càng giảm đi…

Đó là những yếu tố tích cực trong sự phát triển của khoa học mà phần lớn chúng ta đều nhận thấy. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển đó thì hầu như rất ít người có thể nhận thức được. Bài viết của nhà văn Gác-xi-a Mác-két đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh nhân loại trước nguy cơ đang hiện hữu của một cuộc chiến tranh hạt nhân thảm khốc có khả năng huỷ diệt toàn bộ sự sống trên hành tinh xanh mà phương tiện của cuộc chiến tranh ấy, mỉa mai thay lại là hệ quả của sự phát triển khoa học như vũ bão kia.

Vấn đề được khơi gợi hết sức ấn tượng: "Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8 – 8 – 1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái Đất".

Sức tác động của đoạn văn này chủ yếu bởi những con số thống kê cụ thể: 50.000 đầu đạn hạt nhân; 4 tấn thuốc nổ; không phải một lần mà là mười hai lần… Thông điệp về nguy cơ huỷ diệt sự sống được truyền tải với một khả năng tác động mạnh mẽ vào tư duy bạn đọc. Không chỉ có thế, trong những câu văn tiếp theo, tác giả còn mở rộng phạm vi ra toàn hệ Mặt Trời, dẫn cả điển tích trong thần thoại Hi Lạp nhằm làm tăng sức thuyết phục.

Trong phần tiếp theo, tác giả đưa ra hàng loạt so sánh nhằm thể hiện sự bất hợp lí trong xu hướng phát triển của khoa học hiện đại: tỉ lệ phục vụ cho việc nâng cao đời sống nhân loại quá thấp trong khi tỉ lệ phục vụ cho chiến tranh lại quá cao. Vẫn là những con số thống kê đầy sức nặng: 100 tỉ đô la cho trẻ em nghèo khổ tương đương với 100 máy bay ném bom chiến đấu.

Chiến tranh hạt nhân còn đi ngược lạ lý trí con người và cả lý trí tự nhiên nữa. Nó xoá bỏ toàn bộ quá trình tiến hoá của tự nhiên và xã hội,đưa con người trở về con số không vô nghĩa của buổi ban đầu.

Tóm lại với những dẫn chứng hùng hồn và lời văn đanh thép,giàu sức thuyết phục,bài văn cho ta thấy sức tàn phá kinh khủng của chiến tranh hạt nhân.Qua đó thêm căm ghét chiến tranh và mong muốn đấu tranh vì một thế giới hoà bình.

Phân tích " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" (mẫu 9)

“Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” mang ý nghĩa như một bức thông điệp của Mác-két, người Cô-lôm-bi-a, nhà hoạt động xã hội lỗi lạc, nhà văn được giải thưởng Nô-ben văn học năm 1982, gửi cho các dân tộc trên hành tinh chúng ta. Nó chính là bức thông điệp mà tác giả Mác-két muốn gửi tới toàn thể nhân loại trên hành tinh hình cầu này.

Để làm sáng tỏ luận đề Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Mác-két đã đưa ra 3 luận điểm đầy sức thuyết phục: một là, nhân loại đang đứng trước hiểm họa hạt nhân; hai là, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kì tốn kém; ba là, lời kêu gọi chống nguy cơ hạt nhân, đấu tranh cho hòa bình.

Nhân loại đang đứng trước hiểm họa hạt nhân; cái “nguy cơ ghê gớm đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét“. Với hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân bố trí khắp hành tinh, mỗi con người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Số vũ khí hạt nhân ấy có thể hủy diệt 12 lần mọi dấu vết sự sống trên trái đất; có thể “tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm 4 hành tinh nữa… “. Mác-két ghê tởm lên án nguy cơ hạt nhân là “dịch hạch hạt nhân”“cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết”…

Những con số mà Mác-két đưa ra đã nâng cao nhận thức cho mọi người về nguy cơ chiến tranh hạt nhân, và sự hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân.

Tiếp theo, Mác-két đã chỉ ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là vô cùng tốn kém. Đây là những số liệu cụ thể mà tác giả đã đưa ra: Chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7.000 tên lửa vượt đại châu là 100 tỉ đô-la. Số tiền ấy có thể cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới.

Ông kêu gọi mọi người “chống lại việc đó – cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân; hãy “tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng”.

Ông đề nghị “mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ, có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân” để cho nhân loại tương lai biết rằng “sự sống đã từng tồn tại”…, để nhân loại tương lai “biết đến” những thủ phạm đã “gây ra những lo sợ, đau khổ” cho hàng tỉ con người, để biết đến tên những kẻ “giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn …”

Mác-két đã có một cách nói đặc sắc, độc đáo lên án những kẻ hiếu chiến đã và đang gây ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, đe dọa cuộc sống hòa bình yên vui của các dân tộc và nhân loại.

Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” thể hiện trí tuệ và tâm hồn của Mác-két. Ông đã sáng suốt và tỉnh táo chỉ cho nhân loại thấy rõ nguy cơ hạt nhân là một hiểm họa đáng sợ – “dịch hạch hạt nhân” . Tâm hồn của ông cháy bỏng một niềm khao khát hòa bình cho nhân loại.

Mác-két đã có một lối nói, lối viết rất độc đáo. Những số liệu của ông nêu ra có một sức thuyết phục to lớn, làm cho mọi người, mọi dân tộc nhận thức một cách sâu sắc về sự nghiệp đấu tranh bảo vệ hòa bình là sự sống còn của nhân loại.

Phân tích " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" (mẫu 10)

Thế giới hòa bình là mong ước và khao khát của rất nhiều người trên thế giới. Nhân loại tiến bộ luôn đấu tranh để thế giới không còn chiến tranh không còn sự phân biệt chủng tộc tôn giáo để mọi người có thể chung sống trong hòa bình và hạnh phúc. Bài viết đấu tranh cho một thế giới ...

Thế giới hòa bình là mong ước và khao khát của rất nhiều người trên thế giới. Nhân loại tiến bộ luôn đấu tranh để thế giới không còn chiến tranh không còn sự phân biệt chủng tộc tôn giáo để mọi người có thể chung sống trong hòa bình và hạnh phúc. Bài viết đấu tranh cho một thế giới hòa bình chính là một lời để kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh để bảo vệ hòa bình và bảo vệ sự sống trên Trái Đất.

Tác phẩm được viết bởi nhà văn nổi tiếng của Colombia là G. Mác-két. Viết trong hoàn cảnh sau đại chiến thế giới thứ 2 kết thúc và phát xít Đức, Ý, Nhật Bản đã thất bại hoàn toàn trước sức mạnh của phe đồng minh Anh, Nga, Mỹ. Thế giới bước sang một trang mới trong đó có cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc dẫn tới nguy cơ đe dọa bởi chiến tranh vũ trang đặc biệt là hạt nhân. bài viết đấu tranh cho một thế giới hòa bình thuộc thể loại nghị luận để bày tỏ sự quan ngại sâu sắc của tác giả trước hiểm họa hạt nhân. Với những lập luận sắc bén và hệ thống dẫn chứng cụ thể chính xác đã tạo nên một bài viết nghị luận đầy tính thuyết phục mang ý nghĩa nhân đạo lớn lao nhằm thức tỉnh loài người trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Phần đầu tác phẩm tác giả đã đưa ra con số khủng khiếp gây chấn động mạnh cho người đọc. Tính đến ngày mùng 8 tháng 8 năm 1986 có tới 50000 hạt nhân được bố trí ở khắp hành tinh, bình quân mỗi người ngồi trên 4 tấn thuốc nổ. Nếu tất cả nổ tung thì mọi sự sống trên Trái Đất sẽ bị biến mất. Con số mà tác giả đưa ra đã có sự tác động cả đến người lạnh lùng nhất dửng dưng nhất trước vấn đề thời sự. Tác giả đã sử dụng tuyệt đẹp phép so sánh khiến cho những khái niệm trừu tượng nhất trở nên dễ hiểu mình với tất cả mọi người không phân biệt trình độ văn hóa hay dân tộc và tiếng nói. Những luận điểm mà ông đưa ra đều dựa trên cơ sở các văn bản và công ước quốc tế.

Các lĩnh vực như giáo dục, y tế, lương thực thực phẩm và quan trọng nhất là sự sống của con người và các sinh vật khác. Hệ thống dẫn chứng tiêu biểu và toàn diện mang tính chất tương phản rất rõ: dự định của UNICEF về chương trình giải quyết các vấn đề cấp bách cho hơn 500 triệu trẻ em nghèo trên khắp thế giới không thể thực hiện được vì không có đủ số tiền là 100 tỷ đô la. Điều này tương phản với việc chi phí dành cho cuộc chạy đua vũ trang trong đó: giá của 100 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm, giá 100 chiếc tàu sân bay chế tạo tên lửa đủ cung cấp thực phẩm cho các nước nghèo trong 4 năm, Hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân mang giá trị tương đương với số tiền dành để xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới…

Những con số những sự tương phản đáng kinh ngạc. Nhà văn đã lên án chiến tranh hạt nhân phi nhân đạo đã làm hao tổn biết bao nhiêu tiền của mà nếu dành số tiền ấy thì có thể khiến cho nhân loại phát triển hơn. Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là cuộc chạy đua đi ngược lại với lý trí và quá trình tiến hóa của tự nhiên. Đó chính là sự cảnh cáo trực tiếp của tác giả bài viết này. Chỉ cần một cái nhấn nút là đưa cả quá trình tiến hóa của hàng triệu loài trên trái đất quay trở lại mốc xuất phát ban đầu. Có thể thấy được sự bức xúc cao độ của nhà văn kiến cho ông lập luận một cách sắc bén và đầy tính thuyết phục. những số liệu trực tiếp những con số về nâng sách quân sự chi phí để chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kỳ tốn kém. Với cách sử dụng biện luận tương phản về thời gian cũng như sự tương phản giữa chi phí chiến tranh với chi phí phát triển các lĩnh vực khác.

Đến luận điểm thứ ba của Mác-két đó là lời kêu gọi của ông chống lại chiến tranh hạt nhân chống lại cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Kêu gọi mọi người: “Hãy tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình công bằng”. Ông đã có một đề nghị táo bạo đó là “mở ra một nhà băng lưu chị nhớ có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân” để nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại và biết đến thủ phạm đã gây ra sự lo sợ đau khổ cho con người, biết những tên mắt điếc tai ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình kêu gọi để được sống hạnh phúc.

Văn bản đấu tranh cho một thế giới hòa bình chứa đựng ý nghĩa nhân đạo to lớn và sâu sắc. Qua đó còn thể hiện trí tuệ và tâm hồn của Mác-két. Ông xứng đáng với giải thưởng Nobel cao quý mà ông đã được trao tặng.

Phân tích " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" (mẫu 11)

Đấu tranh cho một thể giới hoà bình là một bức thông điệp của lương tri, nó thức tinh con người ớ cả hai phía, phía bảo vệ sự sống như bảo vệ con ngươi của mất mình, phía đối lập tự bịt mắt mình lao vào bóng tối của cái chết như những con thiêu thân điên cuồng, quái gô. Bức thông điêp này vừa như một ranh giới để phân chia vừa tạo ra sức hút hai chiều cả từ hai cực âm dương của nó. Từ trường rất rộng đến mức vô hạn có khả năng quy tụ mọi lớp người, mọi quốc gia, mọi màu da tiếng nói để không một ai trên trái đất này có thể dửng dưng xem mình là người ngoài cuộc.

Là một văn bản chính luận – thời sự, nó đề cập đến một vấn đề cấp bách, bức thiết cả tầm vĩ mô bao trùm lên tất cả mọi vấn đề mà so với nó thì sự quan tâm không thể ngang bằng. Bởi sự sống của loài người đang bị đe doạ từng phút, từng giây. Bố cục của bài văn có thể chia làm ba phần : cảnh báo nguy cơ huỷ diệt ; sự phi lí và tốn kém của cuộc chạy đua ; nhiệm vụ ngãn chặn, xoá bỏ nguy cơ của loài người trên trái đất. Bố cục rạch ròi ấy được kết hợp với các yếu tố dặc thù của kiểu văn nghị luận tạo nên một hiệu quả không nhó đối với trí tuệ và tình cảm của người đọc, nguời nghe.

Trước hết nhà văn xác định cụ hể một toạ độ chết bằng những khái niệm không trừu tượng mơ hồ. Trả lời che câu hỏi “Chúng ta đang ớ đâu ?” là một tình thế xuyên quốc gia, vì hiểm hoạ eủa hơn 50 nghìn đầu đạn hạt nhân không tập trung ở một quốc gia nào, nó “đã được bố trí khắp hành tinh”. Nguy cơ ấy vừa mở rộng đến phạm vi toàn cầu, vừa thắt lại ở thời gian từng giờ từng phút. “Hôm nay ngày 8-8-1986” giống như một tích tắc hiểm nguy mà đường dây cháy chậm dang nhích gần cái chết. Cách tác động trực tiêp này làm cho tất cả những người đang sống và yêu quý sự sống không còn có thể thờ ơ. Thay thế cho những luận điểm, những khái niệm thường vốn chung chung là những con số, những con số tuy vô cảm, vô tri nhưng nó có những tiếng nói riêng, có cách nói riêng tác động tới những miền nhạy cảm nhất của con người (cả thính giác, thị giác, xúc giác,…).

Vẫn là những con số lạnh lùng, nhưng sự nâng cấp đối với nguy cơ có tác dụng củng cố cái ấn tượng ban đầu. Hậu quả của 50 nghìn đầu đạn hạt nhân ấy là gì ? Là tương đương với 4 tấn thuốc nổ. Là gì nữa, là sẽ làm biến hết thảy “không phải là một lần mà là mười hai lần” mọi dấu vết của con người trên trái đất, thậm chí “tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa…” nghĩa là sự huỷ diệt mà con người không thể nào tưởng tượng nổi sẽ xảy ra. Các biện pháp quy đổi khái niệm từ con số đến con số, kết hợp với sự nâng cấp mỗi lúc một rộng ra có tác dụng như một tiếng còi báo động cho con người khi thần chết đến gần, một thứ thần chết của thời hiện đại.

Tính hình tượng trong đoạn văn chính luận gây một ấn tượng có hiệu quả bất ngờ, có sức ám ảnh không nguôi, ấy là thanh gươm Đa-mô-clét. Điển tích ấy lấy từ thần thoại Hi Lạp này có một nghĩa tương đương với một hình tượng tương đương trong thành ngữ Việt Nam : “Ngàn cân treo sợi tóc”. “Sợi lông đuôi ngựa” ở hình ảnh thứ nhất, “sợi tóc” trong hình ảnh thứ hai chuyên chở một nỗi hồi hộp, lo âu về cái chết ghê gớm có thể xảy ra trong thực tế không lường trước được bất cứ lúc nào. Sức ám ảnh của nó thật không nguôi đối với con người còn lương tri, nó sẽ đi vào từng bữa ăn, giấc ngủ, từng ngóc ngách nỗi niềm, nó tạo nên một tình thế bất an trong tâm tưởng.

Biện pháp lặp từ và lặp cấu trúc câu có tác dụng nhấn mạnh và phối hợp với hành văn châm biếm, đả kích sâu cay lập lờ hai mặt tạo nên một giọng văn đa chiều vừa diễn tả một hiểm hoạ khách quan, vừa biểu hiện thái độ chủ quan của người viết: “không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào…”, “không có một đứa con nào…” là một cách nói hoàn toàn có dụng ý. Mỉa mai thay khi nhà văn nhận ra cái mặt trái của tấm huân chương. Khoa học hay tài năng đều là những điều đáng quý. Nhưng khi khoa học mà không gắn với lương tri thì nó sẽ là tội ác đối với loài người. Tính chất hai mặt này của văn minh công nghiệp và khoa học tự nhiên đã tạo ra một khoảng trống đáng sợ: vùng tâm linh nhân ái của con người.

Lí trí con người gắn liền với sự khôn ngoan vì lợi ích của chính con người. Lợi ích của con người, có gì cao hơn sự sống, là tránh được nguy cơ nghèo đói, bệnh tật, dốt nát,… đó là sự sống tối thiểu. Điểu phi lí là những vấn để nhân đạo ấy nằm trong tầm tay của con người (nhất là ở bộ phận giàu có nói riêng), nhưng trong thực tế, nó đã lọt ra ngoài tầm tay, nó không nằm trong vòng ngắm của con người, nhất là những người có khả năng thay đổi nó.

Sự tốn kém phi lí ấy được tác giả diễn đạt khá công phu. Từ một mệnh đề khái quát, liên tục được chứng minh, bằng cả trí tuệ và tấm lòng người viết. Mệnh đề khái quát ấy là “việc bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn là “dịch hạch” hạt nhân. Nghĩa là cán cân công lí đã mất đi sự thăng bằng, nó đang nghiêng hẳn về một phía : phía bất công và phi lí, là “đi ngược lại lí trí” tối thiểu cần phải có ở con người. Phương pháp tư duy theo kiểu so sánh là đối chọi những con số với những con số, con số của “dịch hạch” hạt nhân với con số hồi sinh cho chính con người từ cái chết sinh học : 100 tỉ đô la cho 500 triệu trẻ em trong chương trình UNICEF chưa bằng chi phí cho 100 máy bay ném bom và 7 nghìn tên lửa vượt đại châu của Mỹ, 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét chưa bằng cái giá của 10 chiếc tàu sân bay. Sự cần thiết cung cấp thực phẩm cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng chỉ tốn kém không bằng 149 tên lửa MX… Việc, lặp lại các ví dụ vừa diễn tả một chân lí hiển nhiên về sự tốn kém đến kì quặc của những cái đầu méo mó, vừa có sức tố cáo không cần lời tố cáo đối với những kẻ phạm nhân đáng bị cả loài người kết án. Hơn thế nữa, nó được kết hợp với một giọng điệu trữ tình thể hiện bằng những cụm từ như : “chỉ gần bằng”, “cũng đủ”, “đủ tiên”,… vừa thể hiện sự mong muốn khát khao vừa oán giận căm hờn nghĩa là cùng một lúc yêu thương những người cần được chăm sóc, cưu mang với lên án kẻ tội đổ của thời đại.

Biện pháp chốt lại ở cuối phần này vừa như một sơ kết, vừa như mở rộng ra, nâng cao hơn tầm tội ác của kẻ thù. Bởi “không những đi ngược lại lí trí con người mà đi ngược lại cả lí trí tự nhiên”. Lí trí con người có thiên tính, lí trí tự nhiên cũng có nhân tính bởi nó chắt chiu cần mẫn cho cái đẹp mà bao nhiêu thiên niên kỉ đã được vun xới nâng niu. Những con số 180 triệu năm, 380 triệu năm,… là những định lượng vô bờ bến để sự sống thăng hoa, để con bướm bay, hoa hồng nở, để “con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu”. Quả thật, nó là một kì công hơn kim tự tháp Ai Cập hàng triệu lần. Nhưng oái oăm thay chỉ cần bấm nút một cái, tất cả trở lại con số 0 ban đầu vô nghĩa. Sự vô lí, nghịch lí của việc chạy đua vũ trang bị truy kích từ nhiều phía đối với nhiéu cấp độ cả chiều rộng và chiều sâu, cả thực tế và đạo lí. Trong đó điểu vô lí, nghịch lí nhất (tuy không được nói ra) là : kẻ huỷ diệt con người trên trái đất là kẻ tự đào huyệt chôn mình mà những kẻ quá điên cuồng đã không tự biết.

Nhiệm vụ chặn đứng nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm thiêng liêng, cấp bách của loài người trên trái đất. Cách lập luận trong phần này rất độc đáo : giả định thua để thắng, tưởng như lùi bước nhưng thực chất lại là tiến lên. Tác giả giả định như tai hoạ không chặn được thì sự có mặt của chúng ta, tiếng nói của chúng ta “không phải là vô ích”. Bởi sự có mặt ấy, tiếng nói đấu tranh cho hoà bình ấy sẽ vĩnh viễn còn lại nhờ có “một nhà bâng lưu trữ trí nhớ”. Nó là lời trăng trối cho đời sau rằng chúng ta đã không lùi bước, rằng cuộc sống này thật đáng sống biết bao, vì cái thời của chúng ta đang sống tuy bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng “đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc”. Và tiếng nói của chúng ta, cho dù có không còn nữa vì chiến tranh hạt nhân cũng là một lời cảnh báo, răn đe : con người hãy cảnh giác. Vì đến lượt họ (thế hệ nhân loại sau), cái chết vì chiến tranh hạt nhân vẫn còn là “thanh gươm Đa-mô-clét”, nghĩa là cái chết vẫn lo lửng trên đầu. Nhiệm vụ chống lại chiến tranh hạt nhân cần một sự kiên trì bền bỉ biết bao, nhưng cũng là thái độ kiên quyết biết bao. Không chịu đầu hàng, nhân loại chính là người chiến thắng.

Một bài văn nghị luận thật thống thiết và cũng thật hùng hồn có tác dụng kêu gọi loài người hãy đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Tiếng gọi hoà bình, qua cách nói ấy đã trở nên có sức mạnh vật chất làm chúng ta nghĩ đến một cánh chim bồ câu bay giữa trời xanh báo hiệu một buổi đẹp trời, một thời đại mà con người được sống trong vòng tay nhân ái và khái niệm chiến tranh không còn trong “nhà băng lưu trữ trí nhớ” của chúng ta.

Phân tích " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" (mẫu 12)

Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két (Gabriel Garcia Marquez), nhà văn lớn của đất nước Cô-lôm-bi-a, sinh năm 1928, tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo, nổi tiếng nhất là tiểu thuyết Trăm năm cô đơn (1967). Ông đã được trao Giải thưởng Nô-ben văn chương năm 1982.

Đấu tranh cho một thế giới hoà bình là bài văn nghị luận có giá trị thời sự mang tầm cỡ quốc tế. Lập luận của tác giả rất chặt chẽ, giàu sức thuyết phục và gây ấn tượng mạnh bởi nhiều chứng cứ cụ thể, chính xác rút ra từ hiện thực đời sống và các lĩnh vực khoa học có liên quan, kết hợp với cách diễn đạt thông minh, trí tuệ nhưng không khô khan mà giàu hình ảnh gợi tả, gợi cảm.

Nhà văn đề cập đến nguy cơ bùng nổ của chiến tranh hạt nhân; khẳng định đây là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ loài người và sự sống trên trái đất. Vì vậy, đấu tranh để loại bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại.

Luận điểm trên đã được tác giả triển khai bằng bốn luận cứ sắp xếp theo một trình tự hợp lí như sau:

+ Kho vũ khí hạt nhân đang được các cường quốc tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.

+ Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người. Những ví dụ so sánh giữa đầu tư cho các lĩnh vực xã hội, y tế, thực phẩm, giáo dục... với những chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ khí hạt nhân đã nêu bật tính chất phi lí và vô nhân đạo của nó.

+ Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn phản lại quy luật tiến hoá của tự nhiên.

+ Vì vậy, tất cả nhân loại phải đoàn kết nhất trí, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

Ở luận cứ thứ nhất, tác giả nêu lên nguy cơ bùng nổ của chiến tranh hạt nhân, đe doạ huỷ diệt loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất bằng cách khẳng định sự tồn tại trong thực tế và hậu quả khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân.

Mở đầu bài viết là thông báo có tính chất thời sự nóng hổi về thời gian và số liệu đầu đạn hạt nhân hiện có:

Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.

Số liệu hết sức cụ thể đó làm cho cả nhân loại ngạc nhiên, sửng sốt và lo ngại.

Tác giả so sánh nguy cơ ghê gớm của kho vũ khí hạt nhân đang đè nặng lên sự sống của nhân loại với hình ảnh thanh gươm Đa-mô-clét trong thần thoại Hi Lạp. Để mọi người thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân, tác giả khẳng định vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời.

Cách vào đề trực tiếp bằng những chứng cứ rõ ràng và lí lẽ sắc sảo của tác giả đã thu hút người đọc và gây ấn tượng rất mạnh về tính chất hệ trọng của vấn đề sẽ được đề cập tới ở phần sau trong bài viết.

Kết thúc luận điểm thứ nhất là lời bình của tác giả về ngành công nghiệp hạt nhân trong thời đại ngày nay:

Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.

Niềm an ủi duy nhất trước tất cả những suy diễn kinh khủng đó là nhận thức được rằng việc bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn là “dịch hạch” hạt nhân. Chỉ do sự tồn tại của nó không thôi, cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết cũng đã làm tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn.

Xưa nay, chiến tranh và hoà bình luôn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhân loại, vì nó có quan hệ mật thiết đến cuộc sống và sinh mệnh của hàng tỉ người cùng sự tồn tại hay tiêu vong của nhiều quốc gia, dân tộc. Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc đại chiến thế giới vô cùng khốc liệt và rất nhiều cuộc chiến tranh khác liên miên không dứt. Từ sau đại chiến thế giới thứ hai, nguy cơ chiến tranh vẫn luôn luôn tiềm ẩn. Đặc biệt, vũ khí hạt nhân phát triển rất mạnh đã trở thành mối hiểm họa khủng khiếp đe doạ loài người và sự sống trên trái đất. Tuy đã có những cố gắng để giảm bớt nguy cơ của mối đe doạ này (chẳng hạn như các hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược được kí kết giữa Liên Xô trước đây, nay là Liên bang Nga với Mĩ), nhưng chiến tranh hạt nhân vẫn là mối đe doạ to lớn và thường xuyên đối với nhân loại.

Nếu khoa học kĩ thuật về hạt nhân được sử dụng vào mục đích xây dựng hoà bình thì con người sẽ hạnh phúc biết bao! Ngược lại, nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra thì trái đất lại trở về điểm xuất phát ban đầu cách đây nhiều triệu năm. Cho nên bộ mặt của trái đất tốt đẹp lên hay xấu đi đều do con người quyết định.

Trong luận cứ thứ hai, tác giả khẳng định cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi nhiều điều kiện làm cho con người được sống tốt đẹp hơn.

Bằng những chứng cứ và lập luận vừa cụ thể vừa xác đáng, tác giả đã đưa ra những so sánh thật thuyết phục trong các lĩnh vực xã hội, y tế, thực phẩm, giáo dục... đều là những lĩnh vực thiết yếu trong cuộc sống, nhất là đối với các nước nghèo, chậm phát triển. Từ đó, tác giả đã chỉ rõ sự tốn kém và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân:

Năm 1981, UNICEF đã định ra một chương trình để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới. Chương trình này dự kiến cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống. Nhưng tất cả đã tỏ ra là một giấc mơ không thể thực hiện được, vì tốn kém 100 tỉ đô la. Tuy nhiên, số tiền này cũng chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mỹ và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu.

Trong lĩnh vực y tế, tác giả so sánh giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu tàu Ni-mít trong số 15 chiếc mà Hoa Kì dự định đóng từ nay đến năm 2000, cũng đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong cũng 14 năm đó và sẽ bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em, riêng cho châu Phi mà thôi.

Trong lĩnh vực lương thực, thực phẩm, tác giả cũng đưa ra một ví dụ so sánh cụ thể: Theo tính toán của FAO, năm 1985, người ta thấy trên thế giới có gần 575 triệu người thiếu dinh dưỡng. Số lượng ca-lo trung bình cần thiết cho những người đó chỉ tốn kém không bằng 149 tên lửa MX... Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong bốn năm tới.

Trong lĩnh vực giáo dục, nhà văn cũng khẳng định: Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới.

Từ đó, tác giả khẳng định rằng cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi rất nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống của con người, nhất là ở các nước nghèo.

Nghệ thuật lập luận ở đoạn này tuy đơn giản nhưng sắc sảo và có sức thuyết phục cao. Tác giả lần lượt đưa ra những ví dụ có tính chất so sánh trên nhiều lĩnh vực để làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm. Có những so sánh khiến người đọc phải ngạc nhiên, bất ngờ trước những sự thật hiển nhiên mà rất phi lí. Chẳng hạn như: chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới. Sau khi đưa những dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh sự phi lí của việc chạy đua vũ trang hạt nhân, nhà văn Mác-két cảnh báo: Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu huỷ mọi sự sống trên trái đất. Nó phản lại sự tiến hoá, phản lại lí trí của tự nhiên như cách nói của tác giả:

Một nhà tiểu thuyết lớn của thời đại chúng ta đã đặt ra câu hỏi: Phải chăng trái đất chúng ta chính là địa ngục của các hành tinh khác? Có lẽ sự việc giản đơn hơn nhiều: Nó chỉ là một cái làng nhỏ mà thánh thần đã bỏ quên ở ngoại vi vũ trụ. Tuy nhiên, ý nghĩ dai dẳng cho rằng trái đất là nơi độc nhất của phép màu của sự sống trong hệ mặt trời, ý nghĩ đó đã đẩy chúng ta tới kết luận này, không thể khác được: Chạy đua vũ trang là đi ngược lại với lí trí.

Để làm tăng tính thuyết phục của luận cứ này, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng lấy từ lĩnh vực khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất. Tất cả cho thấy sự sống ngày nay trên trái đất là kết quả của quá trình tiến hoá mấy trăm triệu năm: từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra, nó sẽ đẩy lùi sự sống trên trái đất trở về điểm xuất phát ban đầu, xoá sạch mọi thành quả của quá trình tiến hoá sự sống trong tự nhiên. Nếu như vậy thì thật đau xót và bất hạnh cho loài người:

Cũng đã phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó.

Với luận cứ này, tác giả đã phơi bày rất rõ tính chất phản tự nhiên, phản tiến hoá của chiến tranh hạt nhân. Chính vì thế mà đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại. Luận cứ này kết thúc bài viết và cũng là thông điệp mà tác giả muốn gửi tới mọi người.

Sau khi đã chỉ ra một cách rõ ràng tác hại khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân nếu nó xảy ra, tác giả đã hướng mọi người tới một thái độ tích cực là đấu tranh xây dựng một thế giới phi hạt nhân: Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng.

Nhưng liệu những tiếng nói ấy có thể ngăn chặn được hiểm hoạ hạt nhân hay không, và nếu như nó vẫn xảy ra thì sao? Dường như tác giả cũng tính đến sự việc sẽ xảy ra để rồi tiếp tục khẳng định ý nghĩa của sự có mặt trong hàng ngũ của những người đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.

Để kết thúc lời kêu gọi của mình, Mác-két đã nêu ra một đề nghị: Cần lập ra một nhà băng lưu giữ trí nhớ để sau khi tai hoạ hạt nhân xảy ra, các thế hệ sau còn biết cuộc sống của chúng ta đã từng tồn tại trên trái đất tươi đẹp như thế nào và không quên những kẻ đã vì những lợi ích ti tiện mà đẩy nhân loại vào thảm họa diệt vong:

Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem lại tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng. Nhưng dù tai hoạ có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.

Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc. Để cho nhân loại tương lai hiểu điều đó và làm sao cho ở mọi thời đại, người ta đều biết đến tên những thủ phạm đã gây ra những lo sợ, đau khổ cho chúng ta, đã giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hoà bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để mọi người biết rằng bằng những phát minh dã man nào, nhân danh những lợi ích ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xoá bỏ khỏi vũ trụ này.

Tuy tác giả nêu ra vấn đề nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người, và phần lớn nội dung của bài viết đều tập trung vào điều đó nhưng chúng ta cần phải thấy chủ ý của tác giả không phải chỉ dừng ở đó mà còn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ ấy. Vì thế ông mới đặt nhan đề cho bài viết là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

Bài viết của nhà văn Gác-xi-a Mác-két giàu sức thuyết phục bởi lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác, bên cạnh đó là sự lo ngại thực sự của tác giả trước hiểm hoạ hạt nhân.

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên Trái Đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để loại trừ nạn đói, nạn thất học và chữa bệnh cho hàng trăm triệu con người, nhất là ở những nước chậm phát triển. Chiến tranh hạt nhân là điều vô cùng phi lí, phản văn minh, phản tiến hoá vì nó tiêu diệt sự sống. Vì vậy, đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thực và cấp bách của mỗi người và của toàn thể nhân loại.

Phân tích " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" (mẫu 13)

Đấu tranh cho một thể giới hoà bình là một bức thông điệp của lương tri, nó thức tinh con người ớ cả hai phía, phía bảo vệ sự sống như bảo vệ con ngươi của mất mình, phía đối lập tự bịt mắt mình lao vào bóng tối của cái chết như những con thiêu thân điên cuồng, quái gô. Bức thông điêp này vừa như một ranh giới để phân chia vừa tạo ra sức hút hai chiều cả từ hai cực âm dương của nó. Từ trường rất rộng đến mức vô hạn có khả năng quy tụ mọi lớp người, mọi quốc gia, mọi màu da tiếng nói để không một ai trên trái đất này có thể dửng dưng xem mình là người ngoài cuộc.

Là một văn bản chính luận – thời sự, nó đề cập đến một vấn đề cấp bách, bức thiết cả tầm vĩ mô bao trùm lên tất cả mọi vấn đề mà so với nó thì sự quan tâm không thể ngang bằng. Bởi sự sống của loài người đang bị đe doạ từng phút, từng giây. Bố cục của bài văn có thể chia làm ba phần : cảnh báo nguy cơ huỷ diệt ; sự phi lí và tốn kém của cuộc chạy đua ; nhiệm vụ ngãn chặn, xoá bỏ nguy cơ của loài người trên trái đất. Bố cục rạch ròi ấy được kết hợp với các yếu tố dặc thù của kiểu văn nghị luận tạo nên một hiệu quả không nhó đối với trí tuệ và tình cảm của người đọc, nguời nghe.

Trước hết nhà văn xác định cụ hể một toạ độ chết bằng những khái niệm không trừu tượng mơ hồ. Trả lời che câu hỏi “Chúng ta đang ớ đâu ?” là một tình thế xuyên quốc gia, vì hiểm hoạ eủa hơn 50 nghìn đầu đạn hạt nhân không tập trung ở một quốc gia nào, nó “đã được bố trí khắp hành tinh”. Nguy cơ ấy vừa mở rộng đến phạm vi toàn cầu, vừa thắt lại ở thời gian từng giờ từng phút. “Hôm nay ngày 8-8-1986” giống như một tích tắc hiểm nguy mà đường dây cháy chậm dang nhích gần cái chết. Cách tác động trực tiêp này làm cho tất cả những người đang sống và yêu quý sự sống không còn có thể thờ ơ. Thay thế cho những luận điểm, những khái niệm thường vốn chung chung là những con số, những con số tuy vô cảm, vô tri nhưng nó có những tiếng nói riêng, có cách nói riêng tác động tới những miền nhạy cảm nhất của con người (cả thính giác, thị giác, xúc giác,…).

Vẫn là những con số lạnh lùng, nhưng sự nâng cấp đối với nguy cơ có tác dụng củng cố cái ấn tượng ban đầu. Hậu quả của 50 nghìn đầu đạn hạt nhân ấy là gì ? Là tương đương với 4 tấn thuốc nổ. Là gì nữa, là sẽ làm biến hết thảy “không phải là một lần mà là mười hai lần” mọi dấu vết của con người trên trái đất, thậm chí “tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa…” nghĩa là sự huỷ diệt mà con người không thể nào tưởng tượng nổi sẽ xảy ra. Các biện pháp quy đổi khái niệm từ con số đến con số, kết hợp với sự nâng cấp mỗi lúc một rộng ra có tác dụng như một tiếng còi báo động cho con người khi thần chết đến gần, một thứ thần chết của thời hiện đại.

Tính hình tượng trong đoạn văn chính luận gây một ấn tượng có hiệu quả bất ngờ, có sức ám ảnh không nguôi, ấy là thanh gươm Đa-mô-clét. Điển tích ấy lấy từ thần thoại Hi Lạp này có một nghĩa tương đương với một hình tượng tương đương trong thành ngữ Việt Nam : “Ngàn cân treo sợi tóc”. “Sợi lông đuôi ngựa” ở hình ảnh thứ nhất, “sợi tóc” trong hình ảnh thứ hai chuyên chở một nỗi hồi hộp, lo âu về cái chết ghê gớm có thể xảy ra trong thực tế không lường trước được bất cứ lúc nào. Sức ám ảnh của nó thật không nguôi đối với con người còn lương tri, nó sẽ đi vào từng bữa ăn, giấc ngủ, từng ngóc ngách nỗi niềm, nó tạo nên một tình thế bất an trong tâm tưởng.

Biện pháp lặp từ và lặp cấu trúc câu có tác dụng nhấn mạnh và phối hợp với hành văn châm biếm, đả kích sâu cay lập lờ hai mặt tạo nên một giọng văn đa chiều vừa diễn tả một hiểm hoạ khách quan, vừa biểu hiện thái độ chủ quan của người viết: “không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào…”, “không có một đứa con nào…” là một cách nói hoàn toàn có dụng ý. Mỉa mai thay khi nhà văn nhận ra cái mặt trái của tấm huân chương. Khoa học hay tài năng đều là những điều đáng quý. Nhưng khi khoa học mà không gắn với lương tri thì nó sẽ là tội ác đối với loài người. Tính chất hai mặt này của văn minh công nghiệp và khoa học tự nhiên đã tạo ra một khoảng trống đáng sợ: vùng tâm linh nhân ái của con người.

Lí trí con người gắn liền với sự khôn ngoan vì lợi ích của chính con người. Lợi ích của con người, có gì cao hơn sự sống, là tránh được nguy cơ nghèo đói, bệnh tật, dốt nát,… đó là sự sống tối thiểu. Điểu phi lí là những vấn để nhân đạo ấy nằm trong tầm tay của con người (nhất là ở bộ phận giàu có nói riêng), nhưng trong thực tế, nó đã lọt ra ngoài tầm tay, nó không nằm trong vòng ngắm của con người, nhất là những người có khả năng thay đổi nó.

Sự tốn kém phi lí ấy được tác giả diễn đạt khá công phu. Từ một mệnh đề khái quát, liên tục được chứng minh, bằng cả trí tuệ và tấm lòng người viết. Mệnh đề khái quát ấy là “việc bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn là “dịch hạch” hạt nhân. Nghĩa là cán cân công lí đã mất đi sự thăng bằng, nó đang nghiêng hẳn về một phía : phía bất công và phi lí, là “đi ngược lại lí trí” tối thiểu cần phải có ở con người. Phương pháp tư duy theo kiểu so sánh là đối chọi những con số với những con số, con số của “dịch hạch” hạt nhân với con số hồi sinh cho chính con người từ cái chết sinh học : 100 tỉ đô la cho 500 triệu trẻ em trong chương trình UNICEF chưa bằng chi phí cho 100 máy bay ném bom và 7 nghìn tên lửa vượt đại châu của Mỹ, 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét chưa bằng cái giá của 10 chiếc tàu sân bay. Sự cần thiết cung cấp thực phẩm cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng chỉ tốn kém không bằng 149 tên lửa MX… Việc, lặp lại các ví dụ vừa diễn tả một chân lí hiển nhiên về sự tốn kém đến kì quặc của những cái đầu méo mó, vừa có sức tố cáo không cần lời tố cáo đối với những kẻ phạm nhân đáng bị cả loài người kết án. Hơn thế nữa, nó được kết hợp với một giọng điệu trữ tình thể hiện bằng những cụm từ như : “chỉ gần bằng”, “cũng đủ”, “đủ tiên”,… vừa thể hiện sự mong muốn khát khao vừa oán giận căm hờn nghĩa là cùng một lúc yêu thương những người cần được chăm sóc, cưu mang với lên án kẻ tội đổ của thời đại.

Biện pháp chốt lại ở cuối phần này vừa như một sơ kết, vừa như mở rộng ra, nâng cao hơn tầm tội ác của kẻ thù. Bởi “không những đi ngược lại lí trí con người mà đi ngược lại cả lí trí tự nhiên”. Lí trí con người có thiên tính, lí trí tự nhiên cũng có nhân tính bởi nó chắt chiu cần mẫn cho cái đẹp mà bao nhiêu thiên niên kỉ đã được vun xới nâng niu. Những con số 180 triệu năm, 380 triệu năm,… là những định lượng vô bờ bến để sự sống thăng hoa, để con bướm bay, hoa hồng nở, để “con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu”. Quả thật, nó là một kì công hơn kim tự tháp Ai Cập hàng triệu lần. Nhưng oái oăm thay chỉ cần bấm nút một cái, tất cả trở lại con số 0 ban đầu vô nghĩa. Sự vô lí, nghịch lí của việc chạy đua vũ trang bị truy kích từ nhiều phía đối với nhiéu cấp độ cả chiều rộng và chiều sâu, cả thực tế và đạo lí. Trong đó điểu vô lí, nghịch lí nhất (tuy không được nói ra) là : kẻ huỷ diệt con người trên trái đất là kẻ tự đào huyệt chôn mình mà những kẻ quá điên cuồng đã không tự biết.

Nhiệm vụ chặn đứng nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm thiêng liêng, cấp bách của loài người trên trái đất. Cách lập luận trong phần này rất độc đáo : giả định thua để thắng, tưởng như lùi bước nhưng thực chất lại là tiến lên. Tác giả giả định như tai hoạ không chặn được thì sự có mặt của chúng ta, tiếng nói của chúng ta “không phải là vô ích”. Bởi sự có mặt ấy, tiếng nói đấu tranh cho hoà bình ấy sẽ vĩnh viễn còn lại nhờ có “một nhà bâng lưu trữ trí nhớ”. Nó là lời trăng trối cho đời sau rằng chúng ta đã không lùi bước, rằng cuộc sống này thật đáng sống biết bao, vì cái thời của chúng ta đang sống tuy bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng “đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc”. Và tiếng nói của chúng ta, cho dù có không còn nữa vì chiến tranh hạt nhân cũng là một lời cảnh báo, răn đe : con người hãy cảnh giác. Vì đến lượt họ (thế hệ nhân loại sau), cái chết vì chiến tranh hạt nhân vẫn còn là “thanh gươm Đa-mô-clét”, nghĩa là cái chết vẫn lo lửng trên đầu. Nhiệm vụ chống lại chiến tranh hạt nhân cần một sự kiên trì bền bỉ biết bao, nhưng cũng là thái độ kiên quyết biết bao. Không chịu đầu hàng, nhân loại chính là người chiến thắng.

Một bài văn nghị luận thật thống thiết và cũng thật hùng hồn có tác dụng kêu gọi loài người hãy đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Tiếng gọi hoà bình, qua cách nói ấy đã trở nên có sức mạnh vật chất làm chúng ta nghĩ đến một cánh chim bồ câu bay giữa trời xanh báo hiệu một buổi đẹp trời, một thời đại mà con người được sống trong vòng tay nhân ái và khái niệm chiến tranh không còn trong “nhà băng lưu trữ trí nhớ” của chúng ta.

Phân tích " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" (mẫu 14)

Tác giả Mác-két là người gốc Cô-lôm-bi-a. Ông là một nhà văn đồng thời cũng là hoạt động xã hội vô cùng lỗi lạc. Mác-két từng đạt giải Nô-ben văn học năm 1982.

Bài viết “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là một bài viết hay, mang một ý nghĩa vô cùng to lớn cho toàn thể hành tinh chúng ta. Nó chính là bức thông điệp mà tác giả Mác-két muốn gửi tới toàn thể nhân loại trên hành tinh hình cầu này.

Tác giả Mác-kết đã là nổi bật lên ba luận điểm mà con người trên trái đất đang phải đối mặt đó là họa hạt nhân, chạy đua vũ trang hạt nhân gây tốn kém tiền bạc, thời gian của nhân loại, và cuối cùng là lời kêu gọi chúng ta chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình của địa cầu.

Trái đất đang có nguy cơ bị diệt vong bởi hiểm họa hạt nhân “nguy cơ ghê gớm đè nặng chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet” tác giả đã nói như vậy trong bài viết của mình. Hiện nay trên toàn hành tinh của chúng ta có tới hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân. Nó nằm rải rác khắp nơi từ châu Âu tới châu Á. Mỗi sinh mạng trên trái đất của chúng ta đang ngồi trên một khối thuốc nổ khổng lồ. Số vũ khí hạt nhân này có sức công phá gấp 12 lần sự sống của trái đất. Nói theo cách khác thì chỉ cần số vũ khí hạt nhân này nổ có thể hủy diệt 12 hành tinh giống như trái đất của chúng ta.

Trong luận điểm thứ hai của mình tác giả Mác-két đã phân tích rõ việc chạy đua vũ trang đã tiêu tốn rất nhiều tiền bạc của nền kinh tế của thế giới.

Phí đầu tư cho 100 chiếc máy bay chiến lược của Mỹ có thể lên tới 100 tỉ đô la. Với số tiền lớn như thế này có thể cung cấp đồ ăn thức uống của 500 triệu người nghèo ở châu phi.

Chỉ cần lấy số tiền mua hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân chúng ta có thể đủ tiền xóa mù chữ cho toàn thế giới. Chỉ cần với những con số nhỏ thế thôi nhưng chúng ta có thể thấy rằng chi phí cho chiến tranh, cho sản xuất vũ khí hạt nhân là vô cùng lớn. Nó chiếm rất nhiều ngân sách tiền tệ của nhiều nước. Trong khi với số tiền đó chúng ta có thể cứu chữa cho rất nhiều bệnh nhân, giúp rất nhiều trẻ em nghèo được đi học, có lương thực sinh sống.

Lập luận của Mác-két vô cùng cùng chắc chắn, sắc bén những con số kinh tế mà ông đưa ra khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên giật mình bởi nó quá lớn quá tốn kém, mà những số tiền lớn này lại chỉ phục vụ cho sự phi nghĩa, không nhằm cứu vớt nhân loại, loài người khỏi đói nghèo dốt nát mà chỉ làm hại cho hành tinh chúng ta, đặt nguy cơ hủy diệt lên cao hơn.

Trong phần kết của mình tác giả Mác-két đã ra lời kêu gọi nhân loại chúng ta chung tay loại bỏ vũ khí hạt nhân, loại bỏ chiến tranh hạt nhân. Tác giả đề nghị mọi người hãy mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ, để biết được sự sống đã từng tồn tại, để tương lai có thể biết được thủ phạm gây ra hủy diệt cho hành tinh chúng ta chính là vũ khí hạt nhân.

Bài viết “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả Mác-két. Nó cho thấy ông là người có trí tuệ biết nhìn xa trông rộng, nhìn thấy trước được tương lai của nhân loại và ông cũng là người có trái tim nhân hậu, biết yêu thương người nghèo, luôn mong muốn có một cuộc sống hòa bình cho tất cả mọi người.

Bài viết của Mác-két thể hiện văn phong độc đáo, nhiều sáng tạo. Những con số thống kê của ông có sức thuyết phục người đọc người nghe vô cùng sâu sắc. Nó thể hiện tác giả đã phải nghiên cứu vấn đề này rất lâu và trăn trở về nó rất nhiều. Nên mỗi câu ông viết đều có sức nặng tựa ngàn cân, có sức lay động lòng người vô cùng to lớn.

Phân tích " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" (mẫu 15)

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình mang ý nghĩa như một bức thông điệp của Mác-két, người Cô-lôm-bi-a, nhà hoạt động xã hội lỗi lạc, nhà văn được giải thưởng Nô-ben văn học năm 1982, gửi cho các dân tộc trên hành tinh chúng ta.

Để làm sáng tỏ luận đề Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Mác-két đã đưa ra 3 luận điểm đầy sức thuyết phục: một là, nhân loại đang đứng trước hiểm họa hạt nhân; hai là, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kì tốn kém; ba là, lời kêu gọi chống nguy cơ hạt nhân, đấu tranh cho hòa bình.

Nhân loại đang đứng trước hiểm họa hạt nhân; cái “nguy cơ ghê gớm đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét”. Với hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân bố trí khắp hành tinh, mỗi con người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Số vũ khí hạt nhân ấy có thể hủy diệt 12 lần mọi dấu vết sự sống trên trái đất; có thể “tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm 4 hành tinh nữa… “Mác-két ghê tởm lên án nguy cơ hạt nhân là “dịch hạch hạt nhân”vì “cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết”…

Những con số mà Mác-két đưa ra đã nâng cao nhận thức cho mọi người về nguy cơ chiến tranh hạt nhân, và sự hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân.

Tiếp theo, Mác-két đã chỉ ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là vô cùng tốn kém. Đây là những số liệu cụ thể mà tác giả đã đưa ra:

– Chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7.000 tên lửa vượt đại châu là 100 tỉ đô-la. Số tiền ấy có thể cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới.
– Giá 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong 14 năm cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em ở châu Phi.
– Số lượng ca-lo trung bình cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng tốn kém không bằng 149 tên lửa MX…; chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền mua nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong 4 năm tới.
– Chỉ cần 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.

Nhà văn được giải thưởng Nô-ben đã nghiêm khắc cảnh cáo: “Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí”, – lí trí con người, cả lí trí tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất phải trải qua 380 triệu năm thì con bướm mới biết bay; rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, trải qua 4 kỉ địa chất (trên dưới 40 triệu năm), con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Nhưng chỉ cần “bấm nút một cái” là sẽ “đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm, trở lại điểm xuất phát của nó”, nghĩa là Trái Đất bị hủy diệt hoàn toàn.

Nghệ thuật lập luận của Mác-két rất sắc bén. Những con số về tiền bạc mà ông nêu lên đã cho thấy ngân sách quân sự, chi phí chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kì tốn kém. Tác giả sử dụng lối biện luận tương phản về thời gian: quá trình hình thành sự sống và văn minh nhân loại phải trải qua hàng triệu triệu năm, còn sự hủy diệt Trái Đất chỉ diễn ra trong nháy mắt, “chỉ cần bấm nút một cái” thì tất cả sẽ trở thành tro bụi – ông đã chỉ cho mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thấy rõ hiểm họa vũ khí hạt nhân, chạy đua vũ trang hạt nhân khủng khiếp như thế nào!

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Phân tích Lặng lẽ sa pa – Nguyễn Thành Long

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

Phân tích nhân vật ông sáu trong Chiếc lược ngà

Phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng

Phân tích tình cha con trong Chiếc lược ngà

1 1,583 01/01/2024
Tải về