TOP 40 câu Trắc nghiệm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (có đáp án 2024) - Ngữ văn 12

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 12.

1 3,325 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Bài giảng Ngữ văn 12 Bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

A. Vài nét về tác giả Phạm Văn Đồng

Câu 1: Truyện thơ nào sau đây không phải của Nguyễn Đinh Chiểu?

A. Sơ kính tân trang

B. Dương Từ - Hà Mậu

C. Truyện Lục Vân Tiên

D. Ngư Tiều Y thuật vấn đáp

Đáp án: A

Câu 2: Chọn đáp án đúng về văn phong nghị luận của tác giả Phạm Văn Đồng:

A. Ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng giàu sức thuyết phục và đa dạng về bút pháp.

B. Văn phong nghị luận của ông đầy nhiệt tình , lôi cuốn người đọc bằng những luận điểm mới mẻ, sâu sắc, lời văn trong sáng nhiều hình ảnh

C. Giàu chất trữ tình chính trị và đậm đà tính dân tộc

D. Sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.

Đáp án: B

Câu 3: Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Phạm Văn Đồng?

A. Hồ Chí Minh – Một con người, một dân tộc, một thời đại

B. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

C. Văn hóa đổi mới

D. Mặt đường khát vọng

Đáp án: C

Giải thích : Tác phẩm Mặt đường khát vọng là của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

Câu 4: Nội dung dưới đây về tác giả Phạm Văn Đồng đúng hay sai? “Phạm Văn Đồng còn là một nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lí luận văn hóa văn nghệ lớn. Trong vai trò của một người lãnh đạo Đảng và Nhà nước, ông luôn dành mối quan tâm đặc biệt đến mặt trận văn hóa văn nghệ ở nước ta”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích : Phạm Văn Đồng còn là một nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lí luận văn hóa văn nghệ lớn. Trong vai trò của một người lãnh đạo Đảng và Nhà nước, ông luôn dành mối quan tâm đặc biệt đến mặt trận văn hóa văn nghệ ở nước ta. Không chỉ đưa ra những ý kiến có ý nghĩa chỉ đạo đường lối phát triển của nền văn học nghệ thuật mới, Phạm Văn Đồng còn có nhiều bài nói, bài viết sâu sắc, mới mẻ, đầy hào hứng về tiếng Việt và về các danh nhân văn hóa Việt Nam như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh,..

Câu 5: Từ năm 1929 đến năm 1936, Phạm Văn Đồng bị thực dân Pháp bắt, kết án tù và bị đi đày ở:

A. Côn Đảo

B. Tam Đảo

C. Quảng Ngãi

D. Quảng Trị

Đáp án: A

Câu 6: Phạm Văn Đồng thường viết thể loại văn học nào?

A. Thơ cách mạng

B. Văn xuôi

C. Tác phẩm nghị luận

D. Truyện ngắn

Đáp án: C

Giải thích:

Về sự nghiệp văn học:

- Thể loại: Các tác phẩm nghị luận xuất sắc

Câu 7: Địa danh nào sau đây là quê hương của tác giả Phạm Văn Đồng?

A. Xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

B. Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

C. Làng Vũ Thạch, Hà Nội

D. Huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây

Đáp án: A

Giải thích: Phạm Văn Đồng quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

Câu 8: Đáp án nào không đúng về tác giả Phạm Văn Đồng?

A. Nhà hoạt động cách mạng xuất sắc

B. Nhà giáo dục tâm huyết

C. Nhà văn hóa, văn nghệ lớn

D. Thầy thuốc

Đáp án: D

Giải thích: Phạm Văn Đồng tham gia cách mạng từ sớm và là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc; là nhà giáo dục tâm huyết và một nhà văn hóa, văn nghệ lớn.

B. Tìm hiểu chung về tác phẩm "Nguyễn đình chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc".

Câu 9: Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết theo thể văn nào?

A. Văn tự sự

B. Tản văn

C. Văn biểu cảm

D. Văn nghị luận

Đáp án: D

Câu 10: Nội dung của văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc là:

A. Ca ngợi tài năng của thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu

B. Liệt kê những tác phẩm nổi tiếng, có giá trị của Nguyễn Đình Chiểu để lại trong kho tàng văn học Việt Nam.

C. Đánh giá tài năng nghệ thuật xuất chúng của tác giả Nguyễn Đình Chiểu

D. Nhìn nhận cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong mối liên hệ khăng khít với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay.

Đáp án: D

Câu 11: Giá trị nội dung của tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” là:

A. Tác giả hết lời ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam.

B. Làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Giải thích:

Giá trị nội dung:

- Làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và thời điểm hiện nay.

- Đồng thời, tác giả hết lời ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc Việt Nam.

Câu 12: Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

A. Có cách nhìn mới mẻ, lập luận chặt chẽ, logic.

B. Kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và tình cảm, giàu sức biểu cảm.

C. Luận điểm rõ ràng, có tính thuyết phục, vừa tác động đến lí trí lại thấm sâu vào tình cảm người đọc

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

- Giá trị nghệ thuật

+ Có cách nhìn mới mẻ, lập luận chặt chẽ, logic

+ Kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và tình cảm, giàu sức biểu cảm.

+ Luận điểm rõ ràng, có tính thuyết phục, vừa tác động đến lí trí lại thấm sâu vào tình cảm người đọc.

Câu 13: Tác phẩm được viết theo thể loại nào?

A. Văn chính luận

B. Văn nghị luận

C. Văn xuôi

D. Thơ

Đáp án: B

Giải thích:

- Tác phẩm được viết theo thể loại văn nghị luận.

- Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

Câu 14: Tác phẩm được chia thành mấy phần?

A. Hai phần

B. Ba phần

C. Bốn phần

D. Năm phần

Đáp án: B

Giải thích:

Tác phẩm được chia làm 3 phần:

+ Đặt vấn đề

+ Giải quyết vấn đề

+ Kết thúc vấn đề

Câu 15: Luận điểm nào dưới đây không có trong tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”?

A. Nguyễn Đình Chiểu là một người anh hùng dân tộc.

B. Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước.

C. Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh phong trào kháng chiến bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.

D. Lục Vân Tiên, một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam.

Đáp án: A

Giải thích: "Nguyễn Đình Chiều là một người anh hùng dân tộc" là luận điểm không xuất hiện trong tác phẩm.

Câu 16: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”?

A. Cuộc đảo chính nhằm lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

B. Kỉ niệm 141 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu.

C. Kỉ niệm 70 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

D. Kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

Đáp án: D

Giải thích: Kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu, đăng trên tạp chí tháng 7/1963.

C. Phân tích tác phẩm "Nguyễn đình chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc"

Câu 17: Nguyên nhân tạo nên thành công của tiểu luận Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc?

A. Vì Nguyễn Đình Chiểu có một quan niệm rất rõ ràng về sáng tác văn chương

B. Tác giả đã có những phát hiện mới về giá trị của Truyện Lục Vân Tiên cũng như toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu

C. Vì Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn và có những tác phẩm lớn. Ông được người người ngưỡng mộ và tôn vinh. Thơ văn ông là tiếng kèn hiệu triệu người dân yêu nưóc đứng lên đánh đuổi kẻ thù

D. Tác giả đã khéo léo kết hợp giữa quá khứ và hiện tại, để từ đó đánh giá Nguyễn Đình Chiểu vừa bằng tấm lòng cảm thông và trân trọng những giá trị lớn lao của ngày xưa, vừa với cái nhìn của một người đang sống hết mình trong thời đại hôm nay

Đáp án: D

Câu 18: Tác phẩm nào được nhắc đến trong văn bản "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc" ví như "những đóa hoa, những hòn ngọc đẹp" trong sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?

A. Chạy Tây

B. Xúc cảnh

C. Lục Vân Tiên

D. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Đáp án: C

Câu 19: Đáp án nào không phải bài học sâu sắc mà tác giả Phạm Văn Đồng muốn gửi gắm qua tác phẩm?

A. Mối quan hệ giữa văn học và đời sống

B. Vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng

C. Vai trò của người nghệ sĩ trên mặt trận kháng chiến

D. Đốt nén hương lòng tưởng nhớ người con quang vinh của dân tộc

Đáp án: C

Giải thích:

Kết thúc tác phẩm, tác giả rút ra bài học sâu sắc:

- Đốt nén hương lòng tưởng nhớ người con quang vinh của dân tộc

- Mối quan hệ giữa văn học và đời sống

- Vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng.

Câu 20: Trong tác phẩm, Phạm Văn Đồng đã so sánh Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc với tác phẩm nào để khẳng định giá trị của bài văn tế?

A. Bình Ngô đại cáo

B. Hịch tướng sĩ

C. Chiếu cầu hiền

D. Lục Vân Tiên

Đáp án: A

Giải thích: Phạm Văn Đồng đã so sánh Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc với Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi để khẳng định giá trị của bài văn tế.

Câu 21: Đáp án không phải là hạn chế của tác phẩm Lục Vân Tiên mà Phạm Văn Đồng đề cập đến?

A. Tác phẩm viết quá dài

B. Những luân lí mà Nguyễn Đình chiểu ca ngợi đã lỗi thời, Có vài phần lời văn chưa hay

C. Lời văn nôm na, bình dân

D. Tư tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm là tư tưởng bảo thủ

Đáp án: B

Câu 22: Cách đánh giá nào đưới đây không đúng về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu?

A. Tái hiện lại một thời đau thương và khổ nhục nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc

B. Phần lớn thơ văn Đồ Chiểu là những bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước

C. Phần lớn thơ văn Đồ Chiểu là những bài văn tế ca ngợi những anh hùng tận trung với nước và than khóc những liệt sĩ đã trọng nghĩa với dân.

D. Hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân chỉ biết cuốc cày đã trở thành anh hùng cứu nước

Đáp án: B

Giải thích:

Cách đánh giá thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu:

- Tái hiện lại một thời đau thương và khổ nhục nhưng vô cùng anh dũng.

- Phần lớn thơ văn Đồ Chiểu là những bài văn tế ca ngợi những anh hùng tận trung với nước và than khóc những liệt sĩ đã trọng nghĩa với dân.

- Hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân chỉ biết cuốc cày đã trở thành anh hùng cứu nước.

Câu 23: Trong Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, giá trị nội dung của tác phẩm Lục Vân Tiên là:

A. Là tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam

B. Đây là một “chuyện kể”, “chuyện nói”, lời văn “nôm na”, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền bá rộng rãi trong dân gian

C. Đây là tác phẩm dài nhất, lớn nhất thể hiện một phần cuộc đời, hiện thực và khát vọng, mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu; với nhân dân miền Nam, tác phẩm rất được yêu mến, truyền tụng

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: C

Giải thích: Giá trị nội dung của Lục Vân Tiên : Đây là tác phẩm dài nhất, lớn nhất thể hiện một phần cuộc đời, hiện thực và khát vọng, mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu; với nhân dân miền Nam, tác phẩm rất được yêu mến, truyền tụng.

Câu 24: Tích vào những luận điểm được tác giả đưa ra ở phần giải quyết vấn đề:

A. Nguyễn Đình Chiểu là một ngôi sao cần được sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc

B. Nguyễn Đình Chiểu là con người yêu nước; Cách đánh giá thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu và Sức sống mạnh mẽ của tác phẩm Lục Vân Tiên

C. Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật.

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: B

Câu 25: Đáp án nào không đúng về quan niệm sáng tác mới mẻ, tiến bộ của Nguyễn Đình Chiểu?

A. Chú trọng tính chân thực và tính dân tộc của văn học

B. Thơ văn là chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng

C. Cầm bút, viết văn là một thiên chức

D. Coi trọng sự nghiệp viết văn của mình, khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa

Đáp án: A

Giải thích:

Quan niệm sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu:

- Thơ văn là chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng

- Cầm bút, viết văn là một thiên chức

- Coi trọng sự nghiệp viết văn của mình, khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa

Câu 26: Mở đầu tác phẩm, tác giả Phạm Văn Đồng đã đưa ra vấn đề gì?

A. Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng rực rỡ trên bầu trời văn học

B. Nguyễn Đình Chiểu phải được nghiên cứu và đề cao hơn nữa

C. Nguyễn Đình Chiểu là một con người yêu nước

D. Sức sống mạnh mẽ của tác phẩm Lục Vân Tiên

Đáp án: B

Giải thích: Phạm Văn Đồng đưa ra vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của nước ta, phải được nghiên cứu và đề cao hơn nữa

Câu 27: Nghệ thuật được sử dụng ở chi tiết dưới đây:

“Trên trời có những vì sao có những ánh sáng khác thường , nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng”

A. Hình ảnh ẩn dụ

B. Hình ảnh hoán dụ

C. Nhân hóa

D. So sánh

Đáp án: A

Giải thích: Hình ảnh ẩn dụ “ngôi sao”,“những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy”. Điều này cho thấy vẻ đẹp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu không phải vẻ đẹp rực rỡ, bóng bẩy.

Câu 28: Theo tác giả, vì sao ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc?

A. Chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên

B. Hiểu về tác phẩm Lục Vân Tiên còn thiên lệch

C. Ít biết đến thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Theo tác giả, ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc vì:

- Chỉ biết đến Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên và hiểu về tác phẩm Lục Vân Tiên còn thiên lệch

- Ít biết đến thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Mấy ý nghĩ về thơ có đáp án

Trắc nghiệm Đô-xtôi-ép-xki có đáp án

Trắc nghiệm Nghị luận về một hiện tượng đời sống có đáp án

Trắc nghiệm Phong cách ngôn ngữ khoa học có đáp án

Trắc nghiệm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003 có đáp án

1 3,325 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: