Suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian trong Huyện đường (9 mẫu) SIÊU HAY

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian thể hiện qua đoạn trích Huyện đường gồm 9 đoạn văn mẫu hay nhất được tuyển chọn từ các đoạn văn hay của học sinh lớp 10 trên cả nước. Mời các bạn đón xem:

1 14,836 08/12/2022


Suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian trong Huyện đường

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian thể hiện qua đoạn trích Huyện đường

Suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian trong Huyện đường (mẫu 1)

Vở tuồng Huyện đường đã thể hiện cái nhìn châm biếm của tác giả về thói tham nhũng, xử kiện dựa trên đồng tiền của một bộ phận quan lại thối nát vô lương tâm trong xã hội cũ. Tác giả để cho nhân vật tự giới thiệu, bộc lộ bản chất của mình thông qua lời thoại, cử chỉ và ngôn ngữ, không cần dùng đến một từ ngữ phê phán hay bình luận nào. Đây là một cách thể hiện rất khéo léo. Thông qua câu chuyện ở huyện đường, tác giả vừa châm biếm vừa phê phán tầng lớp quan lại, nhưng đồng thời cũng phơi bày trước mắt bạn đọc một xã hội lừa lọc, thủ đoạn và thiếu tình người. Tiếng cười được gửi gắm trong tác phẩm vừa sâu cay vừa mang ý nghĩa phê phán sâu sắc.

Suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian trong Huyện đường (mẫu 2)

Đoạn trích Huyện đường được trích từ tác phẩm Nghêu, Sò, Ốc, Hến thể hiện cảnh tri huyện và đề lại bàn bạc với nhau về cách nhũng nhiễu người kêu kiện. Qua lời nói của tri huyện cho thấy sự gian xảo và dối tra khi nghĩ ngay tới việc kiếm chác tiền từ trùm Sò, ngang nhiên bàn bạc những ý đồ cùng với đề lại mà không cần giữ ý. Tên đề lại bên cạnh tri huyện cũng không kém phần mưu mô khi “kẻ tung người hứng” cùng với tri huyện để đạt được mục đích, thậm chí đề lại còn khen cách phân xử của tri huyện rằng “quan xử hay lắm” dù thực chất cả hai người đều không xử gì mà chỉ nhìn vào cái lợi. Không dừng lại ở tri huyện, đề lại ngay cả nhân vật lính lệ, kẻ ở dưới cũng ngang nhiên nói dối để kiếm tiền từ dân. Tiếng cười châm biếm đả kích ngay trong không gian trang nghiêm của chốn cửa quan. Sự đối nghịch giữa hành động lời nói của các nhân vật ngay trong chốn công đường đã tạo nên sự châm biếm trong đoạn trích.

Suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian trong Huyện đường (mẫu 3)

Tiếng cười châm biếm trong đoạn trích là tiếng cười về thói tham lam của một bộ phận quan lại vô đạo đức trong xã hội xưa. Đó là thực tế từng có trong quá khứ. Những tưởng xử kiện sẽ lấy lại được công bằng, quan sẽ anh minh nhưng không. Quan tham, ăn tiền hối lộ của dân, xử án theo đồng tiền đáng khinh bỉ và rẻ mạt. Đó là những người không xứng để làm quan của dân. Một sự lên án của vợ tuồng này đối với xã hội xưa. Và không chỉ ở xã hội xưa mà đến hôm nay, thực tế, vẫn tồn tại không ít một số người có chức quyền ăn chặn tiền dân, tham nhũng đáng chê trách. Quả thực, họ đã phụ lòng dân, phụ sự tín nhiệm của dân và làm mất hình ảnh tốt về nhà nước trong suy nghĩ của nhân dân.

Suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian trong Huyện đường (mẫu 4)

Trong đoạn trích "Huyện đường", tác giả dân gian đã bộc lộ tiếng cười châm biếm đối với một bộ phận quan lại trong xã hội xưa. Không cần bất cứ lời phê bình, phán xét nào, tác giả dân gian vẫn lột tả được bản chất xấu xa, đê hèn của tên tri huyện bằng cách để nhân vật tự giới thiệu. Đây là một cách thể hiện tài tình và vô cùng khéo léo. Thông qua câu chuyện xử án ở huyện đường, tác giả đã phơi bày trước mắt người đọc một xã hội dối trá, thủ đoạn. Đồng thời, tố cáo, phê phán tầng lớp quan lại biến chất, tha hóa, chuyên đục khoét, ăn tiền của người dân "thấp cổ bé họng". Tiếng cười trong đoạn trích vừa sâu cay vừa ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian trong Huyện đường (mẫu 5)

Khác với tiếng cười tự trào, tiếng cười mà tác giả dân gian thể hiện qua đoạn trích "Huyện đường" bộc lộ sự sâu cay, châm biếm. Tác giả thật tài tình, khéo léo khi để cho nhân vật tự giới thiệu về bản thân mình. Thông qua lời xưng danh, người đọc đã có cái nhìn bao quát, đầy đủ về nhân vật tri huyện. Hắn không những là tên phong lưu, đa tình mà còn là kẻ tham lam, hống hách, bất chấp thủ đoạn để làm giàu cho bản thân. Đặc biệt, những mưu mô, thủ đoạn của hắn với tên đề lại càng củng cố cho lời giới thiệu mà hắn vừa nói ở đầu đoạn trích. Như vậy, qua tiếng cười châm biếm, tác giả muốn đả kích, phê phán một bộ phận quan lại chốn nha môn phong kiến, chuyên nhũng nhiễu, bòn rút tiền bạc của nhân dân.

Suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian trong Huyện đường (mẫu 6)

Văn bản "Huyện đường" ẩn chứa tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian. Tiếng cười ấy được tạo nên bởi những mâu thuẫn đan xen, mỉa mai chốn quan lại trong xã hội cũ. Mở đầu đoạn trích, tác giả để cho nhân vật tự bộc lộ bản chất tham lam của mình: "Làm quan nhờ lỗ khẩu/ Sự lí thường phân ẩu/ Được thua tự đồng tiền/ Dân xã nếu không kiêng/ Bỏ xuống lao giam kĩ". Không cần dùng bất cứ lời phán xét, bình luận nào nhưng tác giả vẫn lột tả được bản chất thối nát của tên tri huyện - người thực thi công lí và cũng là đại diện cho quyền lực của nhà nước. Cuộc trò chuyện giữa tên tri huyện và đề lại ở huyện đường đã cho ta thấy được thái độ khinh bỉ, mỉa mai, châm biếm của tác giả dân gian. Đồng thời, thể hiện sự phê phán tầng lớp quan lại, phơi bày bộ mặt lừa lọc, vô nhân tính của xã hội cũ.

Suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian trong Huyện đường (mẫu 7)

Châm biếm là thủ pháp dùng lời lẽ, tranh vẽ hay những màn trình diễn nghệ thuật sắc sảo, cay độc, thâm thuý để vạch trần thực chất xấu xa của những đối tượng (cá nhân) và hiện tượng trong xã hội. Trong đoạn trích điều đó được thể hiện qua tiếng cười về thói tham lam của một bộ phận quan lại vô đạo đức trong xã hội xưa. Đó là thực tế từng có trong quá khứ. Những tưởng xử kiện sẽ lấy lại được công bằng, quan sẽ anh minh nhưng không. Quan tham, ăn tiền hối lộ của dân, xử án theo đồng tiền đáng khinh bỉ và rẻ mạt. Đó là những người không xứng để làm quan của dân. Một sự lên án của vợ tuồng này đối với xã hội xưa. Và không chỉ ở xã hội xưa mà đến hôm nay, thực tế, vẫn tồn tại không ít một số người có chức quyền ăn chặn tiền dân, tham nhũng đáng chê trách. Quả thực, họ đã phụ lòng dân, phụ sự tín nhiệm của dân và làm mất hình ảnh tốt về nhà nước trong suy nghĩ của nhân dân.

Suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian trong Huyện đường (mẫu 8)

Tiếng cười châm biếm trong đoạn trích Huyện đường là tiếng cười về thói tham lam của một bộ phận quan lại vô đạo đức trong xã hội xưa. Đó là thực tế từng có trong quá khứ. Những tưởng xử kiện sẽ lấy lại được công bằng, quan sẽ anh minh nhưng không. Quan tham, ăn tiền hối lộ của dân, xử án theo đồng tiền đáng khinh bỉ và rẻ mạt. Đó là những người không xứng để làm quan của dân. Một sự lên án của vở tuồng này đối với xã hội xưa. Và không chỉ ở xã hội xưa mà đến hôm nay, thực tế, vẫn tồn tại không ít một số người có chức quyền ăn chặn tiền dân, tham nhũng đáng chê trách. Quả thực, họ đã phụ lòng dân, phụ sự tín nhiệm của dân và làm mất hình ảnh tốt về nhà nước trong suy nghĩ của nhân dân.

Suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian trong Huyện đường (mẫu 9)

Vở tuồng Huyện đường đã thể hiện tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian về thói tham nhũng, xử kiện dựa trên đồng tiền của một bộ phận quan lại thối nát vô lương tâm trong xã hội cũ. Tác giả để cho nhân vật tự giới thiệu, bộc lộ bản chất của mình thông qua lời thoại, cử chỉ và ngôn ngữ, không cần dùng đến một từ ngữ phê phán hay bình luận nào. Đây là một cách thể hiện rất khéo léo. Thông qua câu chuyện ở huyện đường, tác giả vừa châm biếm vừa phê phán tầng lớp quan lại, nhưng đồng thời cũng phơi bày trước mắt bạn đọc một xã hội lừa lọc, thủ đoạn và thiếu tình người. Tiếng cười được gửi gắm trong tác phẩm vừa sâu cay vừa mang ý nghĩa phê phán sâu sắc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Viết đoạn văn về chủ đề: Múa rối nước – món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam

Viết đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm

Viết đoạn văn phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên.

Viết đoạn văn phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù

Viết đoạn văn phân tích một nét độc đáo của tình huống truyện trong tác phẩm Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên

1 14,836 08/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: