TOP 30 mẫu Phân tích Phong cách Hồ Chí Minh (2024) SIÊU HAY

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh lớp 9 gồm dàn ý và 30 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 4,815 01/01/2024
Tải về


Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh - Ngữ văn 9

Bài giảng Ngữ văn 9 Phong cách Hồ Chí Minh

Dàn ý Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà: Một nhà quân sự, một nhà báo tài năng chuyên nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh

- Vài nét về đoạn trích: “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” đã làm nổi bật phong cách giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc

2. Thân bài

a. Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh

* Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để hình thành phong cách của mình

- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi nhiều, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cả phương Đông lẫn phương Tây, chính bới vậy, Bác đã thu nhận được vốn tri thức văn hóa sâu rộng:

+ Vốn tri thức sâu rộng có được do Bác hiểu tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp nên đã học và nói thành thạo nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Hoa, Nga…

+ Bác học hỏi ngay cả khi trải qua những công việc kiếm sống: bác làm nhiều nghề và đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa đến một mức khá uyên thâm

* Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ở Bác là sự tiếp thu có chọn lọc

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài:

+ Không phải tất cả văn hóa các nước Bác đều tiếp thu, Người chỉ tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực ⇒ tiếp thu một cách chủ động

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên cơ sở nền tảng là văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng bên ngoài.

b. Những vẻ đẹp trong lối sống và làm việc thể hiện phong cách Hồ Chí Minh

- Nơi ở, nơi làm việc của Bác rất giản dị, là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh ao, chỉ vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc “mộc mạc, đơn sơ”

- Tư trang rất giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp

- Cách ăn uống rất đạm bạc với những món ăn dân tộc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối… ⇒ những món ăn dân tộc không chút cầu kì

c. Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh

- Phong cách sống của Bác là phong cách sống giản dị nhưng lại vô cùng thanh cao:

+ Phong cách sống của Bác không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời

+ Phong cách sống của Bác chính là phong cách sống với cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên

⇒ Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách sống mang hồn dân tộc sợi nhắc đến phong cách của các vị hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm

3. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Cách lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, xác đáng, cách trình bày ngắn gọn…

- Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm ngưỡng vọng chân thành đối với vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc. Mỗi chúng ta có thể học tập lối sống giản dị mà thanh cao rất Việt Nam ấy để vững vàng sống trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

Dàn ý Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh

1. Mở bài:
- Bài viết Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà nói về phong cách làm việc, phong cách sống giản dị mà vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Góp phần khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng với những danh hiệu cao quý: lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, Danh nhân văn hoá thế giới.

2. Thân bài:

* Giải thích:
+ Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Do đi nhiều, sống ở nhiều nơi trên thế giới nên trình độ hiểu biết văn hoá nhân loại của Bác Hồ đã đạt tới mức uyên thâm.

- Trường học của Bác chính là hiện thực sôi động của lịch sử nhân loại nửa đầu thế kỉ XX.
- Ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác đã không ngừng học tập để nâng cao hiểu biết. Cách học của Bác rất đặc biệt: học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống phong phú xung quanh.
- Điều quan trọng là Bác đã tiếp thu một cách chủ động và chọn lọc, rồi kết hợp với vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, để từ đó tạo cho mình một bản sắc riêng: rất Việt Nam và cũng rất hiện đại.

+ Nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Lối sống giản dị, thanh cao của Bác thể hiện qua tác phong làm việc, sinh hoạt của Người. (Nơi ở, bữa ăn, đồ dùng... đều mộc mạc, đơn sơ.)
- Khiêm tốn, chân thành, cởi mở... là phẩm chất nổi bật của Bác. Những đức tính đó tạo nên sức cảm hoá và thuyết phục mạnh mẽ đối với mọi người.

- Đời sống thanh bạch của Bác thực sự là đời sống văn minh mà Bác nêu gương sáng cho cả thế giới ngày nay.
- Bác hi sinh tất cả, chỉ quên mình để lo cho dân, cho nước. Lí tưởng cách mạng cao cả của Bác mãi mãi là ngọn đuốc dẫn đường cho dân tộc trong hành trình đi tới tương lai tươi sáng.

3. Kết bài:
- Tác giả khẳng định cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ là bài học nhân sinh có tác dụng giáo dục lớn lao đối với nhiều thế hệ.
- Kính yêu và biết ơn Bác Hồ, chúng ta hãy phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.

Bài giảng Ngữ văn 9 Phong cách Hồ Chí Minh

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 1)

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người chính là biểu tượng của một lối sống giản dị mà đầy thanh cao. Đến với “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà - người đọc như hiểu rõ hơn về điều ấy.

Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990. Qua văn bản này, người đọc thấy được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa nét văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.

Đầu tiên, nét đẹp trong phong cách của Bác Hồ chính là ở sự kết tinh giữa văn hóa của nhân loại và truyền thống dân tộc. Trong suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã đi qua nhiều nước trên thế giới và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Đối với mỗi nền văn hóa Người lại có những vốn hiểu biết nhất định trên nhiều lĩnh vực. Đến đâu, Bác Hồ cũng không ngừng học hỏi. Điều đó thể hiện qua vốn ngoại ngữ của Hồ Chủ tịch. Người thành thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói mà còn viết: Pháp, Anh, Hoa, Nga… Hồ Chí Minh “đã tiếp thu” toàn bộ cái hay cái đẹp của các nền văn hóa nhưng tiếp thu có chọn lọc. Đồng thời, Người cũng đã “nhào nặn” để cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình. Bác đã trở thành “một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.

Kế tiếp, Lê Anh Trà đã đưa ra những biểu hiện trong lối sống giản dị của Bác với những dẫn chứng cụ thể và đầy thuyết phục. Nơi ở của Bác - mà nhà văn gọi là “cung điện” của một vị Chủ tịch nước chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để “tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ”, đồ đạc trong đó cũng “rất mộc mạc, đơn sơ”. Từ nơi ở đến trang phục cũng “hết sức giản dị” - Bác chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Cuối cùng là việc ăn uống của Bác cũng thật đam bạc, món ăn toàn là : cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… những món ăn dân dã của vùng quê Việt Nam. Quả thật, đúng như lời nhận xét đầy xác đáng của tác giả - ít có vị chủ tịch hay tổng thống nào có lối sống giản dị được như Hồ Chủ tịch.

Cuối cùng, nhà văn đưa ra lời bình luận về phong cách của Bác. Việc liên tưởng đến các nhà hiền triết thời xưa suy cho cùng cũng chỉ để khẳng định vẻ đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh. Đó không phải là một cách sống khác người hay lối sống khắc khổ của những nhà tu hành. Bác Hồ đã chủ động lựa chọn lối sống ấy như là một cách để “tu dưỡng tâm hồn”. Một cách sống thanh cao và có thể đem lại cho Người một tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Ta có thể bắt gặp rất nhiều câu chuyện có thật về đời sống giản dị của Bác. Câu chuyện của ông Nguyễn Thế Văn quê ở Thái Bình là người thân cận duy nhất lo cho Bác từ giấc ngủ đến bữa ăn kể lại: “Mỗi bữa ăn của Bác chỉ có một niêu cơm nhỏ, một đĩa tai hoặc mũi lợn luộc, một chút mắm chua. Khi ăn, bao giờ Bác cũng gặp tai, mũi lợn ra một chiếc đĩa nhỏ rồi lấy chén đậy lại. Va li quần áo của Bác chỉ có 2 chiếc quần đùi, 2 chiếc áo may ô và một bộ trang phục để tiếp khách thế nhưng Bác luôn dặn tôi phải hết sức cẩn thận cất giữ chiếc va li như báu vật, nếu đi đâu ra khỏi phòng phải cho vào tủ khóa lại…”. Hay như câu chuyện của bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch kể lại khi làm việc ở văn phòng chủ tịch, có đôi khi bà còn đảm nhận công việc khâu vá quần áo, chăn màn cho bác. Theo lời bà kể: “Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá...”. Thế mới thấy, lối sống giản dị của Bác Hồ là điều mà tất cả mọi người đều cảm nhận được. Nhưng đến với bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta mới thấy được điều ấy một cách thật sâu sắc.

Tóm lại, qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả đã cho người đọc thấy rõ được phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh - giản dị nhưng cũng thật thanh cao.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 2)

Việt Nam đang trên đà phát triển, hòa cùng với xu thế hội nhập toàn cầu trên thế giới. Vì thế, một vấn đề cấp bách đặt ra là làm thế nào để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa, văn minh nhân loại thế giới mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống vốn có của dân tộc, hòa nhập nhưng không được hòa tan. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn tới việc bảo vệ và phát triển nền văn hóa quốc gia. Nhận thức được điều đó, Lê Anh Trà đã có bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” trong cuốn “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”. Trong bài viết có trích đoạn “Phong cách Hồ Chí Minh” rất là tiêu biểu, độc đáo, tác giả đã chỉ ra những vẻ đẹp về phong cách của Người. Và Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng, giúp cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được những bài học nhận thức đúng đắn về việc kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa thế giới với bản sắc văn hóa dân tộc.

Hồ Chí Minh không những là một nhà yêu nước cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa trên thế giới. Tạp chí “Time” đã từng xếp Người vào danh sách là một trong số 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỉ XX. Bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà không chỉ mang ý nghĩa thời sự trong tình hình hiện tại mà còn có ý nghĩa lâu dài tới tương lai phía trước. Bởi việc học tập và làm theo tấm gương, phong cách Hồ Chí Minh là một việc làm có ý nghĩa thiết thực và cần phải duy trì thực hiện thường xuyên đối với mọi thế hệ của người Việt.

Trước hết là cơ sở hình thành phong cách Hồ Chí Minh trong sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại. Trên con đường hoạt động cách mạng, trải qua bao nhiêu năm bôn ba trên khắp các châu lục từ châu Á sang châu Âu, từ châu Phi sang châu Mĩ, đã giúp cho Hồ Chí Minh có một sự hiểu biết sâu rộng mọi nền văn hóa trên thế giới. Để có được điều đó, Người đã ra sức học các tiếng ngoại ngữ nước ngoài “viết và nói thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc như: Pháp, Anh, Hoa, Nga…” Người luôn chủ động học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật ở mọi lúc mọi nơi đến một mức khá là uyên thâm. Người sẵn sàng tiếp thu mọi “cái hay cái đẹp của mọi nền văn hóa nhưng cũng luôn quan sát phê phán những mặt hạn chế, tiêu cực của Chủ nghĩa tư bản”; luôn biết cân bằng hài hòa sự “ảnh hưởng quốc tế đó với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được” để tạo nên một phong cách “rất Việt Nam, rất Phương Đông... rất mới, rất hiện đại”. Như vậy, chúng ta thấy, Hồ Chí Minh là một con người rất bản lĩnh, giàu nghị lực, có tầm nhìn sâu xa và có một phong cách rất giàu giá trị nhân văn, nhân sinh sâu sắc: sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại. Từ đó, tạo nên một phong cách độc đáo ở con người Hồ Chí Minh.

Từ việc chỉ ra cơ sở để hình thành nên Phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đi vào những biểu hiện cụ thể về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh qua lối sống: giản dị và thanh cao. Mặc dù lúc này, Người đã trở thành một vị chủ tịch nước vĩ đại, cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Người vẫn hiện lên với một lối sống vô cùng giản dị. Nơi ở và làm việc của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm thành “cung điện” của mình, chỉ có vẻn vẹn vài phòng như: phòng tiếp khách, phòng họp Bộ chính trị, phòng làm việc và phòng ngủ. Trang phục của Bác đơn giản chỉ là bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn, một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm. Những món ăn hằng ngày đạm bạc của dân tộc không chút cầu kỳ như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Đây không phải là một lối sống khắc khổ, tự thần thánh hóa hay tự làm cho khác người mà là một lối sống đẹp, giản dị mà thanh cao của một con người trí thức với một quan niệm sống tích cực: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, thanh cao.

Phần cuối của trích đoạn, tác giả đưa ra sự liên hệ dẫn chứng giữa Bác với các bậc hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm có tác dụng như một thủ pháp đòn bẩy, khẳng định lại một cách mạnh mẽ lối sống giản dị của Bác là một lối sống đẹp, rất thanh cao, trong sáng; là cách để Người di dưỡng tâm hồn và thể xác. Từ đó, gợi lên sự gần gũi và truyền thống giữa người xưa và nay, giữa Bác và các bậc hiền triết, làm tôn thêm phần cao qúy ở Người.

Tóm lại, bài viết có sự kết hợp giữa kể và bình luận; những chi tiết, hình ảnh được lựa chọn rất tiêu biểu, có sức thuyết phục; sử dụng nghệ thuật đối lập tương phản để làm nổi bật ý: vĩ nhân mà giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh. Qua văn bản, chúng ta thấy được vẻ đẹp rất đời thường trong con người của Bác. Đồng thời thấy được sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa giản dị và thanh cao trong con người Hồ Chí Minh. Bác mãi là tấm gương sáng cho mọi người học tập và noi theo.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 3)

“Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà được trích từ bài viết kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác. Với lời văn dung dị nhưng hết sức lôi cuốn, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp giản dị trong phong cách của Bác. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giản dị mà vẫn vô cùng thanh cao.

Tác phẩm được chia làm hai phần rõ ràng: phần thứ nhất đề cập tới sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm nên phong cách Hồ Chí Minh, phần thứ hai là vẻ đẹp văn hóa trong phong cách của Bác. Các phần này liên kết chặt chẽ với nhau, làm nổi bật lên vẻ đẹp phong cách trong con người, tâm hồn Bác.

Trước hết, vẻ đẹp trong phong cách của Bác là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Chúng ta đều biết rằng năm 1911, Bác rời Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình tìm đường cứu nước Bác đã đến nhiều nơi, tiếp xúc văn hóa của nhiều nước bao gồm cả phương Đông và phương Tây. Đến bất cứ nơi nào Bác cũng chăm chút, tỉ mỉ quan sát. Nhưng sự học hỏi của Bác không phải là bắt chước mà là sự học hỏi có chọn lọc. Bác lựa chọn những gì tinh túy nhất, hay nhất để học cho mình. Tinh hoa văn hóa nhân loại - “những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông”. Như vậy ta có thể thấy, phong cách của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa cái mới mẻ, hiện đại của nhân loại nhưng cũng rất truyền thống của dân tộc ta. Chính bởi sự kết hợp hài hòa, hòa nhập mà không hòa tan ấy tạo nên những nét đặc biệt trong phong cách Hồ Chí Minh.

Để làm rõ hơn những nét đẹp trong phong cách của Bác, phần còn lại của tác phẩm tập trung vào các khía cạnh trong lối sống của Người để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách ấy. Thời điểm lúc bấy giờ, Bác là người ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng nơi ở và nơi làm việc lại hết sức đơn sơ, giản dị. Đó là một căn nhà sàn gỗ nhỏ, được chia làm vài phòng khác nhau. Ngôi nhà đơn sơ ấy nằm cạnh một hồ ao sen, quả thật chẳng khác gì làng quê Việt Nam. Có lẽ không thể tìm ở bất cứ đâu trên thế giới này “cung điện” của một vị lãnh tụ lại mộc mạc đến vậy. Điều đó càng cho thấy rõ hơn sự giản dị trong phong cách của Bác. Trang phục, tư trang của Bác cũng hết sức ít ỏi: “bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi, chỉ là chiếc va li con với vài ba bộ quần áo”. Đó là những trang phục, tư trang hết sức bình thường mà bất cứ người nào cũng có. Không chỉ vậy, bữa cơm của Bác không có sơn hào hải vị, không có những món cầu kỳ mà chỉ là bữa ăn hết sức đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa. Dường như mọi sinh hoạt của Bác từ miếng ăn đến giấc ngủ chẳng khác gì một người dân bình thường. Vẻ đẹp đó đã từng được nhà thơ Việt Phương ghi lại qua những câu thơ hết sức chân thực:

“Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ

Không thích nói to và đi rất khẽ cả trong vườn”

Là một vị chủ tịch nước, phải gánh trong mình trọng trách lớn lao nhưng đời sống vật chất của Bác lại tối giản ở mức tối đa, để con người được sống giản dị, mộc mạc, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng cái đẹp giàu có, vô tận của thiên nhiên nên có thể thấy đây là lối sống vô cùng thanh cao. Cuộc sống của Bác phản chiếu chiều sâu văn hóa. Nó bắt nguồn từ quan điểm sống đẹp đẽ, lành mạnh, đó là cái đẹp nằm trong sự dung dị, gần gũi, và rất đỗi đời thường.

Từ lối sống của Bác tác giả liên tưởng đến các vị danh nho xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm để thấy được nét tương đồng và khác biệt giữa Bác và họ. Bác và các vị hiền triết đều mang trong mình những nét giản dị, thanh cao, cuộc sống tuy đạm bạc mà không khắc khổ, hòa mình vào thiên nhiên để di dưỡng tinh thần. Nhưng giữa Bác và các vị hiền triết vẫn có những điều khác biệt. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là con người sống ở thời trung đại, nên những gì ông tiếp thu thuần túy là văn hóa dân tộc, văn hóa Nho giáo. Còn Bác sống trong thời hiện đại, lại được đi và tiếp xúc văn hóa nhiều nước nên phong cách của Bác là sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa truyền thống với tinh hoa văn hóa nhân loại.

Văn bản có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và nghị luận: đan xen lời kể và lời bình luận của người viết khiến bài văn trở nên sâu sắc, thuyết phục hơn. Để nói về phong cách của Bác, tác giả đã lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu: cái nhà, lối sống. Ngoài ra còn phải kể đến cách tác giả dùng từ Hán Việt, dẫn chứng thơ cổ gợi sự gần gũi giữa Bác Hồ với các bậc hiền triết. Sự kết hợp hài hòa các yếu tố nghệ thuật đó đã làm bật lên nét giản dị và thanh cao của Bác.

Bài viết của Lê Anh Trà đã cho ta thấy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Để từ đó ta càng thêm kính yêu Bác và học tập theo gương giản dị, thanh cao ngời sáng của Bác.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 4)

“Phong cách Hồ Chí Minh” được rút trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà in trong cuốn sách “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam, năm 1990. Bài viết trên đã trình bày hai luận điểm để chứng minh cho nét đẹp trong phong cách của Bác Hồ.

Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người “đã tiếp xúc” với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người “đã ghé lại” nhiều hải cảng, “đã thăm” các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người “đã sống dài ngày” ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh. Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:

“Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,

Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi”.

(Người đi tìm hình của nước)

Người “nói và viết thạo” nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga. Không phải là lắm tiền đi du lịch mà trái lại cuộc đời Người “đầy truân chuyên”. Người “đã làm nhiều nghề”, và đặc biệt là “đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”. Hồ Chí Minh “đã tiếp thu” mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa và “đã nhào nặn” tới cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành “một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế của Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.

Luận điểm thứ hai mà tác giả đưa ra là lối sống rất bình dị của Hồ Chí Minh. Lê Anh Trà đã sử dụng 3 luận cứ (nơi ở, trang phục, cách ăn mặc) để giải thích và chứng minh cho luận điểm này. Cái “cung điện” của vị Chủ tịch nước là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để “tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ”, đồ đạc bên trong cũng “rất mộc mạc, đơn sơ”. Trang phục của Người “hết sức giản dị” với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp “thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn”. Cách ăn uống cũng “rất đạm bạc”: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa, đó là “những món ăn dân tộc không chút cầu kì”. Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới. Nhưng Lê Anh Trà đã viết một cách chân thực mà đầy thân tình.

Phần còn lại, tác giả đã bình luận phong cách Hồ Chí Minh. So sánh với cuộc sống của một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiền, rồi ông ngạc nhiên khẳng định Hồ Chí Minh đã “sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy”. Lê Anh Trà “bất giác nghĩ đến”, liên tưởng đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích dẫn hai câu thơ của Trạng Trình: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh, của các vị danh nho không phải là “tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời” mà là “lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc, thanh cao cho tâm hồn và thể xác”.

Tóm lại, Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca Bác Hồ: “Nhà văn hóa lớn, nhà đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi với mọi người”.

Đọc bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta học tập được bao điều tốt đẹp về phong cách Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 5)

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Bác Hồ - được biết đến với vai trò là một người lãnh đạo dân tộc Việt Nam chống lại kẻ thù, giành độc lập cho dân tộc. Người đã trở thành tấm gương sáng ngời cho nhân dân ta noi theo về một phong cách sống thật thanh cao.

Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết tinh của tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong cuộc đời của mình, Bác đã đi đến nhiều quốc gia trên thế giới ở phương Đông và phương Tây. Đến đâu, Người cũng học hỏi và tìm hiểu về đất nước đó. Điều đó giúp Bác thông thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói mà còn viết: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và vô cùng am hiểu về văn hóa, nghệ thuật của các nước một cách uyên thâm. Bác Hồ không chỉ “biết tiếp thu cái đẹp” mà còn biết “phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản”. Người tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng lựa chọn tiếp thu có chọn lọc để giữ được lối sống truyền thống rất phương Đông, rất Việt Nam.

Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh đến từ sự giản dị trong cuộc sống hằng ngày. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể và toàn diện để chứng minh điều ấy. Với cương vị của một nhà lãnh đạo nhưng Bác Hồ lại “lấy chiếc nhà sàn nhỏ bé bằng gỗ bên cạnh chiếc áo làm “cung điện” của mình”. Chiếc nhà sàn “vỏn vẹn có vài phòng dùng làm nơi tiếp khách, nơi họp Bộ chính trị, nơi làm việc và ngủ”. Trang phục của Bác cũng đơn giản hết mực “với bộ áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ”. Món ăn hàng ngày thì vô cùng đạm bạc - toàn là món ăn dân tộc không chút cầu kì: “cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”. Bác sống ở đó một mình với “tư trang ít ỏi là một chiếc va li con và một bộ quần áo, vài vật kỉ niệm”. Lối sống ấy khiến cho Lê Anh Trà phải đưa ra đánh giá rằng không có bất kì một vị nguyên thủ quốc gia nào có thể sống như Bác Hồ.

Để rồi, từ lối sống giản dị ấy, tác giả liên tưởng đến lối sống của các nhà hiền triết thời xưa: Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Nguyễn Trãi. Họ là những bậc chí sĩ lựa chọn lối sống ẩn dật tránh đời. Còn ở đây, Bác Hồ lựa chọn lối sống giản dị không phải là để thần thánh hóa bản thân mình hay để khác người. Bác lựa chọn lối sống ấy với như là một cách để tu dưỡng tinh thần, là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống. Lối sống đem lại những niềm hạnh phúc cho tâm hồn.

Để làm nên thành công của văn bản phải kể đến các yếu tố nghệ thuật. Tác giả đã đan xen giữa tự sự và bình luận kết hợp với việc đưa ra những lí lẽ cùng dẫn chứng hết sức tiêu biểu khiến cho “Phong cách Hồ Chí Minh’’ thực sự thuyết phục được người đọc, người nghe.

Qua phân tích trên, có thể thấy, phong cách Hồ Chí Minh là sự kết tinh giữa tinh hóa văn hóa nhân loại và truyền thống dân tộc. Từ đó, mỗi người chúng ta hãy biết học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 6)

Nói tới phong cách Hồ Chí Minh, không thể không nhấn mạnh rằng, ở Người có một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất hữu cơ không thể tách rời giữa tư tưởng với đạo đức và phong cách. Chiều sâu, sức sáng tạo với những phát kiến mới mẻ, độc đáo trong tư tưởng của Người đã làm cho hệ thống tư tưởng của Người ở tầm chiến lược, không chỉ là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, mà còn thực sự có sự phát triển mới, làm sâu sắc và phong phú thêm kho tàng lý luận và phương pháp cách mạng của di sản kinh điển Mác xít. Tư tưởng của Người về cách mạng giải phóng dân tộc, lý luận của Người về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sao cho “đúng quy luật, thuận lòng dân và hợp thời đại”, cũng như quan điểm của Người về dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền - dân chủ - nhân nghĩa, trọng dân đi liền với trọng pháp, đặc biệt chủ thuyết của Người về Đảng cầm quyền, “Đảng là đạo đức, là văn minh”, “dựa vào dân mà xây dựng Đảng”,… đã tỏ rõ giá trị và sức sống của nó qua thử thách của thời gian.

Người xứng đáng là nhà tư tưởng Mác xít sáng tạo, đầy bản lĩnh mà rất nhiều luận điểm của Người đã trở thành kinh điển. Tư tưởng của Người, đồng thời cũng là phương pháp, năm tác phẩm tiêu biểu của Người được xếp vào Quốc bảo1 (Bảo vật Quốc gia) cũng đồng thời còn là pháp bảo, giác ngộ chúng ta về nhận thức và chỉ dẫn cho ta về hành động mà Người khiêm tốn gọi là “cách làm”. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là phương diện trí tuệ, là triết lý và minh triết trong phong cách sống của Người. Đạo đức và thực hành đạo đức, trở thành tấm gương đạo đức, văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh làm nên sự thanh cao trong phong cách sống của Người.

Phong cách Hồ Chí Minh là cả một hệ thống. Theo cố Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, phong cách Hồ Chí Minh là sự tổng hợp của phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt2. Năm phương diện hay năm cung bậc đó, tổng hợp, chung đúc lại cho ta hình dung thấy phong cách Hồ Chí Minh, cũng có thể gọi là phong cách sống của Hồ Chí Minh.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, học trò kiệt xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thấu hiểu và thấu cảm về Người, nên đã từng nói về Người, nhất là phong cách sống của Người thật thấm thía, biểu cảm. Ông khái quát thật cô đọng phong cách sống của Hồ Chí Minh: “Giản dị - lão thực - hiền minh”. Thật đúng như vậy, Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng cách tân, đổi mới với bản lĩnh sáng tạo, không giáo điều, biệt phái mà trái lại, hết sức khoáng đạt, thấm nhuần tinh thần khoan dung và luôn thực hành văn hóa khoan dung. Hồ Chí Minh, người cộng sản hiện đại lại mang cốt cách hiền triết Á Đông, đậm bản sắc Việt Nam.

Theo Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh yêu nước 100%, nên cộng sản cũng 100%, nghĩa là trọn vẹn, toàn vẹn. Càng yêu nước thương dân, càng tin yêu và hành động theo lý tưởng cộng sản, càng cộng sản chân chính đích thực bao nhiêu, càng nặng lòng yêu nước thương dân bấy nhiêu. Giải thích ấy của Ông, có sức thuyết phục sâu sắc đối với các học giả nước ngoài đang nỗ lực tìm hiểu về Hồ Chí Minh. Lối sống, đời sống tao nhã, tinh tế, thanh cao của Hồ Chí Minh được Phạm Văn Đồng khắc họa thật điển hình, bằng lời tả ngôi nhà sàn, mảnh vườn, nơi ở của Người: “Người sống trong ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị, ngát hương thơm cây cỏ, hoa vườn nhưng tâm hồn thì lộng gió bốn phương thời đại”.

Khó có chân dung nhân cách và phong cách sống nào của Người lại được vẽ bằng ngôn từ, lời văn, nhịp điệu hay và chuẩn xác đến thế từ ngòi bút của vị Thủ tướng, đồng thời là một nhà văn hóa lớn: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu”. Không chỉ chúng ta cảm nhận như vậy, mà biết bao tấm lòng bè bạn quốc tế đến Việt Nam, có may mắn tiếp xúc với Người, được Người tiếp không phải trong phòng khách sang trọng, mà dưới bóng mát dàn hoa, bên thảm cỏ xanh, cũng đều xúc động nhận ra điều đó.

Hồ Chí Minh có một đời sống thanh cao, bởi suốt đời, Người không màng danh lợi, đứng ở ngoài vòng danh lợi, đã vì dân, vì nước, thì không ham danh, không hám lợi, cả đời chỉ ham học, ham làm, ham tiến bộ, để làm cho dân được sung sướng tự do. Phong cách sống thanh cao của Hồ Chí Minh là phong cách của một con người luôn biết đồng cảm và chia sẻ, thấu lý đạt tình, ứng xử hài hòa giữa lý trí và tình cảm, thủy chung tình nghĩa. Người nói với nhân dân của Người bằng cả trái tim và tấm lòng: từ trước đến nay tôi đã là người của đồng bào thì từ nay về sau, mãi mãi tôi vẫn thuộc về đồng bào. Người đã có lời cảm ơn như thế khi đồng bào chúc thọ sinh nhật Người sau lễ Độc lập. Và, phút lâm chung, trên giường bệnh, Người đã khóc, nói với các đồng chí thân thiết của Người, “Bác không thể bỏ dân mà đi được”. Thanh cao Hồ Chí Minh là như vậy, “nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Bởi phong cách sống thanh cao, nên Người tự rèn luyện cho mình một lối sống giản dị, giản dị đến hồn nhiên, an nhiên, tự tại, luôn vui vẻ lạc quan, để động viên, an ủi, cổ vũ chúng ta.

Lại thêm một sở cứ nữa cho ta cảm nhận sự cao thượng của Người. Người giản dị chứ tuyệt nhiên không hề giản đơn. Có sâu sắc trong tư tưởng, có trong sáng nơi tâm hồn, có trong sạch bởi đạo đức, phẩm hạnh lại có trải nghiệm phong phú trong đời sống, trong trường đời đấu tranh cách mạng thì mới giản dị được. Bởi, có khi chúng ta chưa hiểu thấu điều giản dị cao quý đó của Người, nên thiển nghĩ Người giản đơn. Lỗi ấy trong tư duy, nhận thức, chúng ta phải sửa, để học tập và làm theo Người một cách thực chất, bản chất và sáng tạo, chứ không máy móc, bắt chước hình hài, dáng vẻ bên ngoài rất không nên và không thể. Đó là noi theo, làm theo cái tâm, cái đức, cái tình và cái trí của Người, để làm tốt nhất công việc hằng ngày, phục vụ dân tốt nhất mỗi ngày, mỗi việc, làm cho dân hài lòng về những đầy tớ, công bộc của mình. Đó cũng là điều có ý nghĩa nhất, để Bác vui lòng, hài lòng và yên lòng về chúng ta trong cuộc sống hôm nay, mai sau và mãi mãi.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 7)

“Phong cách Hồ Chí Minh” được rút trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà in trong cuốn sách “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam, năm 1990. Bài viết trên đã trình bày hai luận điểm để chứng minh cho nét đẹp trong phong cách của Bác Hồ.

Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người “đã tiếp xúc” với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người “đã ghé lại” nhiều hải cảng, “đã thăm” các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người “đã sống dài ngày” ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh. Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:

“Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi”.

(Người đi tìm hình của nước)

Người “nói và viết thạo” nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga. Không phải là lắm tiền đi du lịch mà trái lại cuộc đời Người “đầy truân chuyên”. Người “đã làm nhiều nghề”, và đặc biệt là “đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”. Hồ Chí Minh “đã tiếp thu” mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa và “đã nhào nặn” tới cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành “một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế của Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.

Luận điểm thứ hai mà tác giả đưa ra là lối sống rất bình dị của Hồ Chí Minh. Lê Anh Trà đã sử dụng 3 luận cứ (nơi ở, trang phục, cách ăn mặc) để giải thích và chứng minh cho luận điểm này. Cái “cung điện” của vị Chủ tịch nước là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để “tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ”, đồ đạc bên trong cũng “rất mộc mạc, đơn sơ”. Trang phục của Người “hết sức giản dị” với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp “thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn”. Cách ăn uống cũng “rất đạm bạc”: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa, đó là “những món ăn dân tộc không chút cầu kì”. Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới. Nhưng Lê Anh Trà đã viết một cách chân thực mà đầy thân tình.

Phần còn lại, tác giả đã bình luận phong cách Hồ Chí Minh. So sánh với cuộc sống của một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiền, rồi ông ngạc nhiên khẳng định Hồ Chí Minh đã “sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy”. Lê Anh Trà “bất giác nghĩ đến”, liên tưởng đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích dẫn hai câu thơ của Trạng Trình: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh, của các vị danh nho không phải là “tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời” mà là “lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc, thanh cao cho tâm hồn và thể xác”.

Tóm lại, Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca Bác Hồ: “Nhà văn hóa lớn, nhà đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi với mọi người”.

Đọc bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta học tập được bao điều tốt đẹp về phong cách Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 8)

Việt Nam đang trên đà phát triển, hòa cùng với xu thế hội nhập toàn cầu trên thế giới. Vì thế, một vấn đề cấp bách đặt ra là làm thế nào để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa, văn minh nhân loại thế giới mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống vốn có của dân tộc, hòa nhập nhưng không được hòa tan. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn tới việc bảo vệ và phát triển nền văn hóa quốc gia. Nhận thức được điều đó, Lê Anh Trà đã có bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” trong cuốn “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”. Trong bài viết có trích đoạn “Phong cách Hồ Chí Minh” rất là tiêu biểu, độc đáo, tác giả đã chỉ ra những vẻ đẹp về phong cách của Người. Và Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng, giúp cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được những bài học nhận thức đúng đắn về việc kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa thế giới với bản sắc văn hóa dân tộc.

Hồ Chí Minh không những là một nhà yêu nước cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa trên thế giới. Tạp chí “Time” đã từng xếp Người vào danh sách là một trong số 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỉ XX. Bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà không chỉ mang ý nghĩa thời sự trong tình hình hiện tại mà còn có ý nghĩa lâu dài tới tương lai phía trước. Bởi việc học tập và làm theo tấm gương, phong cách Hồ Chí Minh là một việc làm có ý nghĩa thiết thực và cần phải duy trì thực hiện thường xuyên đối với mọi thế hệ của người Việt.

Trước hết là cơ sở hình thành phong cách Hồ Chí Minh trong sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại. Trên con đường hoạt động cách mạng, trải qua bao nhiêu năm bôn ba trên khắp các châu lục từ châu Á sang châu Âu, từ châu Phi sang châu Mĩ, đã giúp cho Hồ Chí Minh có một sự hiểu biết sâu rộng mọi nền văn hóa trên thế giới. Để có được điều đó, Người đã ra sức học các tiếng ngoại ngữ nước ngoài “viết và nói thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc như: Pháp, Anh, Hoa, Nga…” Người luôn chủ động học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật ở mọi lúc mọi nơi đến một mức khá là uyên thâm. Người sẵn sàng tiếp thu mọi “cái hay cái đẹp của mọi nền văn hóa nhưng cũng luôn quan sát phê phán những mặt hạn chế, tiêu cực của Chủ nghĩa tư bản”; luôn biết cân bằng hài hòa sự “ảnh hưởng quốc tế đó với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được” để tạo nên một phong cách “rất Việt Nam, rất Phương Đông... rất mới, rất hiện đại”. Như vậy, chúng ta thấy, Hồ Chí Minh là một con người rất bản lĩnh, giàu nghị lực, có tầm nhìn sâu xa và có một phong cách rất giàu giá trị nhân văn, nhân sinh sâu sắc: sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại. Từ đó, tạo nên một phong cách độc đáo ở con người Hồ Chí Minh.

Từ việc chỉ ra cơ sở để hình thành nên Phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đi vào những biểu hiện cụ thể về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh qua lối sống: giản dị và thanh cao. Mặc dù lúc này, Người đã trở thành một vị chủ tịch nước vĩ đại, cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Người vẫn hiện lên với một lối sống vô cùng giản dị. Nơi ở và làm việc của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm thành “cung điện” của mình, chỉ có vẻn vẹn vài phòng như: phòng tiếp khách, phòng họp Bộ chính trị, phòng làm việc và phòng ngủ. Trang phục của Bác đơn giản chỉ là bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn, một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm. Những món ăn hằng ngày đạm bạc của dân tộc không chút cầu kỳ như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Đây không phải là một lối sống khắc khổ, tự thần thánh hóa hay tự làm cho khác người mà là một lối sống đẹp, giản dị mà thanh cao của một con người trí thức với một quan niệm sống tích cực: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, thanh cao.

Phần cuối của trích đoạn, tác giả đưa ra sự liên hệ dẫn chứng giữa Bác với các bậc hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm có tác dụng như một thủ pháp đòn bẩy, khẳng định lại một cách mạnh mẽ lối sống giản dị của Bác là một lối sống đẹp, rất thanh cao, trong sáng; là cách để Người di dưỡng tâm hồn và thể xác. Từ đó, gợi lên sự gần gũi và truyền thống giữa người xưa và nay, giữa Bác và các bậc hiền triết, làm tôn thêm phần cao qúy ở Người.

Tóm lại, bài viết có sự kết hợp giữa kể và bình luận; những chi tiết, hình ảnh được lựa chọn rất tiêu biểu, có sức thuyết phục; sử dụng nghệ thuật đối lập tương phản để làm nổi bật ý: vĩ nhân mà giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh. Qua văn bản, chúng ta thấy được vẻ đẹp rất đời thường trong con người của Bác. Đồng thời thấy được sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa giản dị và thanh cao trong con người Hồ Chí Minh. Bác mãi là tấm gương sáng cho mọi người học tập và noi theo.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 9)

Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Bác Hồ - được biết đến với vai trò là một người lãnh đạo dân tộc Việt Nam chống lại kẻ thù, giành độc lập cho dân tộc. Người đã trở thành tấm gương sáng ngời cho nhân dân ta noi theo về một phong cách sống thật thanh cao.

Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết tinh của tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong cuộc đời của mình, Bác đã đi đến nhiều quốc gia trên thế giới ở phương Đông và phương Tây. Đến đâu, Người cũng học hỏi và tìm hiểu về đất nước đó. Điều đó giúp Bác thông thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói mà còn viết: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và vô cùng am hiểu về văn hóa, nghệ thuật của các nước một cách uyên thâm. Bác Hồ không chỉ “biết tiếp thu cái đẹp” mà còn biết “phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản”. Người tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng lựa chọn tiếp thu có chọn lọc để giữ được lối sống truyền thống rất phương Đông, rất Việt Nam.

Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh đến từ sự giản dị trong cuộc sống hằng ngày. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể và toàn diện để chứng minh điều ấy. Với cương vị của một nhà lãnh đạo nhưng Bác Hồ lại “lấy chiếc nhà sàn nhỏ bé bằng gỗ bên cạnh chiếc áo làm “cung điện” của mình”. Chiếc nhà sàn “vỏn vẹn có vài phòng dùng làm nơi tiếp khách, nơi họp Bộ chính trị, nơi làm việc và ngủ”. Trang phục của Bác cũng đơn giản hết mực “với bộ áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ”. Món ăn hàng ngày thì vô cùng đạm bạc - toàn là món ăn dân tộc không chút cầu kì: “cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”. Bác sống ở đó một mình với “tư trang ít ỏi là một chiếc va li con và một bộ quần áo, vài vật kỉ niệm”. Lối sống ấy khiến cho Lê Anh Trà phải đưa ra đánh giá rằng không có bất kì một vị nguyên thủ quốc gia nào có thể sống như Bác Hồ.

Để rồi, từ lối sống giản dị ấy, tác giả liên tưởng đến lối sống của các nhà hiền triết thời xưa: Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Nguyễn Trãi. Họ là những bậc chí sĩ lựa chọn lối sống ẩn dật tránh đời. Còn ở đây, Bác Hồ lựa chọn lối sống giản dị không phải là để thần thánh hóa bản thân mình hay để khác người. Bác lựa chọn lối sống ấy với như là một cách để tu dưỡng tinh thần, là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống. Lối sống đem lại những niềm hạnh phúc cho tâm hồn.

Để làm nên thành công của văn bản phải kể đến các yếu tố nghệ thuật. Tác giả đã đan xen giữa tự sự và bình luận kết hợp với việc đưa ra những lí lẽ cùng dẫn chứng hết sức tiêu biểu khiến cho “Phong cách Hồ Chí Minh’’ thực sự thuyết phục được người đọc, người nghe.

Qua phân tích trên, có thể thấy, phong cách Hồ Chí Minh là sự kết tinh giữa tinh hóa văn hóa nhân loại và truyền thống dân tộc. Từ đó, mỗi người chúng ta hãy biết học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 10)

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người chính là biểu tượng của một lối sống giản dị mà đầy thanh cao. Đến với “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà - người đọc như hiểu rõ hơn về điều ấy.

Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990. Qua văn bản này, người đọc thấy được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa nét văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.

Đầu tiên, nét đẹp trong phong cách của Bác Hồ chính là ở sự kết tinh giữa văn hóa của nhân loại và truyền thống dân tộc. Trong suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã đi qua nhiều nước trên thế giới và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Đối với mỗi nền văn hóa Người lại có những vốn hiểu biết nhất định trên nhiều lĩnh vực. Đến đâu, Bác Hồ cũng không ngừng học hỏi. Điều đó thể hiện qua vốn ngoại ngữ của Hồ Chủ tịch. Người thành thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói mà còn viết: Pháp, Anh, Hoa, Nga… Hồ Chí Minh “đã tiếp thu” toàn bộ cái hay cái đẹp của các nền văn hóa nhưng tiếp thu có chọn lọc. Đồng thời, Người cũng đã “nhào nặn” để cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình. Bác đã trở thành “một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.

Kế tiếp, Lê Anh Trà đã đưa ra những biểu hiện trong lối sống giản dị của Bác với những dẫn chứng cụ thể và đầy thuyết phục. Nơi ở của Bác - mà nhà văn gọi là “cung điện” của một vị Chủ tịch nước chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để “tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ”, đồ đạc trong đó cũng “rất mộc mạc, đơn sơ”. Từ nơi ở đến trang phục cũng “hết sức giản dị” - Bác chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Cuối cùng là việc ăn uống của Bác cũng thật đam bạc, món ăn toàn là : cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… những món ăn dân dã của vùng quê Việt Nam. Quả thật, đúng như lời nhận xét đầy xác đáng của tác giả - ít có vị chủ tịch hay tổng thống nào có lối sống giản dị được như Hồ Chủ tịch.

Cuối cùng, nhà văn đưa ra lời bình luận về phong cách của Bác. Việc liên tưởng đến các nhà hiền triết thời xưa suy cho cùng cũng chỉ để khẳng định vẻ đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh. Đó không phải là một cách sống khác người hay lối sống khắc khổ của những nhà tu hành. Bác Hồ đã chủ động lựa chọn lối sống ấy như là một cách để “tu dưỡng tâm hồn”. Một cách sống thanh cao và có thể đem lại cho Người một tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Ta có thể bắt gặp rất nhiều câu chuyện có thật về đời sống giản dị của Bác. Câu chuyện của ông Nguyễn Thế Văn quê ở Thái Bình là người thân cận duy nhất lo cho Bác từ giấc ngủ đến bữa ăn kể lại: “Mỗi bữa ăn của Bác chỉ có một niêu cơm nhỏ, một đĩa tai hoặc mũi lợn luộc, một chút mắm chua. Khi ăn, bao giờ Bác cũng gặp tai, mũi lợn ra một chiếc đĩa nhỏ rồi lấy chén đậy lại. Va li quần áo của Bác chỉ có 2 chiếc quần đùi, 2 chiếc áo may ô và một bộ trang phục để tiếp khách thế nhưng Bác luôn dặn tôi phải hết sức cẩn thận cất giữ chiếc va li như báu vật, nếu đi đâu ra khỏi phòng phải cho vào tủ khóa lại…”. Hay như câu chuyện của bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch kể lại khi làm việc ở văn phòng chủ tịch, có đôi khi bà còn đảm nhận công việc khâu vá quần áo, chăn màn cho bác. Theo lời bà kể: “Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá...”. Thế mới thấy, lối sống giản dị của Bác Hồ là điều mà tất cả mọi người đều cảm nhận được. Nhưng đến với bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta mới thấy được điều ấy một cách thật sâu sắc.

Tóm lại, qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả đã cho người đọc thấy rõ được phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh - giản dị nhưng cũng thật thanh cao.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 11)

“Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà được trích từ bài viết kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác. Với lời văn dung dị nhưng hết sức lôi cuốn, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp giản dị trong phong cách của Bác. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giản dị mà vẫn vô cùng thanh cao.

Tác phẩm được chia làm hai phần rõ ràng: phần thứ nhất đề cập tới sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm nên phong cách Hồ Chí Minh, phần thứ hai là vẻ đẹp văn hóa trong phong cách của Bác. Các phần này liên kết chặt chẽ với nhau, làm nổi bật lên vẻ đẹp phong cách trong con người, tâm hồn Bác.

Trước hết, vẻ đẹp trong phong cách của Bác là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Chúng ta đều biết rằng năm 1911, Bác rời Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình tìm đường cứu nước Bác đã đến nhiều nơi, tiếp xúc văn hóa của nhiều nước bao gồm cả phương Đông và phương Tây. Đến bất cứ nơi nào Bác cũng chăm chút, tỉ mỉ quan sát. Nhưng sự học hỏi của Bác không phải là bắt chước mà là sự học hỏi có chọn lọc. Bác lựa chọn những gì tinh túy nhất, hay nhất để học cho mình. Tinh hoa văn hóa nhân loại - “những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông”. Như vậy ta có thể thấy, phong cách của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa cái mới mẻ, hiện đại của nhân loại nhưng cũng rất truyền thống của dân tộc ta. Chính bởi sự kết hợp hài hòa, hòa nhập mà không hòa tan ấy tạo nên những nét đặc biệt trong phong cách Hồ Chí Minh.

Để làm rõ hơn những nét đẹp trong phong cách của Bác, phần còn lại của tác phẩm tập trung vào các khía cạnh trong lối sống của Người để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách ấy. Thời điểm lúc bấy giờ, Bác là người ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng nơi ở và nơi làm việc lại hết sức đơn sơ, giản dị. Đó là một căn nhà sàn gỗ nhỏ, được chia làm vài phòng khác nhau. Ngôi nhà đơn sơ ấy nằm cạnh một hồ ao sen, quả thật chẳng khác gì làng quê Việt Nam. Có lẽ không thể tìm ở bất cứ đâu trên thế giới này “cung điện” của một vị lãnh tụ lại mộc mạc đến vậy. Điều đó càng cho thấy rõ hơn sự giản dị trong phong cách của Bác. Trang phục, tư trang của Bác cũng hết sức ít ỏi: “bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi, chỉ là chiếc va li con với vài ba bộ quần áo”. Đó là những trang phục, tư trang hết sức bình thường mà bất cứ người nào cũng có. Không chỉ vậy, bữa cơm của Bác không có sơn hào hải vị, không có những món cầu kỳ mà chỉ là bữa ăn hết sức đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa. Dường như mọi sinh hoạt của Bác từ miếng ăn đến giấc ngủ chẳng khác gì một người dân bình thường. Vẻ đẹp đó đã từng được nhà thơ Việt Phương ghi lại qua những câu thơ hết sức chân thực:

“Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ
Không thích nói to và đi rất khẽ cả trong vườn”

Là một vị chủ tịch nước, phải gánh trong mình trọng trách lớn lao nhưng đời sống vật chất của Bác lại tối giản ở mức tối đa, để con người được sống giản dị, mộc mạc, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng cái đẹp giàu có, vô tận của thiên nhiên nên có thể thấy đây là lối sống vô cùng thanh cao. Cuộc sống của Bác phản chiếu chiều sâu văn hóa. Nó bắt nguồn từ quan điểm sống đẹp đẽ, lành mạnh, đó là cái đẹp nằm trong sự dung dị, gần gũi, và rất đỗi đời thường.

Từ lối sống của Bác tác giả liên tưởng đến các vị danh nho xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm để thấy được nét tương đồng và khác biệt giữa Bác và họ. Bác và các vị hiền triết đều mang trong mình những nét giản dị, thanh cao, cuộc sống tuy đạm bạc mà không khắc khổ, hòa mình vào thiên nhiên để di dưỡng tinh thần. Nhưng giữa Bác và các vị hiền triết vẫn có những điều khác biệt. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là con người sống ở thời trung đại, nên những gì ông tiếp thu thuần túy là văn hóa dân tộc, văn hóa Nho giáo. Còn Bác sống trong thời hiện đại, lại được đi và tiếp xúc văn hóa nhiều nước nên phong cách của Bác là sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa truyền thống với tinh hoa văn hóa nhân loại.

Văn bản có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và nghị luận: đan xen lời kể và lời bình luận của người viết khiến bài văn trở nên sâu sắc, thuyết phục hơn. Để nói về phong cách của Bác, tác giả đã lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu: cái nhà, lối sống. Ngoài ra còn phải kể đến cách tác giả dùng từ Hán Việt, dẫn chứng thơ cổ gợi sự gần gũi giữa Bác Hồ với các bậc hiền triết. Sự kết hợp hài hòa các yếu tố nghệ thuật đó đã làm bật lên nét giản dị và thanh cao của Bác.

Bài viết của Lê Anh Trà đã cho ta thấy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Để từ đó ta càng thêm kính yêu Bác và học tập theo gương giản dị, thanh cao ngời sáng của Bác.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 12)

Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà được trích từ bài viết kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Bác. Với lời văn dung dị nhưng hết sức lôi cuốn, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp giản dị trong phong cách của Bác. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giản dị mà vẫn vô cùng thanh cao.

Tác phẩm được chia làm hai phần rõ ràng: phần thứ nhất đề cập tới sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm nên phong cách Hồ Chí Minh. Phần thứ hai là vẻ đẹp văn hóa trong phong cách của Bác. Các phần này liên kết chặt chẽ với nhau, làm nổi bật lên vẻ đẹp phong cách trong con người, tâm hồn Bác.

Trước hết, vẻ đẹp trong phong cách của Bác là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Chúng ta đều biết rằng năm 1911, Bác rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình tìm đường cứu nước Bác đã đến nhiều nơi, tiếp xúc văn hóa của nhiều nước bao gồm cả phương Đông và phương Tây. Đến bất cứ nơi nào Bác cũng chăm chú, tỉ mỉ quan sát. Nhưng sự học hỏi của Bác không phải là bắt chước mà là sự học hỏi có chọn lọc, Bác lọc những gì tinh túy nhất, hay nhất để học cho mình. Tinh hoa văn hóa nhân loại, “những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông”. Như vậy ta có thể thấy, phong cách của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa cái mới mẻ, hiện đại của nhân loại nhưng cũng rất truyền thống của dân tộc ta. Chính bởi sự kết hợp hài hòa, hòa nhập mà không hòa tan ấy tạo nên những nét đặc biệt trong phong cách Hồ Chí Minh.

Để làm rõ hơn những nét đẹp trong phong cách của Bác, phần còn lại của tác phẩm tập trung vào các khía cạnh trong lối sống của Người để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách ấy. Thời điểm lúc bấy giờ, Bác là người ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng nơi ở và nơi làm việc của Người lại hết sức đơn sơ, giản dị. Đó là một căn nhà sàn gỗ nhỏ, được chia làm vài phòng khác nhau. Ngôi nhà đơn sơ ấy nằm cạnh một hồ ao sen, quả thật chẳng khác gì làng quê Việt Nam. Có lẽ không thể tìm ở bất cứ đâu trên thế giới này “cung điện” của một vị lãnh tụ lại đơn sơ, mộc mạc đến vậy. Điều đó càng cho thấy rõ hơn sự giản dị trong phong cách của Bác. Trang phục, tư trang của Bác cũng hết sức ít ỏi: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi, chỉ là chiếc va li con với vài ba bộ quần áo. Đó là những trang phục, tư trang hết sức bình thường mà bất cứ người nào cũng có. Không chỉ vậy, bữa cơm của Bác không có sơn hào, hải vị, không có những món cầu kì, đắt tiền mà chỉ là bữa ăn hết sức đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa. Dường như mọi sinh hoạt của Bác từ miếng ăn đến giấc ngủ chẳng khác gì một người dân bình thường. Vẻ đẹp đó đã từng được nhà thơ Việt Phương ghi lại qua những câu thơ hết sức chân thực:

“Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ

Không thích nói to và đi rất khẽ cả trong vườn”

Là một vị chủ tịch nước, phải gánh trong mình trọng trách lớn lao nhưng đời sống vật chất của Bác lại tối giản ở mức tối đa, để con người được sống giản dị, mộc mạc, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng cái đẹp giàu có, vô tận của thiên nhiên nên có thể thấy đây là lối sống vô cùng thanh cao. Cuộc sống của Bác phản chiếu chiều sâu văn hóa, nó bắt nguồn từ quan điểm sống đẹp đẽ, lành mạnh, đó là cái đẹp nằm trong sự dung dị, gần gũi, và rất đỗi đời thường.

Từ lối sống của Bác tác giả liên tưởng đến các vị danh nho xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm để thấy được nét tương đồng và khác biệt giữa Bác và họ. Bác và các vị hiền triết đều mang trong mình những nét giản dị, thanh cao, cuộc sống đạm bạc mà không khắc khổ, hòa mình vào thiên nhiên để di dưỡng tinh thần. Nhưng giữa Bác và các vị hiền triết vẫn có những điều khác biệt. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là con người sống ở thời trung đại, nên những gì ông tiếp thu thuần túy là văn hóa dân tộc, văn hóa Nho giáo. Còn Bác sống trong thời hiện đại, lại được đi và tiếp xúc văn hóa nhiều nước nên phong cách của Bác là sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa truyền thống với tinh hoa văn hóa nhân loại.

Văn bản có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và nghị luận: đan xen lời kể và lời bình luận của người viết khiến bài văn trở nên sâu sắc, thuyết phục hơn. Để nói về phong cách của Bác, tác giả đã lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu: cái nhà, lối sống, … Ngoài ra còn phải kể đến cách tác giả dùng từ Hán Việt, dẫn chứng thơ cổ gợi sự gần gũi giữa Bác Hồ với các bậc hiền triết. Sự kết hợp hài hòa các yếu tố nghệ thuật đó đã làm bật lên nét giản dị và thanh cao của Bác.

Bài viết của Lê Anh Trà đã cho ta thấy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Để từ đó ta càng thêm kính yêu Bác và học tập theo gương giản dị, thanh cao ngời sáng của Bác.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 13)

Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam năm 1990.

Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người "đã tiếp xúc" với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người "đã ghé lại" nhiều hải cảng, "đã thăm" các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người "đã sống dài ngày" ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh... Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:

"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,

Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi."

(Người đi tìm hình của nước)

Người "nói và viết thạo" nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga... Không phải là lắm tiền đi du lịch... mà trái lại cuộc đời Người "đầy truân chuyên", Người "đã làm nhiều nghề", và đặc biệt là "đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Hồ Chí Minh "đã tiếp thu" mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa, và "đã nhào nặn" tới cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại". Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế của Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.

Luận điểm thứ hai mà tác giả đưa ra là lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam của Hồ Chí Minh. Lê Anh Trà đã sử dụng 3 luận cứ (nơi ở, trang phục, cách ăn mặc) để giải thích và chứng minh cho luận điểm này. Cái "cung điện" của vị Chủ tịch nước là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để "tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ", đồ đạc "rất mộc mạc, đơn sơ". Trang phục của Người "hết sức giản dị" với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp "thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn". Cách ăn uống của Hồ Chí Minh "rất đạm bạc": cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa..., đó là "những món ăn dân tộc không chút cầu kì". Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới. Nhiều người đã nói, đã viết, nhiều hồi kí đã kể lại mà ta đã biết. Nhưng Lê Anh Trà đã viết một cách giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca.

Phần còn lại, tác giả đã bình luận phong cách Hồ Chí Minh. So sánh với cuộc sống của một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiền..., rồi ông ngạc nhiên khẳng định Hồ Chí Minh đã "sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy". Lê Anh Trà "bất giác nghĩ đến", liên tưởng đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích dẫn hai câu thơ của Trạng Trình: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh, của các vị danh nho không phải là "tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời mà là "lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc, thanh cao cho tâm hồn và thể xác.

Tóm lại, Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca "Nhà văn hóa lớn, nhà đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi với mọi người".

Đọc bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta học tập được bao điều tốt đẹp về phong cách Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 14)

Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà được trích từ bài viết kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Bác. Với lời văn dung dị nhưng hết sức lôi cuốn, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp giản dị trong phong cách của Bác. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giản dị mà vẫn vô cùng thanh cao.

Tác phẩm được chia làm hai phần rõ ràng: phần thứ nhất đề cập tới sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm nên phong cách Hồ Chí Minh. Phần thứ hai là vẻ đẹp văn hóa trong phong cách của Bác. Các phần này liên kết chặt chẽ với nhau, làm nổi bật lên vẻ đẹp phong cách trong con người, tâm hồn Bác.

Trước hết, vẻ đẹp trong phong cách của Bác là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Chúng ta đều biết rằng năm 1911, Bác rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình tìm đường cứu nước Bác đã đến nhiều nơi, tiếp xúc văn hóa của nhiều nước bao gồm cả phương Đông và phương Tây. Đến bất cứ nơi nào Bác cũng chăm chú, tỉ mỉ quan sát. Nhưng sự học hỏi của Bác không phải là bắt chước mà là sự học hỏi có chọn lọc, Bác lọc những gì tinh túy nhất, hay nhất để học cho mình. Tinh hoa văn hóa nhân loại, “những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông”. Như vậy ta có thể thấy, phong cách của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa cái mới mẻ, hiện đại của nhân loại nhưng cũng rất truyền thống của dân tộc ta. Chính bởi sự kết hợp hài hòa, hòa nhập mà không hòa tan ấy tạo nên những nét đặc biệt trong phong cách Hồ Chí Minh.

Để làm rõ hơn những nét đẹp trong phong cách của Bác, phần còn lại của tác phẩm tập trung vào các khía cạnh trong lối sống của Người để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách ấy. Thời điểm lúc bấy giờ, Bác là người ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng nơi ở và nơi làm việc của Người lại hết sức đơn sơ, giản dị. Đó là một căn nhà sàn gỗ nhỏ, được chia làm vài phòng khác nhau. Ngôi nhà đơn sơ ấy nằm cạnh một hồ ao sen, quả thật chẳng khác gì làng quê Việt Nam. Có lẽ không thể tìm ở bất cứ đâu trên thế giới này “cung điện” của một vị lãnh tụ lại đơn sơ, mộc mạc đến vậy. Điều đó càng cho thấy rõ hơn sự giản dị trong phong cách của Bác.

Trang phục, tư trang của Bác cũng hết sức ít ỏi: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi, chỉ là chiếc va li con với vài ba bộ quần áo. Đó là những trang phục, tư trang hết sức bình thường mà bất cứ người nào cũng có. Không chỉ vậy, bữa cơm của Bác không có sơn hào, hải vị, không có những món cầu kì, đắt tiền mà chỉ là bữa ăn hết sức đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa. Dường như mọi sinh hoạt của Bác từ miếng ăn đến giấc ngủ chẳng khác gì một người dân bình thường. Vẻ đẹp đó đã từng được nhà thơ Việt Phương ghi lại qua những câu thơ hết sức chân thực:

“Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ

Không thích nói to và đi rất khẽ cả trong vườn”

Là một vị chủ tịch nước, phải gánh trong mình trọng trách lớn lao nhưng đời sống vật chất của Bác lại tối giản ở mức tối đa, để con người được sống giản dị, mộc mạc, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng cái đẹp giàu có, vô tận của thiên nhiên nên có thể thấy đây là lối sống vô cùng thanh cao. Cuộc sống của Bác phản chiếu chiều sâu văn hóa, nó bắt nguồn từ quan điểm sống đẹp đẽ, lành mạnh, đó là cái đẹp nằm trong sự dung dị, gần gũi, và rất đỗi đời thường.

Từ lối sống của Bác tác giả liên tưởng đến các vị danh nho xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm để thấy được nét tương đồng và khác biệt giữa Bác và họ. Bác và các vị hiền triết đều mang trong mình những nét giản dị, thanh cao, cuộc sống đạm bạc mà không khắc khổ, hòa mình vào thiên nhiên để di dưỡng tinh thần. Nhưng giữa Bác và các vị hiền triết vẫn có những điều khác biệt. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là con người sống ở thời trung đại, nên những gì ông tiếp thu thuần túy là văn hóa dân tộc, văn hóa Nho giáo. Còn Bác sống trong thời hiện đại, lại được đi và tiếp xúc văn hóa nhiều nước nên phong cách của Bác là sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa truyền thống với tinh hoa văn hóa nhân loại.

Văn bản có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và nghị luận: đan xen lời kể và lời bình luận của người viết khiến bài văn trở nên sâu sắc, thuyết phục hơn. Để nói về phong cách của Bác, tác giả đã lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu: cái nhà, lối sống, … Ngoài ra còn phải kể đến cách tác giả dùng từ Hán Việt, dẫn chứng thơ cổ gợi sự gần gũi giữa Bác Hồ với các bậc hiền triết. Sự kết hợp hài hòa các yếu tố nghệ thuật đó đã làm bật lên nét giản dị và thanh cao của Bác.

Bài viết của Lê Anh Trà đã cho ta thấy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Để từ đó ta càng thêm kính yêu Bác và học tập theo gương giản dị, thanh cao ngời sáng của Bác.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 15)

Việt Nam đang trên đà phát triển, hòa cùng với xu thế hội nhập toàn cầu trên thế giới. Vì thế, một vấn đề cấp bách đặt ra là làm thế nào để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa, văn minh nhân loại thế giới mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống vốn có của dân tộc, hòa nhập nhưng không được hòa tan. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn tới việc bảo vệ và phát triển nền văn hóa quốc gia. Nhận thức được điều đó, Lê Anh Trà đã có bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị" trong cuốn "Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam". Trong bài viết có trích đoạn "Phong cách Hồ Chí Minh" rất là tiêu biểu, độc đáo, tác giả đã chỉ ra những vẻ đẹp về phong cách của Người. Và Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng, giúp cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được những bài học nhận thức đúng đắn về việc kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa thế giới với bản sắc văn hóa dân tộc.

Hồ Chí Minh không những là một nhà yêu nước cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa trên thế giới. Tạp chí "Time" đã xếp Người vào danh sách là một trong số 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỉ XX. Bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh" của Lê Anh Trà không chỉ mang ý nghĩa thời sự trong tình hình hiện tại mà còn có ý nghĩa lâu dài tới tương lai phía trước. Bởi việc học tập và làm theo tấm gương, phong cách Hồ Chí Minh là một việc làm có ý nghĩa thiết thực và cần phải duy trì thực hiện thường xuyên đối với mọi thế hệ của người Việt.

Trước hết là cơ sở hình thành phong cách Hồ Chí Minh trong sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại. Trên con đường hoạt động cách mạng, trải qua bao nhiêu năm bôn ba trên khắp các châu lục từ châu Á sang châu Âu, từ châu Phi sang châu Mĩ, đã giúp cho Hồ Chí Minh có một sự hiểu biết sâu rộng mọi nền văn hóa trên thế giới. Để có được điều đó, Người đã ra sức học các tiếng ngoại ngữ nước ngoài "viết và nói thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc như: Pháp, Anh, Hoa, Nga... Người luôn chủ động học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật ở mọi lúc mọi nơi đến một mức khá là uyên thâm.

Người sẵn sàng tiếp thu mọi cái hay cái đẹp của mọi nền văn hóa nhưng cũng luôn quan sát phê phán những mặt hạn chế, tiêu cực của Chủ nghĩa tư bản; luôn biết cân bằng hài hòa sự "ảnh hưởng quốc tế đó... với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được..." để tạo nên một phong cách "rất Việt Nam, rất Phương Đông... rất mới, rất hiện đại". Như vậy, chúng ta thấy, Hồ Chí Minh là một con người rất bản lĩnh, giàu nghị lực, có tầm nhìn sâu xa và có một phong cách rất giàu giá trị nhân văn, nhân sinh sâu sắc: sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại. Từ đó, tạo nên một phong cách độc đáo ở con người Hồ Chí Minh.

Từ việc chỉ ra cơ sở để hình thành nên Phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đi vào những biểu hiện cụ thể về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh qua lối sống: giản dị và thanh cao. Mặc dù lúc này, Người đã trở thành một vị chủ tịch nước vĩ đại, cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Người vẫn hiện lên với một lối sống vô cùng giản dị. Nơi ở và làm việc của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm thành "cung điện" của mình, chỉ có vẻn vẹn vài phòng như: phòng tiếp khách, phòng họp Bộ chính trị, phòng làm việc và phòng ngủ.

Trang phục của Bác đơn giản chỉ là bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn, một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm. Những món ăn hằng ngày đạm bạc của dân tộc không chút cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Đây không phải là một lối sống khắc khổ, tự thần thánh hóa hay tự làm cho khác người mà là một lối sống đẹp, giản dị mà thanh cao của một con người trí thức với một quan niệm sống tích cực: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, thanh cao.

Phần cuối của trích đoạn, tác giả đưa ra sự liên hệ dẫn chứng giữa Bác với các bậc hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm có tác dụng như một thủ pháp đòn bẩy, khẳng định lại một cách mạnh mẽ lối sống giản dị của Bác là một lối sống đẹp, rất thanh cao, trong sáng; là cách để Người di dưỡng tâm hồn và thể xác. Từ đó, gợi lên sự gần gũi và truyền thống giữa người xưa và nay, giữa Bác và các bậc hiền triết, làm tôn thêm phần cao quí ở Người.

Tóm lại, bài viết có sự kết hợp giữa kể và bình luận; những chi tiết, hình ảnh được lựa chọn rất tiêu biểu, có sức thuyết phục; sử dụng nghệ thuật đối lập tương phản để làm nổi bật ý: vĩ nhân mà giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh. Qua văn bản, chúng ta thấy được vẻ đẹp rất đời thường trong con người của Bác, đồng thời thấy được sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa giản dị và thanh cao trong con người Hồ Chí Minh. Bác mãi là tấm gương sáng cho mọi người học tập và noi theo.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 16)

Nói tới phong cách Hồ Chí Minh, không thể không nhấn mạnh rằng, ở Người có một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất hữu cơ không thể tách rời giữa tư tưởng với đạo đức và phong cách. Chiều sâu, sức sáng tạo với những phát kiến mới mẻ, độc đáo trong tư tưởng của Người đã làm cho hệ thống tư tưởng của Người ở tầm chiến lược, không chỉ là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, mà còn thực sự có sự phát triển mới, làm sâu sắc và phong phú thêm kho tàng lý luận và phương pháp cách mạng của di sản kinh điển Mác xít. Tư tưởng của Người về cách mạng giải phóng dân tộc, lý luận của Người về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sao cho “đúng quy luật, thuận lòng dân và hợp thời đại”, cũng như quan điểm của Người về dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền - dân chủ - nhân nghĩa, trọng dân đi liền với trọng pháp, đặc biệt chủ thuyết của Người về Đảng cầm quyền, “Đảng là đạo đức, là văn minh”, “dựa vào dân mà xây dựng Đảng”,… đã tỏ rõ giá trị và sức sống của nó qua thử thách của thời gian.

Người xứng đáng là nhà tư tưởng Mác xít sáng tạo, đầy bản lĩnh mà rất nhiều luận điểm của Người đã trở thành kinh điển. Tư tưởng của Người, đồng thời cũng là phương pháp, năm tác phẩm tiêu biểu của Người được xếp vào Quốc bảo1 (Bảo vật Quốc gia) cũng đồng thời còn là pháp bảo, giác ngộ chúng ta về nhận thức và chỉ dẫn cho ta về hành động mà Người khiêm tốn gọi là “cách làm”. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là phương diện trí tuệ, là triết lý và minh triết trong phong cách sống của Người. Đạo đức và thực hành đạo đức, trở thành tấm gương đạo đức, văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh làm nên sự thanh cao trong phong cách sống của Người.

Phong cách Hồ Chí Minh là cả một hệ thống. Theo cố Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, phong cách Hồ Chí Minh là sự tổng hợp của phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt2. Năm phương diện hay năm cung bậc đó, tổng hợp, chung đúc lại cho ta hình dung thấy phong cách Hồ Chí Minh, cũng có thể gọi là phong cách sống của Hồ Chí Minh.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, học trò kiệt xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thấu hiểu và thấu cảm về Người, nên đã từng nói về Người, nhất là phong cách sống của Người thật thấm thía, biểu cảm. Ông khái quát thật cô đọng phong cách sống của Hồ Chí Minh: “Giản dị - lão thực - hiền minh”. Thật đúng như vậy, Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng cách tân, đổi mới với bản lĩnh sáng tạo, không giáo điều, biệt phái mà trái lại, hết sức khoáng đạt, thấm nhuần tinh thần khoan dung và luôn thực hành văn hóa khoan dung. Hồ Chí Minh, người cộng sản hiện đại lại mang cốt cách hiền triết Á Đông, đậm bản sắc Việt Nam.

Theo Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh yêu nước 100%, nên cộng sản cũng 100%, nghĩa là trọn vẹn, toàn vẹn. Càng yêu nước thương dân, càng tin yêu và hành động theo lý tưởng cộng sản, càng cộng sản chân chính đích thực bao nhiêu, càng nặng lòng yêu nước thương dân bấy nhiêu. Giải thích ấy của Ông, có sức thuyết phục sâu sắc đối với các học giả nước ngoài đang nỗ lực tìm hiểu về Hồ Chí Minh. Lối sống, đời sống tao nhã, tinh tế, thanh cao của Hồ Chí Minh được Phạm Văn Đồng khắc họa thật điển hình, bằng lời tả ngôi nhà sàn, mảnh vườn, nơi ở của Người: “Người sống trong ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị, ngát hương thơm cây cỏ, hoa vườn nhưng tâm hồn thì lộng gió bốn phương thời đại”.

Khó có chân dung nhân cách và phong cách sống nào của Người lại được vẽ bằng ngôn từ, lời văn, nhịp điệu hay và chuẩn xác đến thế từ ngòi bút của vị Thủ tướng, đồng thời là một nhà văn hóa lớn: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu”. Không chỉ chúng ta cảm nhận như vậy, mà biết bao tấm lòng bè bạn quốc tế đến Việt Nam, có may mắn tiếp xúc với Người, được Người tiếp không phải trong phòng khách sang trọng, mà dưới bóng mát dàn hoa, bên thảm cỏ xanh, cũng đều xúc động nhận ra điều đó.

Hồ Chí Minh có một đời sống thanh cao, bởi suốt đời, Người không màng danh lợi, đứng ở ngoài vòng danh lợi, đã vì dân, vì nước, thì không ham danh, không hám lợi, cả đời chỉ ham học, ham làm, ham tiến bộ, để làm cho dân được sung sướng tự do. Phong cách sống thanh cao của Hồ Chí Minh là phong cách của một con người luôn biết đồng cảm và chia sẻ, thấu lý đạt tình, ứng xử hài hòa giữa lý trí và tình cảm, thủy chung tình nghĩa. Người nói với nhân dân của Người bằng cả trái tim và tấm lòng: từ trước đến nay tôi đã là người của đồng bào thì từ nay về sau, mãi mãi tôi vẫn thuộc về đồng bào. Người đã có lời cảm ơn như thế khi đồng bào chúc thọ sinh nhật Người sau lễ Độc lập. Và, phút lâm chung, trên giường bệnh, Người đã khóc, nói với các đồng chí thân thiết của Người, “Bác không thể bỏ dân mà đi được”. Thanh cao Hồ Chí Minh là như vậy, “nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Bởi phong cách sống thanh cao, nên Người tự rèn luyện cho mình một lối sống giản dị, giản dị đến hồn nhiên, an nhiên, tự tại, luôn vui vẻ lạc quan, để động viên, an ủi, cổ vũ chúng ta.

Lại thêm một sở cứ nữa cho ta cảm nhận sự cao thượng của Người. Người giản dị chứ tuyệt nhiên không hề giản đơn. Có sâu sắc trong tư tưởng, có trong sáng nơi tâm hồn, có trong sạch bởi đạo đức, phẩm hạnh lại có trải nghiệm phong phú trong đời sống, trong trường đời đấu tranh cách mạng thì mới giản dị được. Bởi, có khi chúng ta chưa hiểu thấu điều giản dị cao quý đó của Người, nên thiển nghĩ Người giản đơn. Lỗi ấy trong tư duy, nhận thức, chúng ta phải sửa, để học tập và làm theo Người một cách thực chất, bản chất và sáng tạo, chứ không máy móc, bắt chước hình hài, dáng vẻ bên ngoài rất không nên và không thể. Đó là noi theo, làm theo cái tâm, cái đức, cái tình và cái trí của Người, để làm tốt nhất công việc hằng ngày, phục vụ dân tốt nhất mỗi ngày, mỗi việc, làm cho dân hài lòng về những đầy tớ, công bộc của mình. Đó cũng là điều có ý nghĩa nhất, để Bác vui lòng, hài lòng và yên lòng về chúng ta trong cuộc sống hôm nay, mai sau và mãi mãi.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 17)

Có rất nhiều các tác phẩm nói về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đó có tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà, ta thấy được rất nhiều những nét đẹp trong phong cách của Người. Phong cách Hồ Chí Minh chính kết quả của sự kết hợp tinh hoa văn hoa nhân loại với cái gốc văn hóa dân tộc, "để trở thành một nhân cách rất Việt Nam". Cho dù ở bất cứ cương vị nào, thì Hồ Chí Minh luôn coi mình chỉ là một người dân bình thường, một đồng bào yêu nước, một người nguyện hi sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân.

Trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược, cuộc sống dân chúng lầm than, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết ra đi tìm cứu nước. "Trên những con tàu vượt trùng dương, Người ghé lại nhiều hải cảng thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga... và Người làm nhiều nghề". Tất cả đều được Người tìm hiểu học hỏi một cách chắt lọc, tiếp thu những cái đẹp, cái hay cái mới, phê phán những cái tiêu cực. Phải đối mặt với hàng trăm hàng nghìn có khi hàng triệu những khó khăn, gian khổ của cuộc sống nhưng Người vẫn luôn cố gắng trau dồi kiến thức, tích lũy những điều hay, điều tốt để có thể một ngày mang những tri thức đó về cứu dân cứu nước. Dù đi "Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Nét đẹp của Bác ở đây chính là ý chí kiên định, kiên cường, vượt qua khó khăn thử thách để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại một cách chắt lọc và uyên thâm.

Nét đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua lối sống vô cùng giản dị nhưng đầy thanh cao của Người. "Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ"."Trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ ...". "Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc...," "tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm của cuộc đời..." Áo bà ba, áo trấn thủ, đối dép lốp, cá kho, rau luộc, ...tất cả những món dân dã, trang phục đó đều là nhứng thứ mà tất cả những chiến sĩ ngoài mặt trận và người Việt Nam bình thường lúc bấy giờ đều ăn, đều mặc, Người cũng như bao con người đồng bào quê hương Việt Nam không có chút khác lạ nào.

Dù ở cương vị nào thì Bác đối đãi với mọi người cũng đều vô cùng ân cần chu đáo, từ những anh lính canh phủ chủ tịch, những cháu nhỏ hay cụ già, Bác đều chu đáo yêu thương như những người ruột thịt. Tình yêu của Bác đối với đất nước, đối với nhân dân không có gì so sánh được.

Sự thanh cao giản dị của Bác "như các vị danh nho những phải là tự thần thánh hóa, khác đời, khác người". Mà đó chính là "một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác."

Qua đây chúng ta cần học tập và noi theo tâm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năng động, cần cù siêng năng, vận dụng tri thức có được vào trong học tập và trong công việc. Cuộc sống lành mạnh, không chạy theo điều phù phiếm, hào nhoáng, biết quan tâm và chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh, yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ,...

Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, ở Người ta thấy được "một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại". Phong cách Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng cho mỗi thế hệ con người Việt Nam nhất là đối với sinh viên, học sinh chúng ta cần phải học tập và noi theo tấm gương sáng của Bác.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 18)

Có rất nhiều các tác phẩm nói về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đó có tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà, ta thấy được rất nhiều những nét đẹp trong phong cách của Người. Phong cách Hồ Chí Minh chính kết quả của sự kết hợp tinh hoa văn hoa nhân loại với cái gốc văn hóa dân tộc, “để trở thành một nhân cách rất Việt Nam”. Cho dù ở bất cứ cương vị nào, thì Hồ Chí Minh luôn coi mình chỉ là một người dân bình thường, một đồng bào yêu nước, một người nguyện hi sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân.

Trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược, cuộc sống dân chúng lầm than, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết ra đi tìm cứu nước. “Trên những con tàu vượt trùng dương, Người ghé lại nhiều hải cảng thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người làm nhiều nghề”. Tất cả đều được Người tìm hiểu học hỏi một cách chắt lọc, tiếp thu những cái đẹp, cái hay cái mới, phê phán những cái tiêu cực. Phải đối mặt với hàng trăm hàng nghìn có khi hàng triệu những khó khăn, gian khổ của cuộc sống nhưng Người vẫn luôn cố gắng trau dồi kiến thức, tích lũy những điều hay, điều tốt để có thể một ngày mang những tri thức đó về cứu dân cứu nước. Dù đi “Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”. Nét đẹp của Bác ở đây chính là ý chí kiên định, kiên cường, vượt qua khó khăn thử thách để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại một cách chắt lọc và uyên thâm.

Nét đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua lối sống vô cùng giản dị nhưng đầy thanh cao của Người. “Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”.“Trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ …”. “Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc…,” “tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm của cuộc đời…” Áo bà ba, áo trấn thủ, đối dép lốp, cá kho, rau luộc, …tất cả những món dân dã, trang phục đó đều là những thứ mà tất cả những chiến sĩ ngoài mặt trận và người Việt Nam bình thường lúc bấy giờ đều ăn, đều mặc, Người cũng như bao con người đồng bào quê hương Việt Nam không có chút khác lạ nào.

Dù ở cương vị nào thì Bác đối đãi với mọi người cũng đều vô cùng ân cần chu đáo, từ những anh lính canh phủ chủ tịch, những cháu nhỏ hay cụ già, Bác đều chu đáo yêu thương như những người ruột thịt. Tình yêu của Bác đối với đất nước, đối với nhân dân không có gì so sánh được.

Sự thanh cao giản dị của Bác “như các vị danh nho những phải là tự thần thánh hóa, khác đời, khác người”. Mà đó chính là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”Qua đây chúng ta cần học tập và noi theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năng động, cần cù siêng năng, vận dụng tri thức có được vào trong học tập và trong công việc. Cuộc sống lành mạnh, không chạy theo điều phù phiếm, hào nhoáng, biết quan tâm và chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh, yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ,…

Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, ở Người ta thấy được “một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Phong cách Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng cho mỗi thế hệ con người Việt Nam nhất là đối với sinh viên, học sinh chúng ta cần phải học tập và noi theo tấm gương sáng của Bác.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 19)

Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam năm 1990

Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người "đã tiếp xúc" với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người "đã ghé lại" nhiều hải cảng, "đã thăm" các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người "đã sống dài ngày" ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh... Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:

"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,

Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi."

(Người đi tìm hình của nước)

Người "nói và viết thạo" nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga... Không phải là lắm tiền đi du lịch... mà trái lại cuộc đời Người "đầy truân chuyên", Người "đã làm nhiều nghề", và đặc biệt là "đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Hồ Chí Minh "đã tiếp thu" mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa, và "đã nhào nặn" tới cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại". Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế của Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.

Luận điểm thứ hai mà tác giả đưa ra là lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam của Hồ Chí Minh. Lê Anh Trà đã sử dụng 3 luận cứ (nơi ở, trang phục, cách ăn mặc) để giải thích và chứng minh cho luận điểm này. Cái "cung điện" của vị Chủ tịch nước là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để "tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ", đồ đạc "rất mộc mạc, đơn sơ".

Trang phục của Người "hết sức giản dị" với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp "thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn". Cách ăn uống của Hồ Chí Minh "rất đạm bạc": cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa..., đó là "những món ăn dân tộc không chút cầu kì". Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới. Nhiều người đã nói, đã viết, nhiều hồi kí đã kể lại mà ta đã biết. Nhưng Lê Anh Trà đã viết một cách giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca.

Phần còn lại, tác giả đã bình luận phong cách Hồ Chí Minh. So sánh với cuộc sống của một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiền..., rồi ông ngạc nhiên khẳng định Hồ Chí Minh đã "sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy". Lê Anh Trà "bất giác nghĩ đến", liên tưởng đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích dẫn hai câu thơ của Trạng Trình: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh, của các vị danh nho không phải là "tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời mà là "lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc, thanh cao cho tâm hồn và thể xác.

Tóm lại, Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca "Nhà văn hóa lớn, nhà đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi với mọi người".

Đọc bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta học tập được bao điều tốt đẹp về phong cách Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 20)

Kể chuyện Hồ Chí Minh, đọc thơ văn của Người và thơ văn viết về Người ở đất nước ta, đối với mỗi người Việt Nam, dường như đã trở thành một nếp sống, một thói quen văn hoá thú vị đáng tự hào. Ở sách Ngữ văn 7, chúng ta đã được học bài Đức tính giản dị của Bác Hồ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng - một chiến sĩ cách mạng, một nhà văn hoá lớn, từng được sống làm việc nhiều năm bên Người.

Giờ đây, mở đầu sách Ngữ văn 9, chúng ta lại được học một văn bản nữa của Lê Anh Trà - một nhà khoa học thuộc thế hệ con cháu Hồ Chí Minh. Lần theo từ ngữ, câu văn, bắt đầu từ nhan đề đến dòng cuối cùng của văn bản, chúng ta lại được cùng nhau khám phá "Chuyện Bác Hồ", thú vị và bổ ích biết bao. Hình tượng nổi bật hiện lên từ bài Phong cách Hồ Chí Minh phải chăng là một nhân cách Việt Nam hài hoà vẻ đẹp của nền văn hoá Việt Nam mang truyền thống lâu đời với nền văn hoá thế giới hiện đại?

Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trước hết là ở vốn tri thức văn hoá nhân loại mà Người đã tích luỹ được. Ông Lê Anh Trà kể: "Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ,... đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh...".

Hồ Chí Minh đã từng đi khắp năm châu bốn biển, lao động kiếm sống và học tập khắp mọi nơi trên trái đất, tiếp xúc với đủ mọi dân tộc, mọi chủng tộc của các màu da vàng, đen, trắng, đỏ... nhờ đó, "Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga,...". Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, biết nhiều ngoại ngữ, đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ để mở mang hiểu biết, thu lượm tri thức.

Dường như Hồ Chí Minh đã thấu hiểu quy luật ấy nên "Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Học hỏi, tìm hiểu để tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời Người biết "phê phán những tiêu cực". Cách đi, cách sống và cách học tập như vậy thật đúng đắn, mang tính khoa học cao. Người đã kể một kỉ niệm trong thời kì tìm hiểu, học tập về lí tưởng cách mạng của mình rằng: "Tôi tham gia Đảng xã hội Pháp... Còn như Đảng là gì..., chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu... Tôi dự rất nhiều các cuộc họp một tuần hai hoặc ba lần. Tôi chăm chú nghe những người phát biểu ý kiến. Lúc đầu, tôi không hiểu được hết. Tại sao người ta bàn cãi hăng như vậy?... Điều mà tôi muốn biết hơn cả là... vậy thì cái quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa? Trong một cuộc họp, tôi đã nêu câu hỏi ấy lên... Và một đồng chí đã đưa cho tôi đọc Luận cương của Lê-nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa... Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính.

Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động,... Trước kia, trong các cuộc họp chi bộ tôi chỉ ngồi nghe người ta nói; tôi cảm thấy người nào cũng có lí cả, tôi không phân biệt được ai đúng và ai sai. Nhưng từ đó tôi cũng xông vào những cuộc tranh luận. Tôi tham gia thảo luận sôi nổi... Không chỉ tham gia các cuộc họp của chi bộ tôi mà thôi, tôi còn đến những chi bộ khác để bênh vực lập trường "của tôi"... Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lí luận Mác - Lê-nin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ..." .

Tuy câu chuyện chỉ là một trong muôn vàn kỉ niệm của cuộc đời cách mạng Hồ Chí Minh nhưng vẫn đủ cho chúng ta thấu hiểu một phong cách sống và học tập năng động, hết mình vì cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, dân tộc mình và tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Nhờ đi nhiều nơi, hăng hái tích cực, thường xuyên tìm tòi, học hỏi, tranh luận, sống sôi nổi, hết mình, vừa nghiên cứu lí luận, vừa làm công tác thực tế, Người đã tích luỹ được một vốn tri thức sâu rộng. Sau vài ba sự việc được kể tóm tắt, nhằm gợi cho người đọc liên tưởng và suy ngẫm về tầm hiểu biết và cách tích luỹ vốn tri thức, tác giả Lê Anh Trà bình luận: "Điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị... đồng thời rất mới, rất hiện đại".

Đi nhiều nơi, học hỏi, tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay của nhiều nền văn hoá thế giới không phải chỉ để cho riêng mình mà đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc mình, dân tộc mình, đó là cách sống của Hồ Chí Minh. Chính vì biết cống hiến tất cả cho một lí tưởng cao đẹp như thế, nên Hồ Chí Minh đã trở thành một người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu nhất của thời đại, một nhân cách Việt Nam mang truyền thống phương Đông, đồng thời rất mới, rất hiện đại.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 21)

Bài Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà nói về phong cách làm việc, phong cách sống tuyệt vời, thanh cao mà giản dị của Bác Hồ. Nền tảng cơ bản tạo nên vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị.

Bài văn khẳng định tầm vóc văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới. Đoạn một: Từ đầu đến rất mới rất hiện đại: Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh. Đoạn hai: Phần còn lại: Nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của Hồ Chí Minh.

Mở đầu bài văn, tác giả khẳng định trình độ hiểu biết văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạt tới mức uyên thâm. Trường học cách mạng của Bác Hồ là hiện thực sôi động của thế giới. Bác Hồ đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau từ phương Đông tới phương Tây nên có kiến thức sâu rộng về văn hóa của các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ… Để có được trình độ hiểu biết uyên thâm ấy, Bác Hồ đã không ngại gian khổ, khó khăn, dày công học tập trong một thời gian rất dài:

Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Bác hiểu rằng, muốn tìm hiểu về bất cứ dân tộc nào, quốc gia nào thì trước hết phải nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ. Chính vì thế, Người khổ công luyện tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc như Pháp, Anh, Hoa, Nga…

Trong quá trình tìm hiểu và tiếp thu nền văn hóa của nhân loại, Bác Hồ có một mục đích rõ ràng là để tạo cho mình một nhân cách, một lối sống mới, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại. Phương pháp học tập của Người cũng hết sức đặc biệt. Đó là học qua thực tế công việc của nhiều nghề khác nhau và học từ trong hiện thực cuộc sống phong phú, sôi động xung quanh. Tác giả khẳng định: Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm.

Điều quan trọng là Bác Hồ đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại một cách chủ động và chọn lọc, rồi kết hợp hài hoà với vẻ đẹp truyền thông của nền văn hoá dân tộc Việt Nam để tạo cho mình một bản sắc riêng: Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại…

Sau khi phân tích cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa của dân tộc và nhân loại, tác giả giới thiệu nét đẹp hiếm có trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác. Lối sống đó thể hiện qua căn nhà mà Người đang ở, qua đồ dùng và bữa cơm hằng ngày. Đề cập đến vấn đề này, giọng văn của tác giả vừa xúc động vừa tự hào: Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.

Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có lối sống giản dị như một người dân thường. Nơi ở, nơi làm việc của Bác là chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ, trước mặt là ao cá và bên cạnh là vườn cây xanh tốt hoa nở ngát hương như bao cảnh làng quê quen thuộc khác. Tác giả kết hợp khéo léo, tự nhiên giữa lời kể và lời bình luận: Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ.

Chủ nhân của ngôi nhà đó được tác giả giới thiệu ngắn gọn nhưng hàm súc: Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Giản dị là đức tính, phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong những lời nói và bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là điều mà bất kì ai tiếp xúc với Bác đều cảm nhận được. Nhưng hiểu và đánh giá đúng những phẩm chất ấy ở lãnh tụ Hồ Chí Minh thì không phải là dễ dàng. Hình ảnh chiếc vali nhỏ bằng mây, vài bộ quần áo cũ, đôi dép lốp đơn sơ… đã gắn liền với cuộc đời thanh cao, trong sáng của Bác.

Nơi Bác ở và cách sống của Bác thì như vậy, còn bữa ăn của Bác cũng chẳng khác gì bữa ăn của những người dân thường: Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… Sự kết hợp hài hoà giữa cách kể chuyện tự nhiên, sinh động và lời văn giàu cảm xúc của tác giả đã tạo nên tính hiện thực và tính trữ tình sâu sắc cho đoạn văn, đồng thời phản ánh tình cảm kính yêu chân thành mà người viết dành cho vị Cha già dân tộc: Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy.

Yêu Bác hiểu Bác nên tác giả đã có những nhận xét, phân tích rất chính xác về cội nguồn bản chất đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là nét đẹp của lối sống dân tộc Việt Nam kết tinh trong phong cách Hồ Chí Minh. Bởi vì, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng dài hơn sáu mươi năm, phong cách sống của Hồ Chí Minh đã được tôi luyện trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ thực dân và hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ xâm lăng đầy đau thương mà oanh liệt của dân tộc. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác đã nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.

Phong cách của Bác cho ta thấy được vẻ đẹp của cuộc sống an bần lạc đạo, gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao cua người xưa: Bất giác, ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức: Thu ăn măng trúc, đông ăn giáXuân tắm hồ sen, hạ tắm ao… Hai câu thơ trên miêu tả cuộc sống ẩn dật của Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi ông tìm về chốn núi rừng để vui thú lâm tuyền. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thi vị hoá cuộc sống thanh bần của mình giữa thiên nhiên tuyệt đẹp.

Còn ngày nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ cách mạng đang lãnh đạo toàn dân đánh Mĩ. Thú quê trong văn chương xưa nhiều khi chỉ là tượng trưng, nay hoàn toàn là sự thật trong cuộc sống của Bác. Điều ấy thể hiện Hồ Chí Minh là con người giản dị nhưng vô cùng vĩ đại. Không phải là Bác bắt chước cảnh sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó mà lối sống ấy đã được Bác nâng lên thành một quan niệm thẩm mĩ đúng đắn: Trong cuộc đời, cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên.

Kết thúc bài văn, tác giả nhận xét: Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác. Lời bình luận này đã đề cao giá trị và sức thuyết phục kì diệu của phong cách Hồ Chí Minh. Cả thế giới có thể tìm thấy ở Bác tấm gương sáng suốt đời cống hiến, hi sinh cho quyền sống, quyền tự do hạnh phúc của nhân loại

Điều may mắn to lớn nhất của dân tộc Việt Nam là có được một lãnh tụ kiệt xuất như Hồ Chí Minh. Thực ra, đó không chỉ là hạnh phúc của riêng dân tộc Việt Nam mà là của chung nhân loại ở thế kỉ XX. Thế kỉ XX là thế kỉ đấu tranh một mất một còn giữa bạo lực và chống bạo lực. Trong đó, Hồ Chí Minh là đại diện tiêu biểu nhất của phía chống bạo lực; là hình tượng cao cả, lớn lao, xứng đáng với niềm tự hào chung của nhân loại.

Bài viết của tác giả Lê Anh Trà đã khẳng định cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học nhân sinh có tác dụng giáo dục lớn lao cho các thế hệ mai sau. Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, chúng ta cần có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 22)

Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh được trích trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà, in trong cuốn Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam (Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990). Bài văn khẳng định nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh, đó chính là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa sự vĩ đại và sự giản dị.

Phần đầu của văn bản nói về vốn tri thức văn hóa nhân loại vô cùng sâu rộng của Hồ Chí Minh: "Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mỹ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga., và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm".

Cha ông ngày xưa nói "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Bác đi nhiều nơi nên học hỏi được nhiều. Nhưng vấn đề là học bằng cách nào? Để có được vốn văn hóa sâu rộng ấy, trước hết, Bác phải nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ: "Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga.."; nắm vững ngôn ngữ để học qua sách vở, qua giao tiếp. Bên cạnh đó, còn phải học hỏi qua lao động, qua công việc: "Người đã làm nhiều nghề". Bằng những cách ấy, Bác đã có được một vốn tri thức đạt đến mức "sâu sắc", "uyên thâm". Điều đáng nói ở đây là Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài: "Người đã chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản". Bác tiếp thu trên nền tảng sâu vững của văn hóa dân tộc để tạo nên những giá trị độc đáo: "... Điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyên được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại".

Phần thứ hai của văn bản nói về lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh. Tác giả đã giới thiệu lối sống ấy một cách cụ thể bằng những chi tiết tiêu biểu, từ ngôi nhà cho đến trang phục và cách ăn uống. Mở đầu là một lời bình luận đầy ấn tượng: "Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện" của mình. Nghệ thuật đối lập đã làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi.

Tác giả khiến người đọc hình dung trong sự đối chiếu các hình ảnh: cung điện của những ông vua ngày xưa, những tòa nhà nguy nga tráng lệ của các vị nguyên thủ quốc gia, và ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. "Chiếc nhà sàn nhỏ băng gỗ bên cạnh chiếc ao", có ai ngờ hình ảnh đơn sơ mang đậm hồn nông thôn như thế, "chỉ vẻn vẹn có vài phòng", "với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ" lại là nơi ở, nơi làm việc của một vị Chủ tịch nước. Trong bài Hồ Chứ tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại, khi nói về đức tính giản dị của Bác Hồ, bác Phạm Văn Đồng cũng nhắc đến ngôi nhà sàn "luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn".

Chủ nhân ngôi nhà sàn đơn sơ ấy "cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn". Và "việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa". Am hiểu văn hóa nhân loại mà cách sống lại hết sức dân tộc, rất Việt Nam. Khép lại đoạn văn kể về lối sống của Bác cũng là một lời bình luận đầy thuyết phục: "Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ nào, một vị tổng thông hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống giản dị và tiết chế đến mức như vậy". "Tiết chế" là hạn chế, là giữ không cho vượt qua mức.

Tuy nhiên, không nên hiểu "tiết chế" là lối sống khắc khổ theo kiểu tu hành; cũng không nên hiểu là tự hạn chế mình để trở thành khác đời, hơn đời. Sống giản dị, đó không chỉ là một lối sống, thể hiện một quan niệm sống, mà còn gắn với một quan niệm thẩm Mỹ, quan niệm về cái đẹp: cái đẹp là sự giản dị tự nhiên. Cho nên, sống giản dị mà thanh cao chính là ở đó cái đẹp, cái thanh cao nằm ngay trong cái giản dị. Tác giả đối chiếu lối sống của Bác với lối sống của "các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức".

Bác đã từng tâm sự: Ước nguyện của Bác là sau khi hoàn thành tâm nguyện cứu nước dân, Bác sẽ "làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu với vòng danh lợi". Ta chợt nhận ra trong ước nguyện của Bác cái thú điền viên, thú lâm tuyền của những bậc triết nhân hiền giả ngày xưa gặp lúc thời thế nhiễu nhương không thể hành đạo giúp đời, đã từ bỏ công danh, tìm đến cuộc sống ẩn dật nơi núi rừng, bạn cùng hoa cỏ gió trăng, giữ tâm hồn trong sạch. Nguyễn Trãi xưa về lại Côn Sơn để làm bạn với suối chảy rì rầm, với bàn đá rêu phơi, với bóng mát của rừng thông, rừng trúc xanh mát một màu. Nguyễn Bỉnh Khiêm vui thú điền viên với cảnh sống nơi thôn dã "Một mai, một cuốc, một cần câu", với cảnh thanh bần "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" để tịnh dường tinh thần. Nhưng có điều, Bác không phải là hiền triết ẩn dật, lánh đời. Lối sống của Bác là một lối sống rất dân tộc, in đậm nét đẹp của truyền thống, nhưng vẫn rất hiện đại.

Bằng một lối viết giàu sức thuyết phục, tác giả Lê Anh Trà đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp văn hóa trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị. Bài văn có ý nghĩa bồi đắp tình cảm tự hào và kính yêu lãnh tụ.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 23)

Bên cạnh những tác phẩm lãng mạn về thơ ca thì những tác phẩm viết về chính trị vẫn rất thu hút người đọc. Nhắc đến những tác giả viết về văn chính luận xuất sắc không thể không nhắc đến Lê Anh Trà. Lê Anh Trà được biết dến là một nhà quân sự sau đó là một nhà viết báo đầy tài năng. Bài Phong cách Hồ Chí Minh là một trong những bài văn hay và xuất sắc của Lê Anh Trà. Bài văn được rút ra từ bài “Phong cách Hồ Chí Minh” cái vĩ đại gắn với cái lớn lao”. Bài văn làm toát lên vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái bình dị, và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Lê Anh Trà đã mang đến cho đời một bài văn chính luận mẫu mực hay và đắc sắc về phong cách và lối sống đầy giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phong cách Hồ Chí Minh là bài văn làm rõ những nét đẹp giản dị tiềm ẩn trong con người Bác! Hồ Chí Minh vĩ lãnh tụ tài ba, là nhà cách kiên trung và Người đã tiếp thu rất nhiều tinh hoa văn hóa nhân loại. nhận thấy được sự nguy cấp của tình trạng nươc nhà Bác đã khan gối lên đường ra đi tìm đường cứu nước với mong mỏi giúp ích cho quê hương. Bác đã sang Liên Xô, Trung Quốc và nhiều nước lớn khác hồng học hỏi them nhiều kinh nghiệm. Bác đi nhiều nơi đến nhiều quốc gia và học hỏi them nhiều nền văn hóa khác nhau nhằm làm giàu bản sắc văn hóa cho dân tộc. Quả thật với tinh thần của Bác thật làn người người kính nể. “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây… Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”. Với một tinh thần lúc nào cũng lo nghĩ cho quê hương, nhân cách cao đẹp ấy của Bác luôn luôn lúc nào cũng sang chói trên bầu trời nghệ thuật dân tộc!

Thế nhưng không phải cái gì Bác cũng tiếp thu: “ Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp cái hay đồng thời với việc phê phán những cái tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.” Qua đó cho thấy cách tiếp thu rất văn minh và đầy chọn lọc của Người. Và cho thấy cách tiếp rất tiến bộ mà không có nhiều bậc vĩ nhân mới làm được như thế. Muốn hiểu nền văn hóa nước khác Hồ Chí Minh đã học rất nhiều thứ tiếng khác nhau và giúp ích rất nhiều cho Bác sau này như tiếng: Pháp, Anh, Hoa, Nga,… Có thể nói rất ích vị lãnh tụ am hiểu nhiều nền văn hóa thế giới như Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngoài vốn kiến thức sâu rộng uyên bác thì Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có lối sống vô cùng giản dị và bình dân. Bác sống trong “ chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ”,” chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vỏn vẹn có vài phòng tiếp khách”. Chao ôi! Nghe đến đây người đọc không khỏi bâng khuâng chạnh lòng! Ngoài chỗ ở thì cách ăn mặc hay ăn uống của Bác cũng giản dị không kém. Ở đây Lê Anh Trà đã miêu tả một cách đầy chân thật:”bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp, thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn..” “ Hằng ngày việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì” như “ cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháu hoa”. Liệu có ai nghĩ rằng đây là khẩu phần ăn uống của một vĩ lãnh tụ đứng đầu cả một dân tộc hay chăng? Nhiều người sẽ không khỏi xuýt xoa sao Bác giản dị đến thế! Bên cạnh đó tư trang của Bác cũng rất ít ỏi:”một chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài”. Với lối ăn mặc, ăn uống của Bác lúc bấy giờ cũng going như bao con người Việt Nam khác, không có gì là vẻ thanh cao, sang chảnh của một vị lãnh tụ. Lối sống ấy của Bác đã là lời dạy bảo cho muôn đời sau:” Cần kiệm, liêm chính”.

Qua những gì đã phân tích ở trên cho thấy được vô vàng ý nghĩa quý báu trong phong cách sống của Bác. Ưu tiên một lối sống giản dị, thanh khiết. Luôn là tấm gương sang chói cho biết bao thế hệ của dân tộc Việt Nam. Suốt một đời luôn lo lắng cho đất nước cho nhân dân: Luôn đặt vấn đề sống còn của đất nước của nhân dân lên hàng đầu. Với những nhân cách cao đẹp được Lê Anh Trà miêu tả càng làm sang chói them con người vốn giản dị nhưng nhân cách thì luôn chói lóa muôn đời!

Qua bài Phong cách Hồ Chí Minh đã góp phần thêm thật nhiều những nhân cách cao đẹp và giản dị ở con người của Bác! Cùng với lối văn chính luận, lập luận chính xác, dẫn chứng thuyết phục người đọc người nghe càng làm bài văn trở nên mẫu mực và rất cuốn hút. Từ đó làm bậc lên phong cách giản dị sáng ngời, con người tài năng trí tuệ uyên bác luôn luôn

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 24)

Vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh vô cùng sâu rộng. Một cuộc đời đầy truân chuyên, lúc làm bồi tàu, lúc cuốc tuyết... Người đã đi đến nhiều hải cảng ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người đã sống nhiều năm ở Pháp, Anh. Người nói và viết nhiều thứ tiếng như Pháp, Anh, Nga, Hoa... Người đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến mức khá uyên thâm, tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay của các nền văn hóa.

Trên cái gốc văn hóa dân tộc, Người đã tiếp thu và nhào nặn những tinh hoa văn hóa thế giới để trở thành "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại". Lối sống của Hồ Chí Minh rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông; lối sống ấy được biểu hiện rất sinh động, tự nhiên ở nhiều phương diện. Nơi ở làm việc là một ngôi nhà sàn "chỉ vẻn vẹn có vài phòng...". Đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Trang phục hết sức giản dị "với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn", đã được một tác giả phương Tây ca ngợi "như một vật thần kì". Tư trang ít ỏi: một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Cách ăn uống của Người "rất đạm bạc": cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.... đó là những món ăn dân tộc "không chút cầu kì".

Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao. Người đã tiếp thu những nét đẹp của các vị hiền triết xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở Bạch Vân. Nếp sống của Bác "giản dị và thanh đạm" như của các vị danh nho xưa. Đó là một "lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác". Lối sống đó "không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời".

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 25)

Lối sống của Hồ Chí Minh rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông; lối sống ấy được biểu hiện rất sinh động, tự nhiên ở nhiều phương diện.

Vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh vô cùng sâu rộng. Một cuộc đời đầy truân chuyên, lúc làm bồi tàu, lúc cuốc tuyết... Người đã đi đến nhiều hải cảng ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người đã sống nhiều năm ở Pháp, Anh. Người nói và viết nhiều thứ tiếng như Pháp, Anh, Nga, Hoa... Người đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến mức khá uyên thâm, tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay của các nền văn hóa.

Trên cái gốc văn hóa dân tộc, Người đã tiếp thu và nhào nặn những tinh hoa văn hóa thế giới để trở thành "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại"...

Lối sống của Hồ Chí Minh rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông; lối sống ấy được biểu hiện rất sinh động, tự nhiên ở nhiều phương diện.

Nơi ở làm việc là một ngôi nhà sàn "chỉ vẻn vẹn có vài phòng...". Đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ.

Trang phục hết sức giản dị "với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn", đã được một tác giả phương Tây ca ngợi "như một vật thần kì". Tư trang ít ỏi: một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài.

Cách ăn uống của Người "rất đạm bạc": Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.... đó là những món ăn dân tộc "không chút cầu kì”.

Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao. Người đã tiếp thu những nét đẹp của các vị hiền triết xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở Bạch Vân. Nếp sống của Bác "giản dị và thanh đạm" như của các vị danh nho xưa. Đó là một "lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác". Lối sống đó "không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời".

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 26)

Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà được trích từ bài viết kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Bác. Với lời văn dung dị nhưng hết sức lôi cuốn, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp giản dị trong phong cách của Bác. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giản dị mà vẫn vô cùng thanh cao.

Tác phẩm được chia làm hai phần rõ ràng: phần thứ nhất đề cập tới sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm nên phong cách Hồ Chí Minh. Phần thứ hai là vẻ đẹp văn hóa trong phong cách của Bác. Các phần này liên kết chặt chẽ với nhau, làm nổi bật lên vẻ đẹp phong cách trong con người, tâm hồn Bác.

Trước hết, vẻ đẹp trong phong cách của Bác là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Chúng ta đều biết rằng năm 1911, Bác rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình tìm đường cứu nước Bác đã đến nhiều nơi, tiếp xúc văn hóa của nhiều nước bao gồm cả phương Đông và phương Tây. Đến bất cứ nơi nào Bác cũng chăm chú, tỉ mỉ quan sát. Nhưng sự học hỏi của Bác không phải là bắt chước mà là sự học hỏi có chọn lọc, Bác lọc những gì tinh túy nhất, hay nhất để học cho mình. Tinh hoa văn hóa nhân loại, “những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông”. Như vậy ta có thể thấy, phong cách của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa cái mới mẻ, hiện đại của nhân loại nhưng cũng rất truyền thống của dân tộc ta. Chính bởi sự kết hợp hài hòa, hòa nhập mà không hòa tan ấy tạo nên những nét đặc biệt trong phong cách Hồ Chí Minh.

Để làm rõ hơn những nét đẹp trong phong cách của Bác, phần còn lại của tác phẩm tập trung vào các khía cạnh trong lối sống của Người để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách ấy. Thời điểm lúc bấy giờ, Bác là người ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng nơi ở và nơi làm việc của Người lại hết sức đơn sơ, giản dị. Đó là một căn nhà sàn gỗ nhỏ, được chia làm vài phòng khác nhau. Ngôi nhà đơn sơ ấy nằm cạnh một hồ ao sen, quả thật chẳng khác gì làng quê Việt Nam. Có lẽ không thể tìm ở bất cứ đâu trên thế giới này “cung điện” của một vị lãnh tụ lại đơn sơ, mộc mạc đến vậy. Điều đó càng cho thấy rõ hơn sự giản dị trong phong cách của Bác.

Trang phục, tư trang của Bác cũng hết sức ít ỏi: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi, chỉ là chiếc va li con với vài ba bộ quần áo. Đó là những trang phục, tư trang hết sức bình thường mà bất cứ người nào cũng có. Không chỉ vậy, bữa cơm của Bác không có sơn hào, hải vị, không có những món cầu kì, đắt tiền mà chỉ là bữa ăn hết sức đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa. Dường như mọi sinh hoạt của Bác từ miếng ăn đến giấc ngủ chẳng khác gì một người dân bình thường. Vẻ đẹp đó đã từng được nhà thơ Việt Phương ghi lại qua những câu thơ hết sức chân thực:

“Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ

Không thích nói to và đi rất khẽ cả trong vườn”

Là một vị chủ tịch nước, phải gánh trong mình trọng trách lớn lao nhưng đời sống vật chất của Bác lại tối giản ở mức tối đa, để con người được sống giản dị, mộc mạc, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng cái đẹp giàu có, vô tận của thiên nhiên nên có thể thấy đây là lối sống vô cùng thanh cao. Cuộc sống của Bác phản chiếu chiều sâu văn hóa, nó bắt nguồn từ quan điểm sống đẹp đẽ, lành mạnh, đó là cái đẹp nằm trong sự dung dị, gần gũi, và rất đỗi đời thường.

Từ lối sống của Bác tác giả liên tưởng đến các vị danh nho xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm để thấy được nét tương đồng và khác biệt giữa Bác và họ. Bác và các vị hiền triết đều mang trong mình những nét giản dị, thanh cao, cuộc sống đạm bạc mà không khắc khổ, hòa mình vào thiên nhiên để di dưỡng tinh thần. Nhưng giữa Bác và các vị hiền triết vẫn có những điều khác biệt. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là con người sống ở thời trung đại, nên những gì ông tiếp thu thuần túy là văn hóa dân tộc, văn hóa Nho giáo. Còn Bác sống trong thời hiện đại, lại được đi và tiếp xúc văn hóa nhiều nước nên phong cách của Bác là sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa truyền thống với tinh hoa văn hóa nhân loại.

Văn bản có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và nghị luận: đan xen lời kể và lời bình luận của người viết khiến bài văn trở nên sâu sắc, thuyết phục hơn. Để nói về phong cách của Bác, tác giả đã lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu: cái nhà, lối sống, … Ngoài ra còn phải kể đến cách tác giả dùng từ Hán Việt, dẫn chứng thơ cổ gợi sự gần gũi giữa Bác Hồ với các bậc hiền triết. Sự kết hợp hài hòa các yếu tố nghệ thuật đó đã làm bật lên nét giản dị và thanh cao của Bác.

Bài viết của Lê Anh Trà đã cho ta thấy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Để từ đó ta càng thêm kính yêu Bác và học tập theo gương giản dị, thanh cao ngời sáng của Bác.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 27)

Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà được trích từ bài viết kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Bác. Với lời văn dung dị nhưng hết sức lôi cuốn, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp giản dị trong phong cách của Bác. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giản dị mà vẫn vô cùng thanh cao.

Tác phẩm được chia làm hai phần rõ ràng: phần thứ nhất đề cập tới sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm nên phong cách Hồ Chí Minh. Phần thứ hai là vẻ đẹp văn hóa trong phong cách của Bác. Các phần này liên kết chặt chẽ với nhau, làm nổi bật lên vẻ đẹp phong cách trong con người, tâm hồn Bác.

Trước hết, vẻ đẹp trong phong cách của Bác là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Chúng ta đều biết rằng năm 1911, Bác rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình tìm đường cứu nước Bác đã đến nhiều nơi, tiếp xúc văn hóa của nhiều nước bao gồm cả phương Đông và phương Tây. Đến bất cứ nơi nào Bác cũng chăm chú, tỉ mỉ quan sát. Nhưng sự học hỏi của Bác không phải là bắt chước mà là sự học hỏi có chọn lọc, Bác lọc những gì tinh túy nhất, hay nhất để học cho mình. Tinh hoa văn hóa nhân loại, “những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông”. Như vậy ta có thể thấy, phong cách của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa cái mới mẻ, hiện đại của nhân loại nhưng cũng rất truyền thống của dân tộc ta. Chính bởi sự kết hợp hài hòa, hòa nhập mà không hòa tan ấy tạo nên những nét đặc biệt trong phong cách Hồ Chí Minh.

Để làm rõ hơn những nét đẹp trong phong cách của Bác, phần còn lại của tác phẩm tập trung vào các khía cạnh trong lối sống của Người để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách ấy. Thời điểm lúc bấy giờ, Bác là người ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng nơi ở và nơi làm việc của Người lại hết sức đơn sơ, giản dị. Đó là một căn nhà sàn gỗ nhỏ, được chia làm vài phòng khác nhau. Ngôi nhà đơn sơ ấy nằm cạnh một hồ ao sen, quả thật chẳng khác gì làng quê Việt Nam. Có lẽ không thể tìm ở bất cứ đâu trên thế giới này “cung điện” của một vị lãnh tụ lại đơn sơ, mộc mạc đến vậy. Điều đó càng cho thấy rõ hơn sự giản dị trong phong cách của Bác.

Trang phục, tư trang của Bác cũng hết sức ít ỏi: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi, chỉ là chiếc va li con với vài ba bộ quần áo. Đó là những trang phục, tư trang hết sức bình thường mà bất cứ người nào cũng có. Không chỉ vậy, bữa cơm của Bác không có sơn hào, hải vị, không có những món cầu kì, đắt tiền mà chỉ là bữa ăn hết sức đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa. Dường như mọi sinh hoạt của Bác từ miếng ăn đến giấc ngủ chẳng khác gì một người dân bình thường. Vẻ đẹp đó đã từng được nhà thơ Việt Phương ghi lại qua những câu thơ hết sức chân thực:

“Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ

Không thích nói to và đi rất khẽ cả trong vườn”

Là một vị chủ tịch nước, phải gánh trong mình trọng trách lớn lao nhưng đời sống vật chất của Bác lại tối giản ở mức tối đa, để con người được sống giản dị, mộc mạc, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng cái đẹp giàu có, vô tận của thiên nhiên nên có thể thấy đây là lối sống vô cùng thanh cao. Cuộc sống của Bác phản chiếu chiều sâu văn hóa, nó bắt nguồn từ quan điểm sống đẹp đẽ, lành mạnh, đó là cái đẹp nằm trong sự dung dị, gần gũi, và rất đỗi đời thường.

Từ lối sống của Bác tác giả liên tưởng đến các vị danh nho xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm để thấy được nét tương đồng và khác biệt giữa Bác và họ. Bác và các vị hiền triết đều mang trong mình những nét giản dị, thanh cao, cuộc sống đạm bạc mà không khắc khổ, hòa mình vào thiên nhiên để di dưỡng tinh thần. Nhưng giữa Bác và các vị hiền triết vẫn có những điều khác biệt. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là con người sống ở thời trung đại, nên những gì ông tiếp thu thuần túy là văn hóa dân tộc, văn hóa Nho giáo. Còn Bác sống trong thời hiện đại, lại được đi và tiếp xúc văn hóa nhiều nước nên phong cách của Bác là sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa truyền thống với tinh hoa văn hóa nhân loại.

Văn bản có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và nghị luận: đan xen lời kể và lời bình luận của người viết khiến bài văn trở nên sâu sắc, thuyết phục hơn. Để nói về phong cách của Bác, tác giả đã lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu: cái nhà, lối sống, … Ngoài ra còn phải kể đến cách tác giả dùng từ Hán Việt, dẫn chứng thơ cổ gợi sự gần gũi giữa Bác Hồ với các bậc hiền triết. Sự kết hợp hài hòa các yếu tố nghệ thuật đó đã làm bật lên nét giản dị và thanh cao của Bác.

Bài viết của Lê Anh Trà đã cho ta thấy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Để từ đó ta càng thêm kính yêu Bác và học tập theo gương giản dị, thanh cao ngời sáng của Bác.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh mẫu 4

Việt Nam đang trên đà phát triển, hòa cùng với xu thế hội nhập toàn cầu trên thế giới. Vì thế, một vấn đề cấp bách đặt ra là làm thế nào để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa, văn minh nhân loại thế giới mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống vốn có của dân tộc, hòa nhập nhưng không được hòa tan. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn tới việc bảo vệ và phát triển nền văn hóa quốc gia. Nhận thức được điều đó, Lê Anh Trà đã có bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị" trong cuốn "Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam". Trong bài viết có trích đoạn "Phong cách Hồ Chí Minh" rất là tiêu biểu, độc đáo, tác giả đã chỉ ra những vẻ đẹp về phong cách của Người. Và Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng, giúp cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được những bài học nhận thức đúng đắn về việc kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa thế giới với bản sắc văn hóa dân tộc.

Hồ Chí Minh không những là một nhà yêu nước cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa trên thế giới. Tạp chí "Time" đã xếp Người vào danh sách là một trong số 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỉ XX. Bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh" của Lê Anh Trà không chỉ mang ý nghĩa thời sự trong tình hình hiện tại mà còn có ý nghĩa lâu dài tới tương lai phía trước. Bởi việc học tập và làm theo tấm gương, phong cách Hồ Chí Minh là một việc làm có ý nghĩa thiết thực và cần phải duy trì thực hiện thường xuyên đối với mọi thế hệ của người Việt.

Trước hết là cơ sở hình thành phong cách Hồ Chí Minh trong sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại. Trên con đường hoạt động cách mạng, trải qua bao nhiêu năm bôn ba trên khắp các châu lục từ châu Á sang châu Âu, từ châu Phi sang châu Mĩ, đã giúp cho Hồ Chí Minh có một sự hiểu biết sâu rộng mọi nền văn hóa trên thế giới. Để có được điều đó, Người đã ra sức học các tiếng ngoại ngữ nước ngoài "viết và nói thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc như: Pháp, Anh, Hoa, Nga... Người luôn chủ động học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật ở mọi lúc mọi nơi đến một mức khá là uyên thâm.

Người sẵn sàng tiếp thu mọi cái hay cái đẹp của mọi nền văn hóa nhưng cũng luôn quan sát phê phán những mặt hạn chế, tiêu cực của Chủ nghĩa tư bản; luôn biết cân bằng hài hòa sự "ảnh hưởng quốc tế đó... với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được..." để tạo nên một phong cách "rất Việt Nam, rất Phương Đông... rất mới, rất hiện đại". Như vậy, chúng ta thấy, Hồ Chí Minh là một con người rất bản lĩnh, giàu nghị lực, có tầm nhìn sâu xa và có một phong cách rất giàu giá trị nhân văn, nhân sinh sâu sắc: sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại. Từ đó, tạo nên một phong cách độc đáo ở con người Hồ Chí Minh.

Từ việc chỉ ra cơ sở để hình thành nên Phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đi vào những biểu hiện cụ thể về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh qua lối sống: giản dị và thanh cao. Mặc dù lúc này, Người đã trở thành một vị chủ tịch nước vĩ đại, cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Người vẫn hiện lên với một lối sống vô cùng giản dị. Nơi ở và làm việc của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm thành "cung điện" của mình, chỉ có vẻn vẹn vài phòng như: phòng tiếp khách, phòng họp Bộ chính trị, phòng làm việc và phòng ngủ.

Trang phục của Bác đơn giản chỉ là bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn, một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm. Những món ăn hằng ngày đạm bạc của dân tộc không chút cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Đây không phải là một lối sống khắc khổ, tự thần thánh hóa hay tự làm cho khác người mà là một lối sống đẹp, giản dị mà thanh cao của một con người trí thức với một quan niệm sống tích cực: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, thanh cao.

Phần cuối của trích đoạn, tác giả đưa ra sự liên hệ dẫn chứng giữa Bác với các bậc hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm có tác dụng như một thủ pháp đòn bẩy, khẳng định lại một cách mạnh mẽ lối sống giản dị của Bác là một lối sống đẹp, rất thanh cao, trong sáng; là cách để Người đi dưỡng tâm hồn và thể xác. Từ đó, gợi lên sự gần gũi và truyền thống giữa người xưa và nay, giữa Bác và các bậc hiền triết, làm tôn thêm phần cao quí ở Người.

Tóm lại, bài viết có sự kết hợp giữa kể và bình luận; những chi tiết, hình ảnh được lựa chọn rất tiêu biểu, có sức thuyết phục; sử dụng nghệ thuật đối lập tương phản để làm nổi bật ý: vĩ nhân mà giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh. Qua văn bản, chúng ta thấy được vẻ đẹp rất đời thường trong con người của Bác, đồng thời thấy được sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa giản dị và thanh cao trong con người Hồ Chí Minh. Bác mãi là tấm gương sáng cho mọi người học tập và noi theo.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 28)

Lối sống của Hồ Chí Minh rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông; lối sống ấy được biểu hiện rất sinh động, tự nhiên ở nhiều phương diện.

Vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh vô cùng sâu rộng. Một cuộc đời đầy truân chuyên, lúc làm bồi tàu, lúc cuốc tuyết... Người đã đi đến nhiều hải cảng ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người đã sống nhiều năm ở Pháp, Anh. Người nói và viết nhiều thứ tiếng như Pháp, Anh, Nga, Hoa... Người đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến mức khá uyên thâm, tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay của các nền văn hóa.

Trên cái gốc văn hóa dân tộc, Người đã tiếp thu và nhào nặn những tinh hoa văn hóa thế giới để trở thành "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại"...

Lối sống của Hồ Chí Minh rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông; lối sống ấy được biểu hiện rất sinh động, tự nhiên ở nhiều phương diện.

Nơi ở làm việc là một ngôi nhà sàn "chỉ vẻn vẹn có vài phòng...". Đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ.

Trang phục hết sức giản dị "với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn", đã được một tác giả phương Tây ca ngợi "như một vật thần kì". Tư trang ít ỏi: một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài.

Cách ăn uống của Người "rất đạm bạc": Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.... đó là những món ăn dân tộc "không chút cầu kì”.

Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao. Người đã tiếp thu những nét đẹp của các vị hiền triết xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở Bạch Vân. Nếp sống của Bác "giản dị và thanh đạm" như của các vị danh nho xưa. Đó là một "lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác". Lối sống đó "không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời".

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 29)

Bài Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà nói về phong cách làm việc, phong cách sống tuyệt vời, thanh cao mà giản dị của Bác Hồ. Nền tảng cơ bản tạo nên vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị.

Bài văn khẳng định tầm vóc văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới.

Đoạn một: Từ đầu đến rất mới rất hiện đại: Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh.

Đoạn hai: Phần còn lại: Nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của Hồ Chí Minh.

Mở đầu bài văn, tác giả khẳng định trình độ hiểu biết văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạt tới mức uyên thâm.

Trường học cách mạng của Bác Hồ là hiện thực sôi động của thế giới. Bác Hồ đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau từ phương Đông tới phương Tây nên có kiến thức sâu rộng về văn hóa của các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ… Để có được trình độ hiểu biết uyên thâm ấy, Bác Hồ đã không ngại gian khổ, khó khăn, dày công học tập trong một thời gian rất dài:

Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ.

Bác hiểu rằng, muốn tìm hiểu về bất cứ dân tộc nào, quốc gia nào thì trước hết phải nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ. Chính vì thế, Người khổ công luyện tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc như Pháp, Anh, Hoa, Nga…

Trong quá trình tìm hiểu và tiếp thu nền văn hóa của nhân loại, Bác Hồ có một mục đích rõ ràng là để tạo cho mình một nhân cách, một lối sống mới, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại.

Phương pháp học tập của Người cũng hết sức đặc biệt. Đó là học qua thực tế công việc của nhiều nghề khác nhau và học từ trong hiện thực cuộc sống phong phú, sôi động xung quanh.

Tác giả khẳng định: Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm.
Điều quan trọng là Bác Hồ đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại một cách chủ động và chọn lọc, rồi kết hợp hài hoà với vẻ đẹp truyền thông của nền văn hoá dân tộc Việt Nam để tạo cho mình một bản sắc riêng:

Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại…

Sau khi phân tích cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa của dân tộc và nhân loại, tác giả giới thiệu nét đẹp hiếm có trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác. Lối sống đó thể hiện qua căn nhà mà Người đang ở, qua đồ dùng và bữa cơm hằng ngày. Đề cập đến vấn đề này, giọng văn của tác giả vừa xúc động vừa tự hào:

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.

Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có lối sống giản dị như một người dân thường. Nơi ở, nơi làm việc của Bác là chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ, trước mặt là ao cá và bên cạnh là vườn cây xanh tốt hoa nở ngát hương như bao cảnh làng quê quen thuộc khác. Tác giả kết hợp khéo léo, tự nhiên giữa lời kể và lời bình luận:

Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ.
Chủ nhân của ngôi nhà đó được tác giả giới thiệu ngắn gọn nhưng hàm súc:

Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.

Giản dị là đức tính, phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong những lời nói và bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là điều mà bất kì ai tiếp xúc với Bác đều cảm nhận được. Nhưng hiểu và đánh giá đúng những phẩm chất ấy ở lãnh tụ Hồ Chí Minh thì không phải là dễ dàng. Hình ảnh chiếc vali nhỏ bằng mây, vài bộ quần áo cũ, đôi dép lốp đơn sơ… đã gắn liền với cuộc đời thanh cao, trong sáng của Bác.

Nơi Bác ở và cách sống của Bác thì như vậy, còn bữa ăn của Bác cũng chẳng khác gì bữa ăn của những người dân thường:

Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…

Sự kết hợp hài hoà giữa cách kể chuyện tự nhiên, sinh động và lời văn giàu cảm xúc của tác giả đã tạo nên tính hiện thực và tính trữ tình sâu sắc cho đoạn văn, đồng thời phản ánh tình cảm kính yêu chân thành mà người viết dành cho vị Cha già dân tộc:

Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy.

Yêu Bác hiểu Bác nên tác giả đã có những nhận xét, phân tích rất chính xác về cội nguồn bản chất đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là nét đẹp của lối sống dân tộc Việt Nam kết tinh trong phong cách Hồ Chí Minh.

Bởi vì, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng dài hơn sáu mươi năm, phong cách sống của Hồ Chí Minh đã được tôi luyện trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ thực dân và hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ xâm lăng đầy đau thương mà oanh liệt của dân tộc. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác đã nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.

Phong cách của Bác cho ta thấy được vẻ đẹp của cuộc sống an bần lạc đạo, gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao cua người xưa: Bất giác, ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…

Hai câu thơ trên miêu tả cuộc sống ẩn dật của Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi ông tìm về chốn núi rừng để vui thú lâm tuyền. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thi vị hoá cuộc sống thanh bần của mình giữa thiên nhiên tuyệt đẹp.

Còn ngày nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ cách mạng đang lãnh đạo toàn dân đánh Mĩ. Thú quê trong văn chương xưa nhiều khi chỉ là tượng trưng, nay hoàn toàn là sự thật trong cuộc sống của Bác. Điều ấy thể hiện Hồ Chí Minh là con người giản dị nhưng vô cùng vĩ đại.

Không phải là Bác bắt chước cảnh sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó mà lối sống ấy đã được Bác nâng lên thành một quan niệm thẩm mĩ đúng đắn: Trong cuộc đời, cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên.

Kết thúc bài văn, tác giả nhận xét:

Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.

Lời bình luận này đã đề cao giá trị và sức thuyết phục kì diệu của phong cách Hồ Chí Minh. Cả thế giới có thể tìm thấy ở Bác tấm gương sáng suốt đời cống hiến, hi sinh cho quyền sống, quyền tự do hạnh phúc của nhân loại.

Điều may mắn to lớn nhất của dân tộc Việt Nam là có được một lãnh tụ kiệt xuất như Hồ Chí Minh. Thực ra, đó không chỉ là hạnh phúc của riêng dân tộc Việt Nam mà là của chung nhân loại ở thế kỉ XX. Thế kỉ XX là thế kỉ đấu tranh một mất một còn giữa bạo lực và chống bạo lực. Trong đó, Hồ Chí Minh là đại diện tiêu biểu nhất của phía chống bạo lực; là hình tượng cao cả, lớn lao, xứng đáng với niềm tự hào chung của nhân loại.

Bài viết của tác giả Lê Anh Trà đã khẳng định cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học nhân sinh có tác dụng giáo dục lớn lao cho các thế hệ mai sau. Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, chúng ta cần có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.

Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 30)

Kể chuyện Hồ Chí Minh, đọc thơ văn của Người và thơ văn viết về Người ở đất nước ta, đối với mỗi người Việt Nam, dường như đã trở thành một nếp sống, một thói quen văn hoá thú vị đáng tự hào. Ở sách Ngữ văn 7, chúng ta đã được học bài Đức tính giản dị của Bác Hồ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng – một chiến sĩ cách mạng, một nhà văn hoá lớn, từng được sống làm việc nhiều năm bên Người. Giờ đây, mở đầu sách Ngữ văn 9, chúng ta lại được học một văn bản nữa của Lê Anh Trà – một nhà khoa học thuộc thế hệ con cháu Hồ Chí Minh. Lần theo từ ngữ, câu văn, bắt đầu từ nhan đề đến dòng cuối cùng của văn bản, chúng ta lại được cùng nhau khám phá "Chuyện Bác Hồ", thú vị và bổ ích biết bao. Hình tượng nổi bật hiện lên từ bài Phong cách Hồ Chí Minh phải chăng là một nhân cách Việt Nam hài hoà vẻ đẹp của nền vãn hoá Việt Nam mang truyền thống lâu đời với nển văn hoá thế giới hiện đại?

Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trước hết là ở vốn tri thức văn hoá nhân loại mà Người đã tích luỹ được. Ông Lê Anh Trà kể: "Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ,… đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh…". Hổ Chí Minh đã từng đi khắp năm châu bốn biển, lao động kiếm sống và học tập khắp mọi nơi trên trái đất, tiếp xúc với đủ mọi dân tộc, mọi chủng tộc của các màu da vàng, đen, trắng, đỏ… nhờ đó, "Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga,…". Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, biết nhiều ngoại ngữ, đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ để mở mang hiểu biết, thu lượm tri thức. Dường như Hồ Chí Minh đã thấu hiểu quy luật ấy nên "Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu vãn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Học hỏi, tìm hiểu để tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời Người biết "phê phán những tiêu cực". Cách đi, cách sống và cách học tập như vậy thật đúng đắn, mang tính khoa học cao. Người đã kể một kỉ niệm trong thời kì tìm hiểu, học tập về lí tưởng cách mạng của mình rằng: "Tôi tham gia Đảng xã hội Pháp… Còn như Đảng là gì…, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu… Tôi dự rất nhiều các cuộc họp một tuẩn hai hoặc ba lần. Tôi chăm chú nghe những người phát biểu ý kiến. Lúc đầu, tôi không hiểu được hết. Tại sao người ta bàn cãi hăng như vậy?… Điều mà tôi muốn biết hơn cả là… vậy thì cái quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa ? Trong một cuộc họp, tôi đã nêu câu hỏi ấy lên… Và một đồng chí đã đưa cho tôi đọc Luận cương của Lê-nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa… Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động,… Trước kia, trong các cuộc họp chi bộ tôi chỉ ngồi nghe người ta nói ; tôi cảm thấy người nào cũng có lí cả, tôi không phân biệt được ai đúng và ai sai. Nhưng từ đó tôi cũng xông vào những cuộc tranh luận. Tôi tham gia thảo luận sôi nổi… Không chỉ tham gia các cuộc họp của chi bộ tôi mà thôi, tôi còn đến những chi bộ khác để bênh vực lập trường "của tôi"… Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lí luận Mác – Lê-nin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ…" . Tuy câu chuyện chỉ là một trong muôn vàn kỉ niệm của cuộc đời cách mạng Hồ Chí Minh nhưng vẫn đủ cho chúng ta thấu hiểu một phong cách sống và học tập năng động, hết mình vì cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, dân tộc mình và tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Nhờ đi nhiều nơi, hăng hái tích cực, thường xuyên tìm tòi, học hỏi, tranh luận, sống sôi nổi, hết mình, vừa nghiên cứu lí luận, vừa làm công tác thực tế, Người đã tích luỹ được một vốn tri thức sâu rộng. Sau vài ba sự việc được kể tóm tắt, nhằm gợi cho người đọc liên tưởng và suy ngẫm về tầm hiểu biết và cách tích luỹ vốn tri thức, tác giả Lê Anh Trà bình luận : "điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất yiệt Nam, một lối sống rất bình dị… đồng thời rất mới, rất hiện đại". Đi nhiều nơi, học hỏi, tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay của nhiều nền văn hoá thế giới không phải chỉ để cho riêng mình mà đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc mình, dân tộc mình, đó là cách sống của Hồ Chí Minh. Chính vì biết cống hiến tất cả cho một lí tưởng cao đẹp như thế, nên Hồ Chí Minh đã trở thành một người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu nhất của thời đại, một nhân cách Việt Nam mang truyền thống phương Đông, đồng thời rất mới, rất hiện đại.

Tiếp đến đoạn văn thứ hai, tác giả Lê Anh Trà kể về cuộc sống hằng ngày cua Hô Chí Minh. Những câu chuyện cụ thế, những từ ngữ, câu văn giàu hình ảnh, điểm vài lời nhận xét, so sánh ý nhị dẫn dắt người đọc vào thâm nơi ăn, chốn ở của Người như vào một bảo tàng vừa bình dị vừa thiêng liêng. Này đây là chiếc nhà sàn bằng gỗ, bên cạnh chiếc ao đã trở thành "cung điện" của vị Chủ tịch nước. Chiếc nhà sàn chí vẻn vẹn vài phòng với những đổ đạc đơn sơ để ăn ngú, tiếp khách, vừa để họp Bộ Chính trị bàn về vấn để sinh tử của triệu triệu con người. Căn nhà sàn ấy tuy giản dị đơn sơ, nhưng luôn "lộng gió và ánh sáng", bởi vì chủ nhân của nó là "Một tâm hồn lộng gió thời đại". Căn nhà Người ở chẳng kém gì "cung điện" trong truyện thần thoại hay trong cổ tích ! Tiếp đó là những trang phục, những vật dụng hằng ngày của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn…". Ngỡ như tất cả những áo quần, trang phục tinh tuý nhất, tiêu biểu nhất ở mọi miền của đất nước, của dân tộc trong mọi công việc, lao động, chiến đấu đã được gạn lọc, lựa chọn về đây hợp thành trang phục của Người. Bộ trang phục ấy thật giản dị mà thanh cao thần kì biết mấy. Những bữa ăn, món ăn hằng ngày của Người : "cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa". Một vị Chủ tịch nước nhưng chỉ ăn, chỉ "hưởng thụ" như thế. Cá, rau, dưa, cà, cháo hoa… đó là những sản vật vừa thân quen, vừa tinh tuý của đất Việt tự ngàn năm xưa chắt lọc lại. "Anh đi anh nhớ quê nhà – Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương". Bài ca dao ấy luôn nhắc chúng ta nhớ những vật phẩm, thức ăn giản dị mà thân thương, đậm hương sắc quê nhà. Người thường dùng những món ăn đạm bạc như thế. Cách ăn uống đơn sơ, đạm bạc ấy cũng là một cách sống khoa học, tạo cho con người một thể chất lành mạnh, khoẻ khoắn. Chính Người, trong kháng chiến chống thực dân Pháp từng viết bài thơ nói về tuổi thọ, cách sống đẹp đẽ ấy như sau :

Chưa năm mươi đã kêu già

Sáu ba, mình nghĩ vẫn là đương trai

Sống quen thanh đạm nhẹ người

Việc làm tháng rộng, ngày dài ung dung .

Tuy tác giả Lê Anh Trà kể ngắn gọn vể cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Hồ Chí Minh nhưng chúng ta ngẫm ra được rất nhiều điều bổ ích, lớn lao.

Chúng ta dễ dàng đồng tình với những ý kiến bình luận của tác giả, để thấm thìa sâu sắc hơn nữa về cách sống, phong cách Hồ Chí Minh. "Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa…". Đấy là cách so sánh, đối chiếu, liên tưởng chính xác, giúp cho bạn đọc mở rộng, khơi sâu trí tuộ và tâm hổn. Từ cách sống của Hồ Chí Minh, chúng ta nghĩ tới nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới, những nguyên thủ quốc gia, những vị tổng thống lừng danh về sự giàu có, sang trọng. Chúng ta nhớ lại cuộc đời các hiền triết phương Đông từng sống thanh cao giản dị. Và, nhờ câu chữ trong văn của Lê Anh Trà, chúng ta như thấy Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, hai danh nhân văn hoá của dân tộc hiện về. Thơ của của các cụ cũng theo đó hiện về :

Thu ăn măng trúc, đông ân giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…

(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Như vậy, nếp sống thanh đạm của Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở chúng ta suy ngẫm vể tính hiện đại, tầm cỡ thế giới và tính truyền thống, màu sắc dân tộc. Nói cách khác, phong cách Hồ Chí Minh vừa kế thừa truyền thống dân tộc, vừa nâng cao, hoà hợp và vượt lên trên mọi ham muốn tầm thường của con người thời đại. Cách sống như vậy không phải là lập dị, khác thường mà là sự tích tụ những gì tinh tuý nhất của nhiều phương trời, nhiều thời đại, nhiều phong cách. Tác giả Lê Anh Trà khẳng định : "đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác". Rõ ràng, cách sống của Hồ Chí Minh đã nêu một kinh nghiệm – như quy luật muôn đời – "Sống quen thanh đạm nhẹ người", một cách sống đẹp, giản dị mà cao thượng vô cùng.

Trong bài Bác ơi !, nhà thơ Tố Hữu viết :

Bác sống như trời đất của ta.

Đọc bài Phong cách Hồ Chí Minh của nhà khoa học Lê Anh Trà, chúng ta hiểu rõ hơn, hiểu sâu thêm những đặc điểm tạo nên phong cách, cách sống của Người : Đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại mà bình dị. Càng hiểu Hồ Chí Minh, chúng ta càng thêm tự hào, kính yêu Người, tự nguyện học tập theo gương Hồ Chí Minh. Và chúng ta tin rằng tấm gương Hồ Chí Minh – tấm gương nhân cách Việt Nam – sẽ muôn đời toả sáng.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Phân tích Hoàng Lê Nhất thống chí

Cảm nhận của em về nhân vật Quang Trung Nguyễn Huệ

Nhân ngày 20-11 kể về những kỉ niệm đáng nhớ với thầy cô giáo cũ lớp 9

Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu

Thuyết minh về cây lúa

1 4,815 01/01/2024
Tải về