TOP 15 mẫu Kết bài Nói với con (2024) SIÊU HAY

Kết bài Nói với con lớp 9 gồm 15 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 2,048 26/12/2023


Kết bài Nói với con

Kết bài Nói với con (mẫu 1)

TOP 15 mẫu Kết bài Nói với con (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Bằng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc kết hợp với lối thơ tự do, bài thơ "Nói với con" của Y Phương vừa tha thiết, tình cảm như bản tình ca về tình phụ tử, vừa bay bổng, phóng khoáng như chính con người dân tộc. Qua lời người cha nói với con, người đọc không chỉ thấy được tình yêu, tấm lòng, niềm hi vọng của người cha với con mà còn thấy được sự gắn bó, tinh thần tự hào của người cha về những truyền thống tốt đẹp và lối sống tình nghĩa, kiên cường của người đồng mình. Có thể nói, tình cảm gia đình trong bài thơ Nói với con trở nên ý nghĩa hơn, đặc biệt hơn cả bởi nó được đặt trong tình yêu quê hương, đất nước, xứ sở.

Kết bài Nói với con (mẫu 2)

"Nói với con" của Y Phương là những lời tâm sự, gửi gắm đầy tình cảm của cha đối với người con nhỏ của mình. Trong lời tâm sự ấy, người cha không chỉ nói với con về cội nguồn sinh thành mà còn gợi nhắc đến truyền thống tốt đẹp của "người đồng mình. Lời tâm sự cũng là tình yêu, niềm hi vọng của người cha trao gửi nơi con, người cha ấy muốn con biết rằng mình được sinh trưởng trong tình yêu thương, sự che chở của gia đình, quê hương, từ đó mong con sống tình nghĩa, gắn bó với làng bản, quê hương, mong con có thể kế thừa truyền thống, phát huy được những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình.

Kết bài Nói với con (mẫu 3)

Trong bài thơ, tình thương con của người cha được đặt trong tình yêu quê hương, niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Người cha mong muốn con lớn lên khỏe mạnh, kiên cường, sống tình nghĩa, thủy chung như người đồng minh đã từng. Qua lời người cha nói với con, nhà thơ Y Phương trong bài thơ Nói với con đã khéo léo gợi nhắc mỗi người nhớ về cội nguồn, quê hương của mình. Mỗi người không chỉ được nuôi dưỡng bởi tình yêu của bố mẹ, gia đình mà còn được trưởng thành, nuôi lớn bởi quê hương. Bởi vậy mỗi chúng ta cần có ý thức gắn bó, yêu thương và có trách nhiệm kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương.

Kết bài Nói với con (mẫu 4)

Bài thơ Nói với con của Y Phương mang đến cho độc giả những cảm nhận ấm áp, tha thiết nhất về tình cảm gia đình, về tình thương sâu sắc của người cha dành cho con mà qua đó còn thể hiện niềm tự hào của nhà thơ Y Phương đối với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình: Kiên cường, tình nghĩa, gắn bó, thủy chung. Qua bài thơ, chúng ta cũng hiểu hơn về vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi , bài thơ cũng gợi dậy mạnh mẽ tình yêu và ý thức trách nhiệm của mỗi người với quê hương, đất nước mình.

Kết bài Nói với con (mẫu 5)

Qua đó ta phải biết tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc ta. Đồng thời cũng cần phải biết yêu thương quê hương, gia đình mình và phải có ý chí, nghị lực vươn lên trước những chướng ngại của cuộc đời.

Kết bài Nói với con (mẫu 6)

Bằng ngôn ngữ mộc mạc, lối tư duy giản dị, nhưng lời thơ có ý nghĩa vô cùng sâu sắc với người con. Những lời nói đó như một hành trang vững chắc để con vững bước vào đời. Không chỉ vậy, lời thơ còn mang ý nghĩa thầm kín không chỉ lời cha nói với con mà là lời trao gửi đến biết bao thế hệ.

Kết bài Nói với con (mẫu 7)

Những con người dân tộc mộc mạc, bình dị, chăm chỉ làm ăn, khéo léo trong mọi công việc. Cuộc sống của họ hằng ngày lên rừng, làm rẫy, tất bật với rất nhiều cuộc việc. Dù cuộc sống vất vả nhưng họ vẫn gắn bó khăng khít bên nhau. Những từ ngữ "đan", "cài" không những nói lên sự gắn bó mà còn nói lên nghĩa tình sâu nặng, khó có thể phai nhòa của những con người nơi đây. Tác giả đã gieo vào lòng người con mình tình cảm, cội nguồn đáng trân trọng và gìn giữ. Quê hương và những người nơi đây là điều con phải nhớ, phải gắng nhớ về họ để biết ơn và để trở thành người có ích hơn.

Kết bài Nói với con (mẫu 8)

Bài thơ đã thể hiện được điều tâm huyết nhất mà người cha muốn truyền lại cho con. Đó chính là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống tốt đẹp của quê Hương và niềm tin vững chắc khi bước vào đời. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái nói chung và tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ Y Phương nói riêng.

Kết bài Nói với con (mẫu 9)

Qua bài thơ tác giả đã khái quát được một thứ tình cảm thiêng liêng bất diệt trong mỗi con người đó là tình cảm gia đình mà rộng ra là niềm tự hào quê hương, đất nước. Chính những yếu tố này nâng bước, dìu dắt mỗi chúng ta trên đường đời đầy giông bão. Kết hợp với ngôn ngữ tự nhiên, giọng điệu chân thành đã tạo nên sức hấp dẫn và thành công cho tác phẩm.

Kết bài Nói với con (mẫu 10)

TOP 15 mẫu Kết bài Nói với con (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Khi biết tự hào một cách chính đáng thì sẽ có lòng tự tin vững chắc. "Lên đường/ Không bao giờ nhỏ bé được / Nghe con" – bài thơ là lời nhắc nhở thấm thía mỗi con người về nghĩa tình gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Kết bài Nói với con (mẫu 11)

Thể thơ tự do, với số câu chữ không theo khuôn định, phù hợp với mạch cảm xúc tự nhiên, linh hoạt của bài thơ. Nhịp điệu lúc bay bổng, lúc nhẹ nhàng, lúc khúc chiết, rành rọt, lúc mạnh mẽ, sắc nhọn,… tạo ra sự cộng hưởng hài hoà với những cung bậc tình cảm khác nhau trong những lời cha truyền thấm sang cho con. Ngôn ngữ thơ giản dị, hình ảnh thơ mộc mạc, cô đọng mà vẫn phong phú, sinh động. Quả đúng là một thứ “ngôn ngữ thổ cẩm” quyến rũ. Nhà thơ Y Phương thấu hiểu và bởi vậy lột tả được cái hồn cốt trong bản sắc truyền thống của người dân miền núi. Từ bài thơ này, người cha nói với con hay chính là lời trao gửi thế hệ?

Kết bài Nói với con (mẫu 12)

Những "người đồng mình" không chỉ biết yêu thương, gắn bó giúp đỡ nhau trong cuộc sống mà còn là những con người tài giỏi, có chí lớn. Những nỗi buồn của quê hương, của dân tộc được đo bằng chiều cao của núi, thâm trầm nhưng không lãng quên mà ấp ủ chí lớn. Dù cuộc sống có nghèo đói, có khó khăn thì nên thích nghi, cố gắng phấn đấu cải tạo nó chứ không chê bai hay phủ nhận nguồn gốc, cội nguồn của mình "Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói".

Kết bài Nói với con (mẫu 13)

“Nói với con” là một bài thơ hay của Y Phương. Với cách dẫn dắt tự nhiên giọng điệu thiết tha trìu mến rõ qua từng từ ngữ, hình ảnh, bài thơ thể hiện tình cha yêu con, muốn con nên người nên chỉ dạy con biết yêu quê hương và tự hào về truyền thống tốt đẹp của người đồng mình.

Kết bài Nói với con (mẫu 14)

Bài thơ Nói với con của Y Phương góp thêm một tiếng nói yêu thương của cha mẹ đối với con cái cũng như những kì vọng lớn lao, mong muốn thế hệ sau sẽ kế tục, phát triển những truyền thống quý báu của quê hương. Bằng cách diễn đạt mộc mạc “thô sơ”, bằng những hình ảnh cụ thể mà giàu khái quát, bài thơ đã thể hiện một cách độc đáo mà cũng thật thấm thía về tình cảm thiết tha sâu sắc nhất của con người: tình cảm gia đình và tình yêu quê hương xứ sở.

Kết bài Nói với con (mẫu 15)

Với lời thơ trong sáng, giản dị, hình ảnh thơ gần gũi quen thuộc và đặc biệt giọng thơ chắc nịch nhưng thiết tha khiến Nói với con vừa ân tình vừa nghĩa lí giúp cho ta bài học làm người không quên xứ sở, nguồn gốc. Bởi đó là nguồn sức mạnh của ta.

1 2,048 26/12/2023