TOP 40 câu Trắc nghiệm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (có đáp án 2024) – Ngữ văn 12

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 12.

1 2,119 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

A. Vài nét về Trần Đình Hượu

Câu 1: Nội dung sau về tác giả Trần Đình Hượu đúng hay sai?

“Năm 1994, Trần Đình Hượu giảng dạy tại trường Đại học Prô-văng-xơ thuộc Liên bang Nga”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 2: Nội dung sau về tác giả Trần Đình Hượu đúng hay sai?

“Trần Đình Hượu chuyên nghiên cứu các vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam trung cận đại”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 3: Công trình nào dưới đây không phải là nghiên cứu của Trần Đình Hượu?

A. Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930

B. Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại

C. Đến hiện đại từ truyền thống

D. Lịch sử nhà nước và pháp luật tư bản

Đáp án: D

Giải thích:

Các công trình chính của Trần Đình Hượu:

- Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930

- Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại

- Đến hiện đại từ truyền thống

- Các bài giảng về tư tưởng phương Đông

Câu 4: Năm 2000, Trần Đình Hượu vinh dự được nhận giải thưởng:

A. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật

B. Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ

C. Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ

D. Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam

Đáp án: C

Câu 5: Cha của Trần Đình Hượu làm nghề gì?

A. Buôn bán

B. Bốc thuốc

C. Dạy học

D. Làm gốm

Đáp án: B

Câu 6: Cha Trần Đình Hượu qua đời năm ông bao nhiêu tuổi?

A. 14 tuổi

B. 15 tuổi

C. 16 tuổi

D. 17 tuổi

Đáp án: A

Câu 7: Trần Đình Hượu sinh ra tại:

A. Hưng Yên

B. Nghệ An

C. Vĩnh Phúc

D. Nam Định

Đáp án: B

Câu 8: Trần Đình Hượu tham gia thanh niên cứu quốc và Uỷ ban Khởi nghĩa năm bao nhiêu?

A. 1945

B. 1946

C. 1947

D. 1948

Đáp án: A

Câu 9: Năm 1959 – 1963, Trần Đình Hượu là nghiên cứu sinh ở trường đại học nào?

A. Trường Đại học Nga

B. Trường Đại học Lô-mô-nô-sốp

C. Trường Đại học Kinh tế Cao cấp HSE

D. Trường Đại học Moskva

Đáp án: B

Câu 10: Năm 1963 – 1993, Trần Đình Hượu giảng dạy môn học nào ở trường Đại học tổng hợp Hà Nội?

A. Ngữ văn

B. Chính trị

C. Lịch sử

D. Kinh tế

Đáp án: A

B. Tìm hiểu chung nhìn về Vốn văn hóa dân tộc

Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích sau:

“Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài. Về mặt đó, lịch sử chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh”

A. Một số nhận xét về vấn đề văn hóa của dân tộc

B. Đặc điểm của văn hóa Việt Nam

C. Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: C

Câu 2: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc ?

A. Văn phong khoa học, chính xác, mạch lạc

B. Cách viết dung dị, lời văn có nhiều “khoảng trống”

C. Bố cục rõ ràng, rành mạch

D. Lập luận xác đáng, dẫn chứng xác thực, lí lẽ sắc bén

Đáp án: B

Giải thích:

* Giá trị nghệ thuật:

- Văn phong khoa học, chính xác, mạch lạc

- Bố cục rõ ràng, rành mạch

- Lập luận xác đáng, dẫn chứng xác thực, lí lẽ sắc bén

Câu 3: Qua đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, tác giả bày tỏ quan điểm:

A. Mỗi người cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc

B. Mỗi người cần có hành động đúng đắn và phù hợp văn hóa truyền thống dân tộc

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Giải thích: Quan điểm tác giả: Mỗi người cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; cần có những hành động đúng đắn, phù hợp.

Câu 4: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc được trích từ phần bao nhiêu của bài tiểu luận Vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc:

A. Phần I

B. Phần II

C. Phần III

D. Phần IV

Đáp án: B

Giải thích: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc trích từ phần II bài tiểu luận “Vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc”, in trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống.

Câu 5: Nhan đề đoạn trích Nhìn về văn hóa dân tộc do người biên soạn đặt. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 6: Nội dung chính của đoạn trích sau:

“Trong lúc chờ đợi kết luận khoa học của các ngành chuyên môn, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét về vài ba mặt của cái vốn văn hóa dân tộc; không phải cái hình thành vào thời kì định hình mà là cái ổn định dần, tồn tại cho đến trước thời cận – hiện đại. Chúng tôi không nghĩ đó là đặc sắc văn hóa dân tộc nhưng chắc chắn có liên quan gần gũi với nó.

A. Một số nhận xét về vấn đề văn hóa của dân tộc

B. Đặc điểm của văn hóa Việt Nam

C. Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Câu 7: Nội dung chính của đoạn trích sau:

“Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số dân tộc hoặc là một tôn giáo, hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội họa,…phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hóa, thành đặc sắc văn hóa của dân tộc đó, thành thiên hướng văn hóa của dân tộc. Ở ta, thần thoại không phong phú – hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền? [...] Đạo giáo hình như không có nhiều ảnh hưởng trong văn hóa nhưng tư tưởng Lão – Trang thì lại ảnh hưởng nhiều đến lớp trí thức cao cấp, để lại dấu vết khá rõ trong văn học.”

A. Một số nhận xét về vấn đề văn hóa của dân tộc

B. Đặc điểm của văn hóa Việt Nam

C. Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: B

Câu 9: Đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của tác giả nào?

A. Nguyễn Đình Thi

B. Nguyễn Thi

C. Trần Đình Hượu

D. Nguyễn Khoa Điềm

Đáp án: C

Câu 10: Đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc được trích từ bài tiểu luận nào của Trần Đình Hượu?

A. Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc

B. Mấy vấn đề về văn học

C. Công việc của người viết tiểu thuyết

D. Đến hiện đại từ truyền thống

Đáp án: A

Câu 11: Bài tiểu luận Vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc được in trong cuốn:

A. Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930

B. Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại

C. Các bài giảng về tư tưởng phương Đông

D. Đến hiện đại từ truyền thống

Đáp án: D

C. Phân tích nhìn về Vốn văn hóa dân tộc

Câu 1: Quan niệm về cái đẹp của người Việt Nam được tác giả nhắc đến trong bài?:

A. Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo

B. Hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng, quy mô vừa phải

C. Cái đẹp kì vĩ, phi thường

D. Đáp án A và B

Đáp án: D

Giải thích: Quan niệm về cái đẹp: cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo, hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng, quy mô vừa phải.

Câu 2: Nội dung sau đúng hay sai?

“Về kiến trúc, ta chuộng cái có quy mô lớn, kì vĩ”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Về kiến trúc: “Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng”

Câu 3: Theo tác giả, con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa trông cậy vào điều gì?

A. Khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài

B. Sự sáng tạo của chính dân tộc đó

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Giải thích: Theo Trần Đình Hượu, con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài.

Câu 4: Nội dung sau đúng hay sai?

“Về nghệ thuật, Người Việt Nam sáng tạo những tác phẩm có quy mô lớn, mang vẻ đẹp tráng lệ, kì vĩ, phi thường”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: Về nghệ thuật, sáng tạo những tác phẩm tinh tế nhưng không có quy mô lớn, không mang vẻ đẹp huyền ảo, kì vĩ, phi thường.

Câu 5: Đáp án nào không đúng khi nói về văn hóa ứng xử của người Việt Nam được tác giả nhắc đến trong bài?

A. Trọng tình nghĩa

B. Chú trọng đến trí, dũng

C. Chuộng sự khéo léo

D. Không kì thị, cực đoan, thích sự yên ổn

Đáp án: B

Giải thích:

* Về ứng xử:

- Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa.

- Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng

- Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo

- Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hòa hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.

Câu 6: Đặc điểm về sinh hoạt của người Việt Nam:

A. Thích chừng mực, vừa phải

B. Mong ước thái bình, an cư, lạc nghiệp để làm ăn no đủ

C. Sống thanh nhàn, thong thả, thích đông con nhiều cháu. Không mong những gì cao xa, khác thường

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích: * Về sinh hoạt: Người Việt thích chừng mực, vừa phải, mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con, nhiều cháu, không mong gì cao xa, khác thường,…

Câu 7: Theo tác giả, hạn chế của văn hóa Việt Nam là: Văn hóa Việt Nam chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Hạn chế: Văn hóa Việt Nam chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác.

Câu 8: Theo tác giả, văn hóa Việt Nam hạn chế ở những phương diện nào?

A. Thần thoại không phong phú. Tôn giáo, triết học không phát triển, ít quan tâm đến giáo lí

B. Khoa học kĩ thuật không phát triển thành truyền thống

C. Âm nhạc, hội họa, kiến trúc không phát triển đến tuyệt kĩ. Thơ ca chưa có tác giả nào tầm vóc lớn lao

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

* Hạn chế trên các phương diện:

- Thần thoại không phong phú

- Tôn giáo, triết học không phát triển. Người Việt Nam không có tâm lí kiền thành, cuồng tín tôn giáo, mà cũng không say mê tranh biện triết học. Các tôn giáo đều có mặt, nhưng thường là biến thành một lối thờ cúng, ít ai quan tâm đến giáo lí.

- Khoa học kĩ thuật không phát triển thành truyền thống.

- Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ.

- Thơ ca chưa có tác giả nào mang tầm vóc lớn lao.

Câu 9: Đáp án nào không đúng khi nói về thế mạnh của văn hóa Việt Nam được tác giả nhắc đến trong bài?

A. Thiết thực

B. Linh hoạt

C. Dung hòa

D. Dễ hòa hợp với điều mới

Đáp án: D

Giải thích: Thế mạnh của văn hóa Việt Nam: thiết thực, linh hoạt, dung hòa, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, con người hiền lành, tình nghĩa.

Câu 10: Đặc điểm của văn hóa Việt Nam về tôn giáo:

A. Không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa các tôn giáo khác nhau tạo nên sự hài hòa

B. Không tìm sự siêu thoát tinh thần bằng tôn giáo

C. Coi trọng cuộc sống trần tục hơn thế giới bên kia (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo,…)

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích: Về tôn giáo: không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa các tôn giáo khác nhau tạo nên sự hài hòa, không tìm sự siêu thoát tinh thần bằng tôn giáo, coi trọng cuộc sống trần tục hơn thế giới bên kia (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo,…)

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Phát biểu tự do có đáp án

Trắc nghiệm Phong cách ngôn ngữ hành chính có đáp án

Trắc nghiệm Văn bản tổng kết có đáp án

Trắc nghiệm Tổng kết phần Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần làm văn có đáp án

1 2,119 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: