TOP 40 câu Trắc nghiệm Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX (có đáp án 2024) – Ngữ văn 12

40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 12.

1 5,340 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX

Câu 1: Quan niệm về độc giả của văn học Việt Nam sau năm 1975 có gì mới?

A. Độc giả là những đối tượng để tuyên truyền, giác ngộ

B. Độc giả là người mua hàng, nhà văn là người bán hàng

C. Độc giả là những người bạn để giao lưu, dối thoại một cách bình đẳng

D. Độc giả là người hoàn toàn quyết định số phận của nhà văn

Đáp án: C

Câu 2: Giai đoạn 1945-1975, văn học Việt Nam đã tìm đến những hình thức nghệ thuật nào để phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của đại chúng

A. Mới mẻ đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ nghệ thuật tinh tế, trau chuốt.

B. Hấp dẫn đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ cầu kì, đa nghĩa

C. Quen thuộc đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ bình dị, trong sáng, dễ hiểu

D. Dễ dãi đối với nhân dân, được thể hiện bằng ngôn ngữ bình dân, suồng sã

Đáp án: C

Câu 3: Nhiệm vụ của văn học trong giai đoạn đất nước bước vào cuộc chiến tranh gian khổ, trường kì là

A. Phản ánh chân thực và cổ vũ công cuộc xây dựng đất nước

B. Nêu bật được những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước

C. Tập trung phục vụ chính trị tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu

D. Đưa tin nhanh chóng về những chiến thắng trên các chiến trường

Đáp án: C

Câu 4: Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975 trải qua mấy chặng đường chính?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Câu 5: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975?

A. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

B. Nền văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.

C. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

D. Nền văn học hướng về đại chúng.

Đáp án: B

Câu 6: Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm khuynh hướng lãng mạn được thể hiện như thế nào trong văn học giai đoạn 1945-1975

A. Là khuynh hướng tràn đầy mơ ước, hướng tới tương lai

B. Khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp của con người mới

C. Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

D. Các tác phẩm đều có kết thúc có hậu, được hưởng cuộc sống hạnh phúc, no ấm

Đáp án: D

Câu 7: Giai đoạn 1945-1975, văn học Việt Nam đã tìm đến những hình thức nghệ thuật nào để phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của đại chúng?

A. Mới mẻ đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ nghệ thuật tinh tế, trau chuốt.

B. Hấp dẫn đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ cầu kì, đa nghĩa.

C. Quen thuộc đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ bình dị, trong sáng, dễ hiểu.

D. Dễ dãi đối với nhân dân, được thể hiện bằng ngôn ngữ bình dân, suồng sã.

Đáp án: C

Câu 8: Nhiệm vụ của văn học trong giai đoạn đất nước bước vào cuộc chiến tranh gian khổ, trường kì là:

A. Phản ánh chân thực và cổ vũ công cuộc xây dựng đất nước.

B. Nêu bật được những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước.

C. Tập trung phục vụ chính trị tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu.

D. Đưa tin nhanh chóng về những chiến thắng trên các chiến trường.

Đáp án: C

Câu 9: Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 không mắc phải hạn chế nào?

A. Một số cây bút chạy theo thị hiếu thấp kém của 1 bộ phận công chúng, biến sáng tác văn học mọt thứ hàng hóa để câu khách.

B. Nhiều tác phẩm thể hiện con người và cuộc sống một cách đơn giản, xuôi chiều, phiến diện, công thức.

C. Yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm nhiều khi bị hạ thấp.

D. Cá tính, phong cách riêng của nhà văn chưa được phát huy mạnh mẽ.

Đáp án: A

Câu 10: Đại hội Đảng lần thứ VI đã đánh dấu sự đổi mới mạnh mẽ của nền văn học nước ta như thế nào?

A. Tạo nên một phong trào nói thẳng, nói thật trong sáng tác văn học.

B. Khuyến khích các nhà văn, nhà thơ nghĩ ra những thể loại mới.

C. Đưa kịch lên vị trí hàng đầu của các thể loại văn học.

D. Đề cao nội dung tư tưởng của các tác phẩm văn học Việt Nam ở nước ngoài.

Đáp án: A

Câu 11: Lí do nào làm cho tiểu thuyết Việt Nam từ sau năm 1975, nhất là sau 1986 nhạt dần chất sử thi và tăng dần chất liểu thuyết?

A. Nội dung chính trong các tác phẩm là cuộc sống con người được quan sát chủ yếu ở góc độ đời tư.

B. Không gian, thời gian nghệ thuật là cuộc sống hiện tại đang diễn ra với tất cả tính chất bề bộn, phức tạp của nó.

C. Nhân vật được nhìn nhận như là những con người bình thường gần gũi xung quanh chúng ta.

D. Cả A, B và C

Đáp án: D

Câu 12: Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 trải qua mấy chặng đường chính?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Câu 13: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975?

A. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

B. Nền văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.

C. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

D. Nền văn học hướng về đại chúng.

Đáp án: B

Câu 14: Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm khuynh hướng lãng mạn được thể hiện như thế nào trong văn học giai đoạn 1945-1975.

A. Là khuynh hướng tràn đầy mơ ước, hướng tới tương lai.

B. Khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp của con người mới

C. Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

D. Các tác phẩm đều có kết thúc có hậu, được hưởng cuộc sống hạnh phúc, no ấm.

Đáp án: D

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cảm hứng sử thi trong văn học giai đoạn 1945 – 1975?

A. Đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, liên quan đến giai cấp, đồng bào, Tổ quốc và thời đại.

B. Chủ đề các tác phẩm đều viết về niềm vui chiến thắng, né tránh những tổn thất, hi sinh trong chiến tranh.

C. Nhận vật chính thường tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng.

D. Cái đẹp ở mỗi cá nhân là ở ý thức công dân, lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Nếu nói đến cái riêng thì cũng phải hoà với cái chung.

Đáp án: B

Câu 16: Quan niệm về độc giả của văn học Việt Nam sau năm 1975 có gì mới?

A. Độc giả là những đối tượng để tuyên truyền, giác ngộ.

B. Độc giả là người mua hàng, nhà văn là người bán hàng.

C. Độc giả là những người bạn để giao lưu, đối thoại một cách bình đẳng.

D. Độc giả là người hoàn toàn quyết định số phận của nhà văn.

Đáp án: C

Câu 17: Kinh tế thị trường tác động như thế nào tới văn học thời kì đổi mới?

A. Văn học phát triển với một tốc độ phi thường với những phương tiện in ấn, phát hành hiện đại.

B. Kích thích các tài năng sáng tác, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi nhiều mặt của người đọc; một số cây bút chạy theo thị hiếu tầm thường của người đọc biến sáng tác trở thành một thứ hàng hoá câu khách.

C. Khiến văn học chạy theo thị hiếu tầm thường của người đọc, biến sáng tác trở thành một thứ hàng hoá câu khách.

D. Kích thích các tài năng sáng tác, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi nhiều mặt của người đọc

Đáp án: A

Câu 18: Dòng nào sau đây không nói lên đặc điểm của nền văn học hướng về đại chúng?

A. Văn học tâp trung phản ánh cuộc sống mới, con người mới.

B. Văn học quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động, thể hiện con đường tất yếu đến với cách mạng của họ.

D. Văn học tâp trung xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng, diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân lao động.

Đáp án: B

Câu 19: Dòng nào sau đây không nói lên đặc điểm của nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn?

A. Văn học tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân trong văn học truyền thống.

C. Lời văn mang giọng điệu trang trọng, đẹp một cách tráng lệ hào hùng.

D. Văn học đề cập tới số phận chung của cộng đồng của toàn dân tộc, phán ánh những vấn đề cơ bản có ý nghĩa sống còn đối với đất nước.

Đáp án: B

Câu 20: Khi tìm hiểu một giai đoạn văn học lớn, ta cần phải chia thành những chặng đường nhỏ vì:

A. Nội dung của các tác phẩm văn học ở các chặng đường lịch sử khác nhau là không hề liên quan tới nhau.

B. Đặc điểm của các chặng đường lịch sử rất khác nhau nên nội dung của các tác phẩm văn học ở mỗi chặng đường cũng khác nhau.

C. Vì văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống, nên mỗi chặng đường lịch sử với những đổi thay nhất định sẽ tạo nên sự đổi thay ở văn học.

D. Mỗi chặng đường lịch sử với những đặc điểm xã hội riêng đã tác động đến nội dung của các tác phẩm văn học và đã tạo nên diện mạo riêng cho văn học thời kì ấy.

Đáp án: C

Câu 21: Đặc trưng cơ bản của Văn học Việt Nam thời kì đổi mới là gì?

A. Tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật.

B. Đa dạng về đề tài, chủ đề, phong phú, mới mẻ về thi pháp, đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn.

C. Đổi mới cách nhìn nhận và tiếp cận con người, hiện thực đời sống.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: B

Câu 22: Những yếu tố nào tác động đến văn học Việt Nam giai đoạn từ tháng Tám năm 1945 đến năm 1975?

A. Đường lối văn nghệ mới của Đảng.

B. Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước tràn ngập niềm vui độc lập.

C. Cách mạng tháng Tám thành công, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc, hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

D. Sự hội nhập và giao lưu văn hoá với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: C

Câu 23: Vì sao Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới?

A. Văn hoá có điều kiện tiếp xúc rộng rãi,... văn học phải đổi mới cho phù hợp với quy luật phát triển của nền vản học hiện đại.

B. Vì lịch sử dân tộc đã bước sang một trang mới, con người phải đối mặt với những thử thách mới.

C. Tất cả các ý trên.

D. Với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường.

Đáp án: C

Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không thuộc thơ trẻ chống Mỹ cứu nước?

A. Dựng lên một cách cụ thể, sinh động bức chân dung tinh thần của thế hệ trẻ cầm súng.

B. Tác giả là những người trực tiếp cầm súng chiến đấu, họ vừa đánh giặc vừa làm thơ tại chiến trường.

C. Tiếng thơ mới mẻ trẻ trung, sôi nổi giữ được cái chất nguyên sơ, tươi ròng của sự sống.

D. Viết về đất nước con người Việt Nam bằng cảm hứng lãng mạng đầy lạc quan tin tưởng.

Đáp án: B

Câu 25: Đặc điểm nổi bật nhất của chặng đường văn học từ 1965 đến 1975?

A. Văn học giàu chi tiết chân thực của đời sống chiến trường dựng lên bức chân dung của thế hệ cầm súng.

B. Tất cả các ý trên.

C. Văn học tập trung ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phản ánh nhanh nhạy kịp thời cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc.

D. Thơ chống Mỹ thể hiện rõ khuynh hướng mở rộng và đào sâu hiện thực và tăng cường chất suy tưởng chính luận.

Đáp án: C

Câu 26: Nền Văn học Việt Nam chính thức bước vào công cuộc đổi mới ở thời điểm nào?

A. Đầu năm 1980

B. Sau Đại hội Đảng lần VI (1986)

C. Sau 1975

D. Đầu thế kỉ XX

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có đáp án

Trắc nghiệm Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 1: Tác giả có đáp án

Trắc nghiệm Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có đáp án

Trắc nghiệm Dàn ý chung bài văn nghị luận xã hội có đáp án

Trắc nghiệm Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm có đáp án

1 5,340 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: