TOP 17 mẫu Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương (2024) SIÊU HAY

Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9 gồm dàn ý và 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 3328 lượt xem


Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương

Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 1)

Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương (22 mẫu) - Văn 9

Nguyễn Dữ là nhà văn lỗi lạc của đất nước ta trong thế kỷ XVI. Vốn là học trò giỏi của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài thơ, ông còn để lại tập văn xuôi viết bằng chữ Hán, gồm có 20 truyện ghi chép những mẩu chuyện hoang đường lưu truyền trong dân gian; cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả. Đằng sau mỗi câu chuyện thần kỳ. “Truyền kì mạn lục” chứa đựng nội dung phê phán những hiện thực xã hội đương thời được nhìn dưới con mắt nhân đạo của tác giả.

Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 2)

“Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm “Truyền kì mạn lục” (ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Tác phẩm này có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”. Nhưng điều làm nên sự khác biệt cho tác phẩm chính là tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm trong câu chuyện.

Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 3)

“Truyền kỳ mạn lục” là một tác phẩm có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỷ XVI, một tập truyện văn xuôi bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam. “Chuyện người con gái Nam Xương” là một truyện hay trong tác phẩm đó được trích trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.

Truyện kể về một người phụ nữ tên là Vũ Thị Thiết ở huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nam. Vốn là một người vợ đoan chính, đảm đang. Nàng giữ lòng chung thuỷ, hầu hạ mẹ chồng, chăm sóc con thơ trong suốt thời gian chồng đi lính ở phương xa. Khi trở về vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, người chồng nghi ngờ nàng thất tiết nên đánh mắng đuổi đi. Không thể phân giải được oan tình, nàng trẫm mình ở sông Hoàng Giang. Cảm động vì lòng trung thực của nàng, Linh Phi (vợ vua biển) cứu vớt nàng và cho ở lại Long Cung. Người chồng biết vợ bị oan nên rất hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện lên, ẩn hiện trong chốc lát rồi trở lại Long Cung.

Chuyện ca ngợi một người phụ nữ có phẩm chất, có tâm hồn trong sáng, sáng ngời như ngọc lại bị nỗi oan tày trời vì một chuyện ghen tuông vớ vẩn của người chồng nông nổi. Cuối cùng nàng phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan tình.

Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 4)

Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm

Đau đớn thay phận đàn bà,

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia đúng như nhận định của Nguyễn Du. Người phụ nữ dù được sinh ra trong gia đình thuộc thành phần giai cấp nào, dù tốt đẹp nết na cũng đều cùng chung số phận “bạc mệnh” như nhau. Số phận hẩm hiu đáng thương ấy đã được các nhà văn phản ánh lại trong tác phẩm của mình.

Có lẽ tiêu biểu nhất là Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, một tác phẩm nổi tiếng của thế kỉ XVI (Trong tập Truyền kì mạn lục). Đây là một tác phẩm có giá trị sâu sắc về nhiều mặt và đã gây được cảm xúc trong lòng người đọc ở mọi thế hệ.

Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc. Xã hội thời ấy là một xã hội loạn lạc, chiến tranh xảy ra liên miên đã làm cho cuộc sống của người dân thật điêu linh khốn khổ. Vì vậy mà họ rất chán ghét chiến tranh. Qua buổi tiễn đưa Trương Sinh ra trận, với những lời dặn dò của bà mẹ, lời tâm sự của Vũ Nương với chồng, ta cũng thấy được thái độ kinh sợ chiến tranh của người dân lúc bấy giờ.

Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 5)

Theo mọi thứ theo thời gian sẽ bị bào mòn và băng hoại. Chỉ có duy nhất nghệ thuật, mình nó không thừa nhận cái chết. Có những tác phẩm dù trải qua bao nhiêu thế kỉ, qua sự thách thức của dòng đời, nó vẫn còn nguyên sức sống của mình. “Chuyện người con gái Nam Xương” là một câu chuyện như thế.

“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong số 20 truyện trích trong “Truyền kì mạn lục”, áng văn được người đời đánh giá là “thiên cổ kì bút”- cây bút kì diệu truyền tới ngàn đời. Truyện được viết từ cốt truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, nhưng với ngòi bút tài năng của mình, Nguyễn Dữ đã sáng tạo nên “Chuyện người con gái Nam Xương” rất riêng, giàu giá trị và ý nghĩa. Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, tác phẩm đã thể hiện giá trị hiện thực và cảm hứng nhân đạo sâu sắc.

Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 6)

Nguyễn Dữ là nhà văn lỗi lạc của đất nước ta trong thế kỷ 16. Vốn là học trò giỏi của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài thơ, ông còn để lại tập văn xuôi viết bằng chữ Hán, gồm có 20 truyện ghi chép những mẩu chuyện hoang đường lưu truyền trong dân gian; cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả. Đằng sau mỗi câu chuyện thần kỳ. "Truyền kì mạn lục" chứa đựng nội dung phê phán những hiện thực xã hội đương thời được nhìn dưới con mắt nhân đạo của tác giả.

"Chuyện người con gái Nam Xương" trích trong "Truyền kì mạn lục" ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương thuộc tỉnh Nam Hà ngày nay.

Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 7)

Phát biểu cảm nghĩ về

Nguyễn Dữ, một học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thành tài, đỗ đạt, ông ra làm quan. Một năm sau, vì chán cảnh triều đình thối nát, ông đã lấy cớ phải nuôi mẹ già mà xin từ quan. Trong những ngày sống “cảnh điền viên vui tuế nguyệt”, ông viết “Truyền kỳ mạn lục”, một tác phẩm văn xuôi đầu tiên của văn học cổ Việt Nam gồm những truyện có những chi tiết li kì. Phần lớn ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam phải sống trong khuôn mẫu “tam tòng, tứ đức” của đạo đức phong kiến, mà “Chuyện người con gái Nam Xương” là một.

Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 8)

“Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm “Truyền kì mạn lục” (ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Tác phẩm này có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”. Nhưng điều làm nên sự khác biệt cho tác phẩm chính là tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm trong câu chuyện.

Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 9)

Nguyễn Dữ là người học rộng tài cao, ông sống trong thời gian nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến tranh quyền, đoạt vị với nhau. Bởi vậy ông ra làm quan không lâu sau đó lui về ở ẩn. Thời gian lui về ở ẩn, ông sưu tầm các truyện dân gian để sáng tác lại thành tập “Truyền kì mạn lục”. Trong số hai mươi truyện của truyền kì mạn lục, nổi bật nhất là tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Tác phẩm vừa giàu giá trị hiện thực vừa thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả.

Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 10)

Nguyễn Dữ là một gương mặt tiêu biểu điển hình cho nền văn học trung đại Việt Nam ở thế kỉ thứ XVI. Mặc dù, sự nghiệp sáng tác văn chương của Nguyễn Dữ chỉ vẻn vẹn có tập truyện “Truyền kì mạn lục” nhưng tập truyện lại có một vị trí đặc biệt, được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ nghìn đời), “là áng văn hay của bậc đại gia”. Đây là tập truyện viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử Việt Nam. “Chuyện người con gái Nam Xương” là thiên thứ 16, trong tổng số 20 truyện của “Truyền kì mạn lục”. Thông qua bi kịch Vũ Nương, nhà văn đã thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn độc đáo, đánh dấu sự thành công về nghệ thuật dựng truyện; khắc họa miêu tả nhân vật và sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình, giữa yếu tố hiện thực và kì ảo.

Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 11)

Nguyễn Dữ được coi là "cha đẻ của loại hình truyền kì Việt Nam", ông sáng tác không nhiều nhưng chỉ với tập "Truyền kì mạn lục" Nguyễn Dữ đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trong nền văn học trung đại Việt Nam, đặc biệt trong thể truyền kì. Trong tập truyện này, Nguyễn Dữ đã viết về nhiều vấn đề mang tính xã hội, nhân văn sâu sắc, trong đó tiêu biểu nhất có thể kể đến chủ đề về cuộc sống và số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Một trong những tác phẩm đặc sắc nhất trong "Truyền kì mạn lục" có thể kể đến là truyện "Chuyện người con gái Nam Xương". Truyện kể về nàng Vũ Thị Thiết xinh đẹp, hiền hậu nết na nhưng phải chịu số phận oan nghiệt bởi chế độ nam quyền và những định kiến nghiệt ngã của xã hội xưa đối với người phụ nữ.

Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 12)

"Chuyện người con gái Nam Xương" là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất trong "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ. Tác phẩm được xây dựng dựa trên câu chuyện cổ dân gian "Vợ chàng Trương", bằng tài năng và tấm lòng của mình, Nguyễn Dữ không chỉ tái hiện chân thực mà không kém phần xót xa trước cuộc sống, số phận bất hạnh của nàng Vũ Nương mà qua đó còn gợi mở số phận chung của rất nhiều người phụ nữ trong xã hội xưa. Chuyện người con gái Nam Xương không chỉ là tiếng nói đồng cảm với thân phận của những người phụ nữ mà còn là tiếng nói tố cáo đối với xã hội phong kiến hủ lậu, nhiều bất công.

Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 13)

Nguyễn Dữ là một trong những tác giả nổi tiếng về truyện truyền kỳ. Trong những tác phẩm của ông, có lẽ “Chuyện người con gái Nam Xương” là câu chuyện đặc sắc nhất. Tác phẩm viết về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, ca ngợi phẩm chất cao đẹp của học. Đồng thời, qua đó ta thấy được sự đồng cảm sâu sắc của tác giả với hoàn cảnh của họ.

Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 14)

Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỷ XVI, một tập truyện văn xuôi bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam. Truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" là một truyện hay trong tác phẩm đó được trích trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.

Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 15)

Mỗi một câu chuyện viết ra đều mang một ý nghĩa tự thân của nó, có tác dụng cảm hoá cuộc đời và con người. Nếu một tác phẩm văn học không mang được những ý nghĩa sâu xa như vậy, nó sẽ vẫn nằm trong sự băng hoại của thời gian. Và “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã vượt qua được quy luật của thời gian và không gian để đến với chúng ta ngày hôm nay.

Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 16)

Nguyễn Dữ, một học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thành tài, đỗ đạt, ông ra làm quan. Một năm sau, vì chán cảnh triều đình thối nát, ông đã lấy cớ phải nuôi mẹ già mà xin từ quan. Trong những ngày sống “cảnh điền viên vui tuế nguyệt”, ông viết “Truyền kỳ mạn lục”, một tác phẩm văn xuôi đầu tiên của văn học cổ Việt Nam gồm những truyện có những chi tiết li kì. Phần lớn ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam phải sống trong khuôn mẫu “tam tòng, tứ đức” của đạo đức phong kiến, mà “Chuyện người con gái Nam Xương” là một.

Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 17)

Nguyễn Dữ là nhà văn lỗi lạc của đất nước ta trong thế kỷ XVI. Vốn là học trò giỏi của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài thơ, ông còn để lại tập văn xuôi viết bằng chữ Hán, gồm có 20 truyện ghi chép những mẩu chuyện hoang đường lưu truyền trong dân gian; cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả. Đằng sau mỗi câu chuyện thần kỳ. “Truyền kì mạn lục” chứa đựng nội dung phê phán những hiện thực xã hội đương thời được nhìn dưới con mắt nhân đạo của tác giả.

1 3328 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: