TOP 10 mẫu Cảm nhận Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (2024) SIÊU HAY

Cảm nhận Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới gồm dàn ý và 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 1,055 25/12/2023
Tải về


Cảm nhận Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Ngữ văn 9

Bài giảng Ngữ văn 9 Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Dàn ý Cảm nhận Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

1. Mở bài

- Bài "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" của phó thủ tướng Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001- thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ đã để lại những thông điệp lớn lao, mang tầm thời đại.

2. Thân bài

* Những vấn đề được tác giả đặt ra trong tác phẩm:

- Để chuẩn bị vào thế kỉ mới thì yếu tố tiên quyết nhất vẫn là con người→ Con người là nền tảng của sự phát triển

- Với sự phát triển ngày một lớn mạnh của thế giới, trong nền kinh tế tri thức thì vai trò của con người càng nổi bật và khẳng định.

- Những nhiệm vụ cấp bách đặt ra lúc này là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiếp cận với nền kinh tế tri thức.

- Điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam

* Bài học nhận thức bản thân

- Mỗi học sinh chúng ta phải nỗ lực ngay từ bây giờ, rèn luyện đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ, trí tuệ, hoàn thiện bản thân.

- Mỗi học sinh phải là những người trẻ nhanh nhạy, tiếp thu những tinh hoa nhân loại, đón đầu những đổi mới của thế giới, những xu thế phát triển mới để tiếp cận và học hỏi.

- Trong thực tế, chúng ta là những học sinh vẫn còn tồn tại những khuyết điểm → Cần khắc phục, sửa chữa.

- Chủ động trong lối sống, sống có mục tiêu, có lý tưởng

3. Kết bài

- Hành trang vào đời, hành trang xây dựng cuộc đời là tự bản thân mỗi người lựa chọn.

- Hãy sống sao cho mỗi ngày trôi qua đều không lãng phí, đều là những khoảng kí ức đẹp mà khi nhìn lại ta có thể tự hào về khoảng thời gian đã qua, góp mùa xuân tuổi trẻ của mình làm đẹp cho đời, cho đất nước thương yêu.

Cảm nhận Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (mẫu 1)

"Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" là bài báo của Vũ Khoan, lần đầu được giới thiệu trên báo “Tia sáng" năm 2001. Tác giả là một trong những gương mặt mới của đội ngũ lãnh đạo đất nước ta trong thời kì đổi mới hội nhập.

Đối tượng đối thoại của tác giả là "lớp trẻ Việt Nam", những chủ nhân của đất nước ta trong thế kỉ XXI, thế hệ nối bước ông cha, gánh trên đôi vai mình sứ mệnh lịch sử vô cùng nặng nề là xây dựng Việt Nam trở nên giàu mạnh. Có thể xem câu văn đầu bài đã nêu lên ý tưởng chủ đạo của bài luận văn:

"Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới".

Tác giả đặt vấn đề và khẳng định. Chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất trong những hành trang mà đất nước ta phải có và cần có. Bởi lẽ con người, từ cổ chí kim "vẫn là động lực phát triển của lịch sử", "vai trò con người lại càng nổi trội" trong thế kỉ XXI khi nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ.

Phải chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỉ mới khi mà “sự phát triển như huyền thoại của khoa học và công nghệ...", khi mà "dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều!".

Vấn đề thời cơ và thách thức được Vũ Khoan nêu lên và giải thích một cách khúc chiết, sáng tỏ.

Tiếp theo, tác giả nêu lên 3 nhiệm vụ: một là, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; hai là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ba là phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Và Vũ Khoan chỉ rõ: "Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó".

Có thể nói: ý chí tự lực tự cường, tinh thần đổi mới hội nhập, và cái nhìn tỉnh táo là tư tưởng bao trùm phần đầu bản luận văn này.

Phần thứ hai, tác giả lần lượt nêu lên, giải thích và bình luận những điểm mạnh, những điểm yếu của con người Việt Nam.

- Cái mạnh của con người Việt Nam là "sự thông minh sáng tạo", bản chất tốt đẹp ấy "rất có ích" trong xã hội mới, khi mà "sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu". Trong cái mạnh đó, dân trí ta lại có "những lỗ hổng kiến thức cơ bản", "khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế". Nguyên nhân là do "thiên hướng chạy theo những môn học trừu tượng","do lối học chay học vẹt nặng nề". Nếu "không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này", khắc phục những điểm yếu này "thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng".

- Cái mạnh nữa của dân ta là "sự cần cù sáng tạo”; nhưng trong cái mạnh ấy, "lại ẩn chứa những khuyết tật" của con người sản xuất nhỏ nhoi "thiếu đức tính tỉ mỉ", hành động theo phương châm "nước đến chân mới nhảy" (thiếu nhìn xa trông rộng, còn bị động), "liệu cơm gắp mắm" (làm ăn kiểu cò con, dễ dãi); "chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương". Ngay như bản tính "sáng tạo" cũng chỉ "loay hoay cải tiến, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ".

Truyền thống lâu đời "đùm bọc, đoàn kết" của nhân dân ta đã làm nên sức mạnh Việt Nam để chiến thắng ngoại xâm, để bảo vệ và xây dựng đất nước. Nhưng do ảnh hưởng của nền sản xuất nhỏ, dân ta mang nhiều cái yếu cố hữu như: tính đố kị, lối nghĩ "trâu buộc ghét trâu ăn" (ghen ghét tài năng), tự do tùy tiện...

Con người Việt Nam còn có nhiều điểm yếu khác nữa như thái độ kì thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức. Không ít người lại có thói quen: "khôn vặt", "bóc ngắn chi dài", không coi trọng chữ "tín". Những cái yếu ấy, những thói quen xấu ấy, theo tác giả "sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập".

Phần cuối bài báo, Vũ Khoan nêu lên hai điều kiện khi đất nước ta, nhân dân ta bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm chân" thì:

Một là, phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu.

Hai là, hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

"Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" là một văn bản độc đáo, đặc sắc. Tác gỉa đã dũng cảm chỉ ra những cái yếu của con người Việt Nam khi bước vào thế kỉ mới, khi đứng trước vận hội mới, thách thức mới. Giọng văn sắc sảo, nhiệt thành, tâm huyết. Tác giả đứng trên tầm cao của thời đại mới, với ý chí tự cường để trao đổi với thế hệ trẻ những cái mạnh, những cái yếu của dân ta, động viên thanh thiếu nhi Việt Nam vươn lên gánh vác sứ mệnh lịch sử.

Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, mang tính tranh biện đầy sức thuyết phục. Những câu tục ngữ, câu ca dao được tác giả vận dụng tạo nên một lối nói dung dị, đậm đà, gợi cho người đọc bao liên tưởng thú vị. Bài văn của Vũ Khoan đã giúp ta có một cái nhìn sáng suốt về nhân dân ta, về bản thân mỗi chúng ta. Thế kỉ mới là thế kỉ hi vọng và bừng sáng đối với đất nước và con người Việt Nam.

Cảm nhận Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (mẫu 2)

Đất nước ta đang trên đà phát triển, ngày một văn minh hiện đại hơn đòi hỏi mỗi cá nhân nhất là thế hệ trẻ phải chuẩn bị hành trang kĩ càng cho bản thân mình để bắt kịp thời đại và hội nhập với thế giới. Khi đọc những dòng văn trong tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của tác giả Vũ Khoan, ta mới càng thấy thấm thía hơn điều đó.

Tác phẩm được viết vào năm 2001, đây là thời kì đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ, bước qua thế kỉ XXI với những cơ hội và thách thức đang chờ đón. Bởi vậy tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới như một lời thúc giục, thức tỉnh thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước cần hiểu rõ nghĩa vụ của mình với Tổ quốc, góp công sức, trí tuệ của mình để xây dựng Việt Nam ngày càng văn minh, hiện đại. Mở đầu bài báo, tác giả Vũ Khoan đã nêu lên trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời kì hội nhập thế giới "Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt trước khi bước vào nền kinh tế mới". Thật vậy, việc tự nhận thức ưu điểm, nhược điểm của bản thân là vô cùng quan trọng bởi "Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử", con người là vốn quý nhất, con người chính là chủ thể của mọi hoạt động để tạo ra mọi của cải vật chất phục vụ nhu cầu của chính mình. Nếu không tự nhận thức được bản thân, chúng ta sẽ không nắm bắt được điểm mạnh để phát huy và điểm yếu để khắc phục, tự hoàn thiện bản thân hơn, nhất là trong "nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội". Như vậy, chỉ đọc những dòng đầu của tác phẩm, ta cũng có thể nhận thấy Vũ Khoan đã khẳng định yếu tố con người là quan trọng nhất trong mọi thời đại và đặc biệt trong thời đại "chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ" lại càng cần thiết. Tiếp đó, tác giả cũng chỉ ra những nhiệm vụ vô cùng cấp thiết của đất nước khi bước qua thế kỉ mới này, đó là "thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức". Những nhiệm vụ cấp thiết mà ông đã chỉ ra đều dựa trên tình hình thực tế của đất nước lúc bấy giờ và đòi hỏi con người phải giải quyết bài toán nan giải đó.

Muốn giải được bài toán này, chúng ta cần nhận thức rõ ràng về cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam. Với cách lập luận, bình luận vô cùng ngắn gọn, khúc chiết, tác giả Vũ Khoan đã nhìn thẳng vào thực tế của người dân Việt Nam để giúp người đọc nhận ra những ưu điểm, hạn chế của chính chúng ta. Điểm mạnh đầu tiên của người Việt ta là "thông minh, nhạy bén với cái mới" nhưng song hành với nó chính là điểm yếu "lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo môn học thời thượng", "lối học chay, học vẹt" khiến khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế. Nói đến đây, hẳn bạn cũng giống như tôi phải thẳng thắn thừa nhận rằng người Việt Nam rất sáng tạo, thông minh nhưng lại bị kìm kẹp bởi hoàn cảnh khiến "cái khó bó cái khôn", lâu dần trở nên trì trệ, mất khả năng sáng tạo và không chịu tư duy, đổi mới. Cái mạnh tiếp theo của chúng ta phải kể đến đó là sự cần cù, chịu khó và điều này vô cùng cần thiết, hữu ích "trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao và thái độ nghiêm túc". Vậy nhưng nó cũng tồn tại một hạn chế đó chính là "người Việt Nam ta cần cù thì cần cù thật, nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ" và "thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm nước đến chân mới nhảy, liệu cơm gắp mắm" chứ không cẩn trọng, tỉ mỉ trong khâu chuẩn bị công việc, thiếu sự nhìn xa trông rộng. Ngoài ra, ta cũng có thói quen làm ăn theo phương thức sản xuất nhỏ lẻ, thoải mái và thanh thản nên "chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương". Cuối cùng, tác giả cũng chỉ ra nhiều thói xấu của người Việt trong làm ăn, kinh doanh như thói đố kị, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại, tính khôn vặt, bóc ngắn cắn dài, không coi trọng chữ "tín",... Chắc hẳn, khi đọc những điều này, bạn sẽ phải giật mình vì chợt nhận ra có bản thân mình trong đó, dù là mang trong mình điểm mạnh hay vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nêu trên, thì, chúng ta cũng phải "lấp đầy hành trang bằng những điểm nạnh, vứt bỏ những điểm yếu", tự nhận thức được điều đó để hình thành cho mình những thói quen tốt đẹp từ những việc nhỏ nhặt nhất, có như vậy mới có thể "sánh vai với các cường quốc năm châu" như mong mỏi của Bác Hồ năm xưa.

Quả thật, với cách hành văn vô cùng rõ ràng, rành mạch, cách lập luận chặt chẽ, dẫn chứng đầy sức thuyết phục, bài báo Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan đã mở ra cho người đọc, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam những nhận thức vô cùng mới mẻ, đầy đủ về cơ hội, thách thức khi hội nhập với thế giới và những điểm mạnh, điểm yếu chúng ta cần phát huy/ khắc phục để đưa Việt Nam vươn ra biển lớn. Bài báo này không chỉ đúng đắn trong hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ mà còn vô cùng cần thiết và hữu ích cho chúng ta trong mọi thời, đặc biệt là thời kì công nghệ 4.0 như hiện nay.

Top 10 Bài văn phân tích bài

Cảm nhận Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (mẫu 3)

“Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”. Phó Thủ Tướng Vũ Khoan đã nhấn mạnh trong bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của mình. Lần đầu được giới thiệu trên báo Tia sáng năm 2001.

Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim bao giờ con người vẫn là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỷ mới, trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và và công nghệ, làm cho tỷ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày một lớn. Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều. Trong một thế giới như vậy, nước ta lại phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó.

Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỷ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hoá chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt nam ta cần cù thì cần cù thật nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo’ một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp” những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm.

Trong một “thế giới mạng’, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng Internet thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoạn bằng đe dọa. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kỵ vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối suy nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. Ta có thể quan sát thấy điều đó ngay trong cả những việc nhỏ nhặt: ví dụ vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lập tức tản ra xem những thứ mình thích; người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang nhau, song người Việt lại thường đố kỵ nhau.

Bước vào thế kỷ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kỳ thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Thói quen ở không ít người thích tỏ ra “khôn vặt”, “bóc ngắn cắn dài”, không coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập.

Cảm nhận Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (mẫu 4)

“Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay”.

Vũ Khoan từng là Phó Thủ tướng Chính phủ nước ta. Ông đã từng viết bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” để khuyên lớp trẻ Việt Nam bước vào thế kỉ mới cần nhận ra những điểm mạnh, từ bỏ những điểm yếu. Trong bài viết có những lời nhắc nhở chân tình sau đây: “Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề …”.

Vậy hành trang là gì? Hành trang là đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa. Ở đây dùng với nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, thói quen để bước vào một thời kỳ mới. Thế nào là thế kỉ mới? Đây là cụm từ chỉ thế kỉ XXI, thế kỷ của khoa học, của thế giới mạng. Thế kỉ mới (thế kỉ XXI) là thời kỳ đất nước ta đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hơn thế nữa “hội nhập càng sâu vào nền kinh tế thế giới”. Tại sao phải chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới? vì muốn định hướng cho tương lại thì trước hết chúng ta phải bắt tay vào chuẩn bị và cải thiện lại bản thân mình. Đây là khâu quan trọng mở đầu cho các khâu tiếp theo. Nó mở ra hướng đi trong việc chuẩn bị các hành trang tiếp theo. Dù là thời kì đồ đá hay đồ đồng, kể cả thời hiện đại, dù ở nước Mỹ hay ở Việt Nam thì bản thân con người bao giờ cũng là trung tâm của sự phát triển. Vì từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới, nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, vai trò của con người càng nổi trội. Muốn chuẩn bị cho bản thân thì phải nhận ra cái mạnh và cái yếu của chính mình.

Cái mạnh của con người Việt Nam là gì? Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới. Sự thông minh nhanh nhạy là một mặt mạnh mà không ai có thể phủ nhận. Nhờ vậy mà dân tộc ta có thể tồn tại và phát triển quan 4000 năm lịch sử đầy thăng trầm biến động bởi thù trong, giặc ngoài; mới vượt qua được bao thử thách nghiệt ngã, vận nước ngàn cân treo sợi tóc. Nhiều tấm gương thành công của con người Việt Nam đã chứng minh điều này. Ngày xưa, Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã làm cho vua Trung Quốc phải nể phục GS Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh đất nước với giải Fields Toán học.Cái yếu của con người Việt Nam là gì? Cái yếu của người Việt Nam là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Vậy học vẹt là gì? Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Học vẹt là thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức nhưng không hề hiểu gì về kiến thức, định nghĩa, khái niệm đó. Biểu hiện của nó là lý thuyết thì thuộc nhưng không biết áp dụng kiến thức đó vào thực hành. Học sinh cố học thuộc để lấy điểm miệng hay kiểm tra nhưng rốt cuộc chẳng hiểu vấn đề. Còn thế nào là học tủ? “Học tủ” là chọn một phần kiến thức trong vô vàn kiến thức để học và nghĩ rằng kiến thức đó sẽ có trong kỳ thi. Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính chất may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi – kiểm tra mà không trúng “tủ” thì sẽ nhận được điểm kém. Trong Luận văn thị phạm, Nghiêm Toản đã viết:

“Sự học mà đã hạ xuống là “học tủ” thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa”.Vậy chúng ta phải làm gì để chuẩn bị bước vào thế kỉ mới? chúng ta phải lấp đầy túi hành trang của mình bằng những điểm mạnh và vứt bỏ điểm yếu. Chúng ta đang sống, sinh hoạt, học tập trên đất nước Việt Nam; chúng ta thừa hưởng, sự thông minh, nhạy bén của cha ông. Và giờ đây, chúng ta phải biến thế mạnh ấy thành kho tàng riêng của mình bằng cách ra sức học tập để bồi dưỡng cho kho tàng ấy ngập tràn kiến thức. Bởi lẽ “kiến thức là sức mạnh”, chỉ có kiến thức, tuổi trẻ mới có sức mạnh xây dựng đất nước phát triển. Nhưng để làm được điều đó chúng ta phải học những gì, học ra sao? Có lẽ không phải là học vẹt, học tủ. Mà phải thay đổi phương pháp học tập, “học đi đôi với hành”.Trong một thế giới đang phát triển, nước ta lại phải cùng lúc giải quyết ba nhiệm vụ; thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đồng thời phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. “Học kiến thức phải giỏi suy nghĩ, suy nghĩ, lại suy nghĩ. Chín nhờ cách ấy tôi đã trở thành nhà khoa học” (Einstein). Để hoàn thành sự nghiệp ấy con người Việt Nam phải hiểu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Bước chân vào thế kỉ mới, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam có rất nhiều cơ hội; hòa nhập, mở rộng giao lưu về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn, thử thách. Vấn đề làm sao tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại là vấn đề hết sức to lớn, là mối quan tâm của tất cả mọi người.

Tóm lại, bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai với các cường quốc năm châu”, thì con người chính là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Con người phải chuẩn bị những hành trang cần thiết để bước vào thế kỉ XXI bằng cách trang bị tri thức khoa học công nghệ, có nhận thức đúng về bản thân, xã hội, thời đại, có tâm hồn trong sáng, lành mạnh, giàu tính nhân văn, có lí tưởng, có niềm tin. Còn học sinh chúng ta cần phải tập trung ý chí và xác định thật đúng đắn mục đích của học tập của mình, mục đích học tập như tổ chức Unesco đề xướng:“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Phân tích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (9 mẫu) - Văn mẫu lớp 9

Cảm nhận Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (mẫu 5)

Mỗi tác phẩm văn học đều để lại cho những thế hệ sau những giá trị tinh thần vô giá. Nó mang những triết lý, những thông điệp sống tích cực mà không điều gì có thể thay thế được. Bài "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" của phó thủ tướng Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001- thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ đã để lại những thông điệp lớn lao, mang tầm thời đại.

Theo phó thủ tướng Vũ Khoan, để chuẩn bị vào thế kỉ mới thì yếu tố tiên quyết nhất vẫn là con người. Một quốc gia đang trên đà phát triển với những thách thức mới, những nhiệm vụ mới thì cần phải có những người tài, hiền tài chính là nguyên khí của quốc gia, của dân tộc. Lịch sử hàng ngàn năm đã chứng minh con người là nền tảng của sự phát triển, đặc biệt là với sự phát triển ngày một lớn mạnh của thế giới, trong nền kinh tế tri thức thì vai trò của con người càng nổi bật và khẳng định, con người cần phải có trí thức phong phú, nguồn chất xám dồi dào, sâu rộng để đưa đất nước phát triển. Một thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học công nghệ, quốc gia nào cũng đang cố khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế thì Việt Nam phải càng phấn đấu hơn nữa để đưa đất nước sánh vai với cường quốc năm châu. Những nhiệm vụ cấp bách đặt ra ngay lúc này là phải đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiếp cận với nền kinh tế tri thức. Để thực hiện được, mỗi người Việt Nam phải không ngừng nỗ lực phấn đấu, phải biết người biết ta, thế mạnh điểm yếu của mình để phát huy cái hay, cái tốt, hạn chế và xoá bỏ cái xấu, cái yếu trong bản thân để hoàn thiện. Con người có tài năng, có thành tựu thì đất nước mới giàu mạnh, mới phát triển được. Cũng theo tác giả, con người Việt Nam vốn có tính thần đoàn kết, lòng yêu thương lẫn nhau, có khả năng thích ứng nhanh với những cái mới, cái lạ lại cần cù sáng tạo và tỉ mỉ. Đó là những lợi thế vô cùng lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cùng còn tồn tại nhiều điểm yếu như hổng kiến thức, còn nặng về lý thuyết mà thiếu kỹ năng lại thiếu tỉ mỉ, chưa tôn trọng tính kỷ luật lại có tính đố kị trước sự thành công của người khác, điều này làm hạn chế rất nhiều đến sự phát triển của bản thân, của dân tộc, những tác hại dẫn chứng được Vũ Khoan đưa ra vô cùng thuyết phục, như một sự cảnh tỉnh ý thức của mỗi người lúc này.

Tác giả đã lập luận một cách khách quan, chí lý chí tình, nghiêm túc với vấn đề để ai ai cũng hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình, đây là điều vô cùng đáng quý. Đọc bài văn, em thấy mình học hỏi được nhiều điều để phát triển hơn nữa trong cuộc sống:

Thứ nhất, đất nước muốn giàu mạnh phải có người tài, người giỏi. Muốn vậy, mỗi học sinh chúng ta phải nỗ lực ngay từ bây giờ, học hỏi mọi nơi, mọi lúc. Không chỉ học trên nhà trường mà phải học trong đời sống, rèn luyện đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ, trí tuệ. Phải ý thức mình là công dân của nước Việt Nam- một quốc gia đang phát triển phải nỗ lực từng ngày hơn nữa.Thứ hai, mỗi học sinh phải là những người trẻ nhanh nhạy, tiếp thu những tinh hoa nhân loại, đón đầu những đổi mới của thế giới, những xu thế phát triển mới để tiếp cận và học hỏi. Vận dụng phù hợp với thực tiễn đất nước để không bị lạc hậu trước những đổi mới nhanh chóng trong thời đại hiện nay. Thứ ba, trong thực tế, chúng ta là những học sinh vẫn còn tồn tại những khuyết điểm cần được khắc phục. Đó là bệnh lười nhác, thói quen giờ cao su, thiếu kỉ luật, bệnh thành tích, dùng phao trong thi tuyển, gian lận kiểm tra, lạm dụng mạng xã hội,... Tất thảy đều ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển của bản thân, lãng phí thời gian và tiền bạc, nhân cách suy đồi dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng trong tương lại. Thứ tư, một bộ phận học sinh vẫn vô cùng thụ động trong lối sống, sống không mục tiêu, không lý tưởng, thiếu quyết tâm, hành động. Cần phải chuẩn bị cho mình hành trang về trí thức- kỹ năng và những thói quen tốt để dấn thân vào cuộc sống. Từng bước khẳng định mình, khẳng định đất nước mình với bè bạn, năm châu.

Tuy nhiên, nói thì dễ, làm được hay không còn là một chặng đường dài. Song, nếu có quyết tâm, nếu biết biến quyết tâm thành hành động thì tất cả đều có thể làm được. Hành trang vào đời, hành trang xây dựng cuộc đời là tự bản thân mỗi người lựa chọn. Hãy sống sao cho mỗi ngày trôi qua đều không lãng phí, đều là những khoảng kí ức đẹp mà khi nhìn lại ta có thể tự hào về khoảng thời gian đã qua, góp mùa xuân tuổi trẻ của mình làm đẹp cho đời, cho đất nước thương yêu.

Đất nước ta đang trên đà phát triển, ngày một văn minh hiện đại hơn đòi hỏi mỗi cá nhân nhất là thế hệ trẻ phải chuẩn bị hành trang kĩ càng cho bản thân mình để bắt kịp thời đại và hội nhập với thế giới. Khi đọc những dòng văn trong tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của tác giả Vũ Khoan, ta mới càng thấy thấm thía hơn điều đó.

Cảm nhận Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (mẫu 6)

Tác phẩm được viết vào năm 2001, đây là thời kì đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ, bước qua thế kỉ XXI với những cơ hội và thách thức đang chờ đón. Bởi vậy tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới như một lời thúc giục, thức tỉnh thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước cần hiểu rõ nghĩa vụ của mình với Tổ quốc, góp công sức, trí tuệ của mình để xây dựng Việt Nam ngày càng văn minh, hiện đại. Mở đầu bài báo, tác giả Vũ Khoan đã nêu lên trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời kì hội nhập thế giới "Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt trước khi bước vào nền kinh tế mới". Thật vậy, việc tự nhận thức ưu điểm, nhược điểm của bản thân là vô cùng quan trọng bởi "Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử", con người là vốn quý nhất, con người chính là chủ thể của mọi hoạt động để tạo ra mọi của cải vật chất phục vụ nhu cầu của chính mình. Nếu không tự nhận thức được bản thân, chúng ta sẽ không nắm bắt được điểm mạnh để phát huy và điểm yếu để khắc phục, tự hoàn thiện bản thân hơn, nhất là trong "nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội". Như vậy, chỉ đọc những dòng đầu của tác phẩm, ta cũng có thể nhận thấy Vũ Khoan đã khẳng định yếu tố con người là quan trọng nhất trong mọi thời đại và đặc biệt trong thời đại "chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ" lại càng cần thiết. Tiếp đó, tác giả cũng chỉ ra những nhiệm vụ vô cùng cấp thiết của đất nước khi bước qua thế kỉ mới này, đó là "thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức". Những nhiệm vụ cấp thiết mà ông đã chỉ ra đều dựa trên tình hình thực tế của đất nước lúc bấy giờ và đòi hỏi con người phải giải quyết bài toán nan giải đó.

Muốn giải được bài toán này, chúng ta cần nhận thức rõ ràng về cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam. Với cách lập luận, bình luận vô cùng ngắn gọn, khúc chiết, tác giả Vũ Khoan đã nhìn thẳng vào thực tế của người dân Việt Nam để giúp người đọc nhận ra những ưu điểm, hạn chế của chính chúng ta. Điểm mạnh đầu tiên của người Việt ta là "thông minh, nhạy bén với cái mới" nhưng song hành với nó chính là điểm yếu "lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo môn học thời thượng", "lối học chay, học vẹt" khiến khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế. Nói đến đây, hẳn bạn cũng giống như tôi phải thẳng thắn thừa nhận rằng người Việt Nam rất sáng tạo, thông minh nhưng lại bị kìm kẹp bởi hoàn cảnh khiến "cái khó bó cái khôn", lâu dần trở nên trì trệ, mất khả năng sáng tạo và không chịu tư duy, đổi mới. Cái mạnh tiếp theo của chúng ta phải kể đến đó là sự cần cù, chịu khó và điều này vô cùng cần thiết, hữu ích "trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao và thái độ nghiêm túc". Vậy nhưng nó cũng tồn tại một hạn chế đó chính là "người Việt Nam ta cần cù thì cần cù thật, nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ" và "thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm nước đến chân mới nhảy, liệu cơm gắp mắm" chứ không cẩn trọng, tỉ mỉ trong khâu chuẩn bị công việc, thiếu sự nhìn xa trông rộng. Ngoài ra, ta cũng có thói quen làm ăn theo phương thức sản xuất nhỏ lẻ, thoải mái và thanh thản nên "chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương". Cuối cùng, tác giả cũng chỉ ra nhiều thói xấu của người Việt trong làm ăn, kinh doanh như thói đố kị, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại, tính khôn vặt, bóc ngắn cắn dài, không coi trọng chữ "tín",... Chắc hẳn, khi đọc những điều này, bạn sẽ phải giật mình vì chợt nhận ra có bản thân mình trong đó, dù là mang trong mình điểm mạnh hay vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nêu trên, thì, chúng ta cũng phải "lấp đầy hành trang bằng những điểm nạnh, vứt bỏ những điểm yếu", tự nhận thức được điều đó để hình thành cho mình những thói quen tốt đẹp từ những việc nhỏ nhặt nhất, có như vậy mới có thể "sánh vai với các cường quốc năm châu" như mong mỏi của Bác Hồ năm xưa.

Quả thật, với cách hành văn vô cùng rõ ràng, rành mạch, cách lập luận chặt chẽ, dẫn chứng đầy sức thuyết phục, bài báo Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan đã mở ra cho người đọc, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam những nhận thức vô cùng mới mẻ, đầy đủ về cơ hội, thách thức khi hội nhập với thế giới và những điểm mạnh, điểm yếu chúng ta cần phát huy/ khắc phục để đưa Việt Nam vươn ra biển lớn. Bài báo này không chỉ đúng đắn trong hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ mà còn vô cùng cần thiết và hữu ích cho chúng ta trong mọi thời, đặc biệt là thời kì công nghệ 4.0 như hiện nay.

Cảm nhận Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (mẫu 7)

“Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay”.

Vũ Khoan từng là Phó Thủ tướng Chính phủ nước ta. Ông đã từng viết bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” để khuyên lớp trẻ Việt Nam bước vào thế kỉ mới cần nhận ra những điểm mạnh, từ bỏ những điểm yếu. Trong bài viết có những lời nhắc nhở chân tình sau đây: “Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề …”.

Vậy hành trang là gì? Hành trang là đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa. Ở đây dùng với nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, thói quen để bước vào một thời kỳ mới. Thế nào là thế kỉ mới? Đây là cụm từ chỉ thế kỉ XXI, thế kỷ của khoa học, của thế giới mạng. Thế kỉ mới (thế kỉ XXI) là thời kỳ đất nước ta đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hơn thế nữa “hội nhập càng sâu vào nền kinh tế thế giới”. Tại sao phải chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới? vì muốn định hướng cho tương lại thì trước hết chúng ta phải bắt tay vào chuẩn bị và cải thiện lại bản thân mình. Đây là khâu quan trọng mở đầu cho các khâu tiếp theo. Nó mở ra hướng đi trong việc chuẩn bị các hành trang tiếp theo. Dù là thời kì đồ đá hay đồ đồng, kể cả thời hiện đại, dù ở nước Mỹ hay ở Việt Nam thì bản thân con người bao giờ cũng là trung tâm của sự phát triển. Vì từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới, nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, vai trò của con người càng nổi trội. Muốn chuẩn bị cho bản thân thì phải nhận ra cái mạnh và cái yếu của chính mình.

Cái mạnh của con người Việt Nam là gì? Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới. Sự thông minh nhanh nhạy là một mặt mạnh mà không ai có thể phủ nhận. Nhờ vậy mà dân tộc ta có thể tồn tại và phát triển quan 4000 năm lịch sử đầy thăng trầm biến động bởi thù trong, giặc ngoài; mới vượt qua được bao thử thách nghiệt ngã, vận nước ngàn cân treo sợi tóc. Nhiều tấm gương thành công của con người Việt Nam đã chứng minh điều này. Ngày xưa, Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã làm cho vua Trung Quốc phải nể phục GS Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh đất nước với giải Fields Toán học.Cái yếu của con người Việt Nam là gì? Cái yếu của người Việt Nam là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Vậy học vẹt là gì? Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Học vẹt là thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức nhưng không hề hiểu gì về kiến thức, định nghĩa, khái niệm đó. Biểu hiện của nó là lý thuyết thì thuộc nhưng không biết áp dụng kiến thức đó vào thực hành. Học sinh cố học thuộc để lấy điểm miệng hay kiểm tra nhưng rốt cuộc chẳng hiểu vấn đề. Còn thế nào là học tủ? “Học tủ” là chọn một phần kiến thức trong vô vàn kiến thức để học và nghĩ rằng kiến thức đó sẽ có trong kỳ thi. Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính chất may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi – kiểm tra mà không trúng “tủ” thì sẽ nhận được điểm kém. Trong Luận văn thị phạm, Nghiêm Toản đã viết:

“Sự học mà đã hạ xuống là “học tủ” thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa”.Vậy chúng ta phải làm gì để chuẩn bị bước vào thế kỉ mới? chúng ta phải lấp đầy túi hành trang của mình bằng những điểm mạnh và vứt bỏ điểm yếu. Chúng ta đang sống, sinh hoạt, học tập trên đất nước Việt Nam; chúng ta thừa hưởng, sự thông minh, nhạy bén của cha ông. Và giờ đây, chúng ta phải biến thế mạnh ấy thành kho tàng riêng của mình bằng cách ra sức học tập để bồi dưỡng cho kho tàng ấy ngập tràn kiến thức. Bởi lẽ “kiến thức là sức mạnh”, chỉ có kiến thức, tuổi trẻ mới có sức mạnh xây dựng đất nước phát triển. Nhưng để làm được điều đó chúng ta phải học những gì, học ra sao? Có lẽ không phải là học vẹt, học tủ. Mà phải thay đổi phương pháp học tập, “học đi đôi với hành”.Trong một thế giới đang phát triển, nước ta lại phải cùng lúc giải quyết ba nhiệm vụ; thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đồng thời phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. “Học kiến thức phải giỏi suy nghĩ, suy nghĩ, lại suy nghĩ. Chín nhờ cách ấy tôi đã trở thành nhà khoa học” (Einstein). Để hoàn thành sự nghiệp ấy con người Việt Nam phải hiểu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Bước chân vào thế kỉ mới, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam có rất nhiều cơ hội; hòa nhập, mở rộng giao lưu về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn, thử thách. Vấn đề làm sao tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại là vấn đề hết sức to lớn, là mối quan tâm của tất cả mọi người.

Tóm lại, bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai với các cường quốc năm châu”, thì con người chính là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Con người phải chuẩn bị những hành trang cần thiết để bước vào thế kỉ XXI bằng cách trang bị tri thức khoa học công nghệ, có nhận thức đúng về bản thân, xã hội, thời đại, có tâm hồn trong sáng, lành mạnh, giàu tính nhân văn, có lí tưởng, có niềm tin. Còn học sinh chúng ta cần phải tập trung ý chí và xác định thật đúng đắn mục đích của học tập của mình, mục đích học tập như tổ chức Unesco đề xướng:“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Cảm nhận Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (mẫu 8)

Bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Phó Thủ tướng Vũ Khoan đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001 và in trong cuốn Một góc nhìn của trí thức (NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2002). Tác giả đã thẳng thắn đề cập tới một vấn đề "nhạy cảm” mà từ trước đến giờ ít người dám bàn tới. Đó là mặt mạnh, mặt yếu của con người Việt Nam và sự cấp thiết phải đổi mới bản thân con người để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời đại tri thức, khoa học kĩ thuật tiên tiến.

Lâu nay, khi nói tới phẩm chất của con người Việt Nam, chúng ta thường nhấn mạnh đến những đức tính tốt đẹp như lòng yêu nước, tinh thần cộng đồng, đức tính cần cù, dũng cảm, kiên trì, thông minh, sáng tạo… Những phẩm chất ấy đã được chứng minh trong thực tế lịch sử mấy ngàn năm, đặc biệt là qua các cuộc đấu tranh giữ nước.

Giống như các dân tộc khác trên thế giới, dân tộc Việt Nam bên cạnh những mặt mạnh cũng có không ít những mặt yếu. Nhận thức được những cái mạnh, đặc biệt là nhìn rõ những cái yếu của mình là điều hết sức cần thiết để một dân tộc, một đất nước tiến lên phía trước, vượt qua những trở ngại thách thức ở mỗi chặng đường lịch sử.

Hiện nay, dân tộc ta đang đứng trước những cơ hội mới để đưa đất nước tiến lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vượt qua tình trạng nghèo nàn, lạc hậu để trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào thời điểm 2020. Bước vào thế kỉ mới, với chúng ta cũng có nghĩa là bước vào cuộc hành trình với rất nhiều triển vọng tốt đẹp ở phía trước, nhưng cũng đầy khó khăn, thách thức, đòi hỏi các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ phải vươn lên mạnh mẽ, thực sự đổi mới để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thời đại.

Bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã nêu ra chính xác và rất kịp thời những vấn đề trên, nhằm hướng tới thế hệ trẻ – bởi họ chính là lực lượng quyết định thành công sự nghiệp xây dựng đất nước trong thế kỉ mới.

Để chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần nhìn rõ điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, từ đó rèn luyện cho mình những đức tính và thói quen tốt. Điểm mạnh của con người Việt Nam là thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, đoàn kết đùm bọc lẫn nhau trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Bên cạnh đó cũng có nhiều điểm yếu cần phải khắc phục: thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn. Để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, cố gắng hình thành những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ.

Đây là một bài văn nghị luận xã hội, nội dung đề cập những vấn đề vừa có ý nghĩa thời sự cấp thiết, vừa có ý nghĩa lâu dài. Tác giả không dùng cách viết theo kiểu sách vở, uyên bác, mà bằng cách diễn đạt giản dị, thiết thực, dựa trên cơ sở thực tiễn, ai cũng có thể hiểu được, nhưng không phải vì thế mà bài viết thiếu sâu sắc. Giá trị và sức thuyết phục của nó nằm ở ngay vấn đề mà tác giả đặt ra; ở cách nhìn nhận khách quan, đúng đắn; ở những lời lẽ và cách lập luận giản dị mà chặt chẽ; cuối cùng là ở thái độ tôn trọng và tinh thần trách nhiệm cao của tác giả.

Tác giả đã thể hiện thái độ khách quan qua cách lập luận thấu lí đạt tình, qua cách sử dụng từ ngữ chọn lọc, chính xác, qua giọng điệu trầm tĩnh, chín chắn, giàu sức thuyết phục.

Thời điểm mà tác giả viết bài này là vào đầu năm 2001, khi đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỉ XXI. Thông thường sau một thời gian dài, chuẩn bị bước vào một chặng đường mới, người ta thường nhìn lại, kiểm điểm lại xem những gì được, những gì chưa được để rút kinh nghiệm và chuẩn bị hành trang bước tiếp.

Cảm nhận Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (mẫu 9)

“Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”. Phó Thủ Tướng Vũ Khoan đã nhấn mạnh trong bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của mình. Lần đầu được giới thiệu trên báo Tia sáng năm 2001.

Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim bao giờ con người vẫn là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỷ mới, trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và và công nghệ, làm cho tỷ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày một lớn. Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều. Trong một thế giới như vậy, nước ta lại phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó.

Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỷ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hoá chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt nam ta cần cù thì cần cù thật nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo’ một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp” những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm.

Trong một “thế giới mạng’, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng Internet thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoạn bằng đe dọa. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kỵ vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối suy nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. Ta có thể quan sát thấy điều đó ngay trong cả những việc nhỏ nhặt: ví dụ vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lập tức tản ra xem những thứ mình thích; người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang nhau, song người Việt lại thường đố kỵ nhau.

Bước vào thế kỷ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kỳ thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Thói quen ở không ít người thích tỏ ra “khôn vặt”, “bóc ngắn cắn dài”, không coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập.

Cảm nhận Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (mẫu 10)

Mỗi tác phẩm văn học đều để lại cho những thế hệ sau những giá trị tinh thần vô giá. Nó mang những triết lý, những thông điệp sống tích cực mà không điều gì có thể thay thế được. Bài "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" của phó thủ tướng Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001- thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ đã để lại những thông điệp lớn lao, mang tầm thời đại.

Theo phó thủ tướng Vũ Khoan, để chuẩn bị vào thế kỉ mới thì yếu tố tiên quyết nhất vẫn là con người. Một quốc gia đang trên đà phát triển với những thách thức mới, những nhiệm vụ mới thì cần phải có những người tài, hiền tài chính là nguyên khí của quốc gia, của dân tộc. Lịch sử hàng ngàn năm đã chứng minh con người là nền tảng của sự phát triển, đặc biệt là với sự phát triển ngày một lớn mạnh của thế giới, trong nền kinh tế tri thức thì vai trò của con người càng nổi bật và khẳng định, con người cần phải có trí thức phong phú, nguồn chất xám dồi dào, sâu rộng để đưa đất nước phát triển. Một thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học công nghệ, quốc gia nào cũng đang cố khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế thì Việt Nam phải càng phấn đấu hơn nữa để đưa đất nước sánh vai với cường quốc năm châu. Những nhiệm vụ cấp bách đặt ra ngay lúc này là phải đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiếp cận với nền kinh tế tri thức. Để thực hiện được, mỗi người Việt Nam phải không ngừng nỗ lực phấn đấu, phải biết người biết ta, thế mạnh điểm yếu của mình để phát huy cái hay, cái tốt, hạn chế và xoá bỏ cái xấu, cái yếu trong bản thân để hoàn thiện. Con người có tài năng, có thành tựu thì đất nước mới giàu mạnh, mới phát triển được. Cũng theo tác giả, con người Việt Nam vốn có tính thần đoàn kết, lòng yêu thương lẫn nhau, có khả năng thích ứng nhanh với những cái mới, cái lạ lại cần cù sáng tạo và tỉ mỉ. Đó là những lợi thế vô cùng lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cùng còn tồn tại nhiều điểm yếu như hổng kiến thức, còn nặng về lý thuyết mà thiếu kỹ năng lại thiếu tỉ mỉ, chưa tôn trọng tính kỷ luật lại có tính đố kị trước sự thành công của người khác, điều này làm hạn chế rất nhiều đến sự phát triển của bản thân, của dân tộc, những tác hại dẫn chứng được Vũ Khoan đưa ra vô cùng thuyết phục, như một sự cảnh tỉnh ý thức của mỗi người lúc này.

Tác giả đã lập luận một cách khách quan, chí lý chí tình, nghiêm túc với vấn đề để ai ai cũng hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình, đây là điều vô cùng đáng quý. Đọc bài văn, em thấy mình học hỏi được nhiều điều để phát triển hơn nữa trong cuộc sống:

Thứ nhất, đất nước muốn giàu mạnh phải có người tài, người giỏi. Muốn vậy, mỗi học sinh chúng ta phải nỗ lực ngay từ bây giờ, học hỏi mọi nơi, mọi lúc. Không chỉ học trên nhà trường mà phải học trong đời sống, rèn luyện đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ, trí tuệ. Phải ý thức mình là công dân của nước Việt Nam- một quốc gia đang phát triển phải nỗ lực từng ngày hơn nữa.Thứ hai, mỗi học sinh phải là những người trẻ nhanh nhạy, tiếp thu những tinh hoa nhân loại, đón đầu những đổi mới của thế giới, những xu thế phát triển mới để tiếp cận và học hỏi. Vận dụng phù hợp với thực tiễn đất nước để không bị lạc hậu trước những đổi mới nhanh chóng trong thời đại hiện nay. Thứ ba, trong thực tế, chúng ta là những học sinh vẫn còn tồn tại những khuyết điểm cần được khắc phục. Đó là bệnh lười nhác, thói quen giờ cao su, thiếu kỉ luật, bệnh thành tích, dùng phao trong thi tuyển, gian lận kiểm tra, lạm dụng mạng xã hội,... Tất thảy đều ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển của bản thân, lãng phí thời gian và tiền bạc, nhân cách suy đồi dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng trong tương lại. Thứ tư, một bộ phận học sinh vẫn vô cùng thụ động trong lối sống, sống không mục tiêu, không lý tưởng, thiếu quyết tâm, hành động. Cần phải chuẩn bị cho mình hành trang về trí thức- kỹ năng và những thói quen tốt để dấn thân vào cuộc sống. Từng bước khẳng định mình, khẳng định đất nước mình với bè bạn, năm châu.

Tuy nhiên, nói thì dễ, làm được hay không còn là một chặng đường dài. Song, nếu có quyết tâm, nếu biết biến quyết tâm thành hành động thì tất cả đều có thể làm được. Hành trang vào đời, hành trang xây dựng cuộc đời là tự bản thân mỗi người lựa chọn. Hãy sống sao cho mỗi ngày trôi qua đều không lãng phí, đều là những khoảng kí ức đẹp mà khi nhìn lại ta có thể tự hào về khoảng thời gian đã qua, góp mùa xuân tuổi trẻ của mình làm đẹp cho đời, cho đất nước thương yêu.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Phân tích văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ” của Vũ Khoan

Em hiểu “người đồng mình” là gì? Cách gọi “người đồng mình” trong bài thơ Nói với con của tác giả Y Phương có gì sâu sắc?

Cảm nhận văn bản Nói với con của tác giả Y Phương

Cảm nhận văn bản Bến quê của tác giả Nguyễn Minh Châu

Tìm hiểu ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu ở truyện ngắn Bến quê

1 1,055 25/12/2023
Tải về