TOP 10 mẫu Thuyết minh về sông Bạch Đằng (2024) SIÊU HAY
Thuyết minh về sông Bạch Đằng lớp 9 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.
Thuyết minh về sông Bạch Đằng
Đề bài: Thuyết minh về sông Bạch Đằng.
Thuyết minh về sông Bạch Đằng (mẫu 1)
Theo sử sách xưa kia sông có tên gọi là Vân Cừ, nhưng trong dân gian nó lại mang một một cái tên mộc mạc: sông Rừng. Người dân bảo rằng do ngày xưa hai bên bờ có rất nhiều cây cổ thụ và thường có sóng bạc đầu nên còn có tên gọi là Bạch Đằng giang.
Chính cái tên ấy đã được ghi vào sử sách để nhắc nhở người đời về những chiến công oanh liệt của dân tộc Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước chống lại các thế lực ngoại xâm. Bắt đầu với chiến thắng của Ngô Quyền năm 938 chống quân Nam Hán, tiếp theo đó, năm 938 cũng chính tại con sông này, Lê Hoàn đã hạ gục quân Tống. Cuối cùng năm 1228, trận thủy chiến lịch sử giữa Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên Mông đã một lần nữa khẳng định sức mạnh của quân dân nước Việt.
Sông Bạch Đằng tuy không dài, chỉ khoảng 32km, nhưng bao la hùng vĩ, là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh, thành phố: Hải Phòng và Quảng Ninh. Đồng thời là con đường thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa) từ miền nam Trung Quốc, từ cửa sông Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội. Các loại tàu thuyền có tải trọng 300-400 tấn tham gia vận tải được cả 2 mùa.
Sông Bạch Đằng là một địa danh nổi tiếng trong lịch sử, là người Việt, học sử Việt mà một lần được diện kiến con sông, ta sẽ không khỏi ngạc nhiên, xúc động trước sự oanh liệt của khí thế chiến đấu và lòng yêu nước của ông cha ta. Đi vào các làng ven sông Bạch Đằng, du khách sẽ được nghe các sự tích thành hoàng, hay thấy bản sắc phong ở đình miếu do vua chúa các triều đại ban cho các vị danh tướng, công thần trong đó nhiều nhất là đời Trần. Họ được nhân dân ghi công và lập đền thờ: đình và đền thờ Ngô Quyền, đền thờ Trần Hưng Đạo, đền thờ bà cụ bán nước có công giúp Trần Hưng Đạo đánh giặc... Ở bãi sông Chanh dưới chân núi Tràng Kênh còn tìm thấy nhiều cọc gỗ lim đầu vạt nhọn, cao đến ba, bốn mét, hiện được trưng bày ở Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam. Hàng năm trên dòng sông lịch sử này thường tổ chức những Hội thi bơi truyền thống vượt sông Bạch Đằng.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài: "Nghệ thuật cắm cọc sông Bạch Đằng", tác giả Vũ Xuân Xuê - Chi hội khoa học lịch sử huyện Vĩnh Bảo và các cộng sự đã sưu tầm được một số nguồn tài liệu có liên quan đến việc quân và dân thời nhà Trần áp dụng kinh nghiệm cắm cọc quai đáy trên dòng chảy của ngư dân đánh cá Hạ Bì (tên nôm là làng Quát), thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương vào việc xây dựng trận địa cọc trên sông Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông lần thứ 3 (năm 1288).
Theo các tác giả thì chính danh tướng Yết Kiêu, người con giỏi nghề sông nước của trang Hạ Bì xưa là người đã trực tiếp giúp Trần Hưng Đạo chỉ huy và tổ chức xây dựng trận địa cọc trên sông Bạch Đằng năm 1288.
Tại buổi sinh hoạt khoa học, ông Vũ Xuân Xuê đã giới thiệu bằng trực quan rất sinh động và có tính thuyết phục cao về kỹ thuật sử dụng phương tiện thuyền, bện dây nháng bằng rễ cây dứa dại cũng như kỹ thuật làm cọc nháng, dây nháng, que ngang, cọc kháp (khuyết), kỹ thuật đẽo cọc gỗ vát hình lưỡi mai… trong nghệ thuật cắm cọc trên sông.
Đặc biệt, ông Xuân đã giới thiệu một cách thuyết phục, tỉ mỉ quy trình cắm cọc gỗ lớn trong điều kiện nước chảy xiết như: kỹ thuật cắm cọc nháng, cách cố định đầu cọc kháp, phương pháp thả và định vị cọc gỗ dưới nước, thao tác dùng thuyền và các công cụ hỗ trợ cắm cọc, phương pháp liên kết bãi cọc trong thế liên hoàn…
Thuyết minh về sông Bạch Đằng (mẫu 2)
Bắt nguồn từ hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, sông Bạch Đằng hiểm yếu mà hùng vĩ chảy giữa hai huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) và Yên Hưng (Quảng Ninh). Khi thuỷ triều lên, mặt sông ở vùng Tràng Kênh trải rộng hơn 1.200m. Theo sông Đá Bạc chảy xuống đến đầu bắc dãy núi Tràng Kênh, sông Bạch Đằng phình to hẳn ra. Đó là nơi tập trung của 5 con sông: sông Khoai, sông Xinh bên tả ngạn và sông Giá, sông Thái, sông Gia Đước bên hữu ngạn đổ ra cửa Nam Triệu. Trong cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi lại chép tên sông là Vân Cừ: “Sông Vân Cừ sâu, sông rộng 2 dặm linh 69 trượng, sâu 5 thước, núi non cao vót, nước suối giao lưu, sóng tung lên tận trời, cây cối lấp bờ, thực là nơi hiểm yếu. Nước ta khống chế người Bắc, sông này là cổ họng”. Đặc điểm địa hình nổi bật của thượng lưu sông Bạch Đằng là sông núi tiếp liền nhau. Từng ngọn núi nhấp nhô của vùng núi đá Tràng Kênh ở phía đông huyện Thuỷ Nguyên kéo nhau chạy sát tới bờ sông. ở đây có nhiều thung lũng nhỏ nằm gọn giữa những núi đá vôi nối liền với lạch nước ra tận bờ sông. Các con sông bên tả và hữu ngạn chạy theo các thung lũng, len qua các dãy núi là đường giao thông thuận lợi. áng núi và lạch sông là nơi có thể tập trung quân thuỷ bộ với khối lượng lớn, giấu quân kín đáo, xuất kích bí mật và dễ dàng, nhanh chóng.
Đại Nam Nhất thống chí - Quốc sử quán nhà Nguyễn, dẫn sử cũ chép: Đời Ngũ Đại, năm Thiên Phúc thứ 3 nhà Hậu Tấn, Lưu Hoằng Thao nước Nam Hán xâm lấn. Ngô Vương Quyền trồng cọc gỗ ở sông, đem quân khiêu chiến bắt được Hoằng Thao. Năm Thiên Phúc thứ 2, đời Lê Đại Hành, tướng Tống là bọn Hầu Nhân Bảo, Lưu Trừng xâm lấn đến đây, Lê Đế (tức Lê Hoàn) sai sĩ tốt trồng cọc gỗ ở sông để ngăn cản, bắt giết được Hầu Nhân Bảo. Năm Trùng Hưng thứ 4 đời Trần Nhân Tông, quân Nguyên xâm lấn, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn cự chiến, trồng cọc gỗ ở sông, phá tan quân Nguyên...”. Trong 3 chiến công trên, chiến công đại phá quân Nguyên năm 1288 được coi là vang dội nhất, được nhiều sử gia ghi nhận là đã tạo bước ngoặt quan trọng đối với cục diện thế giới, làm đảo lộn kế hoạch bành trướng của đế quốc Nguyên Mông hung hãn lúc bấy giờ.
Kể từ cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước, việc phát hiện ra các bãi cọc gỗ ở Yên Giang, Nam Hoà, Điền Công (Yên Hưng) đã làm sáng tỏ những ghi chép có phần sơ lược trong các tư liệu lịch sử cũ để lại. Các nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích và nhận định đó là những cọc gỗ của trận địa mà Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên năm 1288. Cũng từ phát hiện bãi cọc, bằng thực tiễn và cơ sở lý luận nhà sử học Đào Duy Anh đã phân tích và cho rằng do có sự thay đổi của sông Hồng phía trên mà dẫn tới sự đổi dòng của sông Bạch Đằng. Sông Bạch Đằng cũ chính là dòng sông Chanh bây giờ. Nơi đào được bãi cọc Yên Giang ngày nay chính là nằm trong lòng sông Bạch Đằng xưa.
Chiến công vĩ đại của quân dân nhà Trần lập trên sông Bạch Đằng năm 1288, đã khiến cho con sông đi vào lịch sử trên nhiều góc cạnh khác nhau. Bao thế kỷ qua, Bạch Đằng luôn là nguồn cảm hứng cho nhiều bậc hoàng đế, danh nhân, thi sĩ tụng ca khi có dịp đi qua đây. Nhiều tác phẩm trong đó đã nổi tiếng như Bạch Đằng Giang phú của Trương Hán Siêu, Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi, Bạch Đằng Giang của vua Trần Minh Tông... Nhiều tỉnh thành trong cả nước đã lấy tên Bạch Đằng để đặt cho tên đường, trường, phường, cảng biển v.v. Sông Bạch Đằng cũng là địa danh duy nhất của Quảng Ninh được triều đình nhà Nguyễn chọn khắc vào Nghị đỉnh (là 1 trong 9 “cửu đỉnh”) bằng đồng, đặt tại kinh đô Huế. Hiện ở hai bên bờ sông có 8 di tích liên quan mật thiết tới Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia; như đền Trần Hưng Đạo - miếu Vua Bà, đình Yên Giang, hai cây lim Giếng Rừng, đền Trung Cốc v.v. Khu di tích Chiến thắng Bạch Đằng đã và đang được Đảng, Nhà nước và Chính phủ dành nhiều quan tâm trong việc đầu tư tôn tạo cho tương xứng với vị thế của nó, nhằm biến nơi đây không chỉ trở thành quần thể di tích lưu niệm chiến công vĩ đại trong lịch sử dân tộc mà còn thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn trong nước và quốc tế.
Cuộc sống đôi bờ sông Bạch Đằng ngày một đổi mới. Người dân Yên Hưng, Quảng Ninh nói riêng, người Việt Nam nói chung, mãi tự hào về Bạch Đằng giang - một thiên anh hùng ca ngàn năm sáng mãi!
Thuyết minh về sông Bạch Đằng (mẫu 3)
"Sông Đằng một dải dài ghê
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông"
Những câu thơ trên trong tác phẩm "Phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu đã đưa chúng ta đến với dòng sông Bạch Đằng - một dòng sông ở miền Bắc của nước ta gắn với biết bao trang sử vẻ vang của dân tộc. Cùng khám phá, tìm hiểu về dòng sông lịch sử này chắc hẳn sẽ mang đến cho chúng ta nhiều điều thú vị.
Sông Bạch Đằng còn được nhân dân ta gọi với nhiều cái tên khác như sông Rừng, sông Vân Cừ. Sông Bạch Đằng nằm trong hệ thống sông Thái Bình, chảy giữa thị xã Quảng Yên của tỉnh Quảng Ninh và huyện Thủy Nguyên của thành phố Hải Phòng. Sông Bạch Đằng có chiều dài khoảng 32 ki-lô-mét, khởi đầu là phà Rừng ở ranh giới của hai tỉnh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh và điểm cuối chính là cửa Nam Triệu của thành phố Hải Phòng. Sông Bạch Đằng là một dòng sông mang trên mình vẻ đẹp vừa thơ mộng, trữ tình vừa hùng vĩ, bao la. Đặc biệt, sông Bạch Đằng chính là con đường thủy tốt nhất đi từ nam Trung Quốc vào Hà Nội (tức thành Thăng Long xưa). Thêm vào đó, trên dòng sông này, các tàu thuyền có trọng tải từ 300 đến 400 tấn có thể lưu thông, vận tải suốt cả hai mùa.
Không chỉ mang những nét riêng về đặc điểm tự nhiên, sông Bạch Đằng còn được biết đến là dòng sông của lịch sử, văn hóa và thơ ca. Sông Bạch Đằng là dòng sông của lịch sử, nó là nhân chứng cho biết bao trang sử vẻ vang và những trận đánh anh hùng, kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Có thể kể đến những chiến công vang dội trên sông Bạch Đằng như trận Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán vào năm 938, trận Hoàng đế Lê Đại Hành đánh tan quân Tống vào năm 981 và mốc son năm 1288 với chiến thắng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên. Trải qua thời gian, sông Bạch Đằng vẫn mãi còn ghi dấu những chiến công vang dội, vẻ vang trong trang sử vàng của dân tộc. Để rồi cho đến ngày hôm nay, khi có dịp về lại dòng sông lịch sử ấy, chúng ta vẫn còn thấy in lại những dấu vết một thời. Đó là những ngôi làng với những đền thờ đã được nhân dân ta lập nên để ghi nhớ công ơn của các vị tướng: đình và đền thờ Ngô Quyền, đền thờ Trần Hưng Đạo và còn có cả đền thờ bà cụ bán nước có công giúp Trần Hưng Đạo đánh giặc... Hay như ở dưới chân núi Tràng, ở bãi sông Chanh, người ta vẫn còn có thể tìm thấy những cọc gỗ lim đầu vạt nhọn, cao đến ba, bốn mét và hiện nay, chúng đang được trưng bày ở Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam.
Thêm vào đó, sông Bạch Đằng còn là dòng sông của thi ca và văn hóa dân tộc.Trong nền văn học trung đại Việt Nam, có nhiều tác phẩm của các nhà thơ tên tuổi đã viết về dòng sông này như Nguyễn Trãi, Trần Minh Tông, Nguyễn Mộng Tuân, Nguyễn Sưởng... và không thể thiếu đó chính là Trương Hán Siêu với tác phẩm "Phú sông Bạch Đằng" - tác phẩm ánh lên niềm tự hào trước những chiến công vang dội của dân tộc, của đất nước trên dòng sông lịch sử ấy.
Tóm lại, sông Bạch Đằng là nhân chứng, là nơi lưu giữ mãi những trận đánh hào hùng, kiên cường, bất khuất trong trang sử vàng của dân tộc. Và có lẽ không quá lời khi nhà thơ Chế Lan Viên từng viết "Trăm con sông đều muốn hóa Bạch Đằng".
Thuyết minh về sông Bạch Đằng (mẫu 4)
Lịch sử nước ta đã trải qua biết bao nhiêu là chiến thắng và có những chiến thắng thì gắn liền với những tên con sông lớn. Nhưng có lẽ con sông được lịch sử cũng như thơ ca văn học nhắc đến nhiều nhất là sông Bạch Đằng. Con sông ấy đã mang đến cho lịch sử dân tộc ta hai chiến thắng vang dội đó là chiến thắng của Ngô Quyền năm 938 và chiến thằng quân Nguyên Mông của nhà Trần. Và con sông ấy không chỉ hiện lên với vẻ đẹp của chiến thắng lịch sử mà còn hiện lên trong thơ ca với tác phẩm Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu.
Trước tiên bài thơ ấy mở đầu với những câu thơ hay để mang đến những cái nhìn của người khách trong bài về sông Bạch Đằng. Có thể nói qua những câu thơ ấy tất cả những vẻ đẹp chí cảnh của con sông anh hùng hiện lên thật rõ:
“Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
……
Sông chìm giáo gãy,
Gò đầy xương khô.
Buồn vì cảnh thảm,
Đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu. ”
Những câu thơ ấy không chỉ nói đến phẩm chất phóng túng và tâm hồn ngao du đây đó của người khách kia mà còn nói đến những vẻ đẹp của sông Bạch Đằng. Vẻ đẹp ấy được phản quang qua tâm hồn và đôi mắt vọng cảnh, sự tự hào về lịch sử ông cha. Hàng loạt những địa danh được hiện lên, nào là Nguyên Tương, Cửa Giang, Ngũ Hồ, Tam Bách… hiện lên rồi cuối cùng người khách ấy cũng đến với sông Bạch Đằng. con sông ấy thuộc tỉnh Quảng Ninh là con sông không chỉ hữu tình mà còn có công trong nhiều trận chiến thắng. Ngược bến Đông Triều để tới với vùng thủy chiến anh hùng ấy. Trong sự bao la của non nước đất trời muôn vàn sóng kình nổi lên thành từng lớp lớp một. Nó gợi lên cái nhìn thật xa xăm mênh mông sóng nước dập dềnh. Trên con sông ấy những con thuyền đuôi trĩ một màu giống nhau như làm nên một bức tranh sông nước con thuyền cong đẹp đến mê hồn người. Tất cả mang đến cho tâm hồn ta những cảm xúc yên bình thanh thản. Đọc đến đây người đọc có thể cảm nhận được hết những cái thần thái trí cảnh của một miền sông nước hiền hòa giữa thiên nhiên và cảnh vật. màu trời màu nước sông hiền hòa hợp làm một. Bên bờ những bông lau, những san sắt cạnh những bến lách đìu hiu. Như vậy có thể thấy con sông Bạch Đằng không mang vẻ đẹp hung bạo như con sông Đà trong tùy bút của Nguyễn Tuân mà nó mang vẻ đẹp của một dòng sông hiền hòa thơ mộng.
Không những thế con sông ấy còn hiện lên những vẻ đẹp hào hùng với những chiến công mà nó đạt được trong lịch sử. Con sông ấy qua những vần thơ của nhà thơ Trương Hán Siêu với hình ảnh mang đến cảnh tượng thất bại của kẻ thù. Nào là giáo gãy, nào là gò đầy sương khô. Những hình ảnh như những minh chứng về chiến công mà sông Bạch Đằng đem lại cho nhân dân Việt nam ta. Bọn xâm lăng đã cả gan mang quân sang xâm chiếm nước ta một cách phi nhân đạo, phi chính nghĩa như thế mà “Sông núi nước Nam vua Nam ở” cho nên chúng sẽ chỉ có một kết quả là vùi xác ở sông Bạch Đằng mà thôi. Có thể thấy rằng con sông hiền hòa như thế nhưng khi anh hùng khi tức giận thì nó lập tức trở thành một người anh hùng dang rộng lòng sông của mình để chôn vùi những con người độc ác và bảo vệ nhân dân ta.
Và con sông ấy hiên lên đẹp hơn rõ nét hơn khi các bô lão nói về những trận đánh trên sông Bạch Đằng năm xưa. Đó là vẻ đẹp của thuyền tàu muôn đội, tinh kì phấp phới, nào người sáu quân, nào gươm sáng lóa. Con sống hiện lên trong cảnh chiến đấu kiên cường của nhân dân ta. Họ vẫn chống đối lại phía kẻ thù một cách kiên cường và đến lúc kết thúc con sông có quyết định rất lớn đến việc thắng thua trận chiến ấy. Thế rồi khi ánh hoàng hôn buông xuống dòng sông ấy làm cho nước thủy triều bắt đầu rút xuống khiến cho quân ta chuyển biến thể lực. thời cơ đã đến quân đội ta đã rút về để dụ giặc vào trận địa trên sông Bạch Đằng:
“Thuyền tàu muôn đội,
Tinh kì phấp phới.
Hùng hổ sáu quân,
Giáo gươm sáng chói.
Trận đánh được thua chửa phân,
Chiến lũy bắc nam chống đối.
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
Bầu trời đất chừ sắp đổi. ”
Con sông ấy đã trở thành điều kiện để cho quân đội ta chiến thắng vẻ vang còn cái lũ ác nhân phi nhân đạo kia tướng thì bị bắt sống, quân có người chết vùi xương trong trận địa kiên cố ấy. Có lẽ rằng con sông ấy đã làm nên lịch sử nước nhà. Nó không chỉ là một con sông bình thường mà nó còn là con sông biết chiến đấu. Nó dường như mang linh hồn dân tộc Đại Việt ta.
Đó chính là những nét đẹp thiên nhiên và những nét đẹp lịch sử của ta. Tuy nhiên con sông Bạch Đằng không chỉ đẹp trong quá khứ mà nó còn đẹp trong cả hiện đại ấy. Thế nhưng nét đẹp trong quá khứ là nền tảng của nét đẹp trong hiện tại. Này nay con sông ấy vẫn hiền hòa như thế nhưng cũng có lúc sóng nước ồn ào như ôn lại những chuyện cũ lấy lừng trong lịch sử. Còn đối với kẻ thù thì mối nhục nước lớn thua nước nhỏ ấy không bao giờ rửa được. Ta thấy tự hào về con sông ấy và khẳng định rằng Việt Nam tuy nhỏ nhưng không chỉ con người mà ngay cả dòng sông cũng hiền hòa thiện cảm. Thế nhưng một khi đã có chiến tranh thì cả người cả sông đều quyết tâm giữ gìn non sông ấy đến cùng.
“Sông Đằng một dải dài ghê,
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh!”
Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:
“Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thanh bình,
Bởi đâu thoát hiểm cốt mình đức cao. “
Sóng sông Bạch Đằng lại cuồn cuộn tuôn chảy về biển Đông rộng lớn sau bao những khó khăn của cuộc chiến tranh. Khi tức giận kẻ thù sông dãn lòng mình như một cái miệng lớn mà nuốt sông những kẻ thù, khi thời bình lập lại sông lại hiền hòa thân thiện như đức tính ưa chuộng hòa bình của người Việt Nam. Những kẻ ác thì bị tiêu vong, người ngay thẳng sông nâng lên để đời sau nhớ mãi.
Qua đây ta thấy Trương Hán Siêu đã mang đến cho ta những bức tranh sông Bạch Đằng đầy màu sắc, trạng thái, mang nhiều nét đẹp. Con sông ấy không những có nét đẹp của quá khứ với cảnh đẹp thiên nhiên, với những chiến công lừng lẫy mà con sông ấy còn rất đẹp trong hiện tại một vẻ đẹp hiền hòa tuôn chảy đáng yêu biết bao.
Thuyết minh về sông Bạch Đằng (mẫu 5)
Vùng đất Tràng Kênh – Bạch Đằng (huyện Thủy Nguyên), cách trung tâm thành phố Hải Phòng chừng 18km về phía Đông Bắc, là địa danh nổi tiếng với 3 trận thủy chiến chống quân xâm lược trong lịch sử nước ta. Những trận chiến đó gắn liền với tên tuổi các bậc hào kiệt: Vua Lê Đại Hành, Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đức Vương Ngô Quyền. Để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc lập nên những chiến thắng vang dội trên dòng sông lịch sử, người dân đã xây dựng khu di tích Bạch Đằng Giang – một quần thể kiến trúc quy mô bề thế, khang trang trên khu đất đắc địa của dãy núi Tràng Kênh.
Khu du tích Bạch Đằng Giang là một trong số ít địa điểm du lịch thực hiện thành công “3 không” bao gồm: không thương mại, không thu phí, không rác thải. Nhờ nguyên tắc “3 không” này, khu di tích đã mang đến một không gian văn hóa – lịch sử yên bình đúng nghĩa. Khu di tích Bạch Đằng Giang là một địa danh lịch sử đặc biệt nằm trên thế đất tựa sơn, phía trước có thiên nhiên hùng vĩ là sông, biển, đồi núi, đồng bằng.
Từ sông Bạch Đằng nhìn vào, Tràng Kênh như một Hạ Long trên cạn với nhiều núi non hùng vĩ. Tràng Kênh cũng là vùng đất lưu giữ di chỉ của người Việt cổ, nơi giao thoa văn hóa của người miền núi ở cánh cung Đông Triều với người miền biển của văn hóa Hạ Long của các bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt. Từ trước công nguyên đến thời Bắc thuộc, Núi Tràng Kênh – Sông Bạch Đằng án ngữ con đường xâm lăng duy nhất về phương Nam của các thế lực Phương Bắc.
Nơi đây, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 13 diễn ra 3 trận quyết chiến chiến lược, cả 3 lần đều dùng trận địa cọc, cả 3 lần đều chỉ xảy ra trong 1 ngày, 1 con nước sáng lên chiều xuống và tiêu diệt gọn quân thù, bắt sống giặc, chém chết chủ tướng, làm quân thù Nam Hán, Đại Tống, Nguyên Mông đều bạt vía kinh hồn. Không một khúc sông nào nơi đây không nhuốm máu quân thù. Bạch Đằng – Tràng Kênh thực sự là một địa danh có lịch sử truyền thống hào hùng, oanh liệt trong lịch sử trường tồn của dân tộc:
“Vạn cổ Bạch Đằng lưu chính khí”
Việc xây dựng khu di tích Bạch Đằng ngay tại chiến trường oanh liệt từ xa xưa là một việc làm lưu giữ hồn thiêng dân tộc, như lời thán tuyệt diệu của thái học sinh (Tiến sĩ) thời Trần Phạm Sư Mạnh:
“Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”
(tạm dịch: khí thiêng sông núi đọng lại ở chốn Bạch Đằng).
Quá trình xây dựng khu di tích là quá trình tạo dựng cảnh quan, không gian mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc, vừa hùng vĩ của núi sông, vừa linh thiêng và thấy như tiếng ông cha từ ngàn xưa vẫn vang vọng về. Từ năm 2008 đến 2016, các công trình trong khu di tích đã lần lượt được xây dựng, tạo nên một quần thể di tích uy nghi, lung linh soi bóng xuống Bạch Đằng Giang lịch sử. Khu di tích lưng tựa núi, chân đạp sông, mắt dõi biển Đông, tạo thành điểm tựa tâm linh cho cả vùng Đông Bắc tổ quốc.
Nằm trung tâm vườn cuội kết triệu năm tuổi, Trụ Chiến thắng được chế tác từ đá hồng ngọc nguyên khối lấy từ mỏ đá gốc Nam Trường Sơn, cao chừng 5,5 mét, tiết diện 2,25 mét vuông, nặng chừng trăm tấn. Sau chế tác trụ có 4 mặt hình chữ nhật, khắc nổi 108 chữ tương ứng với 72 vị thiên can, 36 vị địa chi, mặt tiền 7 chữ “Giang San Vượng khí Bạch Đằng thâu”. Ba mặt tả, hữu, hậu khắc công lao và thần tích của Đức vua Ngô Quyền, Lê Đại Hành Hoàng đế và Đức Thánh Trần. Các chữ khắc cùng một mẫu, các bản thần phả đều từ cung sinh, kết thúc ở cung sinh theo Kinh dịch thể hiện sự trường tồn
Đền Bạch Đằng Giang thờ Đức Ngô Quyền Vương, người khai sinh trận địa cọc Bạch Đằng, đánh thắng quân Nam Hán năm 938, chấm dứt 1117 năm Bắc thuộc, mở ra nền văn Minh Đại Việt. Đền Tràng Kênh Vọng Đế, thờ Đức Vua Lê Đại Hành, năm 981 ngài đã tái tạo lại địa cọc của Ngô Quyền, có công đánh Tống bình Chiêm, đưa Đại Cồ Việt ngang hàng với Đại Hán. Linh từ Tràng Kênh thờ Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – ngài có công 3 lần đánh bại Nguyên Mông, đỉnh điểm là chiến thắng Bạch Đằng 1288, đập tan dã tâm xâm lược nước ta của Đế chế Nguyên Mông, mở ra nền văn minh Đông A rực rỡ.
Quảng trường được xây nổi trên sông Bạch Đằng với diện tích 2000m2, lát đá granit vươn ra sông. Đây là nơi trang trọng đặt một công trình uy nghiêm, đó là tượng của 3 vị anh hùng dân tộc: Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Trần Hưng Đạo.
Các pho tượng được đúc bằng đồng nguyên khối, mỗi pho có chiều cao 8m, trọng lượng 40 tấn. 3 vị anh hùng được tạc với thần thái sống động, mỗi vị mang một sắc thái riêng. Đức vương Ngô Quyền đứng giữa, chân đạp sóng, tay chỉ thẳng dòng sông Bạch Đằng, nơi vùi xác quân thù. Đức hoàng đế Lê Đại Hành áo bào tung bay trong gió, tay nắm chặt đốc kiếm, mắt rực sáng thiêu đốt quân thù. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn khoan thai, tay phải giữ “Binh thư yếu lược” Bình Nguyên, tay trái nắm chắc chuôi gươm, dánh hiên ngang trong tư thế: “Năm nay đánh giặc nhàn”.
Cả 3 vị đứng trên bệ đá, lưng tựa tùng xanh Thiên niên thịnh, mắt dõi trùng khơi trong tư thế uy phong, rực sáng giữa màu xanh của trời, của non, của nước, là sự hòa quyện linh khí Thiên – Địa – Nhân, làm nên sự trường tồn của đất Việt. Dưới mặt nước là bãi cọc lim bịt sắt gồm 180 cọc được dựng lại dưới lòng sông, tượng trưng cho thế trận năm xưa mà các tiền nhân đã cho dựng lên để tiêu diệt quân thù.
Những công trình văn hóa liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng Giang như phần nào phản ánh tầm vóc của 3 trận thủy chiến trong lịch sử. Nơi đây không chỉ là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương mà còn là nơi tham quan vãn cảnh tìm cảm giác an yên, tạm xa rời cuộc sống tất bật ngày thường.
Thuyết minh về sông Bạch Đằng (mẫu 6)
Theo các tư liệu lịch sử cổ xưa, sông này ban đầu được gọi là Vân Cừ, nhưng trong tâm hồn của nhân dân, nó đã mang cái tên đơn giản và mộc mạc hơn - sông Rừng. Lý do cho tên gọi này được truyền kể là vì sông Bạch Đằng có hai bên bờ đầy cây cổ thụ và thường xuyên nổi sóng bạc đầu, tạo nên vẻ đẹp của một con sông tên là Bạch Đằng giang.
Cái tên đặc biệt này đã được lưu truyền trong sử sách, nhắc nhở chúng ta về những trận đánh oanh liệt của dân tộc Việt Nam trong hành trình xây dựng và bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược của các thế lực ngoại xâm. Từ chiến thắng của Ngô Quyền năm 938 chống lại quân Nam Hán, cho đến chiến thắng lịch sử của Lê Hoàn năm 981 tại sông Bạch Đằng, và cuối cùng là trận chiến biển lịch sử năm 1288, Trần Hưng Đạo chống lại quân Nguyên Mông, tất cả đã chứng minh sức mạnh và lòng yêu nước của người Việt.
Sông Bạch Đằng, mặc dù chỉ dài khoảng 32km, nhưng nó mang trong mình một vẻ đẹp hùng vĩ và có vai trò quan trọng, là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hải Phòng và Quảng Ninh. Đây cũng là con đường thủy quan trọng nhất để tiếp cận Hà Nội từ phía Nam Trung Quốc. Từ cửa sông Nam Triệu, các chiến thuyền có tải trọng 300-400 tấn có thể lên sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng, tiếp tục vào Hà Nội. Đây là con đường thủy quan trọng, hỗ trợ vận tải trong cả hai mùa.
Sông Bạch Đằng là một biểu tượng lịch sử nổi tiếng, và khi ta đặt chân đến các làng ven sông Bạch Đằng, chúng ta có cơ hội nghe về những truyền thuyết vĩ đại, thấy bản sắc văn hóa ở các đình miếu được xây dựng để tưởng nhớ các danh tướng và công thần của nước Việt, đặc biệt là trong thời đại Trần. Các đình và đền thờ như đền thờ Ngô Quyền, đền thờ Trần Hưng Đạo, và đền thờ bà cụ đã giúp đánh đuổi giặc ngoại xâm cũng có mặt tại đây. Tại bãi sông Chanh dưới chân núi Tràng Kênh, bạn còn có thể tìm thấy nhiều cọc gỗ lim đầu vạt nhọn, cao đến ba, bốn mét, hiện đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Mỗi năm, sông Bạch Đằng tổ chức các hội thi bơi truyền thống vượt qua nó, tạo nên một sự kiện đầy ý nghĩa.
Dựa trên nghiên cứu về "Nghệ thuật cắm cọc sông Bạch Đằng," của tác giả Vũ Xuân Xuê và Chi hội khoa học lịch sử huyện Vĩnh Bảo, chúng tôi đã tìm hiểu thêm về việc sử dụng kỹ thuật cắm cọc quai đáy trên sông Bạch Đằng. Đặc biệt, danh tướng Yết Kiêu, một chuyên gia về sông nước của làng Quát, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Trần Hưng Đạo chỉ huy và xây dựng trận địa cọc trên sông Bạch Đằng vào năm 1288.
Tại buổi thảo luận khoa học, ông Vũ Xuân Xuê đã trình bày một cách sinh động và thuyết phục về kỹ thuật sử dụng phương tiện thuyền, cách bện dây nháng từ rễ cây dứa dại, và cả quy trình làm cọc nháng, dây nháng, que ngang, và cả kỹ thuật đẽo cọc gỗ vát hình lưỡi mai trong nghệ thuật cắm cọc trên dòng sông chảy xiết. Ông đã giới thiệu một cách tỉ mỉ và thuyết phục cách cắm cọc gỗ lớn trong điều kiện nước chảy xiết, bao gồm kỹ thuật cắm cọc nháng, cách cố định đầu cọc kháp, phương pháp thả và định vị cọc gỗ dưới nước, thao tác dùng thuyền và các công cụ hỗ trợ cắm cọc, cũng như phương pháp liên kết bãi cọc trong thế liên hoàn.
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Giải sgk Toán 9 (sách mới) | Giải bài tập Toán 9 Tập 1, Tập 2
- Giải sbt Toán 9
- Lý thuyết Toán 9
- Các dạng bài tập Toán lớp 9
- Giáo án Toán lớp 9 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 9 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 9 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Sinh học 9 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 9
- Giải vở bài tập Sinh học 9
- Lý thuyết Sinh học 9
- Giải sbt Sinh học 9
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9
- Giải sbt Vật Lí 9
- Lý thuyết Vật Lí 9
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 9
- Giải vở bài tập Vật lí 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9