TOP 10 mẫu Cảm nhận Con Cò (2024) SIÊU HAY

Cảm nhận bài thơ “Con Cò” của tác giả Chế Lan Viên lớp 9 gồm dàn ý và 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 4,044 25/12/2023
Tải về


Cảm nhận bài thơ con Cò của Chế Lan Viên- Ngữ văn 9

Bài giảng Ngữ văn 9 Con Cò

Dàn ý Cảm nhận bài thơ Con Cò của Chế Lan Viên

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ: Chế Lan Viên viết bài thơ "Con cò" năm 1962, bài thơ rất đỗi bình dị với hình ảnh con cò qua lời ru mẹ mà khiến ta không khỏi nghẹn lòng bởi tình mẹ bao la, dạt dào, sâu rộng như biển cả.

2. Thân bài

- Cánh cò là một chất liệu quen thuộc trong ca dao dân ca được nhà thơ vận dụng sáng tạo để biểu trưng cho:
+ Những lời ru của mẹ
+ Những ân tình mẹ, tấm lòng của mẹ
- Lời ru của mẹ đi vào tâm hồn bé thơ của con thật tự nhiên, đưa con đến chân trời mới
- Lòng mẹ luôn dõi theo, bước cùng con trong mỗi bước đi cuộc đời như chính cánh cò vậy:
+ Lời ru mẹ đưa con vào những giấc ngủ nồng say khi con bé thơ
+ Khi con bước vào tuổi đến trường, mẹ vẫn theo con mỗi ngày đến lớp
+ Con bước đi thì trái tim mẹ vẫn theo con trên mọi nẻo đường, nơi
- Sâu thẳm tâm hồn của những người mẹ, họ luôn hết lòng vì con, vì cuộc đời con.

3. Kết bài

Đọc bài thơ, ai trong chúng ta, mỗi người con đều thấu hiểu thêm tấm lòng của những đấng sinh thành, họ đã giành cho ta tất cả những gì tốt đẹp nhất, đáng trân quý nhất mà họ có được.

Cảm nhận bài thơ Con Cò của Chế Lan Viên (mẫu 1)

Xuất phát từ hình ảnh cánh cò đầy thân thương và gần gũi, luôn chập chờn trong những giấc mơ thuở thơ bé, Chế Lan Viên đã sáng tác bài thơ Con cò, với niềm yêu thương và lòng hoài niệm tha thiết. Xuyên suốt cả bài thơ là hình ảnh người mẹ tần tảo, giản dị, với tình mẫu tử sâu sắc dành cho người con dấu yêu, niềm yêu thương ấy ẩn trong từng lời ru ngọt ngào, ấm áp “Con cò bay lả bay la, bay từ là từ cửa phủ, bay ra là ra cánh đồng…”

Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi nổi tiếng nhất của nền thơ ca Việt Nam hiện đại, ông sinh ra và lớn lên ở vùng đất Quảng Trị anh hùng. Trước cách mạng tháng tám ông được xếp vào hàng những gương mặt tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới, với phong cách thơ độc đáo trong quyển Điêu tàn, khiến cả làng văn học phải bàng hoàng, mà nói như Hoài Thanh là: “Quyển Điêu tàn đã đột ngột xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị". Sau cách mạng, Chế Lan Viên tích cực xây dựng nền thơ ca cách mạng, ông chuyển hướng sang khai thác đề tài về con người và kháng chiến, với nhiều tác phẩm có giá trị như tập thơ Ánh sáng và phù sa. Thơ của ông mang một vẻ đẹp trí tuệ, nhiều triết lý sâu sắc, nhưng rất hài hòa về mặt trữ tình, ngôn ngữ hình ảnh mới lạ, độc đáo, giàu ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng.

Tác phẩm Con cò sáng tác vào năm 1962, được in trong tập Hoa ngày thường, chim báo bão (1967). Nhan đề vừa mang ý nghĩa tả thực vừa là nghĩa ẩn dụ, gợi lên một hình ảnh đẹp và gần gũi, thân thương với con người Việt Nam, hình ảnh những cánh cò trắng phau nơi đồng quê bát ngát, hình ảnh cánh cò trong ca dao, trong lời ru của bà, của mẹ trở thành biểu tượng đẹp cho tình mẫu tử bền bỉ, thủy chung, theo con yêu suốt cả cuộc đời. Cảm hứng sáng tác tác bao trùm toàn bài là cảm hứng ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời của mỗi con người.

Mở đầu bài thơ Chế Lan Viên đã chọn hình ảnh cánh cò trong lời ru của mẹ để đem đến cho con những xuất phát điểm, những nhận thức ban đầu về cánh cò, về cuộc đời.

“Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay”

Sở dĩ ông lựa chọn như vậy là bởi lời ru ngọt ngào của mẹ, là những âm thanh tuyệt vời, ấm áp nhất, có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn non nớt của người con và sẽ nằm trong ký ức của con, theo bước chân con suốt cả cuộc đời. Chế Lan Viên mượn lời ru của mẹ để mang cánh cò đến với tuổi ấu thơ của con, đó là những cánh cò bình yên, êm ả, ông đã tinh tế chắt lọc hình ảnh từ những câu ca dao hay nhất để gây dựng nên một hình ảnh cánh cò thật đẹp trong tuổi thơ con. Cánh cò bay chở theo cả thế giới rộng lớn, xinh đẹp ngoài kia ùa vào, mở ra trong cuộc đời của con.

“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng Phủ
Con cò Đồng Đăng”,

Đó là không gian thân thương, gần gũi biết mấy, lời ru của mẹ không chỉ đưa con vào giấc ngủ mà còn gieo trong lòng con niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Chỉ với những câu thơ 4 chữ, ngắn gọn, giản đơn, hình ảnh cánh cò hiện lên rõ ràng với điệp từ “con cò” được lặp lại liên tiếp, mang đến một giai điệu êm đềm, tha thiết trong lời ru dịu dàng của mẹ, gợi lên tình cảm ấm áp, đong đầy của tình mẹ bao la.

Nhưng cánh cò trong lời ru của mẹ không chỉ là những cánh cò êm ả, mà còn là “Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn”, rồi thì “Con cò ăn đêm, con cò xa tổ, cò sợ cành mềm, cò sợ xáo măng”, gợi nên sự cô đơn, vất vả, lầm lũi của những cuộc đời bất hạnh trong những cuộc mưu sinh, cò còn gặp phải nguy hiểm, tất cả chỉ bởi cò thiếu đi sự che chở của người mẹ. Cánh cò gian nan đã trở thành một sự đối lập hoàn toàn, để nhà thơ tô đậm tuổi thơ hạnh phúc của con trong vòng tay ấm áp của mẹ, “Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”.

Hình ảnh con cò theo con suốt chặng đường đời của con, đi vào từng miếng ăn giấc ngủ, êm đềm, cò như một người bạn đồng hành với con “Con ngủ yên thì cò cũng ngủ/Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi”. Đến khi con khôn lớn, cò lại theo con đi học, “Mai khôn lớn con theo cò đi học/Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”. Và trong mong ước của người mẹ, chỉ mong sao con lớn lên khỏe mạnh, trở thành một thi sĩ an nhàn, hạnh phúc. Con cò trở thành biểu tượng của lòng mẹ, luôn đau đáu dõi theo con trong từng giai đoạn của cuộc đời, từ lúc con còn trong nôi, lúc con bước đến trường học tập, rồi mai sau khi con đã lớn khôn, người mẹ vẫn mong con có thể trở thành một thi sĩ để đưa cánh cò vào lại “trong hơi mát câu văn”.

Cánh cò vẫn mãi theo con suốt cả cuộc đời, như tấm lòng của người mẹ yêu dấu, không quản xa gần, không quản ngại con đang trên rừng hay dưới biển, thì mẹ vẫn mãi ở nơi ấy, mẹ vẫn chờ mong, vẫn tìm và yêu con suốt cả cuộc đời, thủy chung, tận tụy. Bởi trong lòng cha mẹ, con mãi là đứa trẻ chưa lớn, vẫn cần sự bảo bọc, yêu thương.

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Thương sao cho tấm lòng cha mẹ, suốt cả cuộc đời sống vì con cái, chẳng một lúc nào ngơi nghỉ, chỉ vì tình yêu vô bờ bến, chăm bẵm con suốt mấy chục năm trời từ lúc tấm bé, cho đến lúc con khôn lớn, dang cánh bay khắp phương trời, đi tìm những hoài bão, những chân trời mới, nhưng con vẫn mãi là đứa con bé bỏng của cha mẹ mà thôi. Mỗi một câu hát, mỗi một lời ru “À ơi”, là cả một bầu trời yêu thương đong đầy, tình mẫu tử thiêng liêng, người mẹ đã gửi gắm hết vào cánh cò, cánh cò thay mẹ ru con, ngủ cùng con, rồi theo con suốt cả cuộc đời, mẹ là cánh cò, cánh cò cũng là mẹ, gắn bó sâu sắc, thiêng liêng.

Bài thơ được viết bằng thể thơ tự do, giúp tác giả thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, sinh động, những dòng cảm xúc tha thiết, đậm chất trữ tình. Hình tượng con cò được vận dụng sáng tạo, mang ý nghĩa biểu trưng, biểu tượng sâu sắc, đem đến những triết lý, những suy tưởng sâu xa trong lòng tác giả truyền tải hết cho người đọc, khiến chúng ta thấu hiểu sâu sắc ý nghĩa của bài thơ Con cò.

Con cò là một bài thơ hay, với ý nghĩa biểu tượng sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng, mang tính giáo dục con người về công ơn của đấng sinh thành, cùng tình yêu thương, sự bao dung, vất vả của người mẹ, vốn phải chịu đựng và hi sinh cho con cái rất nhiều. Qua bài thơ, tác giả mong muốn mỗi một người con cần biết tận hiếu với cha mẹ của mình, bởi công ơn dưỡng dục to lớn ấy dù đi hết cuộc đời cũng chẳng thể nào báo đáp.

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gian khổ cuộc đời không nặng gánh bằng cha”.

Cảm nhận bài thơ Con Cò của Chế Lan Viên (mẫu 2)

Tình mẹ có lẽ là tình cảm đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mà chúng ta có được. Dù là ở nơi đâu, dù là khi nào và dù chúng ta có lỗi lầm bao nhiêu đi nữa thì sau cùng mẹ vẫn là người bảo dung nhất, thứ tha cho ta tất cả. Trong suốt cuộc đời, mẹ vẫn luôn bên ta, từ những lời ru khi ta còn thơ bé, đến những ngày ta đã trưởng thành, bay đi theo những ước mơ, những khát vọng mới mẹ vẫn ở đó, vẫn luôn dõi theo ta từng ngày.

Trân quý những tình cảm thiêng liêng ấy mà những nhà văn, nhà thơ viết về mẹ đầy xúc động. Một trong số đó có thể kể đến Chế Lan Viên với bài thơ "Con cò", bài thơ rất đỗi bình dị với hình ảnh con cò qua lời ru mẹ mà khiến ta không khỏi nghẹn lòng bởi tình mẹ bao la, dạt dào, sâu rộng như biển cả.

" Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay

“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng phủ
Con cò Đồng Đăng…”

Cánh cò là một chất liệu quen thuộc trong ca dao dân ca. Thơ xưa thường nói về cò như một biểu tượng của làng quê yên bình, xinh đẹp:

" Mấy cánh cò chốc chốc vụt bay ra"

Cánh cò trắng bay thảnh thơi trên bầu trời, khung cảnh của đồng quê rất đỗi dịu dàng, nên thơ. Nói về cò người ta còn nói đến sự hy sinh, lam lũ của người phụ nữ, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời, như Tú Xương từng viết:

" Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Èo sèo mặt nước buổi đò đông:"

Hãy trong ca dao:

" Cái cò, cái vạc, cái nông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non"

Trong tác phẩm hình ảnh cánh cò được vận dụng một cách đầy sáng tạo. Cánh cò đã đi sâu vào tiềm thức mỗi đứa trẻ qua lời ru của mẹ. Dù con còn thơ bé, con chưa biết rõ về hình dáng cò ra sao, nhưng trong lời ru dịu dàng thân thương ấy, con vẫn cảm nhận được có cánh cò đang bay, bay mãi. Từ thì liệu dân ca của những câu hát ru ngày xưa:

" Con cò cò bay lả lá bay la
Bây từ từ cửa phủ, bay ra là ra cánh đồng"

Tác giả đưa vào thơ thật tự nhiên, tự nhiên mà sâu sắc như chính tình yêu của mẹ, mang theo cánh cò bé nhỏ chạm vào tâm hồn con. Đưa tâm hồn bé thơ ấy đến với những chân trời mới, những chân trời không tên bên tiếng ru ngọt ngào, thiết tha của mẹ.

"Ngủ yên! Ngủ yên! Con ơi chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò, con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân."

Trong tiếng hát của mẹ là cả sự yêu thương, chở che. Lời ru mẹ đưa con vào những giấc ngủ nồng say, bình yên, lời rũ thấm đượm hơi xuân, thấm đượm những ân tình của lòng mẹ. Lời ru mang cả niềm hy vọng cho con một giấc ngủ vẹn tròn, chẳng phân vân nghĩ ngợi. Mẹ vẫn ở đấy, vẫn bên con canh giữ cho giấc ngủ con thơ, cất tiếng ru từ những năm tháng ngày xưa bà đã từng ru mẹ để mẹ con bây giờ, thật thân thương biết bao nhiêu lòng mẹ nâng đỡ tâm hồn mỗi người con bay thật xa.

"Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
Mai khôn lớn, con theo cò đi học,
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân."

Cò mang tình mẹ hãy cánh cò chính là lòng mẹ. Cò luôn bên em như mẹ luôn sát cánh cùng em trên mỗi bước đường. Hình ảnh cánh cò trong câu thơ không chỉ là biểu tượng cho tình yêu, sự chở che của người mẹ mà còn trở thành người bạn đồng hành cùng con trong giấc ngủ cũng như trên đường đời sau này. Khi con bước vào tuổi đến trường, mẹ vẫn theo con mỗi ngày đến lớp, mỗi bài học, mỗi vần thơ của con đều có bóng hình mẹ trong đó, mỗi bước chân con đi đều có cánh cò theo gót, có lòng mẹ dõi theo.

Đến khi con chạm ngõ vào đời, tự mình bước đi thì trái tim mẹ vẫn theo con trên mọi nẻo đường, nơi hiên nhà mẹ lặng lẽ mẹ vẫn ngồi đó ngóng con về, theo suốt mỗi bước chân.

"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn"

Với mỗi người mẹ, con chính là tình yêu, là sự sống, là ánh mặt trời diệu kỳ. Dẫu có khoảng cách bao nhiêu đi chăng nữa thì không thể làm tình mẹ vơi bớt, mẹ vẫn luôn dành cho con niềm thương vô bờ, vẫn cất cao lời ru dịu êm mang hương vị ngọt ngào gửi đến con:

"Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con."

Vì con, mẹ đâu có ngại mệt nhọc gian khổ, thương còn, mẹ đâu sá gì những rừng bể chông chênh. Dù còn có ở nơi nào đi chăng nữa, mẹ vẫn sẽ bay đi tìm con, vẫn dành cho con tình yêu bất diệt, mãi mãi chẳng ai có thể ngăn trở được tình yêu ấy.

" Còn dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con"

Chao ôi! Chỉ hai câu thơ ấy thôi mà sao đọc lên mà thương nhớ, mà nghẹn ngào đến vậy. Hai câu thơ mang sức sống bao trùm cả toàn bài, sức sống của tình mẹ, của tình mẫu tử ngàn đời đáng ngợi ca. Nhà thơ phải chăng đã rất thấu hiểu tấm lòng của bao người mẹ mà viết nên vần thơ đẹp như thế, vần thơ mang cả trái tim, thốt lên tự sâu thẳm tâm hồn của những người phụ nữ hết lòng vì con. Hai câu thơ như một triết lý mạng tầm khái quát đầy chân thực, vững bền và sâu sắc nhất.

Lối thơ tự do được viết bên bằng những dòng cảm xúc tuôn trào, ngôn ngữ đầy tự nhiên, hình ảnh thơ đầy gần gũi và bình dị, đặc biệt sử dụng chất liệu dân gian vào trong thì phẩm đã giúp "Con cò" có một chỗ đứng vô cùng vững chắc trong trái tim người thưởng thức.

Đọc bài thơ, ai trong chúng ta, mỗi người con đều thấu hiểu thêm tấm lòng của những đấng sinh thành, họ đã giành cho ta tất cả những gì tốt đẹp nhất, đáng trân quý nhất mà họ có được. Từ đó, để thêm yêu, thêm thương, thêm kính trọng mẹ hơn những gì ta đã từng yêu, từng thương như thế. Mẹ- gia đình mãi mãi là điểm tựa tuyệt vời nhất cho mỗi người con, là điều tốt đẹp nhất mà chúng ta có được trong đời.

Cảm nhận bài thơ Con Cò của Chế Lan Viên (mẫu 3)

Chế Lan Viên là một nhà thơ có phong cách thơ độc đáo vừa mang tính trí tuệ, triết lý sâu sắc lại vừa đậm đà chất trữ tình. Ông là nhà thơ có nhiều đóng góp quan trọng trong nền văn học dân tộc thế kỷ XX. Bài thơ Con Cò chính là một trong những sáng tác thành công để lại nhiều dấu ấn cho người đọc.

Bài thơ sử dụng hình ảnh quen thuộc đó chính là con cò. Một hình ảnh mà chúng ta thường bắt gặp trong ca dao, dân ca của dân tộc. Thêm vào đó còn gắn với lời ru của mẹ để ngợi ca tình mẹ thiêng liêng và ý nghĩa của lời ru với tâm hồn của mỗi con người. Hình ảnh con cò thường là hình ảnh ẩn dụ về người nông dân đặc biệt còn tượng trưng cho người phụ nữ, những người mẹ tần tảo, lam lũ và hi sinh vì con cái. Chính vì thế hình ảnh con cò càng được khai thác rất hay và độc đáo:

“Con cò bế trên tay

Con chưa biết con cò

Nhưng trong lời mẹ hát

Có cánh cò đang bay:

Con cò bay la

Con cò bay lả

Con cò cổng phủ

Con Cò Đồng Đăng”

Những câu thơ gợi tới lời ru quen thuộc của bà của mẹ. Chế Lan Viên đã lấy những câu chữ trong lời ru ấy để thể hiện ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò. Bối cảnh của khổ thơ chính là khi người mẹ ru con. Đứa con nhỏ bé được mẹ ru với lời ru ngọt ngào để được yên bình đi vào giấc ngủ. Trong lời ru ấy người mẹ đã cho con thấy được hình ảnh về con cò để sau này con lớn sẽ biết và yêu thêm, hiểu thêm về nó:

“Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn

Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ

Con cò ăn đêm

Con cò xa tổ

Cò gặp cành mềm

Cò sợ xáo măng…”

Sự vất vả của con cò vì phải đi kiếm ăn ở nhiều nơi, kiếm cả vào ban đêm, từ đồng sâu đến đồng cạn. Trong khi đó con chỉ cần ăn rồi ngủ còn tất cả đã có mẹ lo. Trong lời ru ấy bộc lộ cuộc mưu sinh vất vả nhưng mẹ vẫn luôn là chỗ dựa tin cậy cho con, che chở con suốt cuộc đời mình. Lời ru lại vang lên:

“Ngủ yên! Ngủ yên!

Cò ơi, chớ sợ!

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân,

Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”

Lời ru thắm thiết, thắm đượm tình nghĩa. Hình ảnh con cò luôn thường trực theo những lời ru của mẹ. Đó chính là sự khởi đầu cho tâm hồn của mỗi con người. Từ lời ru khiến con cảm nhận được sự yên thương, âu yếm và vỗ về. Dù con còn nhỏ nhưng con vẫn có thể cảm nhận được bằng trực giác. Cánh cò bắt đầu từ trí tưởng tượng bằng sự chiêm nghiệm. Từ đó cánh cò trở thành người bạn của con thơ:

“Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!

Cho cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nôi

Rồi cò ở quanh tổ.

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ.

Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi”

Cò trở thành người bạn, người đồng hành với con từ lúc thơ ấu đến lúc trưởng thành. Cánh cò cũng giống như mẹ lúc nào cũng theo sát bên con. Tượng trưng cho tấm lòng của người mẹ luôn dõi theo từng bước chân của con. Lời thơ dịu dàng, xúc động:

“Dù ở gần con,

Dù ở xa con

Lên rừng xuống bể,

Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con”

Đó là sự chân thành, tha thiết của một người mẹ luôn luôn hướng về con. Từ đó nhà thơ khái quát thành một quy luật tình cảm của mẹ dành cho con với tính chất vĩnh hằng:

“Dù con lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”

Tình mẹ là bao la, không thể đong đếm cũng như không bao giờ cạn. Phần cuối của bài thơ với âm hưởng chập rãi để đúc kết ý nghĩa của hình tượng con cò trong lời ru của mẹ:

“À ơi!

Một con cò thôi,

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Ngủ đi! Ngủ đi!

Cho cánh cò, cánh vạc,

Cho cả sắc trời

Đến hát quanh nôi”

Bài thơ được sáng tác với bút pháp nghệ thuật độc đáo. Với thể thơ tự do nhà thơ có thể dễ dàng biểu đạt cảm xúc một cách tự nhiên, sinh động. Bài thơ còn là lời ru là lời triết lý về cuộc đời. Bài thơ Con cò là một bài hát ru thấm đẫm tình mẫu tử. Bài thơ khiến cho người đọc như được trở về với tuổi thơ, với cánh cò từng in dấu trong những ngày thơ bé, những giấc mộng trưa hè.

Cảm nhận bài thơ Con Cò của Chế Lan Viên (mẫu 4)

Đã là người Việt nam, ai lớn lên mà chẳng mang theo, dù ít, dù nhiều hơi ấm của những lời ru, những lời yêu thương êm đềm khi xưa mẹ hát. Đã mang trong mình dòng máu Việt, ai mà chẳng có một góc tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên, chập chờn theo đôi cánh cò trắng ở nơi sâu thẳm hoài niệm, tâm hồn.

Chế Lan Viên cũng vậy, ông cũng là người Việt Nam, dòng máu chảy trong huyết quản ông cũng mang tên Lạc Hồng, có lẽ vì thế, trong thơ ông, dù là suy ngẫm, dù là triết lí, ta vẫn gặp lời ru ầu ơ của mẹ, ta vẫn thấy kỉ niệm tuổi thơ nồng cháy, ta vẫn nghe trong gió thong thả nhịp vỗ cánh cò. Và “Con cò” là bài thơ tiêu biểu cho một hồn thơ như thế.

“Con cò bế trên tay

Con chưa biết cánh cò

Nhưng trong lời mẹ hát

Có cánh cò đang bay”

Rất tự nhiên, mẹ thấy con vẫn còn bé bỏng lắm, vẫn còn phải bế trên tay mẹ. Con đã biết cánh cò trắng là gì đâu, con đã biết cuộc đời xung quanh là gì đâu, con chỉ đón nhận cuộc đời một cách vô thức. Vô thhức thôi nhưng dường như đứa trẻ đã cảm nhận được cánh cò trắng đang bay đến bên mình, đã nghe thấy âm điệu ngọt ngào trong trẻo của lời ru.

“Con cò bay la

Con cò bay lả

Con cò cổng phủ

Con cò Đồng Đăng”

Thi sĩ không trích hết lời ca dao, chỉ gợi thôi mà cả một bầu không khí đã rất xa xăm bỗng trở về nguyên vẹn. Nơi thanh bình và yên ả. Nơi ấy có cánh cò, có những hình ảnh rất đẹp đã đi vào tiềm thức không biết bao thế hệ con người. Ở nơi ấy, ta vẫn nghe được tiếng cuộc đời vất vả, nhọc nhằn của người nông dân và đặc biệt là những người phụ nữ, những người chị, người mẹ Việt Nam, tiếng những đứa con yêu thương tha thiết, sẵn sang hi sinh cho con tất cả những cánh cò kia, dù sa cơ, dù chết cũng xin được “xáo nước trong” để khỏi mang tiếng xấu cho đàn con nhỏ.

Lời ru của mẹ có đứa con bé bỏng, có cánh cò yếu đuối, nó không còn là lời hát ru nữa, nó là lời tâm tình của trái tim người mẹ nhân từ, bao dung. Khi thì mẹ thương con, khi thì mẹ thương cánh cò cả cuộc đời yếu đuối. Dù rằng lời ru có mang theo bao điều như thế, em bé vẫn say ngủ ngon lành. Tình mẹ hòa vào lời ru vẫn vỗ về tâm hồn non nớt, vẫn cho con niềm yêu thương và che chở tuyệt vời. Bầu không khí của hoài niệm quá khứ dần dần khép lại, đưa con người trở về với thực tại, với mẹ, với em:

“Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!

Cánh cò mềm mẹ đã sẵn tay nâng”

Lời mẹ trước kia còn trầm, buồn vang lên trong cái âm điệu dài, xa vắng vậy mà giờ đây sao trìu mến, sao tha thiết đến lạ lung, vỗ về, nâng giấc tình yêu, thi nhân bước đến khoảng trời vời vợi chân lí, nơi ấy có một sự thực mà cả đời người kiếm tìm mới chợt hiểu, nó ở bên ta, nó ở giữa cuộc đời:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”

“Dù”, “vẫn”, sự khẳng định chắc chắn hơn bao giờ hết. Nó hiển nhiên như chính cuộc đời. Con dù lớn khôn, dù trưởng thành đến đâu, trước long mẹ bao la con vẫn luôn bé bỏng. Mặt trời con luôn sưởi ấm trái tim mẹ, còn mẹ, mẹ mãi yêu con, yêu con bằng tình yêu theo bé bước đi mãi mãi.Tình mẹ là thế, bao la, lời ru của mẹ là thế, êm đềm, tha thiết, suốt đời con được hưởng, suốt đời con tìm thấy, nhưng chắc gì con đã thấu hiểu, cả cuộc đời mẹ đã gửi vào trong đó tất cả tình cảm, tất cả sự chở che, tất cả tình yêu thương êm đềm tha thiết:

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

(Nguyễn Duy)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết những vần thơ như thế vì bằng trải nghiệm ông đã hiểu cái bao la bất tận của tình mẹ yêu con. Còn Chế Lan Viên, thi sĩ tìm thấy trong cánh cò yêu thương bay ra từ câu hát, một triết lí thiêng liêng đủ soi rọi mọi tâm hồn tận ngóc ngách sâu thẳm nhất. Có lẽ phút hiểu ra cái điều cả đời mình tìm kiếm, nhà thơ phải nén lại niềm xúc động đến rưng rưng trực tuôn trào ra khoé mắt để viết lên cái điều ấp ủ bấy lâu, rằng tình mẹ là vĩnh hằng, bất diệt, luôn tìm thấy bên cuộc đời chúng ta, rằng lòng mẹ là bao la, vô bờ bến, luôn ôm ấp tâm hồn mỗi con người. Với mẹ, con là hơi ấm nồng nàn, là sự sinh tồn, sự sống, con đem lại cho mẹ hơi sống, niềm hạnh phúc yêu thương lớn nhất cuộc đời. Ta chỉ có thể nói như vậy về cái quy luật bất biến ấy, vì tự nó đã nói lên tất cả những điều thấm thía nhất trong cuộc đời. Biểu tượng của long mẹ thì thiêng liêng, biểu tượng của cuộc đời thì ấm áp:

“À ơi

Một con cò thôi

Con cò mẹ há

Còng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi”

Tình mẹ cứ theo con đi suốt năm tháng, trở thành hành trang cho đứa con bé bỏng bước vào đời. Con sẽ bước đi trong niềm tin mạnh mẽ vì: "Cánh cò trắng bay theo gót đôi chân". Cánh cò tuổi thơ sẽ chắp cánh giấc mơ đẹp đẽ, đưa em đến những phương trời xa. Như cánh cò trong thơ Trần Đăng Khoa khiêng nắng về đánh thức ngày mới: “ Cánh cò trắng khiêng nắng qua sông…”

Cánh cò của Chế Lan Viên biết đánh thức cả bầu trời lấp lánh hi vọng những vì sao mơ ước, cho em thơ tương lai đẹp đẽ, sáng rực lên muôn vạn sắc màu. Và trong muôn vàn sắc màu rực rỡ ấy, rất nhẹ nhàng đọng lại một thứ màu dìu dịu yêu thương, màu của tình mẫu tử, để rồi cho con. Đâu rồi cái cánh cò trắc trờ, hiểm nguy trong câu hát thủa xưa, chỉ còn cánh cò em,, ngủ ngon trong vòng tay mẹ. Em và cò hóa thân vào nhau trong vòng tay ấm áp yêu thương. Cứ như vậy, em bé ngủ yên trong tình mẹ dạt dào, trong sự che chở, chăm sóc, nâng niu ẩn chứa yêu thương vô bờ bến. Đứa bé đón nhận tình yêu, đón nhận lời ru vô thức để rồi mang hơi ấm của lời ru vô thức ấy đi theo suốt cuộc đời. Lời ru – giọt mật đầu tiên mẹ rót cho em bé trong cuộc đời nó sóng sánh tình mẹ, sóng sánh không khí của đất trời thấm vào lời ru. Em ngủ say, ngủ say trong tình mẹ, ngủ say trong tình yêu thương của đất trời bao la ban cho những thiên thần cho những tâm hồn bé nhỏ. Và khi ấy, dù:

“Con chưa biết con cò, con vạc

Con chưa biết những cành mền mẹ hát

Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân”

Mẹ vẫn gọi con mẹ vẫn nhắc tên con, sự lặp lại những lời yêu thương ấy là lời nhắn nhủ, lời giãi tỏ tâm tình, tràn đầy tình yêu con. Cánh cò, cánh vạc bay, ngân xa mãi tình yêu vô tận ấy. Em bé có hiểu tình mẹ ko nhỉ? Nhưng thôi, cứ ngủ đi em ạ, vì còn gì em ả, thanh bình bằng giấc ngủ của em trong lời ru ầu ơ tha thiết. Cánh cò đến, trong lời ru tuổi thơ, dịu dàng, êm ái là vậy mà theo ta đi mãi, đi suốt những chặng đường dài, gắn bó bền bỉ, thân thương cho con người tựa vững chắc nhất: “ Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!”. Lời ru của mẹ vỗ về cho em ngon giấc, nó ngọt lịm, thanh bình như tình mẹ bao thuở vẫn vậy, vẫn nhẹ nhàng nâng đỡ đời con. Và cánh cò, từ một miền xa xăm nào đó, lại đến cùng lời mẹ hát ru, chở theo cả niềm yêu thương ấm áp về cùng giấc ngủ trẻ thơ:

“Cho cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nôi, rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ”

Lý muôn đời của tình mẹ, của lời hát ru con. Chẳng cần phải rút ra một châm nghiệm to tát, chẳng cần phải trau chuốt lời văn, ý thơ đâu, nhẹ nhàng thôi, giản đơn thôi, thi sĩ làm xao xác tận sâu thẳm tâm hồn người đọc:

“Dù ở gần con

Dù ở xa con

Lên rừng xuống bể

Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con”

Ta tự hỏi lòng chẳng lẽ còn thứ tình cảm tha thiết, mãnh liệt hơn thứ tình cảm kia nữa? Một tình cảm vượt lên trên tất cả khó khăn, ngăn cách, nối liền những nẻo xa xăm, một tình cảm có sức lay động, ám ảnh tâm can dù mới chỉ làn đầu nhìn thấy. ôi! Tình mẫu tử… có lẽ còn thiêng liêng hơn mọi điều thiêng liêng nhất. Dù ở đâu, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, lòng mẹ cũng như cánh cò kia, vẫn bên con, vẫn lặn lội đi tìm, lặn lội sưởi ấm trái tim con, cho con sức mạnh, cho con niềm tin vào cuộc sống.

Kì thực em bé vẫn còn bé bỏng lắm, vẫn còn đang ngủ ngon lành trong cánh nôi tuổi thơ nhưng ước mơ of mẹ về một tương lai đẹp mai sau cứ theo tình yêu cháy lên mãi. mẹ độc thoại với chính lònh mình, tự soi long mình trong tình cảm yêu con tha thiết:

“Lớn lên, lớn lên, lớn lên…

Con làm gì

Con làm thi sĩ

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…”

Chưa bao giờ ước mơ cháy bỏng, tha thiết đến như thế, mẹ ước mơ và gửi trọn ước mơ ấy vào đôi chân con mai này sẽ bước trên đường đời, sẽ vươn tới những khát khao mẹ ấp ủ bằng cả niềm tin. mẹ hỏi lòng và tự trả lời cho câu hỏi: mẹ muốn con làm thi sĩ, mang cái đẹp đến cho cuộc đời qua những vần thơ về mẹ, về con, về cuộc sống xung quanh đang từng ngày nuôi con lớn khôn. Mẹ muốn cuộc đời con mãi mãi đẹp mãi mãi trong sáng như bài thơ đẹp đẽ nhất.

Hình ảnh con Cò đẹp, ý nghĩa sâu sắc trong ca dao, tục ngữ

Cảm nhận bài thơ Con Cò của Chế Lan Viên (mẫu 5)

Nhà thơ Chế Lan Viên được biết đến là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ ca Việt Nam thế kỉ XX. Bài thơ “Con cò” được ông sáng tác năm 1962, in trong tập thơ “Hoa ngày thường - Chim báo bão”. Bài thơ đã làm nổi bật hình tượng trung tâm con cò, qua đó ngợi ca tình mẹ bao la, thiêng liêng, cùng với đó là ý nghĩa sâu sắc của lời ru đối với cuộc sống của mỗi con người.

Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò đã được gợi ra qua những lời hát ru thân thuộc của mẹ:

“Con còn bế trên tay

Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân”

Hình ảnh con cò hiện lên qua lời ru của mẹ, đưa con vào những giấc ngủ say mềm. Con còn bé, chưa có đủ nhận thức để biết được “con cò", “con vạc” là gì, nhưng con đã được mẹ đưa những hình ảnh ấy vào trong giấc ngủ, qua từng câu hát à ơi. Hình ảnh con cò quen thuộc qua những câu ca dao “con cò bay lả bay la” đã được mẹ nhẹ nhàng đưa vào tiềm thức của con, qua lời ru ngọt ngào. Những lời ru vừa ngọt ngào, vừa tha thiết, và mẹ đã vỗ về cho con bên vành nôi từ thủa tấm bé. Những lời ru ngọt ngào ấy, những hình ảnh con cò, con vạc thân quen ấy, dần dần cùng con đi vào những giấc ngủ say, trở thành một phần kí ức tuổi thơ của con. Tuy nhận thức của con chưa thể biết được rõ, “sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân”, nhưng chắc chắn hình ảnh quen thuộc ấy đã in dấu trong giấc ngủ của con, cả một miền kí ức tuổi thơ của con.

Hình ảnh con cò lại được biến đổi, như đã trở thành người bạn đồng hành cùng con trên các chặng hành trình qua khổ thơ thứ 2:

“Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!

Và trong hơi mát câu văn…”

Trong từng bước hành trình của con, hình ảnh con cò vẫn luôn đồng hành, gắn bó và chứng kiến sự trưởng thành của con. “Cò đứng ở quanh nôi/ Rồi cò vào trong tổ”. Con cò đã trở thành người bạn với con, đồng hành cùng con. Cánh có như chở theo những ước mơ của con, “bay hoài không nghỉ”. Cò sẽ cùng con bước đi trên hành trình đầy ước mơ và hy vọng, sẽ là người cùng con tiến bước trên chặng đường tương lai chinh phục ước mơ của con.

Và, từ hình ảnh con cò luôn dõi theo con, ta cảm nhận được tình mẹ dành cho con bao la và rộng lớn biết nhường nào:

“Dù ở gần con

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”.

Dù là sự xa cách về không gian địa lý, thì “cò” vẫn luôn đồng hành và dõi theo con. Cho đến những câu thơ này, hình ảnh con cò đã tượng trưng cho lòng mẹ. Lòng mẹ luôn hướng về con, dù là con ở đâu, làm gì, mẹ cũng vẫn luôn dõi theo từng bước phát triển của con. Con dù còn nhỏ, hay đã trưởng thành, thì lòng mẹ vẫn vẹn nguyên như những ngày đầu, “tìm con”, “yêu con". Lòng mẹ bao la là vậy, thiêng liêng là vậy, cuối cùng chính là sự hy sinh không biết mệt mỏi trên hành trình dõi theo con. Câu thơ “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” đã thể hiện vô cùng sâu sắc và cảm động tình mẹ dành cho con. Tấm lòng mẹ bao la, sâu sắc biết nhường nào.

Và lại một lời ru cất lên, kết thúc bài thơ nhưng lại mở ra cả một miền tình cảm sâu sắc của mẹ dành cho con:

"À ơi

Quanh nôi”

Hình cảnh con cò từ đầu bài thơ, lại xuất hiện ở đoạn kết bài. Lời ru vẫn xuyên suốt, vẫn vang vọng, gắn liền với cả cuộc đời của một con người. Lời ru của mẹ vẫn nhịp nhàng, vẫn đều đặn như thế, đem hình ảnh quen thuộc của cánh cò gửi gắm vào lời bài hát, để rồi tô thắm thêm cho tâm hồn con những nét đẹp, ý nghĩa của cuộc đời. Lời ru là yếu tố tinh thần không thể thiếu, như nuôi dưỡng và bồi đắp cho tâm hồn mỗi con người, là nền tảng phát triển của con người.

Nhà thơ Chế Lan Viên đã sử dụng thể thơ tự do để viết nên những dòng cảm nhận chân thành mà tha thiết về tình mẹ, về lời hát ru. Đồng thời, tác giả cũng vận dụng sáng tạo và linh hoạt hình ảnh “con cò”, qua đó nêu bật được tình mẹ bao la, thiêng liêng biết nhường nào. Đồng thời, ý nghĩa của lời hát ru cũng vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển tâm hồn của mỗi con người.

Cảm nhận bài thơ Con Cò của Chế Lan Viên (mẫu 6)

Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.

Con cò - hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.

Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.

Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.

Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu "con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng" gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.

Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống...

Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.

Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.

Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:

“Cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nơi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”

Đến tuổi tới trường:

“Con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.

Và khi con trưởng thành:

"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…”.

Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:

“Dù ở gần con

Dù ở xa con

Lên rừng xuống bể

Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con"

Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.

"Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"

Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.

“Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi”

Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả có khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.

Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.

“Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình

Hình ảnh con Cò đẹp, ý nghĩa sâu sắc trong ca dao, tục ngữ

Cảm nhận bài thơ Con Cò của Chế Lan Viên (mẫu 7)

Đã là người Việt Nam, ai lớn lên mà chẳng mang theo, dù ít, dù nhiều hơi ấm của những lời ru, những lời yêu thương êm đềm khi xưa mẹ hát. Đã mang trong mình dòng máu Việt, ai mà chẳng có một góc tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên, chập chờn theo đôi cánh cò trắng ở nơi sâu thẳm hoài niệm, tâm hồn. Chế Lan Viên cũng vậy, ông cũng là người Việt Nam, dòng máu chảy trong huyết quản ông cũng mang tên Lạc Hồng, có lẽ vì thế, trong thơ ông, dù là suy ngẫm, dù là triết lí, ta vẫn gặp lời ru ầu ơ của mẹ, ta vẫn thấy kỉ niệm tuổi thơ nồng cháy, ta vẫn nghe trong gió thong thả nhịp vỗ cánh cò.

Con cò là bài thơ tiêu biểu cho một hồn thơ như thế, một bài thơ mà chất triết lí, suy tưởng đã hoà làm một với những lời ca đẹp đẽ nhất ca ngợi tình mẹ, ca ngợi ý nghĩa của những lời hát ru với cuộc đời mỗi con người.

Chế Lan Viên (1920 – 1989), tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê gốc Quảng Trị, lớn lên ở Bình Định. Ông là nhà thơ xuất sắc đã có những đóng góp quan trọng cho nền văn học dân tộc ở thế kỉ XX. Nhà nước đã truy tặng ông Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. Phong cách thơ Chế Lan Viên rất độc đáo, vừa sắc sảo tính trí tuệ, triết lí, vừa đậm đà chất trữ tình. Hình ảnh trong thơ ông phong phú, đa dạng, kết hợp giữa các yếu tố thực và ảo, được sáng tạo bằng trí tưởng tượng phong phú, do đó mà chứa đựng nhiều bất ngờ, thú vị.

Bài thơ Con cò nhắc lại hình ảnh con cò quen thuộc trong ca dao, nhưng nhà thơ không dừng ở những ý tứ có sẵn mà mở rộng, nâng cao thành biểu hiện cao quý của tình mẹ, lòng mẹ lớn lao, sâu nặng, lâu dài đối với cuộc đời của mỗi đứa con.

Những đoạn thơ bắt đầu bằng những câu thơ mang âm hưởng lời ru có nhịp ngắn, lặp lại về cấu trúc rồi đến những câu thơ dài âm vang mở ra với những liên tưởng xa rộng hoặc suy gẫm tính chất triết lý:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

Câu thơ mang một ý nghĩa đúc kết như một phương châm, một triết lý về các mối quan hệ trong đời một con người, nói lên được cái lớn lao và tình yêu vô tận của lòng mẹ. Về mặt ý nghĩa, hình tượng bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cò được khai thác từ trong ca dao truyền thống mang ý nghĩa ẩn dụ. Ở đoạn đầu bài thơ, tác giả có nhắc lại một số câu quen thuộc trong những bài ca dao xưa, nhưng không nhắc lại nguyên vẹn mà chỉ khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò ở nội dung biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.

Ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã đưa ta trở về với hình ảnh dịu dàng, quen thuộc, biểu tượng của làng quê Việt yên bình:

Con còn bế trên tay

Con chưa biết con cò

Nhưng trong lời mẹ hát

Có cánh cò đang bay

“Con cò bay la

Con cò bay lả

Con cò Cổng phủ

Con cò Đồng Đăng…”

Hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây, nhà thơ chỉ dùng lại vài từ trong mỗi câu ca dao xưa vừa gợi lại lời hát ru, vừa gợi lại ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò: Con cò bay lả, bay la – Bay từ Cổng phủ, bay ra cánh đồng hay Bay từ Cửa phủ bay về Đồng Đăng chỉ gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống đời xưa, từ nông thôn đến phố phường. Hình ảnh con cò gợi lên vẻ nhịp nhàng, thong thả, gợi lên nhịp điệu bình yên cuộc sống của cái thuở thanh bình ngày xưa ấy. Còn hình ảnh con cò trong bài ca dao: Con cò mà đi ăn đêm… đau lòng cò con lại có một nội dung và ý nghĩa tư tưởng khá sâu sắc. Con cò ở đây tượng trưng cho những con người, cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn, vất vả quanh năm: Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non; Cái cò đi đón cơn mưa/ Tối tăm mù mịt ai đưa cò về. Với những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức. Cùng với nhịp điệu cơ bản của bài thơ như đã nói trên, có phải chăng đây chính là sự khởi đầu cho con đường đi vào thế giới tâm hồn con người của những lời ru: Nhưng trong lời mẹ hát, Có cánh cò đang bay… của ca dao, dân ca và cũng qua đó là cả điệu tâm hồn dân tộc, đất nước. Ở tuổi ấu thơ, con chưa thể hiểu và cũng chưa cần hiểu nội dung, ý nghĩa của những lời ru mà chỉ cần đón nhận bằng trực giác, bằng vô thức, sự vỗ về, nâng niu trong những âm điệu ngọt ngào, tha thiết, dịu dàng của lời ru thể hiện tình yêu vô bờ bến và sự chở che của người mẹ:

Ngủ yên! Ngủ yên! Con ơi chớ sợ!

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân

Con chưa biết con cò, con vạc

Con chưa biết những cành mềm mẹ hát

Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân.

Nhịp hai và vần đóng, mở ngân vang xen kẽ nhau trong dòng thơ, kết hợp biện pháp tu từ nhân hoá, và biện pháp tu từ so sánh đã tạo nên vẻ lạ cho câu thơ và làm cho ý thơ càng thêm sâu kín:

Con chưa biết con cò con vạc.

Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,

Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân.

Đoạn thơ khép lại bằng những hình ảnh thanh bình của cuộc sống, bằng những giấc nồng say của trẻ thơ. Qua kết cấu của bài thơ, hình ảnh con cò từ trong lời ru của đoạn một đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ ở đoạn hai – hình ảnh con cò đã trở nên gần gũi thiết thân và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời và ở đâu hình ảnh con cò trong ca dao cũng tiếp tục được sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh con cò đã được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ, con cò được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn của trẻ thơ qua lời ru của mẹ, lời ru thấm đượm tình cảm thân thương trìu mến, lời ru nặng nghĩa, nặng tình:

Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!

Con cò trắng đến làm quen,

Cò đứng ở quanh nôi

Rồi cò vào trong tổ.

Cò vào trong tổ hoà nhập cùng những ước mơ, khát vọng của tuổi thơ, hoà cùng chung những giấc mơ đẹp trong lời ru hiền hoà của mẹ, và rồi hình ảnh con cò qua lời ru đã đi theo cùng và nâng đỡ con người trong mỗi chặng đường, trong suốt cả cuộc đời:

Cái cò… Sung chát, đào chua…

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)

Lời mẹ ru:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng Phủ bay ra cánh đồng

Như thế, hình ảnh con cò đã trở thành biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng, thân thương và lo lắng xót xa, suy ngẫm về cuộc đời của đứa con thơ một cách bền bỉ của người mẹ thương con:

Trời mưa

Quả dưa vẹo vọ

Con ốc nằm co

Con tôm đánh đáo

Con cò kiếm ăn…

Và cánh cò cũng đã trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt cả đường đời từ tuổi ấu thơ trong nôi:

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,

Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.

Đến tuổi tới trường:

Mai khôn lớn, con theo cò đi học,

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.

Và cả đến lúc trưởng thành:

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn.

Đến đoạn ba, nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên, hình ảnh con cò như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con suốt đời:

Dù ở gần con,

Dù ở xa con,

Lên rừng xuống bể,

Cò sẽ tìm con,

Cò mãi yêu con.

Không gian nghệ thuật của bài thơ cũng góp phần biểu hiện sự phát triển của tứ thơ, của tình cảm và hành động của nhân vật trữ tình. Từ một không gian có giới hạn ngày càng rộng dần thêm đến một không gian tâm tưởng vừa bao la vừa sâu thẳm như chính lời hát lên từ trái tim người mẹ:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát, đúc kết một quy luật của tình cảm có ý nghĩa như một phương châm, một triết lý bền vững, rộng lớn và vô cùng sâu sắc. Đó cũng chính là một ưu thế của nhà thơ Chế Lan Viên khi viết về một suy tưởng đầy triết lý.

Phần cuối bài thơ trở lại với âm hưởng lời ru và đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru ấy:

Một con cò thôi,

Con cò mẹ hát,

Cùng là cuộc đời,

Vỗ cánh qua nôi.

Lời ru ấy được lặp đi, lặp lại qua từng đoạn thơ đã tạo nên một nét nhạc vừa dân gian vừa hiện đại xuyên suốt bài thơ. Vẻ đẹp của hình ảnh con cò – một hình tượng thống nhất tuyệt vời giữa tình cảm, hành động và ước mơ qua lời ru của mẹ ngày càng được khắc thêm đậm nét.

Hình ảnh con cò qua bài thơ mang nhiều ý nghĩa tượng trưng, luôn luôn biến hoá trong tiếng hát về lời ru về con cò, trong cánh cò dập dìu bay lượn. Hình ảnh con cò tượng trưng cho tấm lòng trong trắng, cho những nỗi khổ của ngày qua, cho niềm vui và mơ ước hiện nay, cho tình yêu thương rộng lớn của người mẹ cho cái bé bỏng côi cút của con thơ. Dường như, với tính chất tượng trưng con cò trong trường hợp nào cũng đúng cả, cũng để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.

Bài thơ Con cò của Chế Lan Viên viết theo thể thơ tự do, các câu thơ dài ngắn không đều. Toàn bài gồm năm mươi mốt dòng thơ được chia làm ba đoạn. Có những dòng thơ hai tiếng, ba tiếng, bốn tiếng và cũng có dòng thơ bảy, tám tiếng. Khổ thơ cũng dài ngắn khác nhau: khổ đầu hai mươi dòng; khổ hai mười bốn dòng và khổ ba mười bảy dòng. Rõ ràng là tác giả không hạn định số chữ trong câu, cũng không hạn định số câu trong bài. Điều đó chứng tỏ tác giả đã xây dựng bài thơ theo mạch cảm xúc và đã góp phần khá rõ một số nét phong cách của Chế Lan Viên.

Hình ảnh con cò không mới, nhưng bắt nguồn từ mạch trữ tình tha thiết trong ca dao. Bài thơ Con cò là sự kết tinh giữa cảm hứng trữ tình dân gian và chất triết lí giản dị mà sâu sắc của tác giả Hoa ngày thường – Chim báo bão.

Cảm nhận bài thơ Con Cò của Chế Lan Viên (mẫu 8)

Nhà thơ Chế Lan Viên được biết đến là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ ca Việt Nam thế kỉ XX. Bài thơ “Con cò” được ông sáng tác năm 1962, in trong tập thơ “Hoa ngày thường – Chim báo bão”. Bài thơ đã làm nổi bật hình tượng trung tâm con cò, qua đó ngợi ca tình mẹ bao la, thiêng liêng, cùng với đó là ý nghĩa sâu sắc của lời ru đối với cuộc sống của mỗi con người.

Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò đã được gợi ra qua những lời hát ru thân thuộc của mẹ:

“Con còn bế trên tay

Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân”

Hình ảnh con cò hiện lên qua lời ru của mẹ, đưa con vào những giấc ngủ say mềm. Con còn bé, chưa có đủ nhận thức để biết được “con cò”, “con vạc” là gì, nhưng con đã được mẹ đưa những hình ảnh ấy vào trong giấc ngủ, qua từng câu hát à ơi. Hình ảnh con cò quen thuộc qua những câu ca dao “con cò bay lả bay la” đã được mẹ nhẹ nhàng đưa vào tiềm thức của con, qua lời ru ngọt ngào. Những lời ru vừa ngọt ngào, vừa tha thiết, và mẹ đã vỗ về cho con bên vành nôi từ thủa tấm bé. Những lời ru ngọt ngào ấy, những hình ảnh con cò, con vạc thân quen ấy, dần dần cùng con đi vào những giấc ngủ say, trở thành một phần kí ức tuổi thơ của con. Tuy nhận thức của con chưa thể biết được rõ, “sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân”, nhưng chắc chắn hình ảnh quen thuộc ấy đã in dấu trong giấc ngủ của con, cả một miền kí ức tuổi thơ của con.

Hình ảnh con cò lại được biến đổi, như đã trở thành người bạn đồng hành cùng con trên các chặng hành trình qua khổ thơ thứ 2:

“Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!

Và trong hơi mát câu văn…”

Trong từng bước hành trình của con, hình ảnh con cò vẫn luôn đồng hành, gắn bó và chứng kiến sự trưởng thành của con. “Cò đứng ở quanh nôi/ Rồi cò vào trong tổ”. Con cò đã trở thành người bạn với con, đồng hành cùng con. Cánh có như chở theo những ước mơ của con, “bay hoài không nghỉ”. Cò sẽ cùng con bước đi trên hành trình đầy ước mơ và hy vọng, sẽ là người cùng con tiến bước trên chặng đường tương lai chinh phục ước mơ của con.

Và, từ hình ảnh con cò luôn dõi theo con, ta cảm nhận được tình mẹ dành cho con bao la và rộng lớn biết nhường nào:

“Dù ở gần con

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”.

Dù là sự xa cách về không gian địa lý, thì “cò” vẫn luôn đồng hành và dõi theo con. Cho đến những câu thơ này, hình ảnh con cò đã tượng trưng cho lòng mẹ. Lòng mẹ luôn hướng về con, dù là con ở đâu, làm gì, mẹ cũng vẫn luôn dõi theo từng bước phát triển của con. Con dù còn nhỏ, hay đã trưởng thành, thì lòng mẹ vẫn vẹn nguyên như những ngày đầu, “tìm con”, “yêu con”. Lòng mẹ bao la là vậy, thiêng liêng là vậy, cuối cùng chính là sự hy sinh không biết mệt mỏi trên hành trình dõi theo con. Câu thơ “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” đã thể hiện vô cùng sâu sắc và cảm động tình mẹ dành cho con. Tấm lòng mẹ bao la, sâu sắc biết nhường nào.

Và lại một lời ru cất lên, kết thúc bài thơ nhưng lại mở ra cả một miền tình cảm sâu sắc của mẹ dành cho con:

“À ơi

Quanh nôi”

Hình cảnh con cò từ đầu bài thơ, lại xuất hiện ở đoạn kết bài. Lời ru vẫn xuyên suốt, vẫn vang vọng, gắn liền với cả cuộc đời của một con người. Lời ru của mẹ vẫn nhịp nhàng, vẫn đều đặn như thế, đem hình ảnh quen thuộc của cánh cò gửi gắm vào lời bài hát, để rồi tô thắm thêm cho tâm hồn con những nét đẹp, ý nghĩa của cuộc đời. Lời ru là yếu tố tinh thần không thể thiếu, như nuôi dưỡng và bồi đắp cho tâm hồn mỗi con người, là nền tảng phát triển của con người.

Nhà thơ Chế Lan Viên đã sử dụng thể thơ tự do để viết nên những dòng cảm nhận chân thành mà tha thiết về tình mẹ, về lời hát ru. Đồng thời, tác giả cũng vận dụng sáng tạo và linh hoạt hình ảnh “con cò”, qua đó nêu bật được tình mẹ bao la, thiêng liêng biết nhường nào. Đồng thời, ý nghĩa của lời hát ru cũng vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển tâm hồn của mỗi con người.

Cảm nhận bài thơ Con Cò của Chế Lan Viên (mẫu 9)

Trong các bài ca dao của Việt Nam, hình ảnh của con cò là một hình ảnh khá quen thuộc và phổ biến, nó được dùng để biểu tượng cho những con người nhỏ bé, những người phụ nữ tần tảo với cuộc sống mưu sinh… Lấy nguồn để tài từ ca dao dân gian đó, nhà thơ Chế Lan Viên đã sáng tác bài thơ “Con cò” để thể hiện được tình mẫu tử thiêng liêng, trong đó vì người con của mình mà người mẹ có thể hi sinh tất cả, đón nhận tất cả những khó khăn, gian khổ, thăng trầm của cuộc đời, chỉ mong sao đứa con nhỏ bé của mình được bình yên, hạnh phúc. Tình mẫu tử ấy không chỉ gây xúc động cho những độc giả mà đánh động vào phần tình cảm yếu mềm, thiêng liêng nhất trong mỗi con người, đó chính là tình cảm mẹ con.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Chế Lan Viên đã gợi ra khung cảnh thật ấm áp, đó là hình ảnh của người mẹ đang bế bồng đứa con bé nhỏ của mình trên tay, miệng thì ầu ơ hát những khúc hát ru cho đứa con ngủ. Trong những khúc hát ru, đứa trẻ không chỉ cảm nhận được giọng hát đầy tha thiết của mẹ mà đứa trẻ ấy còn được lắng nghe những lời tâm sự, giãi bày của người mẹ dành cho mình:

“Con còn bế trên tay

Con chưa biết con cò

Nhưng trong lời mẹ hát

Có cánh cò đang bay”

Qua lời hát, ta có thể hình dung là hình dáng nhỏ bé của đứa con, bé được mẹ dỗ dành, nâng niu trên tay “Con còn bế trên tay”, và vì còn rất nhỏ nên đứa bé chưa thể nhận thức được thế giới xung quanh của mình, càng không biết đến những con cò “Con chưa biết con cò”. Nhưng qua những lời hát ru của mẹ thì những cánh cò vẫn theo con vào giấc ngủ, vỗ về cho con ngủ ngoan, đó là những cánh cò đang bay “Có cánh cò đang bay”. Trong những lời hát ấy, con cò “bay lả bay la”, bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng, đó chính là cuộc sống mưu sinh đầy vất vả, nay đây mai đó của cò. Vất vả là vậy, thăng trầm là vậy mới có thể kiếm được miếng ăn, duy trì cho cuộc sống của mình. Nhưng vì con có mẹ nên con “ăn rồi lại ngủ”, trái ngược với cái vất vả của những cánh cò là sự hạnh phúc, bình yên nơi đứa con.

“Con cò ăn đêm

Con cò xa tổ

Cò gặp cành mềm

Cò sợ xáo măng”

Tiếp tục tâm sự về những cánh cò, câu hát đã gợi ra những bất trắc của cuộc sống, bởi cuộc sống của những chú cò rất gian khó, hoàn cảnh kiếm sống cũng là vào ban đêm, khi vạn vật chìm vào trong giấc ngủ, khi những nguy hiểm luôn trực chờ, rình rập. Vì vậy mà cò luôn mang trong mình những nỗi bất an, cò sợ xa tổ tức là sợ xa mái ấm bình yên để đến nơi đầy bất trắc kia kiếm sống, cò sợ gặp cành mềm, đó là những biến cố bất ngờ của cuộc sống mà không thể lường biết được, không thể nhận thức rõ ràng để tránh, cò sợ xáo măng, đó chính là những cái bẫy giăng sẵn, mà chỉ một sự vô ý thôi, cò có thể bị xáo măng, tức mạng sống bị đe dọa. Nhưng, đứa con dưới sự che chở của mẹ thì không còn phải lo lắng nhiều đến những biến cố ấy, bởi “Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân”.

“Lớn lên lớn lên, lớn lên…

Con làm gì

Con làm thi sĩ

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn”

Tấm lòng người mẹ thật to lớn, vị tha. Vì đứa con của mình, mẹ nguyện che chở, bảo vệ, không muốn cho con bị ảnh hưởng, dù chỉ là một chút của cuộc đời đầy gian khó ngoài kia. Không những thế, người mẹ là người luôn tin tưởng và mong muốn cho con mình có một tương lai tương đẹp nhất. Câu hỏi “Lớn lên, lớn lên, lớn lên…/Con làm gì?” như một sự suy tư, trăn trở của người mẹ, vì người mẹ này không muốn con mình phải đương đầu với một cuộc sống vất vả, xuôi ngược như những cánh cò, vì vậy mà mẹ ngập ngừng và bộc lộ mong muốn con làm thi sĩ. Tại sao lại là thi sĩ mà không phải là bất kì nghề nào khác? Thi thĩ là người có tâm hồn nhạy cảm, có một trái tim biết yêu thương, người mẹ muốn cho con mình là một người giàu tình cảm, hơn thế nữa là họa sĩ thì có thể vẽ ra những bức tranh theo ý mình, cũng tức là làm chủ được cuộc sống, được tương lai cho chính mình.

Mơ ước ấy thật chính đáng, cao cả làm sao. “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ” đây là câu thơ người mẹ thể hiện sự tin tưởng ở đứa con, tương lai của con sẽ là một tương lai rộng lớn, con như cánh cò trắng có thể thỏa sức vùng vẫy, cháy hết mình với những đam mê. Và từ những niềm mong mỏi đầy chân thành, da diết ấy, người mẹ khẳng định sự bất biến trong tình cảm cũng như thái độ của mẹ dành cho con:

“Dù ở gần con

Dù ở xa con

Lên rừng xuống bể

Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con”

Đó chính là sự bất biến trong tình cảm, khi con lớn lên dù có ở gần con hay xa con, những khoảng cách về địa lí ấy không thể tạo thành được rào cản trong tình yêu của mẹ dành cho con, dù có bao nhiêu sóng gió, thăng trầm của cuộc đời có ập đến, dù có phải lên rừng hay xuống bể thì mẹ sẽ mãi tìm con, sẽ luôn luôn hướng về đứa con yêu thương của mình. Đến đây thì hình ảnh cánh cò đã trở thành biểu tượng của lòng mẹ, về tấm lòng yêu thương thiêng liêng mẹ dành cho con. Và cho dù con có lớn khôn, trưởng thành ra sao thì con vẫn mãi là con của mẹ, với mẹ thì con luôn là đứa trẻ ngày nào mẹ bế bồng trên tay, dù có lớn nhưng trong cảm nhận của mẹ thì con mãi là một đứa trẻ cần chở che “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”.

Con cò” là một bài thơ hay và cảm động viết về tình cảm thiêng liêng nhất trên đời, đó chính là tình mẫu tử. Qua bài thơ ta cảm nhận được sâu sắc tấm lòng của người mẹ dành cho những người con của mình, đó là thứ tình cảm chân thành, thiêng liêng mà vì đứa con của mình người mẹ ấy có thể hi sinh, có thể dâng hiến cả cuộc đời, chỉ mong cho con được hạnh phúc, được bình yên. Bài thơ cũng làm cho mỗi độc giả nhớ về người mẹ của mình và dành những tình yêu, sự biết ơn vô bờ nhất cho bậc sinh thành vĩ đại ấy.

Các bạn vừa tham khảo 4 bài văn mẫu hay nhất do THPT Sóc Trăng tuyển chọn nêu cảm nhận về bài thơ Con cò của Chế Lan Viên.

Cảm nhận bài thơ Con Cò của Chế Lan Viên (mẫu 10)

Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.

Con cò – hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.

Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.

Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.

Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu “con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng” gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.

Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống…

Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.

Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.

Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:

“Cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nơi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”

Đến tuổi tới trường:

“Con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.

Và khi con trưởng thành:

“Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…”.

Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:

“Dù ở gần con

Dù ở xa con

Lên rừng xuống bể

Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con”

Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”

Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.

“Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi”

Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả có khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.

Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.

Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Phân tích văn bản “Con cò” của Chế Lan Viên

Phân tích nhân vật Phương Định

Cảm nhận về nhân vật Phương Định

Phân tích văn bản Bàn Về Đọc Sách của Chu Quang Tiềm

Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi đọc bài “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm

1 4,044 25/12/2023
Tải về