TOP 40 câu Trắc nghiệm Vợ Nhặt (có đáp án 2024) – Ngữ văn 12

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Vợ Nhặt có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 12.

1 9,325 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài: Vợ Nhặt

Bài giảng Ngữ văn 12 Bài: Vợ Nhặt (Tiết 1)

Bài giảng Ngữ văn 12 Bài: Vợ Nhặt (Tiết 2)

A. Vài nét về tác giả Kim Lân

Câu 1: Tác phẩm nào dưới đây không phải của tác giả Kim Lân?

A. Nên vợ nên chồng

B. Con chó xấu xí

C. O chuột

D. Làng

Đáp án: C

Giải thích:

Tác phẩm chính:

- Nên vợ nên chồng

- Con chó xấu xí

- Làng

Câu 2: Thể loại của tác phẩm Con chó xấu xí (Kim Lân) là:

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Kịch

D. Tùy bút

Đáp án: B

Giải thích: Tập truyện ngắn Con chó xấu xí (Kim Lân)

Câu 3: Tập truyện ngắn Con chó xấu xí được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1955

B. 1960

C. 1962

D. 1964

Đáp án: C

Câu 4: Kim Lân là cây bút chuyên viết chuyện ngắn, có sở trường viết về:

A. Người trí thức

B. Người chiến sĩ

C. Nông thôn và người nông dân

D. Tầng lớp thành thị

Đáp án: C

Câu 5: Phong cách sáng tác của nhà văn Kim Lân là:

A. Biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật

B. Văn phong giản dị, gợi cảm, hấp dẫn

C. Ngôn ngữ sống động, am hiểu và gắn bó sâu sắc về đời sống và phong tục và làng quê Bắc Bộ

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích: Có biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật; văn phong giản dị nhưng gợi cảm, hấp dẫn; ngôn ngữ sống động, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày và mang đậm màu sắc nông thôn; am hiểu và gắn bó sâu sắc về phong tục và đời sống làng quê Bắc Bộ.

Câu 6: Nội dung sau về tác giả Kim Lân đúng hay sai?

“Sau khi tham gia Hội văn hóa cứu quốc, Kim Lân tiếp tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim).

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 7: Tác giả Kim Lân tên khai sinh là:

A. Nguyễn Văn Tài

B. Nguyễn Văn Tuấn

C. Nguyễn Văn Trấn

D. Nguyễn Văn Đức

Đáp án: A

Câu 8: Địa danh nào dưới đây là quê hương của Kim Lân:

A. Nam Định

B. Bắc Ninh

C. Quảng Nam

D. Nghệ An

Đáp án: B

Câu 9: Công việc nào dưới đây Kim Lân đã từng làm?

A. Thợ sơn guốc

B. Khắc tranh bình phong

C. Thầy giáo

D. Đáp án A và B

Đáp án: D

Giải thích: Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn.

Câu 10: Kim Lân tham gia hội văn hóa cứu quốc năm bao nhiêu?

A. 1944

B. 1945

C. 1946

D. 1947

Đáp án: A

B. Tìm hiểu chung về Vợ nhặt

Câu 1: Đề tài của truyện ngắn Vợ nhặt là

A. viết về người dân lao động sau Cách mạng tháng Tám.

B. viết về người dân lao động trong nạn đói năm 1945.

C. viết về số phận của người phụ nữ ở nông thôn Việt Nam.

D. viết về đời sống nông dân trong xã hội cũ.

Đáp án: B

Câu 2: Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân được hoàn thành

A. sau khi hòa bình lập lại (1954)

B. sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (1945)

C. trước Cách mạng tháng Tám (1941)

D. năm 1962.

Đáp án: A

Câu 3: Trước cách mạng, Kim Lân được người đọc chú ý ở đề tài nào?

A. Đời sống của người trí thức nghèo.

B. Đời sống người nông dân nghèo.

C. Tái hiện sinh hoạt văn hoá phong phú ở thôn quê.

D. Không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam thời bấy giờ.

Đáp án: C

Câu 4: Cái tên của nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt mang ý nghĩa gì?

A. Chỉ sự liên tiếp.

B. Chỉ một đồ vật trong nhà.

C. Không có ý nghĩa gì

D. Chỉ một con vật ngoài biển.

Đáp án: B

Câu 5: Nội dung chính của đoạn sau là:

“Tràng chợt đứng dừng lại, lắng tai nghe. Ngoài đầu ngõ có tiếng người húng hắng ho, một bà lão từ ngoài rặng tre long khong đi vào…Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”.

A. Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà

B. Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồng

C. Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ

D. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới

Đáp án: C

Câu 6: Nội dung chính của đoạn sau là:

“Ít lâu nay hắn đẩy xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mỗi chị con gái ngồi vêu ra ở đấy…Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con và vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về…”.

A. Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà

B. Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồn

C. Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ

D. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới

Đáp án: B

Câu 7: Nội dung chính của đoạn sau là:

“Tràng chợt đứng dừng lại, lắng tai nghe. Ngoài đầu ngõ có tiếng người húng hắng ho, một bà lão từ ngoài rặng tre long khong đi vào…Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”.

A. Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà

B. Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồng

C. Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ

D. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới

Đáp án: C

Giải thích: Nội dung chính: Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ

Câu 8: Nội dung chính của đoạn sau là:

“Ít lâu nay hắn đẩy xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mỗi chị con gái ngồi vêu ra ở đấy…Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con và vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về…”.

A. Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà

B. Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồn

C. Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ

D. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới

Đáp án: B

Giải thích: Nội dung chính: Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồng

Câu 9: Nội dung chính của đoạn sau là:

“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra…Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.

A. Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà

B. Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồng

C. Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ

D. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới

Đáp án: D

Câu 10: Nhan đề “Vợ nhặt” mang ý nghĩa:

A. Thân phận con người trở nên rẻ rúng, có thể “nhặt” được như món đồ ngưởi ta đánh rơi hoặc bỏ quên

B. Thể hiện khát khao sống, khát khao hạnh phúc của con người trong hoàn cảnh khốn cùng

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Giải thích:

- Vợ là sự trân trọng, người vợ có vị trí trung tâm để xây dựng tổ ấm.

- Ở đây là nhặt được vợ, không phải lấy vợ đàng hoàng, có ăn hỏi cưới xin mà như nhặt được đồ vật người ta đánh rơi hay quên.

⇒ Cái giá con người trở nên rẻ rúng. Đồng thời cũng cho thấy trong hoàn cảnh khốn cùng con người ta vẫn luôn khao khát được sống hạnh phúc, niềm tin cuộc sống trong họ thật mãnh liệt.

Câu 11: Nội dung chính của đoạn sau là:

“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra…Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.

A. Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà

B. Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồng

C. Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ

D. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới

Đáp án: D

Câu 12: Nhan đề “Vợ nhặt” mang ý nghĩa:

A. Thân phận con người trở nên rẻ rúng, có thể “nhặt” được như món đồ ngưởi ta đánh rơi hoặc bỏ quên

B. Thể hiện khát khao sống, khát khao hạnh phúc của con người trong hoàn cảnh khốn cùng

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Giải thích:

- Vợ là sự trân trọng, người vợ có vị trí trung tâm để xây dựng tổ ấm.

- Ở đây là nhặt được vợ, không phải lấy vợ đàng hoàng, có ăn hỏi cưới xin mà như nhặt được đồ vật người ta đánh rơi hay quên.

⇒ Cái giá con người trở nên rẻ rúng. Đồng thời cũng cho thấy trong hoàn cảnh khốn cùng con người ta vẫn luôn khao khát được sống hạnh phúc, niềm tin cuộc sống trong họ thật mãnh liệt.

Câu 13: Ý nghĩa nhan đề vợ nhặt là

A. thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945

B. bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.

C. Thể hiện sự khốn cùng của hoàn cảnh, thân phận con người bị rẻ rúng trong những năm tháng đói kém

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 14: Vợ nhặt được in trong tác phẩm nào?

A. Con chó xấu xí

B. Nên vợ nên chồng

C. Nhà nghèo

D. O chuột

Đáp án: A

Câu 15: Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 16: Xóm ngụ cư được sáng tác trước cách mạng tháng Tám. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư - được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

Câu 17: Nội dung chính của đoạn sau là:

“Trước kia mỗi chiều đi làm về, Tràng chỉ đi một mình, anh thường đùa vui với lũ trẻ trong xóm ngụ cư.…Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ thành chồng.

A. Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà

B. Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồng

C. Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ

D. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới

Đáp án: A

Giải thích: Nội dung chính: Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà

C. Phân tích tác phẩm Vợ nhặt

Câu 1: Anh Tràng nhặt được vợ sau khi:

A. Gặp gỡ và tìm hiểu nhiều lần

B. Tìm hiểu kĩ nguồn gốc, lai lịch

C. Gặp gỡ 2 lần với mấy câu bông đùa

D. Bà cụ Tứ làm mối cho con trai mình

Đáp án: C

Câu 2: Đối với người phụ nữ lạ là "vợ nhặt" của con, bà cụ Tứ có thái độ

A. lạnh lùng.

B. khinh bỉ.

C. cảm thông, chấp nhận bằng sự thương xót.

D. xua đuổi, không chấp nhận.

Đáp án: C

Câu 3: Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” ở cuối truyện có ý nghĩa gì?

A. Hiện lên sự tang tóc, đói nghèo trong những năm chiến tranh

B. Hiện lên sự nghèo túng của làng quê nơi Tràng sinh sống

C. cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng.

D. Hiện lên sự vùng lên kháng chiến của nhân dân

Đáp án: C

Câu 4: Dòng nào sau đây diễn đạt không đúng tâm trạng bà cụ Tứ (Vợ nhặt - Kim Lân)?

A. Ngỡ ngàng và lo âu.

B. Sung sướng và mãn nguyện.

C. Mừng vui và tủi hờn.

D. Lo âu và hi vọng.

Đáp án: B

Câu 5: Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân là hình ảnh

A. tiếng trống thúc thuế dồn dập, xoáy vào nỗi tuyệt vọng của mọi người.

B. đàn quạ lượn thành từng đàn như những đám mây đen trên bầu trời.

C. bữa cháo cám chát đắng, nghẹn ứ trong cổ và nỗi tủi hờn hiện ra trên nét mặt mọi người.

D. đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới vẫn ám ảnh trong óc Tràng.

Đáp án: D

Câu 6: Từ nào sau đây chỉ ra đúng tâm trạng ban đầu của bà cụ Tứ khi thấy Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà?

A. Sung sướng.

B. Hoảng sợ.

C. Ngỡ ngàng.

D. Lo lắng.

Đáp án: C

Câu 7: Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là

A. cười.

B. nói luôn miệng.

C. hát khe khẽ.

D. mắt sáng lên lấp lánh.

Đáp án: A

Câu 8: Nhận xét nào sau đây không chính xác về nhân vật Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân?

A. Đối với Tràng, có vợ là bước ngoặt của cả cuộc đời: sống quan tâm hơn, lo lắng đến gia đình hơn.

B. Tràng có ngoại hình xấu xí, thô kệch.

C. Tràng là người suy tính kĩ càng, cân nhắc thiệt hơn mọi việc rồi mới làm.

D. Lấy vợ chẳng phải vì tình, chỉ là “nhặt vợ” một cách dễ dàng, nhưng không vì thế mà Tràng coi thường người vợ của mình.

Đáp án: C

Câu 9: Kết thúc tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, so với các tác phẩm viết về số phận người dân lao động của các nhà văn hiện thực 1930 - 1945

A. tiến bộ hơn ở chỗ: nhân vật tuy vẫn đang ở trong hiện thực đói khát, trong tiếng trống thúc thuế dồn dập nhưng ở họ đã hướng niềm tin đổi đời về cách mạng.

B. khác nhau ở chỗ: người lao động cuối cùng đã tự giải thoát được cho mình thoát khỏi hiện thực đói khát.

C. tiến bộ hơn ở chỗ: người lao động đã phản kháng bằng cách đoàn kết, chung sức với nhau để lật nhào ách áp bức của phong kiến, địa chủ.

D. đều giống nhau ở chỗ: số phận người lao động đều rơi vào bế tắc, tuyệt vọng.

Đáp án: A

Câu 10: Trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, đón nàng dâu mới, bà cụ Tứ "nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này". Vì sao?

A. Vì bà sống trong niềm vui choáng ngợp.

B. Vì bà hạnh phúc quá lớn khi còn mình được có vợ.

C. Vì bà cố vui để cho hai con được vui.

D. Vì bà cụ Tứ vốn tính tình vui vẻ.

Đáp án: C

Câu 11: Khi ranh giới giữa sự sống và cái chết vô cùng mong manh, quyết định theo không Tràng về làm vợ của thị thể hiện điều gì?

A. Thể hiện thị là người đàn bà không có lòng tự trọng

B. Thể hiện khát vọng sống mãnh liệt

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: B

Giải thích:

- Thị là người có khát vọng sống mãnh liệt:

+ Quyết định theo Tràng về làm vợ dù không biết gì về Tràng, chấp nhận theo không về không cần sính lễ vì Thị sẽ không còn phải sống cảnh lang thang đầu đường xó chợ.

+ Khi đến nhà thấy hoàn cảnh nghèo khổ, trái ngược lời tuyên bố “rích bố cu”, Thị “nén một tiếng thở dài”, dù ngao ngán nhưng vẫn chịu đựng để có cơ hội sống.

Câu 12: Tâm trạng bà cụ Tứ thay đổi như thế nào khi biết chuyện Tràng đưa thị về làm vợ?

A. Ngỡ ngàng, lo lắng, tức giận

B. Ngỡ ngàng, tức giận, phản đối

C. Ngỡ ngàng, tủi cực, xót xa, vui mừng, vun đắp

D. Sung sướng, vỡ òa hạnh phúc

Đáp án: C

Giải thích:

Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ:

- Ngạc nhiên vì thấy có người đàn bà lạ ở trong nhà (hàng loạt câu hỏi đặt ra trong đầu bà).

- Bà càng ngạc nhiên hơn khi người đàn bà đó chào bà bằng “u”.

- Đến khi Tràng phân trần thì bà đã hiểu: vừa đau đớn, tủi cực, vừa xót xa xen lẫn vui mừng ⇒ Bà lão đã mở rộng tấm lòng để đón nhận con dâu và thương cho cảnh ngộ.

Câu 13: Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt là hình ảnh:

A. Đàn quạ lượn thành từng đàn như những đám mây đen trên bầu trời

B. Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới

C. Tiếng trống thúc thuế dồn dập

D. Tiếng hờ khóc của những gia đình có người chết đói.

Đáp án: B

Giải thích:

- Kết thúc truyện là hình ảnh đoàn người đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ bay phấp phới

⇒ Ý nghĩa: Kết thúc mở, gợi ra nhiều phỏng đoán, liên tưởng cho người đọc. Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ xuất hiện thoáng chốc trong tâm trí Tràng không chỉ gợi ra cảnh ngộ đói khát dữ dội, thực trạng thê thảm của người dân nghèo mà còn mang đến những tín hiệu rõ nét của cuộc cách mạng.

Câu 14: Buổi sáng hôm sau khi thức dậy, trước khung cảnh nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ, trong lòng Tràng có những thay đổi như thế nào?

A. Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người đàn bà trong gia đình

B. Tràng nhận thấy mình phải có bổn phận, trách nhiệm với gia đình

C. Tràng nhận thấy mình đã có vợ

D. Đáp án A và B

Đáp án: D

Giải thích:

Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, Tràng nhận thấy sự thay đổi kì lạ của ngôi nhà (sân vườn, quần áo, ...),

⇒ Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người đàn bà trong gia đình, cũng thấy mình trưởng thành hơn và phải có bổn phận, trách nhiệm với gia đình.

Câu 15: Nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt là người có xuất thân như thế nào?

A. Không quê hương

B. Không gia đình

C. Không tên tuổi

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Giới thiệu nhân vật thị:

- Không có quê hương, gia đình.

- Tên tuổi cũng không có và qua tên gọi “vợ nhặt” ⇒ thấy được sự rẻ rúng của con người trong cảnh đói.

Câu 16: Chi tiết nào đúng về miêu tả ngoại hình nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân?

A. “Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với cái môi cũng cố to không thua cái mũi”.

B. “Áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: B

Câu 17: Chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật Tràng?

A. Đầu cao, lưng to bè, 2 con mắt nhỏ tí, ngà ngà đắm vào bóng chiều, 2 bên quai hàm bạnh ra.

B. Khỏe, chạy nhanh như ngựa.

C. Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Câu 18: Đáp án nào không đúng khi nói về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tràng?

A. Thuần hậu, hiền lành, chất phác

B. Tâm hồn lạc quan, yêu đời

C. Sức sống tiềm tàng và sức phản kháng mãnh liệt

D. Tấm lòng nhân hậu

Đáp án: C

Giải thích:

Vẻ đẹp tâm hồn:

- Tràng là một người có tâm hồn thuần hậu, hiền lành, chất phác: trẻ con trong xóm ai cũng thích,...

- Tâm hồn lạc quan, yêu đời: vừa lao động vừa hò hát, hay đùa với trẻ con

- Tấm lòng nhân hậu: giữa lúc đói khát, Tràng đã dang tay cứu vớt một cuộc đời, sẵn sàng cho người đàn bà xa lạ ăn, thậm chí không từ chối khi người đàn bà theo về. Tấm lòng nhân hậu ấy chủ yếu được thể hiện thông qua diễn biến tâm trạng của Tràng khi nhặt được vợ.

Câu 19: Tâm trạng của Tràng như thế nào khi đưa thị về nhà?

A. Ngượng nghịu

B. Lo sợ, sốt ruột

C. Thở phào nhẹ nhõm khi được mẹ vun đắp

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Khi về đến nhà:

- Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà. Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc mạc.

- Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng người vợ sẽ bỏ đi vì gia cảnh quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay.

- Sốt ruột chờ mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ. Đây là biểu hiện của đứa con biết lễ nghĩa.

- Khi bà cụ Tứ về: thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lí do lấy vợ là “phải duyên”, căng thẳng mong mẹ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.

Câu 20: Nhan đề “Vợ nhặt” gợi ra điều gì?

A. Gợi sự rẻ rúng của thân phận con người và tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói 1945

B. Gợi ra hình ảnh một người đàn ông may mắn khi có vợ

C. Gợi ra cảnh nhặt vợ dễ dàng khi có nhiều phụ nữ

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

- Vợ: biểu tượng cho khát khao tổ ấm gia đình, hạnh phúc gia đình.

- Nhặt: hành động rẻ rung, tầm thường, dung cho đồ vật, những thứ nhỏ bé.

⇒ “Vợ nhặt” có ý nghĩa là “nhặt được vợ”, gợi sự rẻ rúng của than phận con người và tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

Câu 21: Tình huống truyện của Vợ nhặt là:

A. Tràng – một người dân ngụ cư, xấu xí bỗng dung “nhặt” được vợ

B. Tràng cưới thị về làm vợ

C. Khát vọng sống và hạnh phúc của Tràng trong nạn đói

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

- Tình huống: Tràng – một người dân ngụ cư xấu xí bỗng dưng lại có vợ mà lại là nhặt được, theo về không.

⇒ Đây là một tình huống vừa éo le, vừa độc đáo, bất ngờ nhưng cũng hết sức hợp lí, thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

Câu 22: Công việc của Tràng là:

A. Nông dân

B. Kéo xe bò thuê

C. Xay lúa thuê

D. Cày thuê

Đáp án: B

Giải thích: Xuất thân: Tràng - con nhà nghèo, nhà có 2 mẹ con, dân xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe thuê.

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi có đáp án

Trắc nghiệm Rừng xà nu có đáp án

Trắc nghiệm Bắt sấu rừng U Minh Hạ có đáp án

Trắc nghiệm Những đứa con trong gia đình có đáp án

Trắc nghiệm Chiếc thuyền ngoài xa có đáp án

1 9,325 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: