TOP 10 mẫu Hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người (2024) SIÊU HAY

Hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người gồm dàn ý và 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 5,839 25/12/2023
Tải về


Hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người –Ngữ văn 9

Bài giảng Ngữ văn 9 Sang Thu

Dàn ý Hãy viết đoạn văn ngắn để làm rõ hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người

I. Mở bài

- Mỗi mùa có một nét đẹp riêng và người ta thường hay xao xuyến nhất ấy là vào lúc giao mùa.

- Thời khắc ấy thường diễn ra những biến đổi tinh vi không chỉ ở thế giới của thiên nhiên mà còn ở cả thế giới của con người.

- Với tôi khoảnh khắc giao mùa từ hè sang thu (từ đông sang xuân, xuân sang hạ…) đã để lại nhiều ấn tượng và gợi niềm say mê hơn cả.

II. Thân bài

1. Cảm nghĩ về thiên nhiên:

- Nêu các dấu hiệu giao mùa (Ví dụ mùa hè sang mùa thu: khí trời mát mẻ, ban đêm trời se lạnh không đủ rét để mặc một chiếc áo mùa đông nhưng lạnh - đủ để người ta cảm thấy rùng mình, hoa cúc trong các vườn đua nhau nở, sen trong các ao úa tàn…).

- Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui, buồn, nhớ nhung về một kỉ niệm tuổi thơ…).

2. Cảm nghĩ về đời sống con người:

- Nhịp điệu cuộc sống thay đổi ra sao? (ồn ã, sôi động hay tẻ nhạt).

- Con người: Vui tươi, phấn khởi, hào hứng đợi chờ (sang xuân) hay thu mình lại, buồn hơn, suy tư hơn (thu sang đông)…

III. Kết bài

- Tóm lại, khoảnh khắc giao mùa là những đợt “trở mình” đầy chờ mong của trời đất.

Bài giảng Ngữ văn 9 Sang Thu

Hãy viết đoạn văn ngắn để làm rõ hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người (mẫu 1)

Soạn bài Sang thu (trang 70) - SGK Ngữ Văn 9 Tập 2Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, ta được sống lại những giây phút giao mùa tinh tế đầy ý vị mà bấy lâu ta hờ hững. Đó sẽ là lúc hồn ta rung lên những cảm nhận dung dị:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Hình như thu đã về”

Chỉ với bốn câu thơ ngắn, Hữu Thỉnh đã đem đến cho chúng ta những cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên. Những tín hiệu của mùa thu với những nét phác họa tài hoa: hương ổi, gió se, sương chùng chình giản dị mà hiện lên đầy gợi cảm. Tín hiệu đầu tiên của mùa thu là hương ổi, thứ hương thơm quê mùa, dân dã. Hương ổi không nồng nàn. Đó là thứ hương dìu dịu, nhè nhẹ. Cảm nhận được hương thơm đặc trưng của mùa thu ấy, nhà thơ còn thể hiện rất khéo cái khí thu trong lành. Nếu như mùa xuân ẩm ướt, mùa hè nóng nực, mùa đông khô hanh thì mùa thu trong mát. Tuy có chút ẩm của hơi sương nhưng khí thu lại có độ trong khiến người ta có thể cảm nhận hương thơm dịu nhẹ lan tỏa trong không gian. "Phả" vốn là một động tác mạnh gợi một cái gì đó đột ngột. Thế nhưng câu thơ: "Bỗng nhận ra hương ổi. Phả vào trong gió se" rất nhẹ bởi động thái phả ấy lại vào không gian trong gió se – vô hình chứ không phải hữu hình. Câu thơ ngắn mà có cả gió cả hương. Hương là hương ổi, gió là gió se. Đây là những nét riêng của mùa thu vùng đồi trung du miền Bắc. Gợi được như vậy hẳn cái tình quê của Hữu Thỉnh phải đậm đà lắm. Câu thơ: "Bỗng nhận ra hương ổi. Phả vào trong gió se" còn có cái cảm giác ngỡ ngàng bối rối: bỗng nhận ra. Nhận ra hương ổi giống như một sự phát hiện nhưng ở đây là phát hiện ra mùi hương vẫn vương vấn mà bấy lâu nay con người hờ hững. Chính vì sự phát hiện ra cái gần gũi xung quanh mình cho nên con người mới có cảm giác ngỡ ngàng đôi chút bối rối ấy. Tiếp nối những tín hiệu mùa thu là hình ảnh: sương chùng chình qua ngõ.

Một hình ảnh đầy ấn tượng. Sương được cảm nhận như một thực thể hữu hình có sự vận động – một sự vận động chậm rãi. Từ láy chùng chình làm hiện hình tạo vật, làm ta như thấy một sự dùng dằng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả yên bình. Hình ảnh sương chùng chình qua ngõ cùng với hương ổi phả vào trong gió se thực là những hình ảnh mùa thu ở thôn quê êm ả thanh bình. Như vậy, tín hiệu mùa thu được cảm nhận bằng cả khứu giác (hương ổi), cả thị giác (sương). Những tín hiệu, bởi vậy, tạo nên ấn tượng mới mẻ với những liên tưởng mơ hồ, chập chờn không rõ nét. Phải vậy chăng mà nhà thơ, khi đã cảm nhận những nét riêng của mùa thu, vẫn còn dè dặt: Hình như thu đã về. Giống như một sự hoài nghi: hình như, giống như tự vấn lòng mình. Thế nhưng thực ra là một lời thông báo – một thông báo rất nhẹ nhàng, ý vị. Không phải là một lời khẳng định, một tiếng reo vui. Câu thơ của Hữu Thỉnh như có chút gì thâm trầm, kín đáo rất hợp với cách nghĩ, cách nói của người dân quê. Khổ thơ ngắn mà đã để lại cho ta biết bao rung động. Ta như cảm thấy một hồn quê, một tình quê đi về trong câu chữ làm lòng ta ấm áp. Hình ảnh quê hương như càng thêm gần gũi, yêu mến.

“Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về màu thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người. “Sang thu” chính là một tấm gương trong để người đọc có thể nhìn thấy ở đó hình ảnh quê hương xứ sở mình, hình ảnh của tâm hồn mình. Miêu tả mùa thu bằng những bước chuyển mình của vạn vật, Hữu Thỉnh đã khuấy động một cách nhìn riêng, một lối miêu tả riêng, thoát khỏi những ước lệ để khẳng định vị trí của riêng mình trên con đường sáng tạo nghệ thuật.

Hãy viết đoạn văn ngắn để làm rõ hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người (mẫu 2)

Ngày bé, tôi luôn háo hức mỗi khi năm mới đến. Nhưng bất chợt một hôm, tôi nhận ra mái tóc cha đã thoáng điểm một vài sợi trắng. Từ đó, tôi hiểu rằng bước đi của thời gian không phải chỉ tính bằng năm. Tôi bắt đầu chú ý hơn đến tháng, đến mùa. Khoảnh khắc chuyển mùa bỗng trở thành một mốc thời gian lắng đọng trong tôi. Tôi yêu và thích những khi trời đất giao mùa, nhất là khi trời chuyển từ mùa hạ sang mùa thu mát mẻ.

Những hạt mưa xuân lất phất bay, những chồi biếc trên cành cây đã điểm hay những cơn mưa ào ào, xối xả gọi mùa hè... Tất cả những đổi thay nhiệm màu của trời đất ấy đều khiến lòng tôi xao động. Và hơn tất cả, thời khắc giao mùa giữa hạ và thu bao giờ cũng làm tôi phấp phỏng đến lạ lùng. Có lẽ bởi tôi yêu mùa thu nhất trong năm, tôi đợi thu về như đợi một người bạn đi xa quay trở lại... Thu sang, thật là dịu nhẹ khi bỗng một ngày ai đó nhận ra, bầu trời dường như trong hơn, cao và xanh hơn. Cái nắng rát bỏng, đổ lửa của mùa hè đã dịu đi nhiều lắm. Bên kia, vài đốm lửa thoắt ẩn hiện giữa nền lá xanh sẫm của những bác phượng già. Có phải phượng đã chắt chiu bao nhiêu gió, bao nhiêu nắng, bao nhiêu mưa của hạ để chưng lọc nên những bông phượng rực đỏ cuối mùa ấy mà tạm biệt hạ và để đón thu sang? Dọc theo hai dãy phố, sắc bằng lăng cũng đã nhạt màu. Nó không còn ngăn ngắt tím đến nao lòng nữa. Con sông trước nhà không còn cuộn lên ngầu đỏ. Dòng sông trở nên dịu dàng, e ấp như cô bé tuổi mười lăm. Tất cả giăng giăng xung quanh ngôi nhà quen thuộc một không khí êm êm, dịu mát, mềm mại, khiến ta mỗi khi thức dậy đều mang một cảm giác bâng khuâng.

Mới mấy hôm trước đây thôi ai cũng ngại ra đường vì nắng gắt, vì những cơn mưa bất chợt ập xuống không báo trước bao giờ, vì sấm chớp thình lình, nhưng hôm nay ta lại thèm được thong dong đạp xe dưới những hàng cây tán rộng. Ta bắt gặp những cô bé, cậu bé ngồi sau lưng mẹ xúng xính, hân hoan. Thì ra bé con đang được mẹ dẫn đi chuẩn bị đồ dùng cho năm học mới. Ôi! Cái ngày đầu tiên tôi đi học thoáng vậy mà đã đến cả chục năm. Thời gian trôi qua nhanh thật! Miên man trong dòng ký ức, tôi nghe trong hơi gió thoang thoảng hương hoa sữa chưa kịp nồng, mới chỉ đủ gợi ra những vương vấn dịu êm.

Thu đến, dường như ai cũng gượng nhẹ hơn. Nhịp sống chùng chình hơn, không còn quá ồn ào, hối hả. Những công sở, những ngôi trường sau lúc tan ca lặng ngắt, trầm tư. Những bến đò, những bờ sông, buổi chiều cũng bắt đầu hoang vắng. Trời chiều hơi se lạnh. Phải chăng vì thế mà mọi người chỉ mong sớm quây quần ấm cúng bên bữa cơm chiều. Một thoáng bâng khuâng, tôi nhớ tới lời cha: thời gian chảy trôi, mọi sự cũng đổi thay, cuộc sống sẽ có thêm ngã rẽ, hãy tự tìm lấy hạnh phúc cho mình. Tôi vẫn băn khoăn “Thế nào là hạnh phúc?”. Chợt tôi nhìn sang bên kia con phố, một cụ bà dừng đẩy xe lăn, lấy ra chiếc ghế con, ngồi xuống ngay bên cạnh. Ông đang nghiêng đầu về phía bà. Bà giở quyển sách khá dày, giấy màu nâu xỉn, chậm rãi đọc và ông lim dim mắt lắng nghe. Tôi bỗng hiểu thế nào là hạnh phúc. Hạnh phúc ấy là khi ta được mãi bình yên bên những người yêu quý. Hạnh phúc giản đơn và bình dị thế thôi.

Trời đất chuyển mùa, lòng ta cũng nao nao bao nhiêu cảm xúc. Ta nhớ nhung, nuối tiếc, ta hí hửng, vui tươi... Ta thấy mình mỗi ngày thêm mỗi lớn, thấy mình phải sống sao cho có ý nghĩa hơn với bước đi của nhịp thời gian.

Phân tích bài thơ Thu sang (2 mẫu) - Văn 7

Hãy viết đoạn văn ngắn để làm rõ hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người (mẫu 3)

Sáng sớm, nhìn qua khung cửa sổ, tôi bỗng nhận thấy sự khác lạ của bầu trời, của những cơn gió, của những hàng phượng già bên góc phố... Và cả thái độ của những người qua đường nữa, họ vui vẻ lạ thường. Vài cơn gió miên man “lạc bước” vào phòng tôi qua khung cửa, mang đến tôi một cảm giác mới mẻ. Nó không phải là gió của ngày hôm qua, ngày hôm qua, gió vẫn còn oi nồng lắm, vẫn còn nóng bức lắm, đâu có được mát mẻ như thế này. Và khi đó, tôi chợt nhận ra sự đổi khác của đất trời, đây chính là thời khắc chuyển mùa từ hạ sang thu.

Có lẽ là, tiết trời đã bắt đầu chuyển mùa từ cuối tháng sáu. Cái oi nồng, nóng bức của mùa hạ đã bắt đầu dịu xuống, thay vào đó là một bầu trời trong xanh, lộng gió thu sang. Những cây phượng già đã bắt đầu rụng lá, ngập đỏ cả một con đường. Trên kia, từng tia nắng ấm đã dần dần nhuộm vàng lên từng hàng cây, hay nền gạch tạo nên một khung cảnh mùa thu như trong thơ ca vẫn thường nói đến. Một khung cảnh tuyệt đẹp và rất hiếm thấy... Và cảm giác mát mẻ của sự chuyển mùa ấy bắt đầu len lỏi vào tâm hồn tôi, xóa tan cái nóng bức và khó chịu của mùa hạ... Thu đã sang, nhưng dư âm của mùa hạ vẫn còn vương. Những đám mây trắng lãng đãng như vẫn còn ấm màu nắng của mùa hạ. Đâu đó màu hoa cúc nở rộ bỗng nhuốm đầy không gian hòa vào với khung cảnh thơ ca êm đềm, thơ mộng.

Trên những tán cây, từng đàn chim bắt đầu ríu rít những tiếng kêu cùng hòa vào với sự râm ran của đàn ve sầu. Tôi có cảm giác không gian quanh tôi bắt đầu trải rộng hơn, bao la hơn. Tôi ngước nhìn một lần nữa những đám mây xa, những đàn chim ríu rít rời tán cây phượng bay về tận phương nào mà như thể chúng hiện diện ngay trước mắt tôi. Bất chợt, âm vang của một bài thơ là thi sĩ Hữu Thỉnh viết về thời khắc chuyển mùa lại vang lên trong lòng tôi:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”.

Khi đọc bài thơ ấy, tôi chưa có một cảm giác gì cụ thể nhưng khi đứng trước thời khắc chuyển mùa thực sự, tâm hồn tôi lại không khỏi bâng khuâng, xao xuyến lạ thường. Mùa hạ dần qua đi, và thu sang thế chỗ. Những cơn mưa ào ạt bắt đầu vơi dần, nhường chỗ cho mưa thu mát mẻ, trong lành. Dòng sông ngoài xa cũng không còn sục sôi như trong những ngày lũ hạ mà bỗng trở nên hiền hòa, màu nước trở nên trong hơn, êm dịu hơn. Dưới đường, những người đi đường ai nấy đều cười nói vui vẻ như thể họ cũng nhận ra cái dễ chịu của thời khắc giao mùa hạ sang thu. Tiếng cười nói, tiếng chim ríu rít, tiếng đàn ve râm ran, tiếng lá khô xào xạc, gió khe khẽ... Tất cả tạo nên những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống nhưng mang một cảm giác man mác, khó tả thấm dần vào lòng người.

Rảo bước nhanh qua con đường quen thuộc sau hồi cảm nhận, nhìn lại tôi vẫn thấy khung cảnh chuyển mùa vẫn vậy, vẫn tuyệt đẹp và rất xứng đáng đi vào thơ ca như trong bài thơ của thi sĩ Hữu Thỉnh. Về đến nhà nhưng cảm giác man mác trong lòng tôi vẫn còn vương lại. Cơn gió thu lại miên man “lạc bước” vào phòng tôi qua khung cửa sổ. Thật dễ chịu! Và tôi chợt nhận ra rằng: Tôi yêu thời khắc chuyển mùa từ hạ sang thu.

Hãy viết đoạn văn ngắn để làm rõ hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người (mẫu 4)

Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, ta được sống lại những giây phút giao mùa tinh tế đầy ý vị mà bấy lâu ta hờ hững. Đó sẽ là lúc hồn ta rung lên những cảm nhận dung dị:

Bỗng nhận ra hương ổi
Hình như thu đã về

Chỉ với bốn câu thơ ngắn, Hữu Thỉnh đã đem đến cho chúng ta những cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên. Những tín hiệu của mùa thu với những nét phác họa tài hoa: hương ổi, gió se, sương chùng chình giản dị mà hiện lên đầy gợi cảm. Tín hiệu đầu tiên của mùa thu là hương ổi, thứ hương thơm quê mùa, dân dã. Hương ổi không nồng nàn. Đó là thứ hương dìu dịu, nhè nhẹ. Cảm nhận được hương thơm đặc trưng của mùa thu ấy, nhà thơ còn thể hiện rất khéo cái khí thu trong lành. Nếu như mùa xuân ẩm ướt, mùa hè nóng nực, mùa đông khô hanh thì mùa thu trong mát. Tuy có chút ẩm của hơi sương nhưng khí thu lại có độ trong khiến người ta có thể cảm nhận hương thơm dịu nhẹ lan tỏa trong không gian. “Phả” vốn là một động tác mạnh gợi một cái gì đó đột ngột. Thế nhưng câu thơ: “Bỗng nhận ra hương ổi. Phả vào trong gió se” rất nhẹ bởi động thái phả ấy lại vào không gian trong gió se – vô hình chứ không phải hữu hình. Câu thơ ngắn mà có cả gió cả hương. Hương là hương ổi, gió là gió se. Đây là những nét riêng của mùa thu vùng đồi trung du miền Bắc. Gợi được như vậy hẳn cái tình quê của Hữu Thỉnh phải đậm đà lắm. Câu thơ: “Bỗng nhận ra hương ổi. Phả vào trong gió se” còn có cái cảm giác ngỡ ngàng bối rối: bỗng nhận ra. Nhận ra hương ổi giống như một sự phát hiện nhưng ở đây là phát hiện ra mùi hương vẫn vương vấn mà bấy lâu nay con người hờ hững. Chính vì sự phát hiện ra cái gần gũi xung quanh mình cho nên con người mới có cảm giác ngỡ ngàng đôi chút bối rối ấy. Tiếp nối những tín hiệu mùa thu là hình ảnh: sương chùng chình qua ngõ. Một hình ảnh đầy ấn tượng. Sương được cảm nhận như một thực thể hữu hình có sự vận động – một sự vận động chậm rãi. Từ láy chùng chình làm hiện hình tạo vật, làm ta như thấy một sự dùng dằng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả yên bình. Hình ảnh sương chùng chình qua ngõ cùng với hương ổi phả vào trong gió se thực là những hình ảnh mùa thu ở thôn quê êm ả thanh bình. Như vậy, tín hiệu mùa thu được cảm nhận bằng cả khứu giác (hương ổi), cả thị giác (sương). Những tín hiệu, bởi vậy, tạo nên ấn tượng mới mẻ với những liên tưởng mơ hồ, chập chờn không rõ nét. Phải vậy chăng mà nhà thơ, khi đã cảm nhận những nét riêng của mùa thu, vẫn còn dè dặt: Hình như thu đã về. Giống như một sự hoài nghi: hình như, giống như tự vấn lòng mình. Thế nhưng thực ra là một lời thông báo – một thông báo rất nhẹ nhàng, ý vị. Không phải là một lời khẳng định, một tiếng reo vui. Câu thơ của Hữu Thỉnh như có chút gì thâm trầm, kín đáo rất hợp với cách nghĩ, cách nói của người dân quê. Khổ thơ ngắn mà đã để lại cho ta biết bao rung động. Ta như cảm thấy một hồn quê, một tình quê đi về trong câu chữ làm lòng ta ấm áp. Hình ảnh quê hương như càng thêm gần gũi, yêu mến.

Phân tích khổ 2 Sang thu (6 mẫu) - Văn 9

Hãy viết đoạn văn ngắn để làm rõ hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người (mẫu 5)

Hữu Thỉnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có nhiều tác phẩm thơ ca và văn xuôi xuất sắc như: m vang chiến hào, Thư mùa đông, Trường ca biển,... Nhưng nổi tiếng nhất phải kể tới bài thơ "Sang thu". Bài thơ là bức tranh giao mùa đẹp đẽ của thiên nhiên đất trời khi từ hạ sang thu.

Bài thơ "Sang thu" được nhà thơ Hữu Thỉnh viết năm 1977 và in trong tập "Từ chiến hào đến thành phố". Bài thơ chứa đựng những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang thu.

Hữu Thỉnh sinh ra và lớn lên tại vùng quê đồng bằng Bắc Bộ, chính vì thế mùa thu đất Bắc đối với ông là sự quen thuộc, gần gũi. Vậy nhưng khi ông bắt gặp những tín hiệu chớm thu của thiên nhiên đất trời, nhà thơ cũng không khỏi giật mình mà ngỡ ngàng, kinh ngạc:

"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"

Hữu Thỉnh đã vẽ lên bức tranh giao mùa của thiên nhiên bằng những nét bút chấm phá. Những tín hiệu của mùa thu quen thuộc được ông tinh tế phát hiện ra. Đó là một "hương ổi" thoảng qua trong "gió se" lạnh, là làn sương mù mờ mịt buổi sớm đang bao quanh xóm làng. Từ "bỗng" được nhà thơ đặt ở đầu câu cho thấy một sự ngỡ ngàng, kinh ngạc khi ông bất chợt nhận thấy mùi hương ổi quen thuộc đang đánh thức những giác quan nhạy bén nhất của mình. Ổi vốn là thức quà quen thuộc của người dân Việt Nam và "hương ổi" chính là tín hiệu đầu tiên, rõ ràng nhất khi đất trời chớm vào mùa thu. Nhưng bầu trời chớm thu không chỉ có "hương ổi" mà còn có những làn gió se lạnh đang mơn man thổi khắp không gian. Những cơn gió giờ đây đã đi hết những hơi nóng, chỉ còn lại sự mát mẻ, dịu dàng, mơn man của mùa thu. "Hương ổi" hoà vào trong gió, tung bay đến khắp chốn, khắp mọi nơi để báo hiệu thu về. Động từ "phả" được nhà thơ đặt ở đầu câu thơ như muốn diễn tả sự chủ động của "hương ổi". "Hương ổi" chín thơm tự "phả" mình vào trong giò để gió làn toả khắp mọi nơi.

Tín hiệu thứ ba của mùa thu là màn sương mù đang giăng khắp chốn. Làn sương ấy chậm chạp bao phủ hết những con ngõ nhỏ quanh xóm làng. Nhà thơ đã nhân hóa màn sương như có linh hồn, đang "chùng chình" từng bước cố ý chậm lại để trùm lên khắp xóm làng thân yêu. Màn sương ấy cứ chậm rãi tiến tới, báo hiệu cho nhà thơ rằng mùa thu đã về. Tất cả những tín hiệu quen thuộc ấy cùng hiện lên khiến cho nhà thơ kinh ngạc, ngỡ ngàng mà thốt lên, tự hỏi mình

"Hình như thu đã về"

"Hình như" là cảm giác mơ hồ, không rõ ràng. Nhà thơ thảng thốt, ngỡ ngàng trước những chuyển biến của đất trời khi vào thu, khiến cho ông không tin vào chính bản thân mình mà tự hỏi lại chính mình: "hình như thu đã về".

Thế nhưng qua đi những phút giây ngỡ ngàng, bức tranh mùa thu với những chuyển biến của đất trời hiện lên rõ ràng hơn:

"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã"

Bức tranh thu giờ đây hiện lên thật rõ. Dòng sông mùa hạ với những con nước cuồn cuộn giờ đây đã tình lặng, dịu dàng hơn. Nó thong thả, chậm rãi trôi đi trong sự yên ả của mùa thu đất trời. Đối lập với dòng sông, những chú chim lại "bắt đầu vội vã" bay về phương Nam tránh rét. Hữu Thỉnh đã rất tinh tế khi đặt hai từ láy tượng hình "dềnh dàng", "vội vã" đối lập nhau trong hai câu thơ liên tiếp. Nó khiến cho ta cảm nhận được sự đối lập của vạn vật khi mùa thu sang. Mùa thu là một mùa thật đặc biệt, bởi mùa thu đến, tất cả vạn vật đất trời đều chuyển mình: sông thì "dềnh dàng", chim thì "vội vã", màn sương thì chậm rãi "chùng chình". Tất cả đều chỉ để đón chờ nàng thu sang!

Thế nhưng đẹp đẽ nhất, độc đáo nhất trong những biến chuyển của đất trời mùa thu thì phải nói tới "đám mây mùa hạ":

"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"

Đám mây trên bầu trời vẫn còn vương một chút nắng hạ, chỉ mới "vắt nửa mình" sang mùa thu mới. Phải chăng đám mây ấy còn luyến tiếc điều gì từ mùa hạ đang qua? Lối liên tưởng của nhà thơ Hữu Thỉnh quả thực rất độc đáo, chưa có nhà thơ nào lại có một sự liên tưởng độc đáo đến thế! Đám mây đó hẳn là còn tiếc nuối mùa hạ, bâng khuâng nên mới chỉ buông "nửa mình" qua trời thu như thế!

Đất trời đã chớm thu. Không gian mùa hạ đang dần thu hẹp. Thế nhưng đâu đó chút ánh nắng cuối hạ vẫn rực rỡ trong không gian:

"Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"

Vẫn là những cơn nắng, vẫn là những trận mưa với những tiếng sấm rền trời, vậy nhưng đã chẳng còn sự dữ dội, tất cả đều đã nhạt dần, "vơi bớt" đi trong không gian.

Bài thơ Sang thu là những chuyển biến nhẹ nhàng nhưng rõ ràng của thiên nhiên, đất trời khi chuyển mình từ hạ sang thu. Những chuyển biến đó được nhà thơ Hữu Thỉnh ghi lại bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh quen thuộc.

Bằng thể thơ năm chữ hiện đại cùng các biện pháp nghệ thuật như nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, Hữu Thỉnh đã vẽ lên bức tranh giao mùa vừa mới mẻ lại vừa quen thuộc. Ngôn ngữ trong thơ rất giản dị, mộc mạc, gần gũi với mọi người. Hình ảnh thơ trong sáng, giàu sức gợi với những liên tưởng rất độc đáo. Ngoài ra, ông cũng rất khéo léo trong việc sử dụng các từ láy trong các câu thơ cùng giọng điệu ngỡ ngàng đã khiến cho ta cảm nhận được hình ảnh mùa thu của quê hương vùng đồng bằng Bắc Bộ rất dân dã và bình yên.

Sang thu của Hữu Thỉnh đã giúp chúng ta cảm nhận được rõ bức tranh thiên nhiên giao mùa ở một miền quê hương đồng bằng thân thuộc rất đẹp đẽ, giản dị và nên thơ. Sang thu quả là một trong những bài thơ mùa thu hay và độc đáo trong nền thi ca Việt Nam.

Hãy viết đoạn văn ngắn để làm rõ hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người (mẫu 6)

Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942 quê ở Tam Dương - Vĩnh Phúc, ông thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, hiện nay ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Bài thơ Sang Thu được Hữu Thỉnh sáng tác gần cuối năm 1977 in lần đầu trong báo Văn nghệ. Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu.

Ở đồng bằng Bắc Bộ, có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, nhưng hai mùa rõ rệt nhất là mùa hạ và mùa đông. Còn sự giao mùa nó hiện ra một cách rất tinh tế. Nhưng với tình yêu thiên nhiên và sự cảm nhận cũng rất tinh tế, nhà thơ Hữu Thỉnh đã phát hiện thấy sự giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu. Trước hết, tác giả đã cảm nhận thấy sự chuyển biến của cảnh vật ở một không gian rất gần:

"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"

Vào một buổi sớm thức dậy, mở tung cửa và bước ra sân nhà, tác giả phát hiện ra mùi hương thơm rất quen thuộc "bỗng nhận ra hương ổi". Ở làng quê Việt Nam đồng bằng Bắc Bộ hầu như nhà nào cũng trồng ổi. Không ít thì nhiều bởi vậy mùi hương ổi rất thân quen, không thể lẫn vào đâu được. Khi mùa hạ sắp qua, mùa thu chuẩn bị về thì đó cũng là mùa ổi chín. Mùi ổi thơm phức, ngòn ngọt rất quyến rũ. Theo làn gió thổi, hương ổi bay khắp nơi. Nhà thơ dùng động từ "phả" đặt ở đầu câu vừa có tác dụng gợi hương ổi đang lan tỏa trong không gian vừa có tác dụng tạo hình về sự chuyển động của gió. Nhưng là "gió se", nghĩa là gió đã mang hơi lành lạnh, tạo cảm giác khô khô, không phải gió mùa hè (gió mùa hè mang hơi ẩm). Và làn sương ở đầu ngõ đã có hình khối lờ mờ trôi ở ngõ. Nhà thơ rất sáng tạo khi sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn tả sự chuyển động của sương: "sương chùng chình qua ngõ" làm cho sương như đang mang tâm trạng của con người lưu luyến, dùng dằng, nửa muốn đi, nửa muốn ở lại. Chỉ trong khoảnh khắc rất ngắn, nhà thơ đã phát hiện ra ba dấu hiệu mới lạ từ giác quan: ban đầu là hương ổi, gió se, rồi đến sương đầu ngõ, không phải là dấu hiệu của mùa hạ mà là dấu hiệu của mùa thu. Nhà thơ như reo lên khe khẽ trong lòng: "hình như thu đã về". Tuy nhiên chỉ mới có ba dấu hiệu thì chưa đủ, nhà thơ tiếp tục đưa tầm mắt của mình ra xa và cao hơn, và ông đã phát hiện thêm những dấu hiệu mới nữa:

"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"

Dòng sông giờ đây thật êm ả, hiền hòa, không còn ngoi lên dữ dội như mùa hạ nữa và cánh chim sao vội vã, phải chăng nó đã cảm nhận được cái lạnh đang về để bay đến phương Nam tìm nơi tránh rét. Lại một lần nữa nhà thơ Hữu Thỉnh sử dụng phép nhân hóa kết hợp với cặp câu thơ đối xứng tương phản: "sông" đối với "chim", "được lúc" đối với "bắt đầu, "dềnh dàng" đối với "vội vã" để diễn tả một cách sinh động sự chuyển biến của dòng sông và những cánh chim. Tuy đối lập nhau nhưng lại thống nhất trong khoảnh khắc thu về. Hai câu thơ: "Có đám mây mùa hạ - vắt nửa mình sang thu" được xây dựng bằng bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình và bút pháp liên tưởng, tưởng tượng phong phú. Những đám mây mùa thu thường xốp nhẹ hơn nên nó bay bổng lên cao. Cách miêu tả của nhà thơ đã có tác dụng diễn tả sự chuyển động tinh tế của những đám mây vào lúc giao mùa từ lúc cuối hạ sang đầu thu. Như vậy những cảm nhận tinh tế từ nhiều giác quan, nhà thơ Hữu Thỉnh đã phát hiện sự chuyển biến của cảnh vật lúc giao mùa. Những dấu hiệu của mùa thu về cứ dần dần rõ nét: ở tầm gần có hương ổi, gió se, sương chùng chình, ở tầm xa có dòng sông, ở tầm cao có cánh chim, làn mây. Tất cả đã tạo nên một bức tranh sang thu phóng khoáng, êm dịu, tươi mới và cũng rất thơ mộng. Thật là bức tranh đặc sắc của sang thu.

Đối với người yêu thiên nhiên như thế là chưa đủ để khắc họa một bức tranh sang thu, nhà thơ lại phát hiện ra nhiều nét mới về sự biến chuyển của thời tiết lúc giao mùa:

"Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"

Ở hai câu đầu nhà thơ lại sáng lập một cặp quan hệ từ "vẫn còn" và "đã" có tác dụng diễn tả những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt của mùa hè chưa hết hẳn như nắng mưa, nhưng sấm đang thay đổi theo từng bước đi của mùa hè vơi dần đi. Hai câu thơ trên bổ sung thêm cho bức tranh tươi sáng nhưng đã trong lành, thanh thoát hơn. Đó chính là bức tranh mang cảm giác em dịu của thu sang. Tuy nhiên ở khổ thơ này, đặc biệt là hai câu: "Sấm cũng bớt bất ngờ - Trên hàng cây đứng tuổi". Ở đây tác giả đã có ý vừa tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng. Vì tả thực như trên đã nói khi mà thời tiết sang cuối hạ đầu thu thì sấm cũng thưa dần, không còn chất chứa như mùa hè. Dẫu không có sấm làm rõ nét hơn tiết trời hạ qua thu tới. Nhưng có lẽ nhà thơ đã tập trung và phản ánh ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng "sấm" tượng trưng cho những biến động của cuộc sống đến với con người, "hàng cây đứng tuổi" biểu tượng cho những con người từng trải. Về hai câu thơ này, tác giả muốn dựng ra những suy ngẫm có tính triết lí của mình về con người, về dân tộc: khi đã từng trải, con người sẽ vững vàng hơn trước những tác động ngoại cảnh của cuộc đời. Đây cũng là những suy ngẫm có tính triết lí về con người, cuộc đời.

Tóm lại, bằng sự phát hiện và chọn lọc cũng như khắc họa được những hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Sáng tạo trong việc sử dụng những từ ngữ như: bỗng, nhận, phả, hình như, phép nhân hóa, phép ẩn dụ, bài thơ Sang thu đã thể hiện cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi nhận ra những tín hiệu báo thu sang. Đồng thời, thời gian cũng bộc lộ những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời để làm nên cái tôi trữ tình sâu sắc trong bài thơ.

Sang thu của Hữu Thỉnh là một bài đặc sắc viết về thời khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu. Bài thơ là một bức tranh đẹp, mới mẻ, thơ mộng, êm dịu về thời khắc chuyển mùa từ cuối hạ sang đầu thu. Bài thơ truyền cảm hứng cho chúng em về thái độ trân trọng tình yêu thiên nhiên, đặc biệt là thiên nhiên lúc giao mùa.

Hãy viết đoạn văn ngắn để làm rõ hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người (mẫu 7)

Mùa thu là nguồn cảm hứng thơ bất tận cho các thi sĩ. Nhà thơ nào cũng muốn vẽ được một bức tranh thu cho riêng mình. Và Hữu Thỉnh đã có được một cái tứ rất riêng đó là thời khắc lúc giao mùa. Bài thơ "Sang Thu" là những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước sự biến đổi kì lạ trong thời khắc giao mùa của đất trời trong ngưỡng thu.

Sinh ra và lớn lên ở Vĩnh Phúc, Hữu Thỉnh không còn lạ lẫm gì với mùa thu đất Bắc. Thế nhưng, khi cảm nhận tín hiệu thu mến yêu, ông cũng không khỏi ngỡ ngàng. Đối với ông, thu đến với những cảm giác mơn man khó tả:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”

Như một quy luật tuần hoàn của tạo hóa, dường như thu đã lại sang. Có vẻ bức tranh thu đã được điểm những nét đầu tiên: hương ổi phả nhè nhẹ, thoang thoảng đưa vào trong gió se - gió đã nhẹ lại chứ không còn là “nồm nam cơn gió thốc” nữa rồi. Theo trong gió chính là làn hương mộc mạc của làng quê nhỏ. Lớp sương chùng chình khắp nơi dường như cũng chẳng muốn rời. Sương cũng mang đầy tâm trạng, bước đi chầm chậm theo nhịp điệu của mùa thu. Cái tín hiệu mùa thu đó là hương, là gió hay là sương? Chẳng lẽ là tất cả. Cái cảm giác bất ngờ thể hiện trong từ “bỗng” đầu tiên lan tỏa vào không gian rất đỗi thân quen, xao xuyến vô cùng. Chính thế mà thi sĩ còn đang ngỡ ngàng vẫn còn tự hỏi mình: Trong khi đất trời bắt đầu có những chuyển biến nhẹ nhàng, hình như thu đã về?... Nhận thấy đó mà chưa tin hẳn, vì lòng yêu say mùa thu quá.

Cái cảm giác “hình như” đó gần như bị xóa tan bởi những tín hiệu chuyển mùa dần hiện ra rõ hơn:

“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Bức tranh thu dường như đã đậm màu hơn bởi cảnh vật ngày càng nhiều thay đổi: những con sông đã không còn gấp gáp, mà lững lờ trôi, chầm chậm, “dềnh dàng” khi dành nước cho mùa thu. Phải chăng chúng đã thả hồn mình vào các khoảnh khắc giao mùa này? Trái ngược với sự “lặng lẽ” đó là biểu hiện có vẻ gấp gáp của những cánh chim trời. Chúng đang vội vã làm gì? Làm tổ, tích trữ thức ăn cho mùa đông giá lạnh hay đang rục rịch chuẩn bị cho chuyến hành trình xa xứ tránh rét về một chân trời xa xôi nào đó? Hai câu thơ đã vẽ nên những nét đối lập: đâu phải mùa thu lúc nào cũng “lặng lẽ” bởi vạn vật xung quanh ta đều chuyển biến kì lạ theo cách riêng của chúng. Thiên nhiên đầy bí mật, cũng giống như cuộc sống chúng ta - một xã hội với nhiều tầng: có người giàu, có người nghèo, người đang hạnh phúc tận hưởng cuộc sống này, người đang tất tả mưu sinh. Đúng là đầy biến động! Nhưng hiện lên trong tất cả điểm sáng, có lẽ long lanh nhất chính là đám mây vấn vương chút nắng hạ:

“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Đám mây đó chắc còn lưu luyến chút gì của mùa hạ đang qua? Cũng có thể nó là kỉ niệm của “hạ” dành cho “thu”. Nó dường như là chiếc cầu nối hữu tình dành cho đôi bờ kì lạ. Cái khoảnh khắc thiêng liêng này đang đậu trên đám mây như là chứng tích của giao mùa. “Vắt” - đang đặt ngang trời hay chẳng biết đang ở chốn nào. Đám mây cứ nhè nhẹ trôi để rồi thời gian cũng chảy qua. Bức tranh thu đang chứa đựng cái nét hữu hình để gợi nên cái cảnh vốn vô hình!

Thu đã gần sáng, đất trời cũng đang đứng lại, nó không còn bất chợt đến, rồi lại bất chợt đi như mùa hạ nữa rồi:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

Có thể nói rằng: Cái dáng hạ vẫn còn đó mà cái hồn hạ đã bay đi đâu rồi. Vẫn là cái nắng, mưa, sấm, chớp vương lại những cái dữ dội, khắc nghiệt của nắng, tính “đỏng đảnh” của mưa hay sự vội vàng của sấm thì đã nhạt dần theo từng phút giao mùa. Bức tranh sang thu càng lộ rõ thì những ý nghĩ về nhân tình thế thái cũng theo đó hiện lên.

Qua phép ẩn dụ ở hai dòng thơ cuối, người đọc cảm nhận sau tiếng “sấm” là những giông bão của cõi đời, cõi người. Hữu Thỉnh đã điểm nét chính vào bức tranh - đó là hình bóng con người. Hạ qua, thu đến, con người ta dường như đã già hơn một chút. Chính thế mà những kinh nghiệm đường đời đã dày thêm một ít trong hành trang của họ, giúp họ vững vàng hơn trước những phong ba của cuộc sống đầy biến động. Hữu Thỉnh đã cảm nhận được sâu sắc cuộc sống con người. Và thi nhân đã gửi vào thu lời nhắn nhủ con người sống phải biết chấp nhận và vững vàng vượt qua thử thách. Như thế, bài thơ vừa là một bức tranh thiên nhiên đẹp vừa là một phác họa đầy ám ảnh về con người - một phần diệu kì của thiên nhiên kì diệu.

Hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ sắc sảo, giàu hàm nghĩa đã tạo nên những rung động, dấu ấn khó quên cho người đọc. Hữu Thỉnh đã trải lòng qua tuyệt tác lúc giao mùa: Sang thu!

Hãy viết đoạn văn ngắn để làm rõ hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người (mẫu 8)

“Sang thu” là bài thơ tiêu biểu của Hữu Thỉnh thời kì sau 1975. Đối tượng được cảm nhận là cảnh sắc mùa thu nơi đồng quê trên miền Bắc đất nước ta. Bài thơ thể hiện một bút pháp nghệ thuật thanh, nhẹ, tài hoa, diễn tả những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp bức tranh mùa thu vùng Bắc Bộ.

Vẻ đẹp bức tranh mùa thu mở ra với khung cảnh làng quê bình dị. Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt. Những biến chuyển đó đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu.

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se…”

Những biến chuyển giao mùa ấy được Hữu Thỉnh khởi đầu bằng hình ảnh “hương ổi”, mùi hương bình dị, quen thuộc của làng quê nhưng đây quả là một hình ảnh mới lạ trong những bài thơ thu từ trước đến giờ. Tại sao nhà thơ lại chọn ổi mà không phải bất kì loại hoa quả nào khác? Có lẽ ông thích ăn ổi chăng?

Thật ra, đó là dấu hiệu của mùa thu, thời khắc chuyển giao ấn tượng cũng chính là lúc những trái ổi bắt đầu chín rộ. Mùi hương thơm nồng của ổi chín đã được miêu tả bằng động từ “phả” làm thơ trở nên sinh động và có hồn hơn. “Phả” thể hiện sự đậm đặc của mùi hương xộc đến mũi, khiến cho cả một bầu trời giao mùa nồng nàn mùi ổi chín báo hiệu một mùa thu đã đến. Ngoài ra, ổi chín còn là một đặc trưng của xứ Bắc vào thu. Nó thể hiện sự gần gũi, gắn bó của Hữu Thỉnh đối với quê hương mình. Dường như hương ổi chín thơm nồng quá mà đột nhiên nhận ra ngọn gió, chứ không phải nhờ có gió mới cảm nhận được mùi hương.

Chắc hẳn Hữu Thỉnh cũng muốn nhắc chúng ta phải lạc quan, yêu đời, tự tin để cuộc đời trở nên tươi mới và hấp dẫn hơn. Chi tiết này rất giống với tính cách của Thanh Hải qua “Mùa xuân nho nhỏ”. Tâm trạng tươi vui, rộn rã thì mới thấy khung cảnh, bầu trời nhộn nhịp, sinh động. Nhờ có một tâm trạng tươi vui, phấn khởi,Thanh Hải cũng như Hữu Thỉnh đã cảm nhận rất sâu sắc về mỗi bức tranh của các mùa trong năm. Quay lại với hình ảnh ngọn gió, “gió se” là ngọn gió đặc trưng ở xứ Bắc của mùa thu, ngọn gió heo may se se lạnh, hơi khô là điều mà những người xứ Bắc xa quê hay nhớ.

Cảm xúc của nhà thơ được thể hiện bằng “Bỗng” biểu lộ tâm trạng ngạc nhiên khi hương ổi bất ngờ lan tỏa khắp mọi nơi. Bên cạnh đó, nó cũng nói lên sự háo hức, vui mừng, phấn khởi khi cảm nhận được hương ổi – dấu hiệu mùa thu về. Vì sao Hữu Thỉnh lại cảm thấy vui khi mùa thu sắp đến, mùa này chẳng phải là mùa của sự im lặng, buồn rầu hay sao? Chính vì cái không khí ấy mới là nguồn cảm hứng cho thi ca ra đời. Vì vậy mùa thu chính là mùa dành riêng thi ca, dành riêng cho những chồi non chớm nở của một thế giới thơ mộng, đậm chất trữ tình được tạo bởi những thi sĩ giàu cảm xúc như ông.

Hữu Thỉnh có những cảm nhận rất tinh tế về sự thay đổi của đất trời, điều đó được thể hiện lần lượt qua khứu giác (hương ổi), rồi đến xúc giác (gió se) và bây giờ thì đến thị giác. Bằng sự chuyển giao của đất trời và các giác quan của nhà thơ hòa làm một tạo nên một bức tranh thu với từng cảnh sắc riêng biệt, đặc trưng xứ Bắc, với cảnh sắc đầu tiên:

“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”…

Nhờ “bỗng” mà “hình như” đã được sinh ra. “Hình như” là một tình thái từ thể hiện một quan điểm chưa chắc chắn, vẫn còn bâng khuâng không biết liệu rằng mùa thu đã về chưa. Có lẽ trong lòng ông thầm hỏi: “Thu về từ bao giờ? Theo gió hay theo hương? Thu đến mà báo bằng một cách thầm kín như vậy để lòng người đọng những tia hi vọng và bâng khuâng đến mong chờ.” Cách thầm kín ấy được Hữu Thỉnh mượn giác quan của mình để cảm nhận hương vị đặc trưng: “hương ổi” và …“sương”.

Trước mắt nhà thơ, sương mở đường mở lối đi khắp đầu thôn, ngõ xóm. Sương, với biện pháp nhân hóa và có từ “chùng chình” thể hiện hành động di chuyển của mình, làm ta liên tưởng đến một con người đang ngập ngừng trước thời khắc giao mùa, cũng có thể nói là lúc chuyển giao từ một thanh thiếu niên đến với tuổi vị thành niên, không còn trẻ nữa để háo hức đến ngay mùa thu của bản thân. Một đời người có bốn mùa: mùa xuân thể hiện cho sức trẻ đâm chồi, hưng phấn, mùa hạ nói lên một chút gì đó trưởng thành của tuổi dậy thì, mùa thu chính là mùa “dậy thì thành công”, trở thành một con người luôn sẵn sàng để đối mặt với những khó khăn và niềm vui trong cuộc sống, nhưng đôi lúc lại trở nên ngập ngừng, lo âu với sự “già” đi của mình.

Mùa đông là mùa cuối cùng trong năm, được biết với cái giá lạnh, điềm tĩnh, tượng trưng cho những ông, bà đã dày dặn kinh nghiệm và kết thúc những công việc mà mình đã dành cả “mùa thu” để chăm chút, cũng là mùa của sự nghỉ ngơi cho thanh thản đầu óc. Bởi lẽ thế, con người ấy nửa đang lưu luyến mùa hạ, lưu luyến cái sự ngây thơ, tươi trẻ của mình, nửa lại muốn bước đến với mùa thu đẹp để trưởng thành và hiểu biết hơn. Vì vậy, làn sương này chính là làn sương mùa hạ, nó từ từ vì còn lưu luyến sau khi đã thỏa thuận với thu.

Vậy rõ ràng trong bức tranh này, thu đang ở thế thắng nên nó cứ từ từ đợi mùa hạ lưu lại những kỉ niệm rồi lặng lẽ rời đi cũng chưa muộn. “Ngõ” thường được các độc giả hiểu rằng là hẻm, và câu thơ chỉ đơn thuần là sương lén lút chậm rãi qua các ngõ hẻm ở phố thôi sao? Không đâu, đã là thơ thì từng chữ của chúng đều có nghĩa mà lại mang một hàm ý rất sâu sắc nữa là đằng khác. Ngõ không chỉ là không gian nối liền thôn xóm mà còn cửa ngõ thời gian nối liền hai mùa hạ – thu. Tinh tế và sâu sắc biết mấy cảm nhận của nhà thơ về thiên nhiên nhưng lại hiện lên rõ nét hình ảnh con người.

“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã…”

Đây là những hình ảnh tiếp theo mà ông đã tận dụng đôi mắt của mình để cảm nhận. Ở khổ hai này, vẻ đẹp bức tranh mùa thu hiện với hình ảnh thiên nhiên được mở rộng tầm nhìn, vì vậy nó trở nên bao quát, rộng lớn hơn: Sông, bầu trời. Vẫn giữ nét nhẹ nhàng, chầm chậm của mình, dòng sông vào thu trôi nhè nhẹ, dịu dàng như một con người đang thảnh thơi, tận hưởng cái đẹp, cái mát lạnh của đất trời, của cuộc đời. Từ láy “dềnh dàng” với biện pháp nhân hóa đã làm cho người đọc có cảm giác đó – một cảm giác yên bình, được nghỉ ngơi.

Bức tranh thu đang mang vẻ êm đềm tĩnh lặng thì bị xao động bởi “ đàn chim vội vã”. Thu đã về mang theo cái mát lạnh, lại sắp sang đông, có lẽ vì thế mà chim “bắt đầu vội vã”. Chúng bay về phương Nam để tránh rét chăng, hay vội vã đua nhau về tổ vì bóng chiều thu đã ập đến? Chắc chắn rồi, nhưng đó chỉ là một phần thôi, nó cũng như Hữu Thỉnh, cũng đang vui mừng vì cái nóng bức của hạ đã qua và cho chúng cảm nhận được một bầu không khí mát mẻ, dễ chịu. Chim cũng như con người chúng ta, biết cảm nhận thời tiết và không khí, lại còn biết hân hoan với niềm vui của mình vì thế nó mới vội vã bay đi bay về để hưởng thụ làn gió se se trước khi cái lạnh cóng của mùa đông xông đến.

“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”…

“Đám mây” ở đây thực chất là đám mây mùa thu vẫn còn vương vấn một chút nắng hạ nên từ “vắt” được nhà thơ nói đến sinh động, có một chút gì đó bình dị, bởi lẽ dùng từ này là muốn nói rằng “đám mây” như một dải lụa mềm mại tạo nên chiếc cầu nổi giữa nhịp thời gian. Nhà thơ có liên tưởng thật thơ mộng, từ đó làm cho bầu trời trở nên kì diệu, trong lành hơn.

Hãy tưởng tượng xem, chút nắng vàng mùa hạ vẫn còn rụt rè sót lại ở một ngóc ngách nào đó trong bức tranh giao mùa, mùa thu êm đềm vừa chợt đến, khiến màu sắc có hơi trầm xuống, lại thêm đám mây ngỡ ngàng xuất hiện như vừa bước qua một không gian tĩnh lặng hơn. Hữu Thỉnh làm cho chúng ta cảm thấy vừa ảo lại có nét thực, vừa rõ ràng nhưng lại mơ hồ một cách kỳ lạ.

Khổ một là sự bất ngờ và tâm trạng của tác giả khi cảm nhận khúc giao mùa. Khổ hai nói đến khung cảnh xung quanh khi mùa thu đến. Còn khổ ba thì lại thấm ngầm trong tình yêu mùa thu chứa chan và có một chút ít những triết lý con người về đời sống, hiện thực.

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

Hàng cây đứng tuổi ở đây chính là những người trải qua nhiều khó khăn, gian khổ và hiểu được thế nào là vất vả gian nan trong cuộc sống. “Cơn mưa”, “Sấm” là những hình ảnh thể hiện cho những bất thường, đột ngột trong cuộc sống. Thế nhưng rồi sẽ có một ngày tất cả lắng xuống, và lại êm đềm ổn định như chưa từng xảy ra chuyện gì. Cái kết của bài thơ chính là hình ảnh hàng cây đứng tuổi gợi cho người đọc bao suy nghĩ sâu xa. Hàng cây đứng tuổi vững vàng, bất khuất trước những đợt sấm dữ dội, nó tựa như phong thái thanh thản, điềm tĩnh của con người khi trải qua bao mưa nắng, bão tố cuộc đời.

Một con người khi đã “sang thu” không còn sôi nổi, táo bạo thời trẻ dại khờ, ngây ngô mà tĩnh lặng và từ tốn hơn cũng như lúc mùa hạ lưu luyến chuyển dần sang mùa thu. Điều đó chứng minh rằng tuy không mong đợi nhưng thu vẫn về, bốn mùa luân chuyển quá nhanh cùng với biết bao lo toan, vội vã đời người. Lúc nhìn lại quá khứ, thời gian mới nhận ra rằng mái đầu đã hiện lên vài đường tóc nhẹ pha sương, vầng trán săn chắc cao ráo nay đã để lại vài vết nhăn, đó là sự trả giá cho một con người phải trải qua biết bao nhiêu sóng gió khiến chúng ta tự hỏi rằng đời người đã sang thu tự bao giờ, cũng như khi mùa hạ chậm rãi để lại những kỉ niệm đẹp với đất trời, với không gian mà rời đi, tất cả mọi thứ sẽ thuộc về mùa thu.

Có thể nói, Sang thu là một cuộc rượt đuổi cảm xúc của nhà thơ và thiên nhiên đất trời. Thiên nhiên có những chuyển đổi rất nhanh làm cho chúng ta đôi khi lãng quên mà không để ý đến. Chính vì vậy, nó sang thu thì đời người cũng sang thu. Con người lưu luyến chưa muốn chia tay mùa hạ, chia tay một tuổi đầy hăng hái, năng động. Nhưng đổi lại, khi sang thu, con người sẽ trở nên chững chạc hơn, mang một vẻ đẹp sang trọng thầm kín nhưng có một chút kiêu hãnh tự hào bởi sự trưởng thành của mình. Bài thơ là một nguồn sức mạnh truyền cảm hứng cho tình yêu của ta đối với đất trời, đối với thiên nhiên. Nhờ Hữu Thỉnh mà ta đã tiếp nhận được ý thức sâu sắc về trách nhiệm của con người đối với chính bản thân trong cuộc đời.

Hãy viết đoạn văn ngắn để làm rõ hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người (mẫu 9)

Nếu mùa xuân là mùa hội tụ của những bàn tay nghệ sĩ tài hoa thì mùa thu bước vào thơ ca cũng tự nhiên và gần gũi. Trước đây Nguyễn Khuyến nổi tiếng với ba bài thơ thu, sau này Xuân Diệu có “Đây mùa thu tới”. Nhỏ nhẹ, khiêm nhường Hữu Thỉnh cũng góp vào cho mùa thu đất nước một góc quê hương “Sang thu”.

Với “Sang thu”, Hữu Thỉnh miêu tả bức tranh thu bằng những bước chuyển mình đầy tinh tế của vạn vật trước thời khắc giao mùa. Thời gian bao giờ cũng là quy luật và tất cả mọi thứ đều phải vận động theo quy luật ấy. Hình như các sự vật trong bài thơ cũng vậy, chuyển mình vào thu một cách đầy chủ động.

Bài thơ mở đầu bằng một phát hiện bất ngờ:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”

“Bỗng nhận ra hương ổi” - một trạng thái chưa hề được chuẩn bị, như là vô tình như là sửng sốt như là cơ duyên để từ đây nhà thơ có thể quan sát xuất hiện của mùa thu trong trời đất bằng tất cả giác quan và cũng chính từ góc nhìn này, hình ảnh của cả sự vật sang thu được nhà thơ đưa vào ống kính.

Mở đầu là một làn hương thật đặc biệt của mùa thu Việt Nam, hương ổi – phả vào gió buổi sớm. “Phả” – một động từ mang ý nghĩa chủ động tác động được dùng như một cách khẳng định sự xuất hiện của hơi thu trong không gian. Sự góp mặt của màn sương buổi sớm cùng với hương ổi làm con người chợt giật mình thảng thốt: Hình như thu đã về. Hai đặc điểm để cảm nhận mùa thu hương ổi, làn sương không phải là những hình ảnh đã trở nên ước lệ nữa, mà là một chi tiết thật mới mẻ, bất ngờ. Có lẽ, chỉ với Hữu Thỉnh làn hương ổi rất quen của Việt nam mà rất lạ với nhà thơ được đưa vào thơ một cách tự nhiên. Cũng từ đây, một loạt những hình ảnh quen mà lạ ấy sẽ xuất hiện để làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng vô vùng:

“Sóng được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Toàn là những sự vật được lựa chọn để miêu tả cảnh đất trời vào thu đang ở trạng thái “ngập ngừng” nhưng sự ngập ngừng đầy chủ động. “Sông được lúc, chim bắt đầu, đám mây, vắt nửa mình” với cách diễn đạt này hình ảnh của sự vật không chỉ hiện lên ở thời điểm hiện tại mà còn dẫn người đọc liên tưởng về quá khứ của chúng, một quá khứ chưa xa “quá khứ mùa hạ” và chắc rằng, đó là một quá khứ đầy sôi nổi. Khiến cho đâu đó trong không gian dâng lên một niềm tiếc nuối:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

Nắng – hình ảnh cụ thể của mùa hạ - đang là hiện tại nhưng mưa mùa hạ đã trở thành quá khứ. Trạng thái này của thời tiết lại một lần nữa như khẳng định sự ngập ngừng thì thời gian vẫn bước đi vô tình của nó, và hàng cây sẽ bớt bất ngờ nếu mọi ngày vẫn xanh là thế mà giờ đây đã trở thành “hàng cây đứng tuổi”. Hàng cây đứng tuổi – hình ảnh gợi lên ở người đọc nhiều liên tưởng về tuổi tác của con người. Thời gian trôi nhanh qua cửa, cuộc đời mỗi người là một chứng nhân nhìn mùa thu đi qua. Bởi thế, nuối tiếc vẫn mãi là cảm xúc của con người trước thời gian. Tâm trạng ấy đã được nhà thơ gửi vào cảnh vật, gửi vào trạng thái của thiên nhiên nhằm khắc họa thời khắc mà mọi vật đang chuyển mình sang thu. Điều này lí giải vì sao tất cả các sự vật được khắc họa bằng hành động từ trạng thái với sắc thái nghiêng chủ động. Phải chăng những sự vật đang “sang thu” chứ không phải “đây mùa thu tới” hay “mùa đã thu rồi”.

Xưa nay mùa thu thường gắn liền hình ảnh chiếc lá vàng rụng đầy ngõ, lá khô xào xạc và ta cứ ngỡ như chỉ những sự vật ấy mới là đặc điểm của mùa thu. Nhưng đến “Sang thu” của Hữu Thỉnh, người đọc chợt nhận ra: Một làn hương ổi, một màn sương, một dòng sông, một đám mây, một tia nắng những sự vật gần gũi thế cũng làm nên những đường nét rất riêng của mùa thu Việt Nam và điều này làm nên sức hấp dẫn cho bài thơ “Sang thu”.

“Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về màu thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người. “Sang thu” chính là một tấm gương trong để người đọc có thể nhìn thấy ở đó hình ảnh quê hương xứ sở mình, hình ảnh của tâm hồn mình. Miêu tả mùa thu bằng những bước chuyển mình của vạn vật, Hữu Thỉnh đã khuấy động một cách nhìn riêng, một lối miêu tả riêng, thoát khỏi những ước lệ để khẳng định vị trí của riêng mình trên con đường sáng tạo nghệ thuật.

Hãy viết đoạn văn ngắn để làm rõ hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người (mẫu 10)

Sang Thu của nhà thơ Hữu Thỉnh là sự miêu tả khoảnh khắc giao mùa giữa mùa hạ và mùa thu. Đây có lẽ chính là khoảnh khắc tự nhiên đẹp nhất, vạn vật tự nhiên bắt đầu khoác lên mình những sắc màu mùa thu dịu nhẹ. Bài thơ Sang thu miêu tả một bức tranh mùa thu vô cùng tinh tế, sâu sắc làm cho người đọc cảm thấy rung động về bức tranh thiên nhiên ấy hơn.

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

Vào cuối năm 1977, khi chiến tranh đã chấm dứt, hòa bình lập lại, trong một buổi chiều thu, ra ngoại thành Hà Nội, đến thăm một vườn ổi chín, hương vị dịu dịu… một chút ngỡ ngàng, một chút xao xuyến, Hữu Thỉnh tức cảnh sinh tình. Trong ánh nắng hoàng hôn vàng óng, bài thơ Sang thu ra đời.

Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, cô đọng, súc tích. Cả bài thơ là giọng điệu nhẹ nhàng, đôi lúc trầm lắng suy tư. Bài thơ là sự rung động của hồn thơ trước thiên nhiên khi đất trời sang thu, một bức tranh giao mùa tuyệt đẹp.

Mở đầu bài thơ với hai câu thơ miêu tả tiết trời mùa thu vô cùng tinh tế:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”.

Từ” bỗng” ở câu thơ mở đầu thể hiện sự đột ngột, bất chợt khi mùa thu đến. Nhưng cái đột ngột ấy tạo nên một bức tranh thu thật khiến cho người ta động lòng. Đứng giữa vườn ổi chín vàng, giữa tiết trời cuối hạ đầu thu, ông nhận ra hương vị chua chua, ngòn ngọt của những quả ổi chín vàng ươm. Hương vị ấy đơn sơ, mộc mạc, đồng nội, rất quen thuộc với quê hương. Thế mà ít ai nhận ra sự hấp dẫn của nó. Bằng cảm nhận thật tinh tế, bằng khứu giác, thị giác, nhà thơ đã chợt nhận ra những dấu hiệu của thiên nhiên khi mùa thu lại về. Chúng ta thật sự rung động trước cái “bỗng nhận ra” ấy của tác giả. Chắc hẳn nhà thơ phải gắn bó với thiên nhiên, với quê hương lắm, nên mới có được sự cảm nhận tinh tế và nhạy cảm như thế?

Sự chuyển mùa sang thu được nhà thơ thể hiện qua ngọn gió se mang theo hương ổi chín. Một chút lạnh, một chút gió xen lẫn hương ổi chín tạo thành một bức tranh sang thu vô cùng nhẹ nhàng và tinh tế. Cảnh vật vào thu vô cùng xao xuyến và dịu êm. Từ “phả” là một trong những cách dùng từ vô cùng độc đáo, nó có thể diễn tả được tốc độ của gió, vừa thể hiện sự bất chợt trong cảm nhận của hương ổi. Chỉ có những tâm hồn tinh tế như nhà thơ Hữu Thỉnh thì mới có thể nhận ra đúng không nào.

Hai câu thơ tiếp:

Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

“Chùng chình” là một cụm từ gợi lên nhiều liên tưởng khác nhau. Tác giả nhân hóa làn sương nhằm diễn tả sự cố ý đi chậm chạp của nó khi chuyển động. Nó bay qua ngõ, giăng mắc vào giậu rào, hàng cây khô trước ngõ xóm đầu thôn. Nó có cái vẻ duyên dáng, yểu điệu của một làn sương, một hình bóng thiếu nữ hay của một người con gái nào đấy. Đâu chỉ có thế, cái hay của từ láy “chùng chình” còn là gợi tâm trạng. Sương dềnh dàng hay lòng người đang tư lự hay tâm trạng tác giả cũng “chùng chình”?

Khổ thơ thứ nhất khép lại bằng câu thơ: “Hình như thu đã về”. “Hình như” thể hiện một sự không chắc chắn. Phải chăng sự chuyển mình của cảnh vật khiến con người không thể nắm bắt được. Khoảnh khắc giao mùa bằng đôi mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm, Hữu Thỉnh đã tạo nên những vần thơ thu thật kiệt tác, thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu mùa thu của tác giả.

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã

Khổ thơ thứ hai thể hiện sự chắc chắn hơn khi mùa thu tới, đó là sự miêu tả về dòng sông, về đàn chim, đám mây…Những từ ngữ giàu sức biểu cảm, đúng với thực tế nhưng với tâm hồn thi sĩ của Hữu Thỉnh trở nên mượt mà hơn, yểu điệu hơn. “Sông được lúc dềnh dàng” vì sang thu sông bắt đầu cạn, chảy chậm lại, không cuồn cuộn ào ạt như mùa hè, rất thư thả và chuyển động chậm rãi.

Còn những đàn chim vội vã vì mùa hè chim trú mưa, ít có cơ hội kiếm mồi. Bây giờ sang thu khô ráo hơn, chúng tranh thủ đi kiếm mồi và trú rét ở phương Nam khi trời ấm áp. Hai hoạt động dường như có vẻ đối lập nhau, nhưng với lối nhân hóa, Hữu Thỉnh đã phả hồn người vào vật, tác giả đã làm cho con sông trở nên duyên dáng, gần người hơn, thể hiện một không gian đẹp, khơi gợi hồn thơ.

Hiện tượng mùa thu còn được miêu tả rõ nét hơn qua hai câu thơ sau:

Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Hai câu thơ thể hiện sự liên tưởng độc đáo của nhà thơ. Cái thời khắc giao mùa giữa mùa hạ và mùa thu cũng được tác giả chú ý và miêu tả đến độc đáo. Không chỉ sự vật, con người mới cảm nhận được mùa thu sang mà ngay cả đám mây, một sự vật vô tri, vô giác cũng cảm nhận được cái khoảnh khắc giao mùa này. Hình ảnh đám mây đang “vắt nửa mình” trên không trung làm cho người đọc cảm nhận không gian và thời gian lúc chuyển mùa mới đẹp làm sao!

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa

Hai câu thơ sử dụng đại từ phiếm chỉ “bao nhiêu” để diễn tả số nhiều, không đếm được của ánh nắng. Ánh nắng của mùa hè đã vơi dần đi sự gắt gỏng, oi bức, đã vơi dần đi ngay cả những cơn mưa mùa hạ.

Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

Hai câu cuối của bài thơ là sự miêu tả đến chi tiết hiện tượng tự nhiên đó chính là “Sấm”. Chẳng còn những trận sấm của những buổi chiều mùa hè.

Sang thu - một khúc giao mùa nhẹ nhàng, đằm thắm mang đến một bức tranh thu thật đẹp thật nên thơ. Qua hình ảnh sang thu nhà thơ muốn nói đến vẻ đẹp của quê hương, đất nước Việt Nam. Những khổ thơ ngắn gọn, với những lời thơ mộc mạc nhưng mang nặng một tâm hồn thi sĩ yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước thiết tha.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Cảm nhận của em về bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh là bức thông điệp lúc giao mùa, em hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ?

Phân tích khổ thơ đầu bài Sang Thu

Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương

1 5,839 25/12/2023
Tải về