TOP 12 mẫu Mở bài Làng (2024) SIÊU HAY

Mở bài Làng lớp 9 gồm 12 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 2789 lượt xem


Mở bài Làng

Mở bài Làng (mẫu 1)

TOP 12 mẫu Mở bài Làng (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Kim Lân là một nhà văn gắn bó máu thịt với những người nông dân nghèo, những kiếp người chịu nhiều khốn khổ bần cùng. Ông cũng là một văn nhân có trái tim yêu nước son sắt, một tấm lòng thiết tha với dân tộc. Bởi vậy mà những sáng tác của ông thường viết về những người nông dân có lòng yêu nước, yêu cách mạng sâu sắc. Thông qua nhân vật ông Hai, truyện ngắn "Làng" của Kim Lân đã khắc hoạ sinh động chân dung một người nông dân chân chính với tình yêu làng, yêu quê hương tha thiết và sự gắn bó máu thịt với bộ đội cụ Hồ, điều đó được thể hiện rõ qua nhân vật ông Hai.

Mở bài Làng (mẫu 2)

Nhà văn Kim Lân sinh năm 1920 tại quê hương Bắc Ninh, vùng đất nổi tiếng với những con người mến khách và làn điệu quan họ thân thương. Đó cũng là một vùng quê nổi tiếng với truyền thống cách mạng, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Sự trải nghiệm cùng những gắn bó sâu sắc với người dân quê đã giúp Kim Lân có nhiều am hiểu đời sống và tâm lí của những người nông dân, đây cũng là thi liệu để ông viết nên những tác phẩm đặc sắc. Một trong những truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân viết về người nông dân là “Làng”. " Làng" của Kim Lân được coi là một đỉnh cao của văn học yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm đã tạo nên một tiếng nói về tình yêu nước sâu sắc, bất hủ, tựa một bản nhạc viết về lòng thủy chung với quê hương, với cách mạng của người nông dân Việt Nam.

Mở bài Làng (mẫu 3)

Viết về đề tài người nông dân Việt Nam có rất nhiều tác phẩm thành công, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng những đọc giả yêu văn học. Có thể kể đến như tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, truyện ngắn Chí Phèo, Lão Hạc của nhà văn Nam Cao, hay truyện ngắn "Làng" của tác giả Kim Lân. Mỗi tác phẩm là vô vàn những dấu ấn về nhân vật, về sự kiện, về những thành công nghệ thuật, về tài năng của những người sáng tạo. Truyện ngắn được viết vào năm 1948, trong những năm tháng của thời kì chống Pháp đã khơi dậy tình yêu nước, củng cố thêm niềm tin cho mỗi con người Việt Nam vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại, vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ.

Mở bài Làng (mẫu 4)

Tinh thần yêu nước của dân tộc là một truyền thống quý báu tự bao đời. Tình yêu nước không chỉ sục sôi trong trái tim mỗi con người Việt Nam mà còn được biểu hiện đầy cụ thể, xúc động trong những áng thơ văn. Tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước là những tên tuổi lớn như Nam Cao, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật,... Và không thể không nhắc tới nhà văn Kim Lân qua truyện ngắn " Làng", một câu chuyện sâu sắc viết về tình người với tình quê, về nhân dân với dân tộc đầy cảm động.

Mở bài Làng (mẫu 5)

TOP 12 mẫu Mở bài Làng (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Truyện ngắn Làng của Kim Lân được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tác phẩm thể hiện lòng yêu nước tha thiết, nồng nàn của người nông dân, đồng thời cũng là những khám phá, phát hiện mới mẻ của tác giả về lòng yêu nước.

Mở bài Làng (mẫu 6)

Nếu như nhà văn Nam Cao thành công với nhân vật Chí Phèo, Ngô Tất Tố gây tiếng vang với nhân vật chị Dậu thì không thể không nhắc đến sự thành công của Kim Lân với nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng. Kim Lân là nhà văn sống gắn bó và gần gũi với nông thôn và người nông dân nên những đề tài mà ông viết cũng xoay quanh người nông dân. Kim Lân thành công với nhiều tác phẩm và một trong những tác phẩm đặc sắc nhất đó chính là truyện ngắn Làng. Truyện ngắn Làng được viết năm 1948 trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Đây là một câu chuyện về tình yêu làng yêu nước của ông Hai và tất cả những người nông dân nghèo khổ.

Mở bài Làng (mẫu 7)

Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Với vốn am hiểu sâu sắc và gắn bó với nông thôn và người nông dân nên truyện của ông thường xoay quanh những nếp sinh hoạt, cảnh ngộ, phong tục truyền thống của người nông dân Bắc Bộ. Nguyên Hồng nhận xét: Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với "đất" với "người" với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn.

Mở bài Làng (mẫu 8)

Kim Lân là nhà văn hiện đại Việt Nam. Ông có một vốn sống vô cùng sâu sắc về nông thôn Việt Nam. Những thú chơi dân dã mang cốt cách "phong lưu đồng ruộng" như thả diều, chọi gà, nuôi chó săn, thả chim bồ câu, chơi núi non bộ, gánh hát chèo, trẩy hội mùa xuân, v.v... được ông viết rất hay và cho ta nhiều thú vị. Ông là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc mang hương đồng gió nội qua 2 tác phẩm: Con chó xấu xí và Nên vợ nên chồng.

Mở bài Làng (mẫu 9)

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là cầu tre nhỏ
Con về rợp bướm vàng bay.

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)

Quê hương trong tâm khảm mỗi người là nơi thân thương nhất, bình dị nhất. Tình yêu quê hương vì thế luôn là một chủ đề xuyên suốt trong văn học. Truyện ngắn Làng cũng nằm trong mạch nguồn cảm xúc ấy. Đây là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1948). Truyện đã khắc họa nhân vật ông Hai – một lão nông cần cù, chăm chỉ, mang nặng lòng yêu làng, yêu kháng chiến.

Mở bài Làng (mẫu 10)

Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và được in trong báo Văn nghệ năm 1948. Truyện ca ngợi tình yêu làng thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai, một nông dân phải xa làng đi tản cư. Qua đó ta cũng cảm nhận được tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp.

Mở bài Làng (mẫu 11)

Làng của Kim Lân là một tác phẩm hay, thể hiện tình yêu thương quê hương đất nước của nhân vật ông Hai, tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc bởi nhiều tình huống hay và hấp dẫn.

Mở bài Làng (mẫu 12)

Kim Lân là một nhà văn có sở trường viết truyện ngắn. Hầu hết các tác phẩm của ông chỉ viết về sinh hoạt của nông dân và cảnh ngộ của người nông dân. Truyện "Làng" được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ 1948.

1 2789 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: